Theo Quan chức ECB Kazimir:
- Cần tiếp tục tăng lãi suất
- Nhưng không cần phải suy đoán về quyết định vào tháng năm
- Lạm phát cơ bản và rủi ro lạm phát gia tăng đang chi phối thị trường.
HĐTL Eurostoxx giảm 1.2% trong phiên giao dịch đầu giờ sáng tại châu Âu:
Cac chỉ số tương lai của châu Âu giảm mạnh trước giờ mở cửa, tiếp nối đà bán tháo từ Phố Wall hôm qua. HĐTL của Mỹ cũng giảm trở lại vào hôm nay, với HĐTL S&P 500 giảm 0.5% và HĐTL Nasdaq giảm 0.6%. Thị trường FX chưa cảm nhận được nhiều thay đổi rõ rệt, nhưng nếu động thái này cũng diễn ra ở thị trường trái phiếu, các đồng tiền chính có thể sẽ biến động mạnh trong phiên giao dịch sắp tới.
Theo Quan chức ECB Kazimir:
DXY vẫn chưa thể thoát khỏi áp lực trong ngày, hiện đang ở mức 103.968.
Dù họ có thể thảo luận về vấn đề gì, thì việc Tập Cận Bình tự mình đến Nga là một sự thể hiện sự ủng hộ lớn đối với Putin.
Theo Quan chức ECB Villeroy:
Giá dầu tăng trở lại khoảng 1% sau cuộc họp giữa Ả Rập Saudi và Nga làm dịu thị trường trong bối cảnh kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc mạnh mẽ, sau khi cuộc khủng hoảng ngân hàng gây ra tình trạng bán tháo trên thị trường tài chính và dầu mỏ toàn cầu trong tuần này .
Cả hai hợp đồng tương lai dầu WTI và dầu Brent đều chạm mức thấp nhất trong hơn một năm vào tuần này và ghi nhận mức giảm theo tuần lớn nhất kể từ tháng 12 ở mức khoảng 10%.
EUR/USD giằng co quanh 1.06629 trong ngày.
HSBC đã hạ dự báo ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản xuống 25 điểm cơ bản vào tháng năm.
Có một số hợp đồng ngoại hối đáng chú ý sẽ đáo hạn trong hôm nay:
Goldman Sachs kỳ vọng ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 5 và hiện đang dự đoán lãi suất cuối kì của ECB là 3.50% (trước đó là 3.75%). Về triển vọng, Goldman Sachs cho biết ECB vẫn ở chế độ thắt chặt bất chấp sự biến động của thị trường tài chính và lạm phát cơ bản sẽ duy trì ổn định trong những tháng tới ở eurozone.
Cuộc họp ba bên được cho là để các nhà chức trách có thể trao đổi thông tin về thị trường tài chính và thảo luận về tình hình đang diễn ra sau sự sụp đổ của SVB.
Các nhà lập pháp và hoạch định chính sách được hi vọng sẽ tái khẳng định rằng Nhật Bản không chịu nhiều tác động từ sự cố SVB.
BTCUSD hiện tăng 3% lên $25,802
Chứng khoán Mỹ kết thúc ngày hôm qua với mức tăng vững chắc, khi các ngân hàng lớn can thiệp để giúp FRB và Fed trấn an thị trường rằng các ngân hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thanh khoản thông qua cửa sổ chiết khấu. Điều đó dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ của cổ phiếu và lợi suất trái phiếu cũng tăng.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm hiện tăng 6 bps lên 4.19%.
Với thị trường tiền tệ, USD suy yếu:
Trong một thông báo khá khó hiểu ngày hôm qua, các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ đã đồng ý bơm khoản tiền gửi trị giá 30 tỷ đô la vào Ngân hàng Đệ nhất Cộng hòa (FRB) trong nỗ lực cố gắng ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng đang tấn công thị trường toàn cầu trong tuần qua:
Hành động này khiến thị trường đặt nhiều dấu hỏi:
Các ngân hàng đã vay tổng cộng 164.8 tỷ đô la từ hai cơ sở hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần gần đây nhất, một dấu hiệu cho thấy căng thẳng nguồn tài trợ đã gia tăng sau sự cố của Silicon Valley Bank.
Dữ liệu được công bố bởi Cục dự trữ Liên bang cho thấy có 152.85 tỷ đô la được vay từ cửa sổ chiết khấu - cơ chế hỗ trợ thông thường cho ngân hàng - trong tuần kết thúc vào ngày 15 tháng 3, mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, tăng gấp đôi so với 4.58 tỷ đô la của tuần trước. Mức kỷ lục trước đó là 111 tỷ đô la trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Thị trường chứng khoán châu Á:
Nikkei 225 của Nhật Bản +0.75%
Shanghai Composite của Trung Quốc +1.6%
Hang Seng của Hồng Kông +1.8%
KOSPI của Hàn Quốc +0.9%
Trên thị trường tiền tệ, AUD, EUR, NZD, GBP, CAD đều tăng cao hơn so với đồng đô la Mỹ.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Shigeyuki Goto cho biết hệ thống tài chính Nhật Bản vẫn ổn định.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen trong phiên điều trần của Ủy ban Tài chính Thượng viện đã nói với các thượng nghị sĩ rằng các khoản hoàn trả của chính phủ đối với các khoản tiền gửi không được bảo hiểm sẽ không được áp dụng cho mọi ngân hàng phá sản, chỉ những ngân hàng gây rủi ro hệ thống cho hệ thống tài chính
Điều này đang diễn ra ở nhiều chính phủ và quốc hội trên thế giới, mới đây có thêm sự tham gia của New Zealand.
Cơ quan xếp hạng Fitch:
Giá đóng trước đó là 6.8998
15 tỷ nhân dân tệ reverse repos sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
Một khoản bơm ròng 165 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Tâm lý e ngại rủi ro được cải thiện chỉ sau một đêm khi Credit Suisse nhận được gói cứu trợ 50 tỷ CHF từ SNB, sau đó một nhóm ngân hàng Hoa Kỳ bơm $30 tỷ vào First Republic Bank đang trong tình trạng khó khăn.
Đồng USD tiếp tục trượt giá trong khi EUR, AUD, GBP và CAD đều cao hơn so với đồng đô la.
Cập nhật diễn biến DYX:
Cụ thể, trong khi UBS muốn tập trung vào chiến lược khuếch đại sự giàu có của mình và không muốn đương đầu với rủi ro thì Credit Suisse (CS) muốn có thời gian để lên kế hoạch phát triển lại các hoạt động kinh doanh của mình.
Một vài tín hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng đang lắng xuống trong khi trái phiếu của CS rơi vào tình thế khó khăn hơn khi phí CDS kỳ hạn một năm tăng lên, ngay cả khi cổ phiếu đang tăng giá trở lại. Chứng khoán Mỹ tăng vọt sau tin tức này, đẩy chỉ số S&P 500 tăng thêm 1.8%.
Các ngân hàng Hoa Kỳ đã đồng ý ký gửi $30 tỷ vào First Republic Bank để giúp ngăn chặn tình trạng hỗn loạn của thị trường.
Tin tức này đã giúp First Republic phục hồi sau khoản lỗ 36%, mặc dù nhanh chóng tụt dốc khi thị trường nhận định lượng tiền gửi của ngân hàng này chỉ còn rơi vào khoảng $34 tỷ vào ngày 15 tháng 3. Trong khi đó vào hôm Chủ nhật, First Republic Bank có hơn $70 tỷ đô la tài sản thanh khoản khả dụng và chưa được dùng đến.
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki nhận xét:
Dữ liệu xuất khẩu phi dầu mỏ (NODX) tháng 2 của Singapore giảm 8% so với tháng trước:
Giảm 15.6% so với cùng kỳ năm ngoái
NODX là tổng giá trị hàng hóa mà Singapore xuất khẩu sang các nước khác, không bao gồm các sản phẩm dầu khí như sản phẩm từ các ngành công nghiệp điện tử, hóa chất và dược phẩm.
Westpac đã kỳ vọng một đợt tăng lãi suất thêm 25bps vào cuộc họp tháng 4 nhưng sau đó đã thay đổi dự báo của mình, cho biết RBA có khả năng sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất.
WPAC cho biết:
Thị trường chứng khoán hôm qua đã có một phiên giao dịch khởi sắc sau khi một nhóm các ngân hàng lớn tuyên bố rằng sẽ bơm tiền vào ngân hàng First Republic, một ngân hàng khác đang đứng trước bờ vực sụp đổ tại Mỹ và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cũng sẽ hỗ trợ Credit Suisse với khoản cho vay 50 tỷ CHF. Sự cứu rỗi này đã giúp vực dậy thị trường sau nhiều ngày lo lắng về khả năng các ngân hàng sụp đổ sẽ gây sức ép lên hệ thống tài chính toàn cầu, đặc biệt là Credit Suisse, một ngân hàng “too big to fail.”
Trên thị trường tiền tệ, tâm điểm hôm qua là cuộc họp chính sách của ECB, với quyết định tăng lãi suất 50 điểm cơ bản bất chấp lo ngại về Credit Suisse đã đẩy lùi kỳ vọng thắt chặt mạnh tay. ECB cho rằng mảng ngân hàng vẫn còn mạnh và dự báo lạm phát lõi nóng hơn làm lý do để tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay. Dù EUR suy yếu trước lo ngại sai lầm chính sách, rằng thắt chặt quá tay sẽ khiến hệ thống ngân hàng chịu thêm áp lực, những tuyên bố cứu trợ sau đó đã hỗ trợ thị trường phục hồi. JPY là đồng tiền duy nhất giảm so với USD khi lợi suất tăng trở lại và tâm lý risk-on chi phối, với lợi suất 10 năm tăng 12bp lên 3.58%
Vàng tăng nhẹ $3.4/oz lên $1,921.5 sau khi giao dịch trong biên độ gần $25/oz, USD suy yếu đã hỗ trợ vàng, tuy nhiên căng thẳng được tạm thời giải quyết cùng lợi suất tăng đã phần nào hạn chế đà tăng. Dầu WTI tăng $0.74/thùng lên $68.35.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã quyết định tăng lãi suất 50bps vào hôm qua trước tình cảnh hỗn loạn của hệ thống các ngân hàng. Phản ứng nhanh chóng để nới lỏng thanh khoản đã giúp ECB quyết định tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Lúc 10:00 GMT (6:00 sáng US EST) sẽ công bố dữ liệu CPI tháng 2 tại Khu vực đồng Euro. Chỉ số này tăng lên sẽ tạo tiền đề cho kế hoạch tăng lãi suất sắp tới của ECB phát huy hiệu quả. Tâm điểm châu Âu hiện tại xoay quanh các chủ đề:
Kênh Fox Business cho biết ngân cứu trợ Morgan Stanley và PNC đang hứng thủ với việc mua lại First Republic Bank - bên nhận cứu trợ.
$30 tỷ đã được hiệp hội các tổ chức tài chính rót vào First Republic Bank hôm thứ Năm nhằm hỗ trợ ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của ngân hàng này.
Theo Fox Business: "Vẫn chưa chắc chắn liệu có thỏa thuận nào về việc sáp nhập được đưa ra hay không, đặc biệt khi chính quyền Biden là phe chống độc quyền luôn cảnh giác với các phi vụ này".
Đầu tuần này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã công bố lãi suất MLF kỳ hạn 1 năm không đổi ở mức 2.75%. Đây được coi tiền đề để thiết lập Lãi suất cho vay cơ bản (LPR) được quyết định vào ngày 20 hàng tháng.
Lãi suất LPR hiện tại là:
UOB đang cân nhắc mức độ điều chỉnh giảm cho lãi suất này. Đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc bổ sung các biện pháp hỗ trợ đối với nền kinh tế để thúc đẩy nhu cầu về nhà ở trong tương lai. UOB cho biết:
Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ (SPR) là kho dự trữ dầu thô do chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát:
Cố vấn an ninh năng lượng Hoa Kỳ Hochstein cho biết Tổng thông Biden đang lên kế hoạch bổ sung Kho dữ trữ dầu mỏ chiến lược nhằm ngăn giá dầu tăng dột biến tiếp diễn từ năm 2022 đến nay.
Các nhà phân tích tại ngân hàng ANZ ngày hôm qua đã cập nhật dự báo của họ như sau:
Thêm vào đó:
CEO kiêm nhà sáng lập của DoubleLine Capital đã phát biểu trong một cuộc trò chuyện trên Twitter Spaces:
S&P xếp hạng tín nhiệm trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đạt AA+ về triển vọng phục hồi và khả năng ổn định của nền kinh tế, dù gánh nặng nợ cao.
Cơ quan này cho biết xếp hạng của Hoa Kỳ bị giới hạn bởi gánh nặng nợ tương đối cao của chính phủ, nhưng triển vọng về "sự ổn định" cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế:
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ hồi phục ngày hôm nay nhờ niềm tin vào hệ thống ngân hàng tăng lên khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ công bố gói cứu trợ 50 tỷ CHF cho Credit Suisse.
Cổ phiếu các doanh nghiệp công nghệ tăng nhờ kỳ vọng về việc Fed sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt lãi suất. Mặc dù vẫn có khả năng Fed tăng lãi suất thêm 25 bps vào tuần tới nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các mức tăng được ghi nhận vào tuần trước.
Lưu ý từ MUFG:
Một số ngân hàng lớn và vừa của Hoa Kỳ đã chung tay nỗ lực để cung cấp thanh khoản cho First Republic Bank với lượng tiền gửi lên tới $30 tỷ. Sáng kiến này được tiên phong bởi một số ngân hàng lớn như:
Cục dự trữ liên bang (Fed) tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản thông qua công cụ cho vay chiết khấu đối với tất cả các tổ chức đủ điều kiện. Điều này ngụ ý rằng nguồn tiền gửi vào First Republic Bank sẽ đến từ các ngân hàng đã đóng góp ở phía trên. Fed sẽ nới lỏng công cụ cho vay chiết khấu để hỗ trợ về mặt thanh khoản cho các ngân hàng này nếu họ vẫn không đủ lượng tiền gửi để đáp ứng các nhu cầu hoạt động kinh doanh.
Trong tuần, các ngân hàng lớn như JP Morgan đã hưởng lợi từ nguồn tiền gửi đã chảy ra khỏi SVB, Signature Bank và First Republic Bank. Vì vậy, dù Fed hứa hẹn mở rộng cánh cửa chiết khấu, tuy nhiên các ngân hàng có thể đã sẵn có đủ nguồn vốn cần thiết để phục vụ nhu cầu của ngân hàng mình.
Việc hợp tác để chuyển tiền gửi từ các ngân hàng lớn như JP Morgan sang First Republic Bank nhằm thể hiện sự đoàn kết và nỗ lực tối thiểu hóa rủi ro tiềm tàng từ việc khách hàng muốn rút tiền gửi khỏi các ngân hàng này. Hy vọng động thái trên sẽ giúp ổn định hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.
Cổ phiếu First Republic Bank chạm đáy trong ngày tại $19.8 nhưng hiện đã tăng lên khoảng $34.11. Mức cao nhất trong ngày đạt $40.