Triển vọng u ám cùng những lời cảnh báo không mấy lạc quan của công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới FedEx đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý nhà đầu tư, khiến chứng khoán kéo dài đà sụt giảm trong tuần. S&P 500 giảm hơn 1%, nâng đà giảm trong tuần lên mức 5%. Tuy nhiên, chỉ số tâm lý người tiêu dùng sơ bộ tháng 9 của Mỹ cho thấy kỳ vọng lạm phát 1 năm giảm từ 5.0% xuống 4.6%, kỳ vọng lạm phát 5-10 năm giảm từ 3.0% xuống 2.8% đã hỗ trợ các chỉ số chính xóa bỏ một phần đà giảm sâu trước đó.
- S&P 500 -1.21%
- Nasdaq -1.35%
- Dow Jones -0.89%
USD thoái lui toàn bộ đà tăng trong ngày nhờ kỳ vọng lạm phát giảm trong tháng 9, cụ thể kỳ vọng lạm phát năm tới giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm và kỳ vọng lạm phát dài hạn chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021. USD suy yếu phần nào giảm áp lực lên một số đồng tiền chính khác. EUR/USD tăng vọt gần 60 pip, vượt qua mức ngang giá. Ở phía ngược lại, USD/JPY dẫn đầu đà giảm, chạm đáy trong ngày ở dưới 143.
- DXY -0.13%
- EUR/USD +0.24%
- GBP/USD -0.35%
- AUD/USD +0.01%
- NZD/USD +0.19%
- USD/JPY -0.34%
- USD/CHF +0.14%
- USD/CAD +0.36%
Lợi suất trái phiếu kho bạc cũng phản ứng mạnh mẽ sau chỉ số tâm lý người tiêu dùng. Lợi suất kỳ hạn 2 năm vốn nhạy cảm với chính sách đã tăng 3bp lên mức cao nhất kể từ năm 2007. Các trader swap đang định giá khả năng Fed tăng lãi suất thêm 75bp vào tuần tới, một số khác lại đang định giá cho động thái tăng 100 điểm cơ bản.
Thị trường hàng hóa được hưởng lợi nhờ đô la mất giá. Vàng bật tăng hơn $13 đầy ấn tượng lên $1,678.26/oz - mức đỉnh trong ngày sau tin về chỉ số tâm lý người tiêu dùng. Dầu thô WTI hiện giao dịch ở mức cao nhất trong ngày là $85.47/thùng.