Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Đó là tất cả những sự kiện quan trọng cho phiên tới. Chúc các bạn may mắn!
Đồng USD tiếp tục đà tăng của mình trong phiên hôm nay sau số liệu CPI tại Mỹ tối qua. Chỉ số DXY tăng 0.16% lên 95.95.
Bình luận từ chuyên gia tại Morgan Stanley:
Thống đốc RBA ông Lowe cho biết có sự khác biệt lớn giữa kỳ vọng của NHTW này và thị trường
Ông Barkin không "hawkish" như ông Bullard trước đó.
Thống đốc RBA, ông Lowe đưa ra bình luận:
Bà Lagarde trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Redaktionsnetzwerk Deutschland:
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lặp lại lời khuyên này trước đó. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói rằng "mọi thứ có thể trở nên điên rồ một cách nhanh chóng" ở Ukraine và đã khuyến cáo các công dân Mỹ nên rời khỏi đất nước này.
Trước đó Goldman Sachs dự đoán sẽ có 5 đợt tăng lãi suất trong năm nay. Theo Goldman Sachs: “Chúng tôi đang nâng dự báo của Fed, bao gồm bảy lần tăng lãi suất 25 điểm cơ bản liên tiếp tại mỗi cuộc họp FOMC còn lại của năm 2022. Chúng tôi kỳ vọng FOMC sẽ tăng thêm ba đợt nữa với tốc độ ổn định mỗi quý một lần vào năm 2023 trong Q1-Q3 và đạt cùng mức lãi suất cuối kỳ là 2.5-2.75%, nhưng sớm hơn. Chúng tôi đã thấy các lập luận cho việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng Ba. Mức lãi suất liên bang có vẻ đang không phù hợp, và lo ngại về việc rơi vào vòng xoáy giá cả tiền lương đáng được xem xét một cách nghiêm túc.”
Số lượng tàu container chờ cập bến các cảng Los Angeles và Long Beach đã giảm xuống còn 78 tàu vào thứ Ba, giảm so với mức đỉnh điểm là 109 tàu một tháng trước đó, theo trang Marine Exchange of Southern California. Các quan chức cảng cho biết không rõ liệu sự sụt giảm ngày càng tăng trong tuần qua, sau khi đã giảm ngay trước và sau kỳ nghỉ cuối năm, là sự khởi đầu cho một xu hướng mới hay chỉ là một giai đoạn nghỉ ngơi tạm thời do các nhà máy ở châu Á ngừng hoạt động cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 1 tháng 2.
Đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.04% lên 95.827 sau khi chỉ số CPI của Mỹ được công bố.
Honda đình chỉ một dây chuyền tại nhà máy Allison, Ontario. Honda cho biết họ không có kế hoạch ngừng các nhà máy ở Mỹ nhưng cảnh báo rằng tình hình đang khá nghiêm trọng. Đợt đình chỉ sản xuất này bổ sung thêm vào những lần ngừng hoạt động đã được ghi nhận đầu tuần tại Ford và Toyota. Các cuộc biểu tình làm gián đoạn chuỗi cung ứng và dự đoán sẽ làm tăng thêm áp lực lạm phát.
Thị trường xăng dầu ở châu Á và châu Âu tăng mạnh do Nigeria khẩn trương tìm kiếm nguồn cung mới sau khi nhận được những lô hàng không phù hợp để tiêu thụ. Giá nhiên liệu đã tăng lên cao nhất kể từ năm 2019 ở Tây Bắc Châu Âu, với mức tăng thậm chí còn lớn hơn ở Châu Á. Các traders và quan chức Nigeria đã không thể xác nhận về một báo cáo của Reuters rằng nước này có nhu cầu khẩn cấp khoảng 500,000 tấn - một lượng khó tìm kiếm trên thị trường giao ngay trong thời gian ngắn.
Chứng khoán Mỹ giảm và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng đột biến sau khi ghi nhận mức lạm phát cao kỷ lục trong 4 thập kỷ, khiến một quan chức Cục Dự trữ Liên bang kêu gọi đẩy nhanh việc tăng lãi suất. Kế hoạch của ông Bullard bao gồm việc dàn trải các đợt tăng lãi suất qua ba cuộc họp, giảm quy mô bảng cân đối kế toán của Fed bắt đầu từ quý thứ hai và sau đó quyết định hướng đi của lãi suất trong nửa cuối năm dựa trên các dữ liệu được cập nhật. Ông cho biết ông vẫn chưa quyết định liệu cuộc họp tháng 3 có nên bắt đầu với 50 điểm cơ bản hay không và đưa ra khả năng Fed có thể hành động giữa những cuộc họp lên lịch trình sẵn.
Chỉ số S&P 500 giảm 1.8%.
Chỉ số Nasdaq 100 giảm 2.3%.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 0.5% lên $90.12/thùng.
Giá vàng giảm 0.5% xuống $1,827.70/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá nhẹ khi chỉ số DXY tăng 0.2%.
EUR/USD dao động quanh mức 1.1431.
Cặp GBP/USD tăng 0.1% lên 1.3554.
Tỷ giá USD/JPY giảm 0.5% xuống mức 116.05.
Các chỉ số chứng khoán chính tại Mỹ đồng loạt giảm điểm khi dữ liệu CPI mới được công bố cho thấy lạm phát đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 4 thập kỷ. Cụ thể, S&P 500 và Nasdaq 100 đã giảm hơn 1%, Dow Jones giảm 0.23%.
Lợi suất trái phiếu tăng mạnh nhờ kỳ vọng của giới đầu tư về việc tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát đang quá nóng. Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng 2.37% lên mốc 1.986%.
Đồng USD đã nhanh chóng lấy lại ưu thế trên thị trường tiền tệ sau khi dữ liệu CPI được công bố. Đánh bại được USD có AUD, NZD, GBP với đà tăng lần lượt là 0.09%, 0.16% và 0.19%. Các đồng còn lại đều giảm từ 0.12% tới 0.37%.
Giá dầu tăng lên trên mốc $90/thùng và vàng dao động gần mức cao nhất trong 2 tuần tại ngưỡng $1,830/oz
Câu hỏi quan trọng lúc này là sẽ tăng lãi suất lên 2%, 3% hay 4%? Giới đầu tư cho rằng, cuộc họp tháng Ba sắp tới có thể sẽ tăng 25 - 50 bps.
Nhưng trước đó, họ sẽ phải đưa ra quyết định về việc sẽ tăng 25 hay 50bps, hay có nên để thị trường tự quyết định? Đã nhiều năm Fed không đưa ra ý tưởng rõ ràng và thị trường đã quyết định điều đó.
Hiện tại, thị trường đang cho rằng gần 50% sẽ là 50 bps. Đó có thể là một mức cao nhưng nếu số việc làm và lạm phát tiếp tục tăng mạnh, nó sẽ vẫn còn cao hơn.
Mới đây dữ liệu CPI được Hoa Kỳ công bố tăng 7.5% YoY, vượt mức kỳ vọng trước đó là 7.3% YoY. Đây được coi là con số cao nhất kể từ năm 1982.
Lợi suất trái phiếu Kho bạc bật tăng mạnh, trong đó lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng lần lượt là 4.86% và 1.29%. Đồng USD sau khi ra tin đã tăng lên mốc 95.7 điểm tương đương 0.21%
OPEC hôm thứ Năm đưa ra triển vọng tích cực về nhu cầu dầu thế giới vào năm 2022 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch coronavirus và các lĩnh vực như du lịch được hưởng lợi.
OPEC+ dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 4.15 triệu thùng/ngày trong năm nay. Opec+ cho biết: "Vì hầu hết các nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn, triển vọng ngắn hạn về nhu cầu dầu thế giới chắc chắn là có dấu hiệu sáng sủa".
Phát biểu của phó chủ tịch ECB, Luis de Guindos cho biết:
• Kỳ vọng tăng trưởng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm.
• Lạm phát có khả năng tiếp tục leo thang dài hơn dự kiến.
• Nhưng sẽ giảm trong năm nay.
• ECB sẵn sàng điều chỉnh tất cả các công cụ để ổn định lạm phát trong trung hạn.
Chúng ta đã nghe điều này từ Lagarde vào tuần trước nên không có gì mới ở đây. Chúng ta sẽ phải đợi cho đến tháng 3 trước khi biết được các kế hoạch ECB liên quan đến việc tăng lãi suất và khi nào sẽ xảy ra. Có thể trong những tuần tới, sẽ có bật mí cho kế hoạch này.
Thị trường tiền tệ đang đặt cược mức tăng lãi suất lớn nhất của Hoa Kỳ trong hơn hai thập kỷ diễn ra vào cuộc họp tháng 3. Điều này diễn ra trong khi các nhà đầu tư đợi dữ liệu lạm phát mới nhất của Hoa Kỳ. Họ cũng đặt cược rằng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sẽ thắt chặt lãi suất gần một phần trăm trong bốn cuộc họp tới vì lạm phát vẫn ở gần mức cao nhất trong bốn thập kỷ. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã không loại trừ khả năng tăng 50 điểm cơ bản và để ngỏ khả năng tăng lãi suất tại mọi cuộc họp.
Mục tiêu tiếp theo của cặp tiền sẽ ở mức cao nhất của tháng 10 năm 2021 gần 133.50.
Tỷ giá EUR/JPY duy trì đà phục hồi tháng 2 tốt và ổn định, đang tiến lên mức đỉnh mới gần 132.60 vào thứ Năm.
Dựa vào biểu đồ giá, cặp tiền vẫn còn dư địa để tăng trưởng. Tuy nhiên, có một rào cản nhỏ ở vị trí 132.91 (mức cao ngày 29 tháng 10), được coi là mức bảo vệ cuối cùng trước khi có thể bứt phá lên đỉnh tháng 10 năm 2021 ở 133.48 (ngày 20 tháng 10).
Trong dài hạn, mặc dù nằm trên đường SMA 200 ngày ở mức 130.46, triển vọng về giá sẽ tiếp tục tích lũy.
Ngân hàng Trung ương Pháp có thể được nhìn thấy nền kinh tế tăng trưởng 0.5% trong quý 1 sau khi tăng 0.7% trong quý 4.
Cuộc khảo sát cho thấy 3/4 các công ty xây dựng và công nghiệp của Pháp gặp vấn đề về nguồn cung kéo dài trong một năm. Đây không phải là một triển vọng tốt cho việc ECB muốn quỹ đạo lạm phát (hoặc ít nhất là các yếu tố ảnh hưởng đến nó) đi theo đúng kế hoạch.
Liệu rằng chính sách tiền tệ có phải là công cụ tốt nhất để kiềm chế sự gia tăng lạm phát?
Dữ liệu tín dụng mới nhất của Trung Quốc trong tháng 1 đã được công bố vào ngày 10 tháng 2 năm 2022 cho thấy cung tiền M2 trong tháng 1 của Trung Quốc tăng 9.8% so với 9.2% dự kiến. Số liệu này cũng vượt qua mức tăng của tháng trước, chỉ đạt 9.0%
Các khoản cho vay mới bằng nhân dân tệ đạt 3.98 nghìn tỷ so với 3.69 nghìn tỷ dự kiến.
Cung tiền tiếp tục tăng trưởng trên diện rộng, duy trì ở mức cao hơn do Trung Quốc đang đảm bảo rằng nền kinh tế giữ ổn định. Các khoản cho vay mới bằng đồng nhân dân tệ đã tăng mạnh vào tháng trước do các nhà chức trách có thể muốn đảm bảo đủ điều kiện thanh khoản trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Ủy ban châu Âu đã nâng dự báo lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu năm 2022 từ 2.2% lên 3.5%. Sang đến năm 2023, Uỷ ban dự báo lạm phát sẽ đạt 2.3%, tăng từ 1.7%. Ngoài ra, dự báo tăng trưởng 2022 cũng được hạ xuống 4% từ 4.3%.
EUR chưa có quá nhiều phản ứng trước tin này, hiện tăng 0.15% so với USD.
Hiện tại, lợi suất trái phiếu 10 năm Nhật Bản đã chạm mức 0.25%, giới hạn mà BoJ đặt ra.
Với điều đó, BoJ đã công bố kế hoạch mua trái phiếu kỳ hạn 10 năm, không giới hạn số lượng vào ngày 14/2, tìm cách giữ vững lời hứa kiểm soát giới hạn lợi suất của mình. Điều này cho thấy lợi suất tăng toàn cầu có vẻ đang khiến nhiều ngân hàng trung ương lo lắng.
Nhìn chung, thị trường vẫn chưa có chuyển biến gì nhiều so với đầu phiên. USD giảm nhẹ xuống 95.47 điểm. Cả EUR và GBP đều đang tăng tương đối. AUD và NZD cũng không kém cạnh. JPY đang giảm sâu nhất còn CHF và CAD chưa có nhiều thay đổi. Báo cáo CPI tối nay sẽ phá đi sự tĩnh lặng này.
Theo thành viên hội đồng thống đốc ECB Olli Rehn, ECB đang làm hết sức mình để có thể đưa lạm phát về 2% trong trung hạn. Ông nói thêm rằng bình thường hoá chính sách từ từ sẽ thích hợp hơn trong thời gian có nhiều điều khó đoán.
Bình luận của ông được đưa ra trước khi ECB công bố dự báo lạm phát năm 2022, nhiều khả năng ở mức 3.5%.
Hôm nay, cả thị trường nín thở chờ đợi một trong những báo cáo quan trọng nhất tháng này, CPI Mỹ. Đây sẽ là báo cáo có ảnh hưởng rất lớn, do được công bố ngay trước cuộc họp Fed tháng Ba (còn một báo cáo tháng Hai nữa). Do vậy, có thể thấy được tâm lý cẩn trọng, cả trên TTCK châu Âu và thị trường FX. Các chỉ số châu Âu đều chào phiên trong sắc xanh, nhưng đa phần đều không tăng quá mạnh:
Thị trường tiền tệ nhìn chung chưa có nhiều biến chuyển, khi tâm điểm lúc này vẫn là CPI:
Vàng giảm nhẹ 0.1% xuống 1,831.35. Dầu WTI chưa có nhiều thay đổi ở mức $90/thùng.
Theo Credit Suisse, dầu Brent vẫn đang giữ trên mức quan trọng là đỉnh 2018/2021 tại $86.70/74, giúp bức tranh trung hạn tốt hơn rất nhiều, với kháng cự tiếp theo tại $94, $96.23/75 và cuối cùng là $100. Credit Suisse kỳ vọng dầu Brent sẽ tích luỹ tại vùng $100 này, và nếu đủ lực, có thể bứt phá lên $103.95.
Hỗ trợ cứng sẽ là 2 đường MA 55 ngày ($80.97) và 200 ngày ($76.85).
Số liệu từ CME trên thị trường HĐTL dầu thô ghi nhận các trader đã mở thêm 2.5 nghìn hợp đồng open interest. Khối lượng giao dịch cũng tăng 155 nghìn hợp đồng.
Giá dầu WTI tiếp tục không xác định được hướng đi trong phiên hôm qua, giữa tình hình cả open interest và khối lượng giao dịch tăng, cho thấy khả năng tích luỹ trong ngắn hạn. Phe bò sẽ tiếp tục chờ thời cơ lên kiểm tra lại đỉnh năm nay tại $93/thùng.
Nhìn chung, các HĐTL từ châu Âu sang đến Mỹ đều chưa có quá nhiều biến động, dù đang có phần trái chiều. Có lẽ đây là điều dễ hiểu khi báo cáo CPI của Mỹ sẽ được công bố tối nay, và sẽ góp phần quan trọng trong triển vọng chính sách tiền tệ của Fed.
Số liệu từ CME trên thị trường HĐTL vàng ghi nhận các trader đã mở thêm 8 nghìn hợp đồng open interest trong phiên hôm qua. Khối lượng giao dịch cũng đã tăng 11.5 nghìn.
Giá vàng đã vượt 1,830 trong phiên thứ Tư trước tình hình cả open interest lẫn khối lượng giao dịch tăng. Đó là tín hiệu mở ra cánh cửa để vàng tiếp tục tăng và tìm tới đỉnh năm nay tại 1,853.
Thị trường đang biến động khá nhẹ trước thềm số liệu CPI Mỹ tối nay. Chỉ số DXY nằm tại mốc 95.55
Ngân hàng Citi cho biết các thị trường đang kỳ vọng sự thắt chặt cần thiết của ECB - dự báo EUR có khả năng tăng trên 1.17
Các nhà phân tích tại ngân hàng ANZ cho biết các yếu tố hỗ trợ cho vàng đang dần suy yếu. Bối cảnh cho vàng đang xấu đi khi các ngân hàng trung ương trở nên "hawkish" hơn.
Mặt khác thì lạm phát gia tăng và rủi ro địa chính trị đang bù đắp một phần tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ
"Chúng tôi tin rằng vàng sẽ giao dịch ở mức $1800/oz vào cuối quý 1 năm 2022".
JP Morgan cho biết giá dầu có thể đạt $120/thùng nếu xuất khẩu dầu thô của Nga bị gián đoạn
Cuộc khảo sát mới nhất từ REC & KPMG
Neil Carberry, Giám đốc điều hành REC cho biết: “Thị trường việc làm vẫn đang phát triển mạnh mẽ vào đầu năm 2022. "Với sự cạnh tranh về nhân sự vẫn còn nóng, các công ty đang phải tăng mức lương cho những người mới bắt đầu để thu hút những người giỏi nhất. Và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đồng nghĩa với việc những người tìm việc cũng gây nhiều áp lực hơn để tăng lương."
Khảo sát của Melbourne Institute cho thấy kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng ở mức 4.6% (trước 4.4%). Đây là khảo sát:
Cảnh sát Vương quốc Anh sẽ liên lạc với hơn 50 người tham gia các bữa tiệc ở Phố Downing, tờ Times nói rằng Boris Johnson sẽ là một trong số đó. Tờ Daily Mirror công bố một bức ảnh cho thấy Thủ tướng đứng cạnh một nhân viên cùng một chai sâm panh đang mở, tại một sự kiện mà văn phòng của ông gọi là "trò đố ảo". Sau khi bức ảnh xuất hiện, Scotland Yard cho biết họ sẽ xem xét lại quyết định loại bỏ sự kiện này trước đó. Cảnh sát cũng có thể sẽ kiểm tra lại khoản cấp vốn của Johnson cho việc cải tạo căn hộ ở Phố Downing của ông, theo tờ Guardian.
Liên minh châu Âu dự báo lạm phát 3.5% vào năm 2022 và giảm xuống 1.7% vào năm 2023
EU dường như đã thừa nhận sai lầm trong câu chuyện lạm phát "nhất thời".
Đối với GDP, 4% trong năm '22 & 2.7 trong năm '23