Báo cáo việc làm kém khả quan của Mỹ hôm thứ Sáu chỉ giáng một đòn nhẹ vào đồng USD và chỉ số DXY đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tốt dưới 106.00. Địa chính trị có thể đang giúp ích cho USD một chút. Thị trường có thể không biết ngay lập tức phải làm gì với sự thay đổi chế độ ở Syria, nhưng sự không chắc chắn trong chính trị Hàn Quốc và hoạt động kém hiệu quả của thị trường tài sản Hàn Quốc chắc chắn đáng chú ý, chuyên viên phân tích của ING, Chris Turner, lưu ý:
Nhìn về phía trước trong tuần này, chúng tôi thấy hai câu chuyện đáng chú ý. Đầu tiên có thể là một vài đợt cắt giảm lãi suất lớn của các NHTW trong nhóm G10, bao gồm Eurozone, Thụy Sĩ và Canada trong tuần này. Mức cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản hoặc 50 điểm cơ bản là các lựa chọn phổ biến, mặc dù nhiều khả năng sẽ chỉ có BoC cắt giảm 50 điểm cơ bản. Điều cần chú ý ở đây là trong khi hầu hết các NHTW G10 (ngoại trừ Nhật Bản) đang tìm cách cắt giảm lãi suất trở lại mức trung lập, thì Fed sẽ chậm chân hơn so với hầu hết các đối tác thương mại và mức chênh lệch lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức có lợi cho USD.
Câu chuyện thứ hai là lịch kinh tế của Mỹ trong tuần này, nơi việc công bố CPI tháng 11 vào thứ Tư chiếm ưu thế. Dữ liệu theo tháng được dự báo ở mức 0.3%. Mặc dù không lý tưởng cho Fed, nhưng dữ liệu như vậy sẽ không ngăn cản Fed cắt giảm 25 điểm cơ bản một tuần sau đó. Nhưng nếu CPI lõi ở mức 0.4% sẽ thực sự gây ra biến động và khiến thị trường đặt câu hỏi rằng liệu Fed có đúng khi cắt giảm lãi suất hay không.
Fed hiện cũng đang trong chế độ im lặng trước cuộc họp về lãi suất vào ngày 18 tháng 12 và dữ liệu đáng chú ý duy nhất khác là việc công bố chỉ số lạc quan kinh doanh nhỏ của NFIB vào ngày mai - được coi là khá tích cực đối với đồng đô la. Dường như không có lý do gì để thoái lui các vị thế mua đồng USD và chúng tôi đang thấy nhiều khả năng đồng đô la sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Chúng tôi cho rằng chỉ số DXY sẽ duy trì đà tăng trong khoảng 106.00-106.70 trong ngắn hạn
Sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng
Sẽ điều chỉnh và tối ưu hóa chính sách bất động sản vào thời điểm thích hợp
Sẽ giữ tỷ giá nhân dân tệ cơ bản ổn định
Sẽ tích cực mở rộng điều kiện nhu cầu trong nước
Đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gia dụng, thúc đẩy du lịch
Sẽ ổn định thương mại và đầu tư nước ngoài, làm sôi động thị trường vốn để tăng niềm tin của nhà đầu tư
Có thể nói rằng quá trình phục hồi sau Covid không diễn ra theo kế hoạch ở Trung Quốc. Trên thực tế, nó hoàn toàn ngược lại khi nhu cầu trong nước ở mức thấp. Đó là một vấn đề thực sự trong vài tháng qua và chính quyền đang liên tục cố gắng để cải thiện. Nhưng cho đến nay, các biện pháp của họ vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Lĩnh vực sản xuất vẫn đang trong tình trạng suy thoái và hoạt động dịch vụ không thể bù đắp được điều đó. Hoạt động kinh doanh hiện đang bị thu hẹp và điều đó sẽ làm dấy lên lo lắng về suy thoái kinh tế trong nửa cuối năm nay.
Vương quốc Anh và đồng bảng Anh tiếp tục gây thất vọng với dữ liệu PMI nghèo nàn. Llĩnh vực dịch vụ đang suy yếu nhanh chóng trong khi lĩnh vực sản xuất thì bị thu hẹp. GBP/USD đang bị kéo xuốngtừ 1.2850 xuống mức thấp nhất trong phiên hiện tại là 1.2813.
Sự suy thoái trong cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đã trở nên tồi tệ hơn ở Pháp vào tháng Bảy. Hiện cả hai đều đang xuống mức tồi tệ nhất trong 29 tháng và 38 tháng tương ứng. Các điều kiện về nhu cầu tiếp tục yếu đi đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tổng thể, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến dự phóng kinh tế trong vài tháng tới.
Lĩnh vực sản xuất giảm mạnh với chỉ số PMI giảm xuống dưới 40. Lĩnh vực dịch vụ ít nhất đang giúp bù đắp phần nào cho sản xuất tuy vậy nó vẫn không đạt được kỳ vọng trong tháng Bảy. Điều đó cho thấy nền kinh tế Đức rơi vào tình trạng thu hẹp vào đầu quý 3. Đồng euro đang giảm hơn nữa cùng với lợi suất trái phiếu khu vực.
Áp lực giá đã giảm bớt so với năm ngoái, điều này đã mang lại một số hy vọng rằng lạm phát đang đi đúng quỹ đạo khi quay trở lại mốc 2% mà các ngân hàng trung ương đang khao khát.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mức độ lạm phát cơ bản vẫn đang ở mức tương đối cao đối với nhiều nền kinh tế ở trên.
Thị trường có thể đang điều chỉnh trở lại khi chúng ta tiếp cận quyết định lãi suất của FOMC và có thể có một số hoạt động chốt lời đang diễn ra. Tuy nhiên, có vẻ như miễn là chúng ta tiếp tục nhận được dữ liệu kinh tế tốt, thì S&P 500 có thể tiếp tục đi lên.
Phân tích kỹ thuật S&P 500 – Khung thời gian hàng ngày
Trên biểu đồ hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng S&P 500 đã tăng không ngừng kể từ khi bật lên trên đường trung bình động 21 màu đỏ và thoát ra khỏi ngưỡng kháng cự 4494. Giá hiện đã bắt đầu giảm trở lại ngay trước khi đạt mức cao quan trọng 4628. Nếu không có bất kỳ tin tức tiêu cực nào, chúng ta sẽ thấy S&P 500 tăng trở lại mức cao 4628, nơi chúng ta sẽ tìm thấy những người bán mạnh đang chờ vị thế cho một đợt giảm giá lớn.
Phân tích kỹ thuật S&P 500 - Khung thời gian 4 giờ
Trên biểu đồ 4 giờ, chúng ta có thể thấy rằng kể từ khi thoát ra khỏi mô hình tam giác bullish , S&P 500 đã tăng lên mức cao nhất 4628 mà hầu như không có pullback. Tuy nhiên, động lượng tăng giá đã yếu đi khi các đường trung bình động đã đi xuống phía dưới và giá hiện có thể quay trở lại mức hỗ trợ 4494.
Phân tích kỹ thuật S&P 500 - Khung thời gian 1 giờ
Trên biểu đồ 1 giờ, chúng ta có thể thấy rằng đường xu hướng tăng đã bị phá vỡ khi xu hướng giảm chiếm ưu thế và giá hiện đang kiểm tra mức hỗ trợ mạnh tại 4560. Phe mua nên chờ đợi một đợt phục hồi khác với hy vọng vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng 4628. Mặt khác, phe bán sẽ muốn thấy giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ để đổ vào và kéo dài sự sụt giảm vào mức hỗ trợ 4494.
Tuần này chúng ta sẽ có 3 quyết định quan trọng về chính sách được đưa ra, Fed vào thứ 4, ECB vào thứ 5 và BoJ vào thứ 6. Cùng Dubaotiente tìm hiểu xem các chuyên gia cũng như thị trường nhận định như thế nào về các quyết định này:
- Fed Fund Futures (một sản phẩm giao dịch kỳ hạn giao sau (futures) với kỳ hạn là 30 ngày. Sản phẩm này ra đời với mục đích giúp hedge hoặc đầu cơ trước những biến động có thể xảy ra khi FED thay đổi lãi suất) đang có tỉ lệ gần như 100% rằng nó sẽ tăng lãi suất thêm 25 bps
- Thị trường tiền tệ cũng cho thấy 99.8% tỉ lệ ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25bps
- Sau khi thống đốc BoJ Kazuo Ueda không thể đáp ứng được kỳ vọng thị trường vào tuần vừa qua, khả năng cao BoJ sẽ vẫn giữ vững quan điểm của mình về đường cong lợi suất trong tuần này
Chứng khoán Tây Ban Nha đang dẫn đầu mức thua lỗ ở châu Âu, với hợp đồng tương lai IBEX hiện giảm 1.1%. Điều đó phần lớn là do tình trạng quốc hội sau cuộc tổng tuyển cử vào cuối tuần qua.
14:15 - PMI Sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 7 của Pháp
14:30 - PMI Sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 7 của Đức
15:00 - PMI Sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 7 của Eurozone
15:00 - Tổng tiền gửi của SNB vào ngày 21 tháng 7
15:30 - PMI Sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 7 của Vương quốc Anh
Về các báo cáo PMI sơ bộ trong tháng 7 được công bố hôm nay:
Chỉ số PMI sơ bộ tại Nhật Bản: giữ nguyên ở mức 52.1 điểm của tháng 6, do hoạt động kinh doanh tiếp tục mở rộng trong tháng thứ 7 liên tiếp. Hoạt động sản xuất vẫn bị thu hẹp trong khi lĩnh vực dịch vụ tiếp tục có sự cải thiện, chỉ số đã giảm nhẹ so với con số ghi nhận trong tháng Sáu.
Trái lại, chỉ số PMI sơ bộ của Úc lại không mấy khả quan khi cả 3 thước đo này đều giảm trong tháng Bảy.
Các luồng tin tức dường như không có nhiều tác động đến thị trường FX
PBoC tiếp tục thiết lập tỷ giá tham chiếu USD/CNY thấp hơn nhiều so với ước tính ngày hôm nay.
Ngân hàng này đã hỗ trợ đồng nhân dân tệ mạnh hơn kể từ mức thấp nhất được thiết lập 3 tuần trước:
Hy vọng BOJ sẽ phối hợp với chính phủ để cùng nhau thiết lập và thực thi các chính sách kinh tế phù hợp
Chúng tôi sẽ làm hết sức để đảm bảo Nhật Bản đạt được tăng trưởng lương tích cực và lạm phát ổn định
Chính sách tiền tệ cụ thể sẽ phụ thuộc vào quyết định của BOJ
Khi loại trừ các yếu tố mang tính thời điểm khỏi trợ cấp dịch vụ tiện ích của chính phủ, dự kiến lạm phát tiêu dùng sẽ dao động quanh mức 1.5% trong năm tài chính 2024
Dữ liệu CPI từ Nhật Bản hôm thứ Sáu vừa qua cho thấy cả 3 thước đo chính vẫn cao hơn mục tiêu 2% của BOJ.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Hoa (NDRC) đã ban hành kế hoạch nhằm thúc đẩy thêm vốn tư nhân trong các dự án xây dựng trọng điểm.
NDRC được biết tới 'nhà hoạch định chiến lược' của Trung Quốc, đồng thời chỉ đạo các tổ chức cung cấp hỗ trợ tài chính tốt hơn cho các doanh nghiệp đầu tư tư nhân.
Dữ liệu PMI đến từ S&P Global/Jinun Bank Nhật Bản cho tháng 7 năm 2023
Chỉ số PMI sản xuất: 49.4 điểm (trước đó: 49.8 điểm)
Chỉ số PMI dịch vụ: 53.9 điểm (trước đó: 54.0 điểm)
Chỉ số PMI toàn phần: 52.1 điểm (trước đó: 52.1 điểm)
Bình luận từ báo cáo về chỉ số PMI toàn phần:
Hoạt động tại các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản tiếp tục cải thiện trong tháng thứ bảy liên tiếp, chủ yếu đến từ sự gia tăng ổn định của lĩnh vực dịch vụ Nhật Bản, trong khi lĩnh vực sản xuất suy giảm nhẹ vào đầu Q3. Điều này chỉ ra rằng nhu cầu của các doanh nghiệp tư nhân yếu hơn so với giai đoạn khảo sát trước đó, với dữ liệu gần nhất cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới mới chỉ tăng nhẹ.
Lượng việc mới tại các doanh nghiệp sản xuất dự kiến sẽ giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 3, trong khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lại tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ đầu năm đến nay.
Lạm phát đầu vào gia tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1 năm nay, trong bối cảnh gánh nặng chi phí từ các nhà cung cấp dịch vụ lớn hơn, chủ yếu là do chi phí lao động, nhiên liệu và nguyên liệu thô tăng. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân phải tăng phí đầu ra nhiều hơn nữa trong tháng 7 khi các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ đều dự báo lạm phát giá đầu ra sẽ tăng lên.
Dữ liệu PMI sơ bộ của Úc từ S&P Global/Judo Bank cho tháng 7 năm 2023 thấp hơn 50 điểm sau nửa năm.
Sản xuất: 49.6 điểm (trước đó: 48.2 điểm)
Dịch vụ: 48 điểm (trước đó: 50.3 điểm)
Nhận định từ báo cáo:
Sự suy yếu của dữ liệu CPI sơ bộ trong tháng 7 chủ yếu để từ sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ - lĩnh vực đã được phục hồi vào nửa đầunăm 2023
Tin tốt là hoạt động nới lỏng dần dần này sẽ giúp giảm áp lực lạm phát và lãi suất, nhưng sẽ cần được duy trì trong thời gian còn lại của năm 2023 và sang đến năm 2024
Ngoài ra, kết quả này cũng phản ánh việc nền kinh tế Úc vẫn có khả năng sẽ hạ cánh mềm
Nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng và không có dấu hiệu suy thoái sắp xảy ra
Chỉ số việc làm đã giảm trở lại vào tháng 7, nhưng vẫn trên mốc 50 điểm. Nhu cầu lao động trong toàn bộ nền kinh tế vẫn ổn định so với dự kiến mặc dù số lượng đơn đặt hàng đã sụt giảm gần đây.Điều này cho thấy việc tích trữ lao động (labour hoarding - việc các công ty giữ lại nhân viên trong thời kỳ khó khăn thay vì sa thải) vẫn tiếp tục bát chấp các hoạt động kinh doanh đang chậm lại.
Các chỉ báo lạm phát đã gia tăng trong tháng 7. Dữ liệu lạm phát của ngành dịch vụ vẫn ở mức cao, phù hợp với mức lạm phát thiện nay (trong khoảng 4-5%), tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của RBA là 2-3%.
“Xu hướng lạm phát giảm được thể hiện rõ ràng thông qua các chỉ số PMI trong suốt năm 2022 dường như đã chấm dứt. Ngoại trừ giá thành phẩm cuối cùng, các dữ liệu lạm phát trong tháng 7 nhìn chung tương tự như các con số được ghi nhận vào đầu năm 2023.
Cuộc họp chính sách tiếp theo của RBA sẽ diễn ra vào ngày 01 tháng 08 năm 2023
Chứng khoán Hoa Kỳ trái chiều trong phiên thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư tiêu hóa một loạt các báo cáo thu nhập gây thất vọng trong tuần này. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch thứ Sáu, cổ phiếu CSX và American Express lần lượt -3.7% và -3.9% sau kết quả lợi nhuận. Chỉ số Dow Jones có một tuần giao dịch tích cực sau khi đã tăng 10 phiên liên tiếp.
Dow Jones +0.01%
S&P 500 +0.03%
Nasdaq -0.22%
Trên thị trường FX, USD hưởng lợi từ việc đồng JPY bị bán tháo (giảm hơn 160 pip) do thị trường đồn đoán BoJ sẽ giữ nguyên chương trình kiểm soát YCC trong cuộc họp tuần tới. JPY phản ứng nhạt nhòa với dữ liệu CPI lõi tháng 6 tại Nhật Bản (tăng nhẹ từ 3.2% lên 3.3%). Các nhà hoạch định chính sách nhận định rằng lạm phát tại Nhật Bản tăng lên chủ yếu là do các nhân tố mang tính thời điểm và sẽ giảm trở lại vào tháng 10. GBP tăng gần 30 pip, chạm mức đỉnh ngày sau báo cáo doanh số bán lẻ tháng 6 tại Anh bất ngờ tăng gấp 3 dự kiến (+0.7% so với dự báo +0.2%). CAD tiếp tục mở rộng đà giảm, sau khi đã giảm mạnh từ trước giờ mở cửa phiên Mỹ, nhờ báo cáo doanh số bán lẻ tháng 6 tại Canada thấp hơn dự kiến (+0.2% so với dự báo +0.5%) - phản ánh các đợt tăng lãi suất của BoC đã phát huy hiệu quả. Chốt phiên, USD tăng trên diện rộng, ngoại trừ với CHF. JPY có phiên tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 4 đến nay (sau khi biên bản cuộc họp tháng 3 được công bố), theo sau là các đồng antipodean.
Chỉ số DXY +0.24%
EURUSD -0.04%
GBPUSD -0.12%
AUDUSD -0.69%
NZDUSD -1.07%
USDJPY +1.27%
USDCHF -0.08%
USDCAD +0.39%
USD tăng từ cuối phiên Á gây áp lực khiến vàng giảm mạnh xuống gần $1956/oz. Chốt phiên, vàng giảm gần $9 xuống $1960.80/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm +0.7bp lên 4.85% trong khi lợi suất 10 năm -1.3bp xuống 3.841%, sau khi giảm mạnh trong giờ mở cửa phiên Mỹ. Dầu thô đóng cửa tăng mạnh $1.42 lên $77.07/thùng sau khi quét xuống dưới $75.70/thùng.
Bitcoin giảm xuống 29.6K sáng sớm ngày giao dịch Chủ Nhật và sau đó tiếp tục thu hẹp đà tăng sau khi hồi mạnh lên gần 30.4K, trong bối cảnh BTC gần như đi ngang quanh vùng 29K trong suốt 3 ngày giao dịch cuối tuần.