Đây là diễn biến sau khi cá chỉ số chứng khoán châu Âu tăng nhẹ trong phiên thứ Hai. Hợp đồng tương lai của Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại, khiến tâm lý thị trường trở nên u ám hơn. Có vẻ như thời điểm công bố dữ liệu doanh số bán lẻ của Đức cho tháng 5 đang bị Destatis hoãn vô thời hạn. Khẩu vị rủi ro nhìn chung đang thận trọng hơn, với sự chú ý đổ dồn vào chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ sẽ công bố vào tối nay.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã sẵn sàng tăng lãi suất cho cuộc họp thứ ba liên tiếp - với sự đồng thuận tăng 25 bps lên 1% - và có thể báo hiệu thắt chặt nhanh hơn tới khi tìm được cách kiềm chế lạm phát và vượt qua vòng xoáy giá tiền lương. Các nhà kinh tế cho biết chỉ số MPC có thể dự báo mức tăng khoảng 2,5% vào cuối năm, tăng mạnh hơn so với dự đoán trước đây.
Giá Nickel tăng lên 25,000 USD/tấn lần đầu tiên kể từ năm 2011, kéo dài đà tăng liên tục do hàng tồn kho giảm và lo ngại căng thẳng Ukraine có thể làm gián đoạn nguồn cung từ nhà sản xuất chủ chốt - Nga. Hàng tồn kho trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2019 với mức giảm sâu - khi giá trả tiền mặt cao hơn nhiều so với hợp đồng tương lai.
3:30 chiều ET, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, Mary Daly sẽ phát biểu về "Lần này sẽ khác... Bởi vì chúng ta đã khác" trước Hội đồng Các vấn đề Thế giới Los Angeles và Tòa thị chính. 8 giờ tối theo giờ ET (ngày 23 tháng 2), Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller phát biểu về triển vọng kinh tế trước Cập nhật Kinh tế Dự án Dự báo Kinh tế của Đại học California, Santa Barbara (UCSB), ở Santa Barbara, California.
Chỉ số giá tiền lương của Úc cho quý 4 năm 2021 tăng 0.7% so với quý trước, mức tăng dự kiến theo quý là 0,7% theo quý, trước đó là 0.6%. Tăng 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến tăng 2.4% cùng kỳ năm ngoái, trước đó là 2.2%. Với mức lạm phát khoảng 3.5%, lương thực tế cũng đang ở mức tiêu cực. Mức tăng tiền lương của khu vực tư nhân là 2.4% và khu vực công là 2.1%.
Chứng khoán Mỹ giảm, đưa S&P 500 vào một đợt điều chỉnh mạnh, khi việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga gây thêm căng thẳng cho một thị trường vốn đã có dấu hiệu chao đảo trước những nỗ lực giảm lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang. Căng thẳng địa chính trị khiến các nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang có thể thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ đến mức nào trong năm nay để chống lạm phát. Dữ liệu PMI của thị trường sản xuất và dịch vụ tốt hơn dự kiến, cho thấy những lo ngại về tăng trưởng kinh tế gần đây là do biến thể Omicron. Tuy nhiên, niềm tin người tiêu dùng Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 9.
Niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ tiếp tục giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm từ mức 111.1 xuống mốc 110.5
Đã có những điều chỉnh đối với các thành phần trước đó nên chỉ số này nói chung là không đổi. Điều đó cho thấy tình hình dịch Covid cải thiện trong tháng này. Chỉ số PMI Markit rất mạnh nhưng người tiêu dùng không cảm thấy nó, ít nhất là chưa.
Chỉ số PMI sản xuất đạt 57.5 so với mức dự kiến chỉ là 56, cao hơn so với dữ liệu tháng trước đó chỉ là 55.5
Đây là một báo cáo rất mạnh so với kỳ vọng nhưng nó hầu như chỉ xóa đi sự sụt giảm trong tháng 1 có khả năng liên quan đến omicron.
Từ nhà kinh tế trưởng Chris Williamson của IHS Markit:
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng mạnh trong tháng Hai khi các biện pháp ngăn chặn vi rút, được thắt chặt để chống lại làn sóng Omicron, đã được thu hẹp lại. Nhu cầu được báo cáo là đã hồi sinh và những hạn chế về nguồn cung, cả về tính sẵn có của thành phần và tình trạng thiếu nhân viên, đã được điều chỉnh.
“Khu vực dịch vụ phục hồi đặc biệt ấn tượng, đi kèm với sự khởi sắc trầm lắng hơn trong lĩnh vực sản xuất. Các nhà sản xuất hàng hóa vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu cung, mặc dù đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm ngoái, tiếp tục hạn chế nghiêm trọng tăng trưởng sản xuất, dẫn đến lượng công việc tồn đọng tiếp tục gia tăng.
“Những hạn chế về nguồn cung cũng góp phần làm tăng chi phí của các công ty, vốn đã tăng trở lại với tốc độ gần kỷ lục vào tháng Hai . Ngày càng có nhiều công ty tìm cách chuyển những chi phí cao hơn này cho khách hàng, dẫn đến mức tăng giá trung bình lớn nhất chưa được ghi nhận.
“Với sự tăng trưởng trở lại mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu tăng trở lại và áp lực giá tăng trở lại lên mức cao nhất mọi thời đại, sẽ làm tăng thêm kỳ vọng về việc FOMC sẽ thắt chặt chính sách mạnh mẽ hơn”.
Các chỉ số chính của phố Wall giảm vào thứ Ba khi thị trường tiếp tục theo dõi căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 0.25%, S&P 500 giảm 0.15% và Nasdaq giảm 0.45%.
Trong khi đó, giới đầu tư tiếp tục đặt cược vào mức tăng lãi suất nhanh hơn của Fed, đóng vai trò thúc đẩy lợi suất trái phiếu. Lợi suất trái phiếu trái phiếu Kho bạc tăng 2bps lên 1.94%.
Chỉ số DXY nhích nhẹ đầu phiên giao dịch với đà tăng 0.3%. Sắc xanh tràn ngập trên các đồng tiền chính, trong đó dẫn đầu là đồng NZD và AUD tăng lần lượt là 0.57%, 0.37%.
EUR +0.27%
CAD +0.31%
JPY -0.36%
GBP -0.34%
CHF -0.44%
Thị trường hàng hóa ngập trong sắc đỏ. Giá dầu và vàng đồng loạt giảm trong phiên giao dịch Mỹ. Giá dầu giảm -1.03% về mốc $92.89/thùng, vàng giảm nhẹ về mốc $1,902.61.
Các trường hợp covid ở Hồng Kông tiếp tục vượt ngoài tầm kiểm soát, chạm mốc 8013 ca vào ngày hôm nay so với 126 trường hợp vào đầu tháng.
Các quan chức Đại lục nói rằng có thể cần phải đóng cửa toàn bộ thành phố. Cho đến nay, Hồng Kông đã cố gắng kiềm chế các ca nhiễm ngày càng leo thang cùng với hệ thống y tế ngày càng căng thẳng, có thể cần phải có các biện pháp mạnh mẽ hơn.
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn của riêng mình, với các ca nhiễm tại địa phương được báo cáo ở 10 tỉnh ngày hôm nay, bao gồm 4 ở Bắc Kinh và 10 ở Vũ Hán. Đã có tổng số 59 trường hợp lây truyền qua địa phương được báo cáo hôm nay ở đại lục Trung Quốc.
Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine ngày càng leo thang, Chính phủ Đức sẽ dừng quá trình phê duyệt dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên "Nord Stream 2". "Chào mừng bạn đến với một thế giới mới, người châu Âu sẽ sớm được trả 2,000 euro cho mỗi nghìn mét khối khí đốt tự nhiên."
Cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (thượng viện) Matviyenko và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Rudenko cũng cho biết Nga không sợ bị phương Tây trừng phạt vì đã công nhận "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" và "Cộng hòa Nhân dân Luhansk", bao gồm việc đình chỉ dự án "Nordstream-2".
Ông Johnson nói rằng "đây là giai đoạn đầu tiên của những gì chúng tôi chuẩn bị làm". Ngoài ra, Anh sẽ đóng băng tài sản ba cá nhân này bao gồm Gennadiy, Nikolayevich, Timchenko.
Ông cũng nói thêm rằng Vương quốc Anh và các nước đồng minh cần chuẩn bị cho căng thẳng kéo dài giữa Nga và Ukraine, với một cuộc xâm lược toàn diện của Nga vẫn còn luôn dập dình.
Một lần nữa, các lệnh trừng phạt này được đưa ra dựa trên câu chuyện được cho là Vương quốc Anh vẫn không coi tình hình Donbass là một "cuộc xâm lược".
Phát biểu của phát ngôn viên Thủ tướng Anh về các lệnh trừng phạt Nga
• Chúng tôi chưa thấy rõ ràng về cuộc xâm lược đầy đủ.
• Chúng tôi sẵn sàng tiến xa hơn với các lệnh trừng phạt nếu Nga tiếp tục gây hấn hơn nữa.
• Chúng tôi muốn thấy châu Âu giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Enrico Tanuwidjaja, Chuyên gia kinh tế tại UOB Group, đánh giá số liệu Tài khoản vãng lai mới nhất ở Indonesia.
“Tài khoản vãng lai của Indonesia thặng dư 1.4 tỷ USD (0.45% GDP) trong Quý 4 năm 21, so với thặng dư 5.0 tỷ USD (1.7% GDP) trong Quý 3 năm 21”.
“Với sự phát triển đó, tổng Cán cân thanh toán (BOP) trong năm 2021 ghi nhận thặng dư cao 13.5 tỷ USD, được hỗ trợ bởi giao dịch vãng lai ghi nhận thặng dư.”
“Đối với năm 2022, chúng tôi dự báo tài khoản vãng lai sẽ trở lại thâm hụt 0.5% GDP do nhu cầu nhập khẩu có khả năng tăng nhanh, trong khi doanh thu xuất khẩu dự kiến sẽ giảm đáng kể.”
Tâm lý risk-on đã dần dần chuyển sang giai đoạn đầu nhưng nó nhanh chóng tăng tốc sau phát biểu của Tổng thống Ukraine Zelensk. Điều đó tái khẳng định một số kịch bản mà chúng ta sẽ thấy hầu hết căng thẳng xoay quanh Donbass và sau khi Nga bị trừng phạt nhẹ, sẽ có nhiều hành động hơn trước khi tất cả sụp đổ.
Các hợp đồng tương lai của S&P 500 hiện đã hồi phục khi các tài sản rủi ro nói chung đang cho thấy tâm lý được cải thiện.
Ở diễn biến khác, vàng giảm 0.5% xuống 1,895 USD vào đầu phiên trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao hơn. Lợi suất 10 năm giảm 1bps xuống 1.92% nhưng lợi suất 2 năm đã tăng hơn 3bps trong ngày lên 1.50%. Cả hai đều tăng khoảng 6 bps so với mức thấp đầu ngày.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm thứ Ba cho biết quyết định của Nga công nhận các khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine, Donetsk và Luhansk, là các quốc gia độc lập, là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, theo Reuters.
"Cộng đồng quốc tế phải đáp trả phản ứng phi lý từ Nga."
"Tổng thống Ukraine đáng được tôn trọng vì đã không để mình bị Nga khiêu khích".
"Chúng tôi phải đánh giá lại tình hình cụ thể liên quan đến Nord Stream 2."
Phản ứng thị trường
Những nhận xét này dường như không có tác động đáng kể đến định giá thị trường của đồng tiền chung. Cặp EUR/USD đã tăng 0.83% hàng ngày ở mức 1.1353.
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách BOE, Dave Ramsden
• Có vẻ như cần phải thắt chặt hơn nữa trong ngắn hạn.
• Điều này sẽ dùng để ngăn chặn lạm phát cao hiện nay (điều mà sẽ ảnh hưởng tới tiền lương và giá cả).
• Tác hại của COVID-19 dường như thấp hơn lo lắng của thị trường.
• Việc thắt chặt chính sách chậm hơn có thể sẽ phù hợp trong những tháng tới.
• Ngoài ra còn có rủi ro về lạm phát và rủi ro do thắt chặt quá mức
Tất cả chúng ta đều biết rằng BOE sẽ tăng lãi suất cao hơn trong những tháng tới vì vậy thông tin trên tiêu đề có thể sẽ giúp dự báo một phần lãi suất tương lai.
Reuters đưa tin, trích lời một nhà ngoại giao cấp cao của EU, các đại sứ EU "nhất trí" ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga, nhưng kế hoạch chi tiết cần được đưa ra.
Đồng thời, điều này cũng có nghĩa là đang thảo luận về việc “trừng phạt” luôn cả các nhà đầu tư.
Cú đánh vào trái phiếu có thể là điều cần lưu tâm đối với tài sản nước Nga nhưng nhìn chung, không có gì nghiêm trọng ở đây và có khả năng điều này sẽ không xảy ra khi EU xem những sự kiện mới nhất vẫn không phải là một "cuộc xâm lược".
• Nga vẫn mở cửa ngoại giao và quan tâm sát sao tới điều này.
• Sẵn sàng cho tất cả các cuộc họp (khi được hỏi về khả năng các cuộc đàm phán giữa Putin và Biden).
• Điện Kremlin cho biết quyết định gửi lực lượng vào Donbass phụ thuộc vào diễn biến của sự kiện.
Cặp USD/CNH có thể mở rộng mức giảm xuống vùng 6.3130 trong những tuần tới, Nhà chiến lược FX tại UOB Group nhận xét.
Khung 24 giờ: “Kỳ vọng của chúng tôi về việc USD sẽ" giảm xuống dưới 6.3180 "vào ngày hôm qua đã thành hiện thực khi tỷ giá được giao dịch trong phạm vi 6.3193/6.3302. Tuy nhiên tâm lí nhà đầu tư dường như đã được cải thiện và cho ngày hôm nay, USD có thể giao dịch trong phạm vi cao hơn là 6.3230/6.3350.”
1-3 tuần tới: “Chúng tôi sẽ không thay đổi quan điểm của mình trong ngày hôm qua (21 tháng 2, vị trí lúc 6.3245). Như đã nêu rõ, mặc dù đã giảm xuống mức đáy mới là 6.3180 vào thứ Sáu tuần trước, nhưng đà giảm vẫn không được cải thiện nhiều. Điều đó cho thấy, USD có thể suy yếu xuống 6.3130. Rủi ro giảm giá vẫn còn nguyên miễn là USD không di chuyển trên mốc 6.3390 (không có thay đổi về mức kháng cự chính)."
Phát biểu của tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky
Ông cũng cho biết thêm rằng ông đã nhận được yêu cầu từ Bộ Ngoại giao về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Điều này chỉ có nghĩa nếu chính phủ Ukraine đang cân nhắc nhưng chắc chắn đây không phải là một lựa chọn khả thi.
Ông Zelensky cũng nói rằng Ukraine cần được giúp đỡ nhanh chóng về các biện pháp trừng phạt.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hôm thứ Ba cho biết Ukraine không có quyền chủ quyền trên hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine, dẫn nguồn từ hãng thông tấn Ifax.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi các nước khác công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng họ tin rằng Nga đang cố gắng tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục gây hấn với Ukraine. "Các biện pháp trừng phạt nên bao gồm việc đóng cửa hoàn toàn Nord Stream 2", Zelensky nói thêm.
Phản ứng thị trường
Thị trường vẫn sợ rủi ro sau những bình luận này. Chỉ số Euro Stoxx 600 đã giảm 0.9% trong ngày, DAX 30 của Đức mất 1.3% và S&P Futures giảm 1.1%.
Giá năng lượng tăng do cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ là lực cản đối với các doanh nghiệp
Tâm trạng trong lĩnh vực bán lẻ, sản xuất đã được cải thiện đáng kể
Nhưng tắc nghẽn nguồn cung tiếp tục là một vấn đề
Ông Wohlrabe đã tóm tắt khá nhiều tình hình ở châu Âu lúc này. Tác động omicron là tác động ngắn hạn và không có khả năng gây ra lực cản lớn với kinh tế nhưng lạm phát và áp lực giá tăng cao là có thể, đồng thời sẽ tiếp tục leo thang hơn nữa nếu căng thẳng Nga-Ukraine hoặc các vấn đề dai dẳng về phía nguồn cung - hoặc tệ hơn là cả hai - tiếp diễn.
Theo biên tập viên chính trị của BBC, Laura Kuenssberg, Johnson tin rằng Putin dường như "muốn thực hiện một cuộc xâm lược toàn diện" và nên đã công bố "đợt trừng phạt kinh tế đầu tiên."
Từ khóa chính là đầu tiên. Điều đó cho thấy các biện pháp trừng phạt có thể không quá toàn diện. Dòng suy nghĩ ở đây cùng với những gì có thể được EU đề xuất là 'Nga đã không xâm lược Ukraine về mặt kỹ thuật, vì vậy về mặt kỹ thuật, chúng tôi không cần phải áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc."
Dầu $100/thùng? Không hề bất khả thi khi ta đợi tin tức từ Nga cùng các lệnh trừng phạt.
Thị trường đang trở nên khá bối rối về toàn bộ tình hình và điều này cho thấy giá dầu tăng mạnh hơn nữa trong tuần này sau một chút đình trệ trong tuần trước.
Từ góc độ kỹ thuật, không có bất cứ điều gì cản trở dầu vươn lên $100. Nếu bạn nhìn cùng bộ ba lý do tăng giá khác, tồn kho thấp, các nhà sản xuất không thể đáp ứng kịp nhu cầu và tình trạng bù hoãn bán sâu, ta sẽ có một lập luận khá thuyết phục rằng dầu sẽ đạt 3 chữ số.
Nhìn chung, kể từ giữa phiên hôm qua sang đến phiên hôm nay, tâm lý risk-off đã thống trị thị trường và điều này nhiều khả năng sẽ không thay đổi trừ khi có chuyển biến tích cực xoay quanh Nga-Ukraine. Hiện tại, các chỉ số chứng khoán tại châu Âu đều đang giảm sâu, đúng như diễn biến các HĐTL trước phiên:
Giảm mạnh nhất đang là chủ số DAX của Đức và chỉ số CAC của Pháp. Ngoài ra, chỉ số IBEX cũng đang giảm không thua kém gì.
Trên thị trường tiền tệ, thị trường đang nhạt nhòa đến kỳ lạ, nhìn chung, diễn biến chính chỉ có ở các đồng tiền high-beta. Đồng đô la tạm thời đang chưa có nhiều thay đổi.
Vàng và dầu đều đang tăng trước những diễn biến tại Ukraine. Vàng tăng 0.17% lên 1,907, còn dầu Brent tăng hơn 2% lên $99/thùng.
Chứng khoán Nga giảm hơn 8% trong ngày và sẽ có nhiều lo lắng liên quan đến tài sản trong nước khi ta chờ đợi các lệnh trừng phạt sắp tới từ phương Tây. Với những diễn biến mới nhất, nhiều khả năng sẽ không có bất kỳ điều gì khiến Nga chịu quá nhiều tổn thất. Nhưng trong mọi trường hợp, thị trường vẫn cảm thấy bồn chồn và điều đó có thể hiểu được.
Khủng hoảng tại Ukraine tiếp tục là tâm điểm của phiên hôm nay khi hầu hết các HĐTL chỉ số chứng khoán châu Âu và Mỹ đều đang giảm rất mạnh. Như vậy, chút lạc quan từ đầu phiên hôm qua có vẻ đã bị dập tắt hoàn toàn, thế vào đó là một tâm lý risk-off hoàn toàn.
Có thể kết luận rằng cuộc xâm lược Ukraine đã bắt đầu
Boris Johnson đưa ra tuyên bố trước quốc hội hôm nay về Ukraine
Một số bình luận khá cứng rắn từ một bộ trưởng Y tế, tuy nhiên có thể thấy tình hình lúc này đang khá căng thẳng, đến ngay cả một người không có nhiều liên quan đến chiến sự đưa ra bình luận.
Ông Wang Yi, quan chức cấp cao bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã có buổi nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken. Ông Yi có nói rằng việc Mỹ "cố gắng đưa Đài Loan vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang gửi tín hiệu sai lầm về việc cố gắng kiềm chế Trung Quốc."
Ngoài ra, Trung Quốc cũng lo ngại về diễn biến của tình hình ở Ukraine. Các mối quan tâm chính đáng về an ninh của bất kỳ quốc gia nào cũng cần được tôn trọng. Tuy nhiên, Trung Quốc sẵn sàng bỏ qua những khác biệt của mình với Mỹ để ổn định quan hệ song phương.
Những bình luận của ông đã tiếp thêm sự tiêu cực trên thị trường, hiện HĐTL chỉ số S&P 500 đang giảm 1.4%.
GS trích dẫn “Xung đột toàn diện” ở Ukraine cùng với “các biện pháp trừng phạt nặng” có thể đẩy chứng khoán Mỹ xuống mức thấp hơn 6% so với phiên đóng cửa hôm thứ Sáu.
Với tình hình biến động địa chính trị vốn đã khó giao dịch, các chiến lược gia của Goldman đang dựa trên các tính toán của họ về mức độ nhạy cảm gần đây của tài sản toàn cầu đối với đồng rúp, theo một lưu ý hôm thứ Hai. Trường hợp xấu nhất, đồng tiền Nga giảm 10% sẽ đẩy giá dầu tăng 13%.
Australia rút các nhà ngoại giao ra khỏi Ukraine đồng thời thúc giục người Úc rời khỏi đất nước này với lý do gia tăng rủi ro đối với sự an toàn của họ.
Đại sứ Nga tại LHQ cho biết tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an, rằng họ không có ý định tạo ra "một cuộc chiến đẫm máu" mới ở Donbass.
Trong khi đó, Đại sứ Liên hợp quốc của Trung Quốc nói, “tất cả các bên liên quan phải thực hiện kiềm chế, tránh bất kỳ hành động nào có thể gây căng thẳng”.