Chỉ số giá dịch vụ doanh nghiệp tại Nhật Bản trong tháng 8 năm 2023:
- +2.1% y/y (dự kiến +1.8%, trước đó: 1.7%)
Phố Wall đầu tuần có phiên giao dịch trái chiều. Chỉ số Dow Jones tăng hơn 228 điểm, tương đương 0.55%, đóng cửa ở mức đỉnh, trong khi S&P 500 tăng 0.13%. Nasdaq Composite giảm 0.52% khi Apple và các cổ phiếu chip lớn giảm. S&P 500 chỉ cách mức đỉnh tháng 7 chưa đầy 1% và có thể đạt mức đỉnh mới trong tuần này. Sau khởi đầu khó khăn cho tháng 9 yếu kém trong lịch sử, ba chỉ số chính của Mỹ đã kết thúc phiên giao dịch tuần trước trong sắc xanh, với S&P 500 và Nasdaq vừa khép lại tuần tốt nhất trong năm 2024. Vào thứ Ba, các nhà đầu tư sẽ phân tích dữ liệu bán lẻ trong tháng 8 để có cái nhìn cuối cùng về sức khỏe của người tiêu dùng Mỹ trước quyết định về lãi suất của Fed. Kết quả có thể ảnh hưởng đến động thái cắt giảm lãi suất. Trong khi Phố Wall dự kiến sẽ cắt giảm vào thứ Tư, thị trường vẫn chia rẽ về quy mô của đợt cắt giảm. Theo công cụ Fed Watch của CME Group, các nhà giao dịch hiện đang định giá 67% khả năng nới lỏng lãi suất 50 bps. Con số này tăng so với mức khoảng 47% vào thứ Sáu.
Trên thị trường FX, AUD mạnh nhất, USD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD/JPY đã vượt qua mức 140.00 và giảm xuống mức thấp nhất năm 2024 ở 135.59 vào đầu phiên giao dịch châu Âu trước khi chạm đáy. Cặp tiền này đã tăng trở lại mức 140.65 vào cuối phiên với phần lớn động thái diễn ra sau khi Fed Empire mạnh hơn. Tuy nhiên, ở những nơi khác, USD không thể có nhiều động lực và đang trên đà đóng cửa ở mức đáy hàng ngày so với GBP và AUD cùng với EUR. Cuộc thảo luận về mức cắt giảm 25 so với 50 bps đang gây xôn xao với mức định giá mới nhất ở 63% cho 50 bps. Tương tự như vậy, Fed có thể đang chuẩn bị cho một cuộc tranh luận sôi nổi và chủ tịch Powell vẫn chưa chắc chắn về việc sẽ tiết lộ điều gì. Những tác động đối với USD đơn giản là về sự nhạy cảm trong phản ứng ban đầu. Việc cắt giảm trước có thể dẫn đến lãi suất cuối cùng cao hơn và Powell có thể đề cập đến những điểm thảo luận đó vào thứ Tư.
Giá vàng đã tăng lên mức đỉnh vào thứ Hai, được hỗ trợ bởi USD yếu hơn và triển vọng Fed sẽ giảm lãi suất mạnh tại cuộc họp chính sách tuần này. Giá vàng giao ngay tăng 0.2% lên mức 2,580.24 USD/ounce sau khi chạm mức đỉnh 2,589.59. Chỉ số DXY giảm 0.4%, khiến vàng hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác. Lợi suất TPCP đồng loạt giảm, với lội suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm 3 bps xuống mức 3.61%. Giá dầu tăng hơn 1% vào thứ Hai khi tác động liên tục của cơn bão Francine đối với sản lượng tại Vịnh Mexico của Mỹ bù đắp cho những lo ngại dai dẳng về nhu cầu của Trung Quốc. Giá dầu thô WTI tăng 1.82 USD lên mức 70.46 USD/thùng. Gần một phần năm sản lượng dầu thô và 28% sản lượng khí đốt tự nhiên tại Vịnh Mexico vẫn ngừng hoạt động sau cơn bão Francine.
Chỉ số giá dịch vụ doanh nghiệp tại Nhật Bản trong tháng 8 năm 2023:
Dữ liệu CPI tháng 9 của Úc sẽ được công bố vào Thứ Tư, ngày 27 tháng 9 năm 2023:
Dự báo của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia:
Trọng tâm vẫn là báo cáo CPI quý 3 được công bố vào ngà 25/10.
Nhận định của TD về động thái can thiệp bằng lời nói của BoJ:
Triển vọng của JPY sau khi Nhật Bản tiến hành mua đồng JPY:
Goldman Sachs (GS) cho biết: Mặc dù giá dầu tăng liên tục có thể làm chậm lại tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế nhưng đây sẽ là một "rào cản có thể kiểm soát" đối với nền kinh tế Mỹ.
Các nhà kinh tế của GS tiếp tục thảo luận về 4 lý do chính khiến họ không quá lo lắng về việc giá dầu tăng vọt.
Hàng trăm ngàn nhân viên chính phủ Hoa Kỳ sẽ bị buộc nghỉ phép từ ngày 1/10 nếu Quốc hội không thông qua dự luật tài trợ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, hoạt động công bố dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ sẽ bị tạm dừng vô thời hạn.
Moody's cho biết thời gian đóng cửa càng kéo dài thì tác động nó gây ra càng tiêu cực.
Trước đó vào tháng 8, Fitch đã hạ bậc xếp hạng của Mỹ và cho biết một trong những nguyên nhân là do những khó khăn trong việc đạt được một thỏa thuận về trần nợ vào tháng 5 vừa qua. Moody's là cơ quan xếp hạng tín dụng lớn duy nhất thêm Hoa Kỳ vào danh sách các quốc gia có chất lượng tín dụng hàng đầu tại Hoa Kỳ.
Goldman Sachs vẫn lạc quan về USD/JPY, dự đoán cặp tiền này sẽ chạm mức 150 vào cuối năm nay và 155 trong sáu tháng tiếp theo. Triển vọng này được củng cố bởi kỳ vọng của ngân hàng về lãi suất cao được duy trì, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và quan điểm chính sách ôn hòa hơn của BoJ.
Những điểm chính:
Triển vọng kinh tế Hoa Kỳ: Goldman Sachs kỳ vọng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với lãi suất "cao trong thời gian dài". Động lực kinh tế tích cực này của Mỹ trái ngược với những kỳ vọng ảm đạm hơn của các nền kinh tế lớn khác.
Bối cảnh tiêu cực của đồng Yên: Sự kết hợp giữa tăng trưởng mạnh của Hoa Kỳ, lãi suất cao duy trì và giá cả tăng cao tạo nên bối cảnh giảm của đồng Yên Nhật.
Quan điểm chính sách của BoJ: Goldman dự báo về quan điểm chính sách ôn hòa của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, điều này có thể sẽ tiếp tục gây áp lực lên đồng Yên trong trung hạn.
Phân tích:
Dành cho FX traders:
Dành cho nhà đầu tư:
Đối với các nhà phân tích chính sách:
EUR/USD chưa có dấu hiệu quay đầu, hiện giảm sâu xuống 1.0575.
Chi tiết:
USDJPY tiếp tục tăng cao hơn và liên tiếp bứt phá nhiều mức đỉnh quan trọng, tỷ giá hiện đã chạm tới mốc 148.86 - đỉnh cũ của tháng 10 năm 2022.
Trên khung Daily mục tiêu tiếp theo có thể là cạnh trên của kênh giá tăng tại 149.10. Nếu break qua đây, cặp tiền có thể hướng tới 150.20.
Trên khung m5, trong phiên Á và Âu hôm nay, giá tạo nền quanh khung vực đường MA200 (màu xanh hình dưới) trước khi tăng vọt. Vùng giá 148.65 sẽ là vùng Fibo truy hồi 38.2% của sóng tăng này, ngoài ra đường MA100 tại 148.58 cũng đang hướng lên, khẳng định xu hướng tăng. Phe bán chỉ có thể quay lại nếu giá break được xuống dưới các mốc quan trọng nói trên. Nếu không, xu hướng tăng vẫn sẽ chiếm ưu thế.
EURUSD hiện đã phá vỡ dưới mức thoái lui 38.2% của đà tăng gần một năm qua, bắt đầu từ tháng 9/2022
Tỷ giá có lúc chạm mức 1.0595, thấp hơn đáy của tuần trước, báo hiệu cho một sự suy giảm mạnh mẽ hơn.
Trên đồ thị Daily, vùng hỗ trợ gần nhất đang nằm quanh 1.0533, có thể đây sẽ là mục tiêu gần nhất của nhịp giảm lần này
Đây là tuần cuối cùng của tháng 9 và trái phiếu ngày càng bị bán nhiều. Hành động giá hôm nay đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 8.1 điểm cơ bản lên 4.52% - đỉnh mới kể từ năm 2007.
Đà tăng đó cũng đang lan sang USD/JPY, tăng 37 pip lên 148.75.
Nguyên nhân hôm nay dường như là do trái phiếu Đức với lợi suất tăng 7.5 điểm cơ bản lên 2.81%- cao nhất kể từ năm 2011 dẫn đến đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán châu Âu. Hiện tại, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm 0.4%.
BMO nhấn mạnh đây không phải dấu hiệu tốt cho cổ phiếu.
Có một cách để ngăn chặn động thái đó sẽ là giọng điệu nhẹ nhàng hơn của Fed nhưng điều đó thật khó xảy ra khi giá dầu ngày càng tăng cao.
Với mức lợi suất 4.50% hiện đã bị phá vỡ, mốc 5% sẽ được chú ý tiếp theo.
Các chỉ số chính của Hoa Kỳ đang mở cửa ở mức thấp đầu tuần giao dịch.
Về mặt kỹ thuật, các chỉ số chính đều nằm xa dưới mức trung bình động 100 ngày.
EUR/USD đã giảm xuống 1.06031 - đáy mới trong ngày.
Theo Chủ tịch ECB Lagarde:
Đồng euro giảm hơn 40 pip xuống 1.061 - mức đáy trong ngày.
DXY tăng lên 105.783.
Theo Quan chức Fed Goolsbee:
Quan chức ECB, Scholz cho biết việc ECB hành động chống lạm phát là đúng nhưng điều này lại cản trở việc xây dựng nhà ở.
Trước đó, một báo cáo cho biết Đức sẽ trì hoãn vô thời hạn quy định nghiêm ngặt hơn về nhà, đòi hỏi nhà ở phải cách nhiệt nhiều hơn. Đức đang đặt mục tiêu xây dựng 400,000 ngôi nhà mới mỗi năm nhưng số giấy phép xây dựng và giá nhà đang giảm mạnh.
Morgan Stanley nói rằng việc chính phủ đóng cửa hoàn toàn sẽ ngăn chặn luồng dữ liệu kinh tế, khiến Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) không có thêm thông tin kinh tế nào
Quốc hội sẽ đóng cửa vào cuối tuần tới và một thỏa thuận không được thực hiện. Đảng Cộng hòa theo đường lối cứng rắn đang kêu gọi kiểm soát chi tiêu chặt chẽ hơn, một trở ngại đáng kể trong việc đạt được thỏa thuận để luật được thông qua.
Dự báo tăng trưởng kinh tế mới của HSBC cho Trung Quốc:
HSBC kỳ vọng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa sẽ tiếp tục nới lỏng hơn nữa với việc cắt giảm thêm cả lãi suất và RRR.
HSBC nâng dự báo giá dầu Brent năm 2023 và 2024
Các nhà phân tích tại S&P cảnh báo về sự suy thoái tại thị trường lao động trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Họ cho biết những suy thoái tại thị trường này có thể đẩy khu vực đồng tiền chung châu Âu chìm sâu vào suy thoái.
Thủ tướng Nhật Bản, Kishida cho biết gói này sẽ bao gồm các biện pháp chống lạm phát và các biện pháp xã hội để chống lại tình trạng dân số giảm. Đồng thời, ông cũng nhắc lại việc gói này sẽ giúp người dân đối mặt với tình trạng giá cả leo cao.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida đã đưa ra hành động can thiệp bằng lời nói. Chính quyền Nhật Bản bày tỏ lo ngại về việc đồng yên quá yếu. Trong lúc đó, các nhà xuất khẩu không hài lòng khi điều này đã đẩy giá năng lượng nhập khẩu và các nguyên liệu nhập khẩu khác lên cao. Trích phát biểu của Kishida:
USD mạnh nhất, AUD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính:
Nền kinh tế Đức đang tiếp tục chịu tác động tiêu cực khi:
Chính phủ Nga được cho là chấp nhận điều chỉnh lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu khi đang xem xét loại một số sản phẩm dầu, nhiên liệu hầm và xăng ra khỏi danh sách các sản phẩm cấm xuất khẩu
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 4.5 bps lên khoảng 2.782% - mức đỉnh kể từ tháng 7/2011:
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu khi các nhà đầu tư phản ứng với một loạt quyết định chính sách của các ngân hàng trung ương được công bố vào tuần trước và triển vọng lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn:
Thống đốc NHTW Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết:
Ông Villeroy cũng đã phát biểu vào cuối tuần trước với thông điệp tương tự:
Thống đốc Ngân hàng Tây Ban Nha và thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Trung ương Châu Âu Pablo Hernández de Cos phát biểu tại Madris:
Thống đốc BOJ Ueda cho biết BOJ sẽ không trực tiếp nhắm vào tỷ giá trong việc hướng dẫn chính sách tiền tệ. Nếu BOJ trực tiếp nhắm vào việc điều chỉnh tỷ giá thì họ sẽ vi phạm tất cả các thỏa thuận mà Nhật Bản có với G7:
Thống đốc NHTW Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết:
Chính quyền địa phương ở tỉnh Quý Châu cho biết:
Trung Quốc hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào than để sản xuất điện mặc dù đã mở rộng đáng kể công suất năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Uchida nhắc lại một số nhận xét trước đó của Thống đốc BOJ Ueda: