Tâm lý thị trường tiếp tục được cải thiện trong phiên giao dịch sáng nay tại châu Âu. Hợp đồng tương lai chứng khoán tăng điểm so với đầu phiên, và các mặt hàng như đồng tiếp tục tăng giá.
Lịch kinh tế trong hôm nay khá ảm đạm, nhưng có vẻ thị trường vẫn đang phân tích dữ liệu được công bố vào thứ Sáu và ý nghĩa của nó đối với Fed.
Hiện tại, khẩu vị rủi ro đang tích cực và phiên Mỹ sẽ rất đáng chú ý. Đồng USD cũng tiếp tục tăng giá, với DXY tiến sát mốc 101.60. EUR/USD giảm xuống dưới 1.1050, trong khi GBP/USD giao dịch ở mức đáy 2 tuần là 1.3085.
Châu Âu có lẽ được thở phào nhẹ nhõm một lần nữa nhưng ai biết được đợt “bảo dưỡng” tiếp theo đến lúc nào. Gazprom đã nói rằng tuabin hoạt động duy nhất cho đường ống phải được bảo dưỡng kỹ thuật khoảng 42 ngày một lần, vì vậy đợt tiếp theo sẽ rơi vào giữa tháng 10.
Có 4 quyền chọn EURUSD trị giá trên 1 tỷ EUR sẽ đáo hạn hôm nay. Tuy vậy, cái nào quan trọng sẽ được định đoạt bởi báo cáo NFP lúc 7h30 tối. Cặp tiền cũng tiến tương đối sát 0.9900 trước đó nên một báo cáo vượt kỳ vọng nhiều khả năng sẽ đưa ta kiểm tra mức này một lần nữa.
"Với việc phe diều hâu tiếp tục chiếm thế thượng phong, chúng tôi dự báo ECB sẽ tăng lãi suất 75bp tại cuộc họp ngày 8 tháng 9. Mặc dù triển vọng tăng trưởng ngày càng xấu đi, nhưng các thành viên chủ chốt của Hội đồng vẫn không bị lay chuyển. Đồng thời, đang có sự quan tâm lớn hơn tới số liệu lạm phát, vốn gần đây thường vượt kỳ vọng."
Thêm vào đó, họ dự báo lãi suất đạt đỉnh 2% vào cuối quý I năm sau.
Tỷ giá USD/JPY ổn định giữ trên 140 trong khi EUR/USD tăng nhưng vẫn dưới mức ngang giá. GBP/USD giao dịch trong phạm vi giữa 1.15-1.16. AUD/USD dao động dưới 0.68 còn NZD/USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020 và hiện đang ở mức 0.6066.
Trong phiên giao dịch hôm thứ năm của Mỹ, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm của Mỹ đều tăng ngày thứ năm với 1bp lần lượt lên 3.51% và 3.26%.
Cán cân thương mại tháng 7 của Đức thặng dư 5.4 tỷ Euro
Dự kiến: 4.8 tỷ Euro
Trước đó: 6.4 tỷ Euro
Xuất khẩu giảm 2.1% và nhập khẩu giảm 1.5% đã dẫn đến thặng dư thương mại nhỏ hơn trong tháng bảy. Chiến tranh Nga-Ukraine đã dẫn đến một cú sốc thương mại đối với Đức và một trong những vấn đề cấp bách là thặng dư tài khoản vãng lai giảm. Tài khoản vãng lai của Đức với Trung Quốc rơi vào thâm hụt lần đầu tiên kể từ năm 2012.
Bảng lương phi nông nghiệp là trọng tâm chính của thị trường ngày hôm nay và là sự kiện quan trọng mà mọi người chờ đợi trong tuần này. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý trước 19h30 tối nay:
Các ước tính nói gì?
Tháng 7 đã chứng kiến một nhịp bất ngờ tăng 528 nghìn việc làm nhưng mức tăng này ước tính sẽ giảm xuống còn 300 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ giữ ổn định ở mức 3.5% nhưng dữ liệu tiền lương cùng là một trong những điều rất đáng chú ý đến.
"Hạ nhiệt"
Hãy cảnh giác mặc dù Nhà Trắng đã thông báo rằng việc làm sẽ "giảm nhiệt" trong báo cáo hôm nay.
Có thể mong đợi điều gì?
Các số liệu được dự báo có thể gây thất vọng như vào tháng 8 năm ngoái. Liệu đây có phải là những gì Nhà Trắng cho là hạ nhiệt?
Bảng lương sẽ tác động đến thị trường như thế nào?
Một loạt các con số mạnh mẽ sẽ khẳng định lại thái độ diều hâu của Fed gần đây và giữ cho đồng đô la được củng cố, trong khi có khả năng sẽ đè nặng lên cổ phiếu hơn nữa - bất chấp sự hồi phục ngày hôm qua. Trong khi đó, các số liệu giảm là lý do đủ để các nhà đầu tư có thể cung cấp một số cứu trợ ngắn hạn cho cổ phiếu trong khi chứng kiến đồng đô la quay trở lại từ mức cao gần đây.
Đồng đô la tiếp tục tăng vào ngày hôm qua đẩy tỷ giá USD/JPY lần đầu tiên vượt trên 140.00 kể từ năm 1998.
Sự chú ý đang tập trung vào bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ cuối ngày hôm nay. Thị trường cổ phiếu cũng khá ảm đạm mặc dù chứng khoán Mỹ có sự hồi phục trong ngày hôm qua. HĐTL S&P 500 hiện đang ổn định.
Xu hướng tăng nóng của đồng đô la đã khiến USD/JPY tăng 0.1% trong ngày lên 140.35 - mức cao nhất kể từ năm 1998.
Sau khi bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ được công bố vào cuối ngày hôm nay, phe mua có thể sẽ đặt mục tiêu vào 145.00. Sau đó, mức cao nhất năm 1998 tại 146.79-67 sẽ là các mức kháng cự chính tiếp theo cần theo dõi trước mốc 150.00.
Nền tảng cho vay tiền mã hoá Celsius đã tạm dừng việc rút tiền của khách hàng vào tháng 6 và nộp đơn phá sản vào tháng 7, đang tìm cách mở lại hoạt động này cho một số khách hàng nhất định.
Trong một đơn đệ trình hôm thứ năm tại Tòa án Phá sản phía nam New York, Celsius nói rằng tài sản của khách hàng được giữ trong "Chương trình Giám hộ và Các tài khoản bị chặn rút tiền", không phải là tài sản của công ty, do đó khách hàng có thể rút ra.
Thứ hai - ngày 5 tháng 9 là ngày lễ Lao động ở Mỹ. Canada cũng đang trong kỳ nghỉ.
Thị trường chứng khoán và trái phiếu của Hoa Kỳ sẽ không hoạt động trong ngày này. Thanh khoản ngoại hối sẽ siêu mỏng sau khi giờ giao ngay tại Châu Âu/Vương quốc Anh kết thúc vào thứ hai.
Trung Quốc đã không thực hiện các biện pháp kích thích chính sách tiền tệ quá mức kể từ sau đại dịch, để lại dư địa cho các điều chỉnh chính sách tiền tệ tiếp theo
Giá tiêu dùng cân bằng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Những bình luận cho thấy Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang tiếp tục có những nới lỏng chính sách. Chỉ số CPI chính thức được báo cáo ở Trung Quốc không tăng vọt như hầu hết các quốc gia khác cũng để lại không gian cho các chính sách của PBoC.
RBA tiếp tục bình thường hóa lãi suất và có khả năng một đợt tăng 100bp khác diễn ra trong năm nay, đưa lãi suất lên 2.85%.
Chỉ riêng điều này đã có thể gây áp lực lên người tiêu dùng.
Theo Nomura:
Hy vọng RBA sẽ chuyển sang một thiết lập chính sách hạn chế ổn định nhưng cho rằng nó có thể làm chậm tốc độ tăng một khi đạt đến mức gần như trung lập vào tuần tới
Thừa nhận rằng với việc Fed và các quan chức ngân hàng trung ương khác trao đổi thông tin diều hâu, Nomura có thể sẽ tăng dự báo
Theo ANZ:
Kỳ vọng RBA sẽ nâng lãi suất lên 50bp vào tháng 9 và báo hiệu nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới.
GDP quý 2 dự kiến sẽ ở mức +0.8% so với quý trước.
Không nghĩ rằng mức tăng 50bp vào thứ Ba sẽ là động thái cuối cùng của RBA. Với sức mạnh của áp lực lạm phát, RBA có thể sẽ muốn đưa lãi suất lên trên mức đáy của phạm vi trung lập.
Quyết định sẽ được đưa ra vào thứ ba ngày 6 tháng 9, cùng với tuyên bố của Thống đốc Lowe, lúc 11h30.
Theo James Dong, CEO Lazada, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có thể tận hưởng những lợi ích từ đại dịch COVID, tuy nhiên họ cũng gặp không tránh khỏi những khó khăn khi hoàn thành các đơn hàng.
Để giảm thiểu bớt những khó khăn này, Lazada phải hợp tác cùng hộ kinh doanh truyền thống.
"Thực chất đại dịch đã thúc đẩy quá trình hợp tác này... Chúng tôi nhận ra rằng không có ai có thể phục vụ nhu cầu của tất cả người tiêu dùng"
Sự chú ý hôm nay tập trung vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ lúc 19h30.
USD/JPY đã có một thời gian ngắn giảm xuống dưới 140 nhưng ngay sau đó đã tăng trở lại. Điều này xảy ra bất chấp nhiều quan chức ở Nhật Bản đang cân nhắc với các tuyên bố tìm cách hỗ trợ đồng yên.
Báo cáo lúc sáng sớm từ Iran cho rằng những gì họ nói là đề xuất mang tính xây dựng để hoàn tất các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân. Sau đó trong phiên họp, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng các đề xuất không mang tính xây dựng. Dầu tăng nhẹ trong phiên.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc một lần nữa đã đặt tỷ giá tham chiếu cho USD/CNY thấp hơn nhiều so với mức ước tính vào ngày hôm nay. Quốc gia này đang lo lắng trước nguy cơ dòng vốn lớn chảy ra khỏi đất nước khi lãi suất đã hạ để đối phó với nhiều khó khăn đối với nền kinh tế:
Sự bùng phát của COVID và việc ngừng các hoạt động liên quan
Tình trạng thiếu điện ở các trung tâm công nghiệp trọng điểm
Đồng Peso Philipine giảm xuống mức thấp kỉ lục, tạo thêm áp lực tăng lại suất lên Ngân hàng Trung ương nhằm kìm hãm đà giảm của đồng tiền này.
Đồng tiền này giảm xuống dưới mức đáy tại năm 2004 sau khi nhập khẩu tăng mạnh khiến cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao nhất mọi thời đại vào tháng sáu. Đồng peso cũng phải chịu áp lực do sự phân hóa giữa động thái hawkish của FED và ngân hàng trung ương địa phương, báo hiệu có thể làm chậm tốc độ tăng lãi suất.
Ngân hàng Trung ương Philipine có thể làm giảm tốc độ tăng lãi suất bằng một loạt những đợt tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, Thống đốc Filipe Medalla nói vào tháng tám. Các nhà ban hành luật pháp có lẽ sẽ thực hiện thêm một hoặc hai đợt tăng lãi suất 25 bp nữa trong năm nay.
Bank of America (BoA) Global Research dự kiến tỷ giá USD / JPY sẽ có sự điều chỉnh lớn trong quý 4 đến quý 3 năm 2023. BofA đặt mục tiêu USDJPY ở mức 127 vào cuối năm và 120 vào quý 3 năm 2023.
Với việc giá dầu giảm và hoạt động M&A ra nước ngoài của Japan Inc. bị đình trệ, nguồn cung Yên Nhật từ doanh nghiệp có thể đã đạt mức cao nhất hiện tại. Tuy nhiên, nhu cầu USD của các nhà đầu tư, một trụ cột khác của cặp tiền USD/JPY trong năm nay, có thể tiếp tục tăng khi FED tăng lãi suất thúc đẩy đồng USD
Trong thời kì thắt chặt vừa qua, tỷ giá USD/JPY giảm, JPY mạnh lên sau khi Fed ngừng tăng lãi suất vào cuối năm 2018.
27 trong số 29 nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Reuters dự báo RBA sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản (2 trong số 29 kỳ vọng tăng 40bp) tại cuộc họp ngày 6 tháng 9, đưa lãi suất lên 2.35%.
Tất cả bốn ngân hàng lớn tại Úc- ANZ, Westpac, CBA và NAB - đều nằm trong số những ngân hàng dự báo tăng 50 điểm cơ bản vào thứ Ba.
RBA ước tính lãi suất trung lập ở mức 2.5%
David Plank, trưởng bộ phận kinh tế Úc tại ANZ cho biết: "Tất cả các chỉ báo lạm phát đang cho thấy áp lực giá gia tăng và lãi suất vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung lập theo RBA. Nhưng sau khi tăng 50bp vào tuần tới, đưa lãi suất lên 2.35%, lựa chọn cho cuộc họp tháng 10 và 11 có thể sẽ gồm cả 25bp.
Chứng khoán Mỹ nỗ lực hồi phục sau nhiều phiên giảm điểm khi nhà đầu tiếp tục tìm kiếm những tín hiệu đề phần nào dự báo những bước đi tiếp theo từ FED. Hai trong số ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán tăng điểm trong phiên ngày hôm qua
S&P 500 +0.30%
Dow Jones+0.46%
Nasdaq -0.26%
Trên thị trường tiền tệ, DXY thiết lập mức đỉnh mới gần sát với mức 110.0. EUR/USD một lần nữa xuống dưới mức ngang giá trong khi USD/JPY lần đầu tiên chạm mốc 140.0 kể từ năm 1998.
EUR/USD -1.06%
GBP/USD -0.66%
AUD/USD -0.79%
NZD/USD -0.64%
USD/JPY +0.90%
USD/CAD +0.22%
USD/CHF +0.39%
Vàng giảm xuống dưới mốc 1,700 USD/oz, có thời điểm chạm ngưỡng 1688.915 USD/oz. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn đồng loạt tăng,trong đó lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn ba mươi năm ghi nhận mức tăng mạnh nhất với 2.13%. Dầu WTI và dầu Brent giao dịch ở ngưỡng 86.41 USD/ thùng và 92.16 USD/thùng.
BTC hồi phục nhẹ lên mức 20,128 USD.
Lịch kinh tế hôm nay nổi bật với bảng lương phi nông nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ.
"Hiện tại, chúng tôi dự đoán Hội đồng thống đốc sẽ tăng 75 bp tại cuộc họp vào tháng 9 ... Nhìn xa hơn vào tuần tới, chúng tôi hiện dự báo mức tăng 50 bp vào tháng 10 (cao hơn so với 25 bp đưa ra trước đó), tiếp theo là hai lần tăng 25 bp nữa và đạt lãi suất 1.75% (cao hơn so với 1.5% trước đây)."
"Trong khi suy thoái kinh tế trở nên trầm trọng hoặc căng thẳng liên quan đến chủ quyền trở lại có thể dẫn đến việc kết thúc chu kỳ tăng lãi suất sớm hơn, nhưng chúng tôi thấy rủi ro nghiêng về lãi suất cuối cùng cao hơn trong trường hợp áp lực lạm phát dai dẳng hơn và tác động vòng hai mạnh hơn,”
Standard Chartered đưa ra nhận định về một mức tăng lãi suất mạnh tay hơn từ FED:
“Chúng tôi nhận định FOMC sẽ tăng 75 bp tại cuộc họp tháng 9 (tmức được đưa ra rước đây là 50 bps) và 50 bp (giống như trước đó) tại cuộc họp tháng 11 và sau đó giữ nguyên đến năm 2023."
Việc thay đổi dự báo được đưa ra trước báo cáo bảng lương phi nông nghiệp có thể có chút rủi ro, nhưng họ cho rằng sẽ thật thiếu sót nếu đưa dự báo này vào cảnh báo nguy hiểm.
Stan Chart viết: “Chúng tôi nghĩ rằng dữ liệu lao động của Hoa Kỳ sẽ phải chậm lại đáng kể để mức tăng 75 bp không xảy ra, điều này đòi hỏi con số được đưa ra thấp hơn mức kì vọng thấp nhất tại 0.3% của chúng tôi đối với tiền lương theo giờ và mức tăng 275,000 cho bảng lương phi nông nghiệp.” Stan Chart viết.
Thị trường đã thay đổi mức định giá sau bài phát biểu của Powell Jackson Hole, khi tỉ lệ dành cho 75 bp đạt 75%.
Cựu Tổng thống Donald Trump và Mazars Mỹ đồng ý cung cấp một vài hồ sơ tài chính cho Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện nhằm khép lại vụ kiện hiện tại.
Vụ án này độc lập với vụ án khác liên quan đến Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, khi vụ án đó tìm kiếm những bản khai thuế liên bang của Trump từ năm 2015 đến năm 2020.
Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện tìm kiếm những tài liệu từ năm 2019 như một phần của cuộc điều tra về xung đột lợi ích liên quan đến doanh nghiệp của ông khi ông giữ chức vụ Tổng thống và những mối quan hệ tài chính với nước ngoài
Neil Phillips, đồng sáng lập và giám đốc đầu tư của một quỹ phòng hộ có trụ sở tại Anh bị buộc tội âm mưu thao túng thị trường ngoại hối nhằm kích hoạt khoản thanh toán trị giá 20 triệu USD theo một hợp đồng quyền chọn riêng biệt.
Người này đã bị bắt tại Tây Ban Nha theo yêu cầu từ Mỹ trong tuần này, công tố viên liên bang tại New York cho biết. Theo công bố, ông bị buộc tội thao túng tỷ giá hối đoái Đô la Mỹ - Rand Nam phi vào cuối năm 2017.
Hiện công ty của Phillips vẫn chưa được lộ diện, tuy nhiên mô tả của công tố viên lại trùng khớp với Glen Point Capital, một quỹ phòng hộ vĩ mô mà ông sáng lập cùng với người đồng nghiệp cũ tại BlueBay Asset Management, Jonathan Fayman. Đáng chú ý khi số tiền từ các nhà đầu tư còn bao gồm cả tiền từ tỷ phú George Soros.
Một tài liệu được Reuters cho là đã phê chuẩn đề xuất của Ủy ban EU nhằm phá bỏ mối liên hệ giữa khí đốt tự nhiên và giá điện. Nó sẽ đưa ra một mức giá trần với giá điện của các nhà khai thác không sử dụng khí đốt. Các đề xuất cũng bao gồm các biện pháp để giảm lượng cầu.
Không còn nghi ngờ gì nữa khi bất kỳ ai kinh doanh thủy điện, điện gió, năng lượng mặt trời hoặc nhiệt điện than ở châu Âu hiện đang gặp khó khăn. Nhưng liệu áp giá trần có làm giảm động lực bổ sung hoặc đầu tư vào nguồn cung điện?
Sau một chút giành giật, cuối cùng phe bò USDJPY cũng đã đưa cặp tiền lên mức 140 nhờ báo cáo PMI sản xuất vượt kỳ vọng.
Nhưng điều đó cũng không kéo dài lâu khi mức này cũng đã khiến nhiều trader chốt lời và cặp tiền đã về lại 139.81.
Chênh lệch lợi suất Mỹ/Nhật tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cho phe bò. Trong khi BoJ vẫn giới hạn lợi suất 10 năm ở mức 0.25%, lợi suất cùng kỳ hạn của Mỹ đang tiến sát 3.3%.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm sâu khi nhà đầu tư đang cố bắt nhịp với những dữ liệu từ thị trường lao động được công bố trong tuần này trong khi chờ đợi báo cáo việc làm được đưa ra vào thứ sáu tới đây để có nhiều cơ sở dự báo động thái tiếp theo của FED trong việc tăng lãi suất. Thị trường hàng hóa cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ lệnh giãn cách của Trung Quốc, khiến triển vọng kinh tế ngày một xấu đi.
S&P500 -1.11%
Dow Jones -0.87%
Nasdaq -1.31%
Chỉ số DXY thiết lập mức đỉnh mới sau thông tin về PMI Sản xuất được công bố. EUR/USD phá vỡ thế ngang giá, giảm xuống dưới mức này. Trong khi đó, USD/JPY chạm ngưỡng 140 lần đầu tiên kể từ năm 1998.
EUR/GBP -1.02%
GBP/USD -0.73%
AUD/USD -0.36%
NZD/USD -0.47%
USD/JPY +0.59%
USD/CAD +0.31%
USD/CHF +0.46%
Vàng giảm xuống dưới mốc 1,700 USD/oz; hiện đang giao dịch tại 1695.79 USD/oz.
Giá BTC tiếp tục ở ngưỡng dưới 20,000 USD, hiện đang ở 19,905 USD.
Giá dầu WTI và dầu Brent giảm sâu, lần lượt ở 88.02 USD/thùng và 93.91 USD/thùng.
PMI sản xuất không đổi so với tháng trước tại 52.8 và cao hơn kỳ vọng 52
Chỉ số giá đã trả đạt 52.5 so với 55.5 dự kiến (tháng trước 60)
Thành phần việc làm đạt 54.2 so với 49.9 trước đó
Thành phần đơn đặt hàng mới 51.3 so với 48.0 trước đó
Một bất ngờ tích cực với kinh tế Mỹ. Chỉ số giá phải trả có vẻ đang cho tín hiệu lạm phát hạ nhiệt, còn thành phần việc làm đang củng cố cho một báo cáo NFP tốt nữa.
PMI Sản xuất tháng tám Hoa Kỳ của S&P Global đạt 51.5 điểm, con số sơ bộ là 51.3 điểm
Trước đó ghi nhận 52.2 điểm
Các đơn đặt hàng mới giảm ba tháng liên tiếp
Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
“ Sản lượng của các nhà máy ở Mỹ đã giảm hai tháng liên tiếp, nhu cầu hàng hóa hiện đã giảm ba tháng liên tiếp trong bối cảnh tác động của lạm phát tăng cao, hạn chế nguồn cung, lãi suất tăng và sự không chắc chắn ngày càng tăng của nền kinh tế về triển vọng kinh tế.
Trừ những tháng đóng cửa đại dịch ban đầu, đây là đợt suy thoái mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Đáng lo ngại hơn, nhu cầu giảm mạnh nhất được ghi nhận đối với thiết bị và máy móc kinh doanh, điều này cho thấy chi tiêu đầu tư giảm và tâm lý ngại rủi ro tăng cao. Tương tự, tăng trưởng tiền lương chậm lại và gần như đình trệ, phản ánh sự thận trọng ngày càng tăng trong việc mở rộng số lượng lực lượng lao động trước lượng cầu giảm
Nhu cầu về nguyên liệu thô giảm đã gây áp lực lên chuỗi cung ứng và giúp chuyển một phần sức mạnh định giá từ người bán sang người mua. Tương tự như vậy, chúng ta đang thấy nhiều nhà sản xuất giảm giá bán để thúc đẩy doanh số bán hàng."
Kỳ vọng lạm phát 10 năm đã giảm xuống dưới 2.5%, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8. Đồng thời, lợi suất danh nghĩa trái phiếu 10 năm cũng đã vượt mức 3.2%, đẩy lợi suất thực lên gần 0.8%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 6 năm nay.
Cùng với đó, USD cũng đang mạnh lên trông thấy, chỉ số DXY chạm mức 109.3 điểm.
Bà Lorie Logan, chủ tịch FED Dallas đã có bài phát biểu đầu tiên sau khi bắt đầu đảm nhận cương vị này từ tuần trước:
Nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là ổn định giá cả trở lại
Rõ ràng, việc hạ nhiệt lạm phát là ưu tiên hàng đầu, bởi nó đã gây ra rất nhiều khó khăn và thiệt hại cho các doanh nghiệp cũng như người dân trên toàn thế giới