- Hàng tồn kho tháng 7 của Mỹ: 0.0% so với +0.1% dự kiến
- Trước đó +0.0%
- Hàng tồn kho bán lẻ không tính ô tô 0.0% so với +0.1% trước đó
Phần lớn nước Mỹ đang thiếu hụt hàng tồn kho khi thị trường dự đoán một cuộc suy thoái.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu phục hồi trong phiên thứ Năm, nhưng co xu hướng giảm trở lại trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11. Trong tháng, hầu hết các chỉ số ghi nhận hiệu suất hoạt động kém, ngoại trừ DAX của Đức nhờ sự xoay chuyển của các diễn biến chính trị trong nước.
Tuy nhiên, hợp đồng tương lai tại Mỹ lại cho thấy tâm lý tích cực sau kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn, với cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng.
Phần lớn nước Mỹ đang thiếu hụt hàng tồn kho khi thị trường dự đoán một cuộc suy thoái.
Biến động trái chiều trên thị trường trái phiếu toàn cầu đang đè nặng lên đồng euro và đẩy EUR/USD xuống mức đáy mới sau các tin tức từ ECB tại 1.0653.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 3.6 bps lên mức đỉnh trong phiên tại 4.28%.
Về mặt kỹ thuật, đáy tháng 6 ở 1.0635 là mức hỗ trợ quan trọng tiếp theo của EUR/USD.
Hợp đồng tương lai đang chuẩn bị cho giờ mở cửa lạc quan đối với các chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ. Hôm nay, các dữ liệu kinh tế không ảnh hưởng tiêu cực đến cổ phiếu.
Lợi suất trái phiếu Mỹ các kỳ hạn:
Hợp đồng tương lai chứng khoán:
Dầu thô tăng 1.17 USD (1.32%) lên 89.69 USD. Vàng đang giảm 3.30 USD xuống 1,904.95 USD. Bitcoin đang giao dịch ổn định ở mức 26,600 USD.
ECB tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Chủ tịch Lagarde phát biểu rằng đợt tăng lãi suất này có thể không phải là lần cuối cùng. Điều đó đã đẩy EUR/USD lên 1.0696.
DXY đã giảm xuống dưới mức 105 và hiện đang ở 104.974.
Vàng đang giằng co quanh mức $1,907
DXY đang ở 105.074
Các dự báo được đưa ra:
EUR/USD cắm thẳng xuống 1.06797 khi các khi cuộc họp ECB đang diễn ra
Vàng sập xuống $1,902.7 sau các dữ liệu từ Mỹ
DXY đang tăng rất mạnh, chạm ngưỡng 105.2.
Ngân hàng trung ương Trung Hoa sẽ hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc kể từ ngày 15 tháng 9. Như vậy, tỉ lệ dự trữ bắt buộc với các định chế tài chính sẽ ở quanh mức 7.4% sau lần cắt giảm này. PBOC cũng cho biết thêm mình sẽ giữ chính sách tiền tệ thận trọng và đảm bảo tính thanh khoản.
Citibank dự báo Fed sẽ không tăng lãi suất trong tháng chín và tăng lãi suất trở lại vào tháng mười một ở mức 25 bps.
Việc thị trường phản ứng nhạt nhòa với báo cáo CPI tháng 8 tối qua đang khiến các nhà đầu tư giảm bớt hứng thú với các dữ liệu kinh tế quan trọng tại Hoa Kỳ tối nay. Tuy nhiên, cần hiểu rằng báo cáo lạm phát hôm qua chỉ nhằm xác nhận câu chuyện lạm phát đang dần hạ nhiệt và Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 9.
Thị trường hiện đang chuyển sự chú ý sang các báo cáo kinh tế khác của Hoa Kỳ để củng cố lập trường chính sách tiên tệ của Fed: "giữ lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn". Và điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêu dùng của người dân Mỹ và dữ liệu việc làm có ổn định hay không. Do đó, các dữ liệu tối nay sẽ đóng một vai trò tương đối quan trọng và mức độ biến động của thị trường sẽ phụ thuộc vào những bất ngờ mà các thước đo kinh tế có thể mang lại.
Nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục tăng cao hơn. HĐTL chỉ số Nasdaq +0.3%, S&P 500 +0.2% và Dow Jones +0.1% khiến tâm lý thị trường tích cực hơn một chút trước quyết định chính sách của ECB và loạt dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ được công bố tối nay.
Nếu ECB không tăng lãi suất tối nay thì họ sẽ phải bán thông tin "tạm dừng chính sách diều hâu" hiện tại và đây không phải là điều dễ dàng đối với NHTW này. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ECB quyết định không tăng lãi suất sau vụ rò rỉ hôm thứ Ba? Ngay cả khi chính sách tiếp tục được thắt chặt liệu đó có phải tin tốt cho EUR?
Thị trường hiện đang dự đoán 65% khả năng ECB tăng lãi suất 25bp. Kỳ vọng thắt chặt tăng lên khi một báo cáo vào đầu tuần tiết lộ ECB sẽ nâng dự báo lạm phát lên trên 3% (so với dự báo 3% trong tháng 6) - cơ sở cholần tăng lãi suất cuối cùng vào tối nay.
Vấn đề là thị trường đang nhận thấy tốt nhất ECB chỉ nên có thêm 1 đợt tăng nữa, tức là kỳ vọng thắt chặt hơn được cho là cơn gió thuận đối với EUR (hưởng lợi từ việc ECB diều hâu hơn) đã giảm sút.
Trong mọi trường hợp, ECB sẽ cố gắng thuyết phục thị trường rằng họ sẽ duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt trong khoảng thời gian đủ dài. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy rủi ro suy thoái kinh tế đang gia tăng trên khắp khu vực đồng Euro, trong bối cảnh các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn thì cơ hội hạ cánh mềm rất khó để đạt được.
Trước đó, các nhà hoạch định chính sách đã liên tục khẳng định rằng nền kinh tế vẫn sẽ vững vàng trước các đợt thắt chặt chính sách, trước khi thừa nhận suy giảm và hiện đang chuyển hướng hạ cánh mềm, trong bối cảnh rủi ro suy thoái ngày càng tăng - đặc biệt là ở Đức. Không lâu nữa, các cuộc thảo luận về khả năng suy thoái nhẹ sẽ dần xuất hiện và mức độ suy thoái có thể mạnh hơn dự kiến.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi ECB luôn hành động chậm hơn thực tế những gì diễn ra. Dữ liệu tại khu vực đồng Euro tiếp tục sụt giảm sẽ khiến thị trường không còn tin vào những gì ECB đang cố truyền tải.
Bởi vậy, sẽ thật khó để kỳ vọng EUR duy trì bất cứ mức tăng nào được thiết lập sau quyết định chính sách tối nay. EUR có thể tăng cao hơn trong ngắn hạn sau khi Chủ tịch Lagarde bày tỏ quan điêm diều hâu hơn trong cuộc họp báo. Tuy nhiên, cổ phiếu nhiều khả năng sẽ bị bán vào - miễn là dữ liệu kinh tế của Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục nêu bật sự tương phản rõ rệt.
Trên biểu đồ, EUR/USD sẽ cần bật lên mốc 1.08, trước khi hướng mục tiêu đến đường MA 200 ngày tại 1.0827 và tiếp đó là đường MA 100 ngày tại 1.0898 để xác nhận sự thay đổi trong tâm lý thị trường. Nói cách khác, đà giảm vẫn đang được ủng hộ, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.
Tình hình vĩ mô của hai quốc gia:
Tại Hoa Kỳ:
Tại Khu vực đồng Euro:
Dưới góc nhìn PTKT:
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, giá break xuống dưới đường xu hướng tăng có thể sẽ khiến EURUSD mở rộng đà giảm xuống mốc 1.05. Một đợt bán tháo khác có thể diễn ra sau khi giá quay trở lại retest đường xu hướng. Cần chú ý đến vùng hợp lưu quan trọng quanh mốc 1.08, được hình thành từ kháng cự mới (đường xu hướng tăng bị phá vỡ trước đó) và đường MA 21 (màu đỏ).
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, xu hướng giảm đang chớm hình thành, với sự xuất hiện của vùng hợp lưu được tạo thành từ các mức Fibo xung quanh đường xu hướng tăng đã bị phá vỡ. Phe bán có thể chờ tại vùng đỉnh của đường xu hướng để vào lệnh, với mục tiêu hướng xuống mốc 1.05. Ở chiều ngược lại, phe mua cần nhìn thấy giá break lên trên đường xu hướng tăng (quanh mốc 1.0850) để chắc chắn có sự đảo chiều
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, MACD phân kỳ dương, cho thấy giá có thể sẽ có một nhịp hồi lên. Nếu cặp tiền tăng trở lại 1.08 sau quyết định tăng lãi suất của ECB tối nay, có thể phe bán sẽ nhảy vào do hiệu ứng "mua tin đồn bán sự thật" xung quanh tin tức rò rỉ về ECB
Sự kiện sắp tới:
Hôm nay, một loạt sự kiện quan trọng sẽ diễn ra tối nay, mở đầu là quyết định chính sách của ECB với kỳ vọng tăng lãi suất thêm 25bp sau vụ rò rỉ vào hôm thứ ba vừa qua. Được biết, ECB sẽ nâng dự báo lạm phát lên trên 3%. Vào cuối ngày, các dữ liệu kinh tế quan trọng tại Hoa Kỳ trong tháng 8 sẽ được công bố, bao gồm: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Doanh số bán lẻ và Chỉ số PPI. Nếu các con số ghi nhận vượt dự kiến có thể hỗ trợ USD tăng cao hơn. Ngày mai, thị trường sẽ kết thúc tuần giao dịch với Khảo sát tâm lý người tiêu dùng tháng 9 từ Đại học Michigan.
Mặc dù giá sản xuất đã -0.4% trong tháng 8/2023, nhưng giá nhập khẩu lại +0.1% trong tháng.
Trước hết, chúng ta cùng điểm qua tình hình vĩ mô tại Mỹ:
Báo cáo CPI tháng 8 của Hoa Kỳ được công bố tối qua nhìn chung phù hợp với kỳ vọng thị trường khi giá năng lượng tăng cao và thúc đẩy lạm phát. Chỉ số CPI lõi tăng nhẹ hơn dự kiến. Lạm phát hàng quý 2.4% là một tín hiệu tốt cho thấy chính sách tiền tệ do Fed điều hành đang hoạt động hiệu quả. Vấn đề lúc này là liệu thị trường lao động có đủ nới lỏng để đưa lạm phát trở lại mục tiêu một cách bền vững mà không xảy ra suy thoái hay không. Nhưng cần biết rằng đây là điều chưa từng thấy trong lịch sử.
Dưới góc nhìn PTKT:
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, chỉ số S&P 500 vẫn đang kiểm tra vùng hợp lưu được hình thành bởi ngưỡng hỗ trợ 4,455 và đường MA 21 (màu đỏ). Price action cho thấy phe mua đang tập trung khá dày tại vị trí này, với vùng Stoploss ngay phía dưới còn mục tiêu hướng lên kháng cự 4,540.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, giá đã "mắc kẹt" trong một biên độ hẹp suốt một tuần nay do thị trường đang chờ đợi chất xúc tác mạnh mẽ hơn. Pha breakout khỏi vùng hỗ trợ sẽ làm gia tăng áp lực bán và đưa giá trở lại hỗ trợ 4,328.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, giá đang giao dịch trong biên độ, giữa một bên là hỗ trợ 4,455 và phía trên là kháng cự 4,490. Phe mua đang chờ giá break qua kháng cự 4,490 để gia tăng vị thế và hướng mục tiêu tiếp theo: kháng cự 4,540.
Sự kiện sắp tới:
Hôm nay, thị trường có thể chứng kiến nhiều biến động đáng chú ý do một loạt các dữ liệu kinh tế quan trọng trong tháng 8 được công bố cùng lúc. Đầu tiên là Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Doanh số bán lẻ và Chỉ số PPI tại Hoa Kỳ. Cuộc họp chính sách tháng 9 của FOMC có vẻ sẽ không còn gì bất ngờ lúc này vì thị trường hiện đang định giá 97% xác suất Fed giữ nguyên lãi suất, do đó các dữ liệu hôm nay sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến kỳ vọng lãi suất tháng 11 và 12. Đến mai, thị trường sẽ kết thúc tuần giao dịch với Báo cáo Tâm lý người tiêu dùng tháng 9 theo khảo sát của Đại học Michigan.
Hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 0.4% trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 0.3%. Điều đó nói lên rằng, có rất nhiều sự kiện rủi ro quan trọng cần đề phòng. Không chỉ về quyết định chính sách của ECB mà còn một loạt dữ liệu chính của Hoa Kỳ (doanh số bán lẻ, giá sản xuất, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần) sẽ được công bố.
Sau thông tin rò rỉ được cho là vào đầu tuần, có vẻ như ECB sẽ nghiêng về việc tăng lãi suất lần cuối. Nói như vậy, khả năng tăng lãi suất 25 điểm cơ bản hiện ở mức ~63% tuy không thực sự quá thuyết phục nhưng ít nhất là một sự thay đổi đáng kể so với tuần trước khi lãi suất được dự đoán giữ nguyên.
Đây vẫn là một quyết định khó khăn và đồng euro sẽ là tâm điểm chính cùng với lợi suất trái phiếu khu vực.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
Các trader hầu như đều bi quan về đồng nhân dân tệ nhưng giờ đây khi PBOC đang trở nên tuyệt vọng thì có thể sẽ có sự thay đổi trong bầu không khí của người dân trong nước. Và tất cả những điều này nhằm cố gắng trấn an thị trường và thể hiện niềm tin - hoặc ít nhất là cố gắng - đối với các nhà đầu tư và công chúng.
Đã có một số thay đổi qua lại về giá cả trong tháng qua, nhưng về cơ bản, hậu quả sau đó đã khiến đường cong tương lai của quỹ Fed gần như di chuyển chính xác đến vị trí được ước tính một tuần trước.
Hiện tại, đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên đang được tính đến vào tháng 6 năm 2024. Nhưng theo thời gian, thời điểm quan trọng này có thể sẽ bị đẩy lùi hơn miễn là dữ liệu kinh tế của Mỹ tiếp tục mạnh mẽ. Lạm phát vẫn đang đi đúng hướng và dần giảm xuống. Vì vậy, vấn đề bây giờ là liệu điều kiện việc làm hoặc tiêu dùng của Hoa Kỳ có tiếp tục được duy trì hay không.
Và thị trường sẽ không phải đợi quá lâu để có thông tin tiếp theo về điều đó. Cuối ngày hôm nay sẽ công bố doanh số bán lẻ, giá sản xuất của Hoa Kỳ và dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần.
Tỷ giá hối đoái chính dao động trong phạm vi hẹp, nổi bật nhất là USD/JPY, cặp tiền này vẫn nằm trong phạm vi được thiết lập vào thứ Hai.
Dữ liệu từ Nhật Bản hôm nay cho thấy các đơn đặt hàng máy móc đáng thất vọng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đây là một tập dữ liệu không ổn định và nếu thị trường lo lắng về điều đó thì sẽ không đẩy đồng yên lên cao hơn trong phiên.
Trọng tâm dữ liệu là báo cáo việc làm tháng 8 từ Úc, với 64.9 nghìn việc làm được bổ sung trong tháng.
Thị trường đang chờ đợi cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Ngày hôm qua, đã có thông tin 'rò rỉ' về việc tăng lãi suất sắp tới của ECB do dự báo lạm phát được nâng lên. EUR/USD tăng nhẹ trong phiên.