Có hai hợp đồng quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0775 và 1.0850. Các hợp đồng này sẽ hạn chế biến động của cặp EUR/USD. Mặc dù vậy, EUR sẽ biến động nhiều hơn với nhiều dữ liệu CPI và GDP trong những ngày tới.
Về mặt kỹ thuật, cặp tiền này đang tăng nhẹ sau khi kiểm tra mức thấp nhất của tháng 8 là 1.0777. Nếu tỷ giá vượt qua ngưỡng 1.0839, đây có thể là tín hiệu đáng chú ý cho khả năng đảo chiều, thúc đẩy niềm tin của người mua vào xu hướng phục hồi của cặp tiền này.
Thị trường trái phiếu không có nhiều biến động với lợi suất giảm 2 điểm cơ bản. Thị trường cổ phiếu trầm lắng khi chỉ số S&P 500 mở cửa thấp hơn 9 điểm, tương đương 0.2%.
Chỉ số Russell 2000 đã giảm 2%, có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại.
Fed nên cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra lựa chọn chính sách tiền tệ
Còn quá sớm để nói lạm phát sẽ quay trở lại con số mục tiêu
Fed phải cân bằng việc giảm lạm phát với nền kinh tế đang chậm
Fed có thể đạt được mục tiêu mà không gây ra tổn thất kinh tế đáng kể
Nhu cầu thị trường việc làm vẫn còn quá nhiều
Tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao
Việc kiểm soát lạm phát dịch vụ cốt lõi ở mức khiêm tốn
Dự báo kinh tế sẽ chậm lại vào cuối năm
Có khả năng Fed sẽ hoãn việc tăng lãi suất vào tháng 9 nhưng có thể sẽ tăng nếu lạm phát vẫn ở mức cao trong tương lai. Cuộc họp ngày 1 tháng 11 cho thấy khả năng tăng lãi suất là 40%.
Kết quả cuộc khảo sát mới nhất của BoC, được công bố vào ngày 24 tháng 7, cho thấy hầu hết những người tham gia đều kỳ vọng BoC sẽ giữ lãi suất ở mức 5% cho đến cuối năm 2023. Hơn nữa, những người tham gia cũng dự báo BoC sẽ giảm lãi suất cơ bản xuống 3.50% trong quý IV năm 2024.
Quyết định chính sách của BoC sẽ được công bố lúc 21:00 tối nay.
Số đơn xin thế chấp MBA tuần kết thúc ngày 1 tháng 9: -2.9%
Trước đó: +2.3%
Chỉ số thị trường: 183.6 so với 189.0 trước đó
Chỉ số mua hàng: 141.9 so với 144.9 trước đó
Chỉ số tái cấp vốn: 388.1 so với 407.1 trước đó
Lãi suất thế chấp 30 năm: 7.21% so với 7.31% trước đó
Số đơn đăng ký thế chấp lại giảm trong tuần qua khi cả hoạt động mua và tái cấp vốn đều giảm. Dữ liệu cho thấy sự căng thẳng trên thị trường nhà đất trong bối cảnh lãi suất tăng.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu khi các nhà đầu tư tập trung vào diễn biến thị trường dầu mỏ sau khi Ả Rập Saudi và Nga gia hạn cắt giảm nguồn cung dầu tự nguyện đến cuối năm:
Doanh số bán lẻ tháng bảy của châu Âu -0.2%, con số dự kiến là -0.1%
Nhìn vào bảng phân tích, doanh số bán lẻ giảm trong tháng 7 chủ yếu do lượng mua nhiên liệu ô tô giảm (-1.2%). Trong khi đó, doanh số bán thực phẩm (+0.4%) và phi thực phẩm (+0.5%) có sự gia tăng tích cực trong tháng.
PMI Xây dựng tháng 8 của Anh ở mức 50.8 điểm, cao hơn mức 50.5 điểm dự kiến
Sản lượng xây dựng tăng nhẹ trong tháng 8 nhưng số lượng đơn đặt hàng mới chịu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5 năm 2020 trong bối cảnh chi phí vay tăng cao.
Trên khung ngày, có thể thấy USD/CHF gần đây đã vượt trendline giảm quan trọng và kháng cự 0.8858. Điều này đã mở ra cơ hội tăng giá cho cặp tiền và mục tiêu đầu tiên là 0.9122. Xu hướng hiện tại rõ ràng là tăng vì giá đã hình thành các đỉnh và đáy cao hơn và các đường MA được cắt lên phía trên. Đường trung bình động 21 màu đỏ tiếp tục là một mức hỗ trợ mạnh mẽ khiến phe mua dựa vào nó để định giá cao hơn.
Trên khung 4 giờ, chúng ta có thể thấy USDCHF đang giao dịch trong một kênh tăng và nó giá đã phân kì với MACD trong thời gian dài. Giá hiện đang ở đỉnh của kênh, vì vậy chúng ta có thể thấy sự điều chỉnh từ đây về đáy của kênh.
Trên biểu đồ 1 giờ, xuất hiện một trendline xác nhận xu hướng tăng hiện tại. Phe bán có thể bước tham gia vào với rủi ro được xác định phía trên kênh để nhắm đến đáy của kênh xung quanh tay cầm 0.88. Nếu giá phá vỡ xuống dưới đường xu hướng, phe bán sẽ thậm chí còn mạnh tay hơn vì điều đó sẽ tiếp tục xác nhận một đợt điều chỉnh lớn hơn. Mặt khác, phe mua có khả năng dựa vào đường xu hướng, nơi đang xuất hiện điểm giao nhau giữa Fibonacci thoái lui và MA 21 (màu đỏ) để hành động.