- IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống dưới 3% vào năm 2023 và duy trì ở mức khoảng 3% trong 5 năm tới, đây mức dự báo tăng trưởng trung hạn thấp nhất kể từ năm 1990.
- Các động thái chính sách tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ được phối hợp để đối phó với đại dịch COVID-19 và cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã ngăn chặn một kết quả tồi tệ hơn nhiều trong những năm gần đây.
- Tăng trưởng giảm gần một nửa, xuống còn 3.4% vào năm 2022 sau cú sốc do cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
- Ấn Độ và Trung Quốc sẽ chiếm một nửa tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023, nhưng khoảng 90% các nền kinh tế lớn sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng giảm trong năm nay.
- Các quốc gia có thu nhập thấp sẽ chịu gánh nặng bởi chi phí đi vay cao hơn và nhu cầu với hàng xuất khẩu của họ suy yếu. Do vậy các quốc gia này sẽ chứng kiến mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi.
- Giám đốc IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát và giải quyết các rủi ro về ổn định tài chính khi chúng xuất hiện thông qua việc cung cấp thanh khoản phù hợp.
- Những sự sụp đổ của ngân hàng gần đây ở Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đã phơi bày những thất bại trong quản lý rủi ro tại một số ngân hàng cụ thể và những sai sót trong giám sát.
- Georgieva kêu gọi thực hiện những bước thay đổi lớn, bao gồm khoản ước tính 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm cho năng lượng tái tạo và các động thái để tránh sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu, vốn có thể làm giảm tới 7% GDP toàn cầu.
Goldman Sachs: Dự báo vàng đạt 2,900 USD vào đầu năm sau
Goldman Sachs dự báo triển vọng lạc quan cho giá vàng, dự kiến sẽ đạt 2,900 USD/ounce vào đầu năm 2025, tăng so với mức dự báo trước đó là 2,700 USD. Sự lạc quan này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu mua vàng tăng mạnh của các NHTW, đặc biệt ở các thị trường mới nổi. Nhu cầu vàng cao này giúp đẩy giá lên ngay cả khi lãi suất thường có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến vàng.
Nhu cầu gia tăng một phần do các NHTW muốn bảo vệ tài chính, nhất là sau khi tài sản của NHTW Nga bị đóng băng vào năm 2022, dấy lên lo ngại về rủi ro trừng phạt. Các ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi, thường có dự trữ vàng nhỏ hơn các quốc gia phát triển, đang bổ sung vàng để dự phòng rủi ro địa chính trị và tài khóa.
Sự quan tâm từ các nhà đầu tư phương Tây với vàng cũng tăng, đặc biệt khi gần đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ và lo ngại về căng thẳng thương mại và ổn định tài chính gia tăng. Goldman Sachs dự kiến các quỹ ETF vàng của phương Tây sẽ dần tăng khi lãi suất giảm, tạo ra cuộc cạnh tranh giữa NHTW và nhà đầu tư trong việc tích trữ vàng.
Vào sáng nay, vàng lập kỷ lục mới ở 2,781.50 USD/oz.