Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 1/6: Tài sản rủi ro chịu áp lực bán mạnh, Dầu thô điều chỉnh phản ứng với cuộc họp của OPEC
Chứng khoán có phiên điều chỉnh thứ 2 sau phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5
- Chỉ số DJIA-0.54%
- Chỉ số NASDAQ-0.72%
- Chỉ số S&P 500-0.75%
Đà bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ chưa có dấu hiệu dừng lại. Lợi suất kỳ hạn 10 năm đã quay trở lại mốc 2.9% trong phiên giao dịch hôm qua, đóng cửa ở 2.911%.
Tình hình chiến sự tại Ukraine thêm phần căng thẳng khi Mỹ quyết định gửi tên lửa tới Thủ đô Kiev của nước này nhằm buộc Moscow đi đến đàm phán kết phúc chiến tranh.
Trên thị trường Fx, DXY tăng mạnh 0.75%, phá qua mốc 102.5 trong tối qua. Các cặp tiền chính có biến động như sau:
- EUR/USD-0.79%
- USD/JPY+1.13%
- GBP/USD-0.92%
- AUD/USD-0.02%
- USD/CAD +0.07%
- USD/CHF+0.32%
- NZD/USD-0.52%
Vàng giảm trong phiên giao dịch châu Á và châu Âu nhưng tăng mạnh trở lại trong phiên Mỹ. Giá đóng cửa ở mức $1845.98/oz (+0.5%). Dầu thô giảm phản ứng với ý định tăng sản lượng dầu của OPEC trong cuộc họp hôm qua, giá dầu thô WTI đóng dưới $115/thùng (-0.45%).
Trên thị trường tiền điện tử, BTC lao dốc trong tối qua xóa bỏ gần hết mức tăng của 4 phiên giao dịch trước đó. Giá giảm hơn $2k về $29.8k (-6.4%), tâm lý thị trường quay về mức hoảng sợ.
Nhật báo Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh chính sách zero-covid là đúng đắn
Nhật báo Nhân dân là tờ báo lớn nhất ở Trung Quốc.
Tờ báo này là chịu sự lãnh đạo của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mỹ sẵn sàng thực hiện lệnh cấm nhập khẩu từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc trong tháng này
Reuters đưa tin về luật mới của Hoa Kỳ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 6:
- Nhà chức trách Mỹ sẵn sàng thực hiện lệnh cấm nhập khẩu từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc
- Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức người Uyghur (UFLPA) là một nỗ lực nhằm cấm hàng hóa liên quan tới vi phạm nhân quyền ở Tân Cương
- Chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc đang phạm tội diệt chủng đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong khu vực, thiết lập các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác.
OPEC+ bám sát kế hoạch tăng giá dầu, bất chấp các lệnh trừng phạt của EU
OPEC nhóm họp hôm nay, Thứ Năm, ngày 2 tháng 6 năm 2022.
Reuters đưa tin rất ngắn gọn về những gì nhà đầu tư có thể mong đợi:
- Các nguồn tin cho biết OPEC+ sẽ tiếp tục duy trì mức tăng sản lượng dầu khiêm tốn hàng tháng, mặc dù chứng kiến thị trường toàn cầu thắt chặt hơn
Ngay cả khi các thành viên OPEC muốn bơm thêm nhiều dầu hơn thì họ cũng không có đủ khả năng để làm như vậy, do hạn chế về năng lực.
- OPEC ước tính có công suất dự phòng dưới 2 triệu thùng/ngày.
Cập nhật giá dầu WTI:
Trung Quốc ra lệnh cho các ngân hàng thương mại thiết lập hạn mức tín dụng 120 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng
Chính sách này đến từ Quốc vụ viện Trung Quốc. Cuộc họp do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì. Ngoài ra, các biện pháp khác cũng được đưa ra nhằm:
- Hỗ trợ nhiều hơn cho các nền tảng Internet trong nước và nước ngoài
- Hỗ trợ đối với người bị mất việc làm, thu nhập
- Lương hưu cao hơn
- Trợ cấp cho một số công nhân nhập cư
Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ từ chức trong năm nay.
Chỉ số thương mại quốc tế Q1/2022 của New Zealand giảm so với dự kiến
Cụ thể:
- Chỉ số thương mại quốc tế -0.5%, dự kiến 1.3%, quý trước -0.9%
- Giá xuất khẩu +7.8% so với quý trước, dự kiến +4.6%, quý trước +2.7%
- Sản lượng xuất khẩu -7.0% so với quý trước
- Giá nhập khẩu +7.2%, dự kiến + 4.0%, quý trước +3.8%
Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc tuyên bố các biện pháp trừng phạt thương mại đối với nước này sẽ không được gỡ bỏ
- Chính phủ mới của Úc đã và đang thực hiện các động thái hòa giải đối với Trung Quốc.
- Đại sứ Trung Quốc tại Úc cho biết Bắc Kinh sẵn sàng đối thoại mà không có điều kiện tiên quyết.
- Nhưng đặc phái viên nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt thương mại của Trung Quốc sẽ không được bãi bỏ.
- Các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hơn 20 tỷ USD hàng xuất khẩu của Australia.
Societe Generale: rủi ro từ cuộc chiến của Nga với Ukraine khiến EUR kém hấp dẫn
Ngân hàng SG thông tin về triển vọng EUR trong dài hạn:
- "EUR/USD được định giá thấp hơn so với dữ liệu kinh tế và chính sách tiền tệ hiện tại, trong khi triển vọng dài hạn rõ ràng là tích cực. Cuộc chiến ở Ukraine và đại dịch coronavirus đều buộc ta phải suy nghĩ lại về chính sách tài khóa - một điều có thể phá vỡ bế tắc đã khiến ECB trở thành nguồn hỗ trợ kinh tế duy nhất trong thập kỷ qua. Chính sách tài khóa tích cực hơn và thoát khỏi lạm phát siêu tốc có thể cho phép lãi suất thoát khỏi mức âm.
- "Sau chiến tranh, EUR/USD có nhiều khả năng giao dịch trong phạm vi 1.10-35. Mặc dù vậy, chúng tôi nghĩ rằng đồng euro hầu như không nên mua lúc này, vì tỷ giá EUR/USD có thể giảm nhiều trong vài ngày nữa nếu nguồn cung khí đốt bị cắt".
Westpac: Dự báo tỷ giá AUD/USD sẽ giảm ngắn hạn và tăng lên 0.74 trong Quý 3
Westpac cập nhật dự báo AUD / USD:
- Những gợn sóng kinh tế từ việc Nga xâm lược Ukraine tiếp tục củng cố giá năng lượng, củng cố triển vọng về thặng dư thương mại của Australia.
- Nhưng đồng Aussie vẫn gặp rủi ro trước đồng đô la Mỹ, vốn đang được hỗ trợ bởi quyết tâm của Fed trong việc tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán, một lập trường thắt chặt đáng chú ý hơn so với RBA (ít nhất là vào thời điểm hiện tại).
- Thị trường chứng khoán đã hỗ trợ AUD/USD gần đây nhưng hầu như không đứng vững, do đó, việc xảy ra một cú điều chỉnh về khoảng 0.70 hoặc thấp hơn trong tháng 6 sẽ không quá ngạc nhiên. Tuy nhiên, khả năng cặp tiền sẽ phục hồi lên 0.74 hoặc cao hơn trong Quý 3.
- Tăng trưởng của Úc sẽ mạnh hơn trong quý 2 và quý 3, hỗ trợ cho việc thắt chặt của RBA, trong khi trọng tâm chính sách của Trung Quốc một lần nữa sẽ là tăng trưởng
Đồ thị Weely của AUD/USD:
USD/CAD - Bật tăng trở lại sau đà giảm đến từ quyết định của BoC
- BoC nâng lãi suất từ 1.0% lên 1.5% đúng như dự kiến. USD/CAD giảm ngay sau tin, tuy vậy thông tin từ ISM đã đưa cặp tiền bật tăng trở lại ngay sau đó.
- Cặp tiền hiện đang giao dịch quanh mốc 1.2662 (+0.11%).
Mỹ gửi tên lửa tới Kiev hỗ trợ cho Ukraine!
Các lực lượng Nga hôm thứ Tư đã áp sát trung tâm của một thành phố công nghiệp nhằm chiếm lấy một vùng đông Ukraine, trong khi Hoa Kỳ cho biết họ sẽ cung cấp các tên lửa tiên tiến cho Kyiv để giúp buộc Moscow đàm phán kết thúc chiến tranh.
DXY tăng sau tin về dữ liệu sản xuất ISM
- DXY ghi nhận các tín hiệu tích cực sau báo cáo về dữ liệu sản xuất ISM tháng 5 của Mỹ.
- Hiện chỉ số ghi nhận mức tăng 0.626 điểm (0.63%) - giao dịch ở mốc 102.416
- Bên cạnh đó, lợi suất trái phiêu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm ghi nhận mức tăng lần lượt 87 pips và 76 pips. Đây là mức tăng cao nhất ghi nhận trong ngày hôm nay.
Cập nhật thị trường Bitcoin - Sập mạnh!
- Bitcoin chịu áp lực lớn đến từ phe gấu, khi mà tâm lý risk-off đang bao trùm trở lại đối với các loại tài sản rủi ro.
- Chứng khoán Mỹ cũng đang chịu áp lực giảm điểm, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và DXY đang bật tăng trở lại.
- Hiện đồng tiền kỹ thuật số quay lại kiểm tra mốc hỗ trợ 31,000 trên khung H1. Giá Bitcoin giao dịch tại mốc 31,181 (-2.03% so với tham chiếu).
Dữ liệu công việc của Jolts trong tháng 4 thấp hơn dự kiến
Dữ liệu về việc làm của JOLT trong tháng 4:
- Tháng trước 11.855 triệu (đã sửa đổi từ 11.549 triệu).
- Số lượng công việc theo thống kê của JOLTS là 11.400 triệu (Giảm 455,000 việc làm so với dự kiến).
- Sa thải và sa thải không tự nguyện giảm xuống mức thấp hàng loạt là 1.2 triệu trường hợp.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán giảm điểm nhẹ!
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa trong sắc xanh bao phủ các chỉ số chính. Tuy vậy áp lực giảm điểm đã đến ngay sau đó khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 2 năm và 10 năm tăng lên lần lượt 2.662% và 2.92%.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jone -0.59%
- Nasdaq -0.07%
- S&P 500 -0.60%
Cập nhật thị trường FX:
Thị trường tiền tệ quốc tế ghi nhận ngày giao dịch tương đối sôi động. USD mạnh nhất, JPY yếu nhất
BoC đã công bố tin tức về việc sẽ nâng lãi suất thêm 50 bps, tuy vậy số liệu về báo cáo ISM tại Mỹ vượt kỳ vọng đang tạo áp lực lên CAD.
EUR trong ngày hôm nay cũng chịu áp lực giảm điểm, khi mà câu hỏi về lạm phát và suy thoái tại Eurozone vẫn còn là bối cảnh khó đoán định thời gian tới (mặc dù ECB đã có kế hoạch tăng lãi suất cho đến 2023).
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EUR/USD -0.72%
- USD/JPY +1.04%
- GBP/USD -0.85%
- AUD/USD +0.00%
- USD/CAD -0.07%
- USD/CHF +0.64%
- NZD/USD -0.49%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
- Giá vàng hiện tại đang chịu áp lực giảm điểm nhẹ trên khung H1. Hiện kim loại này giao dịch tại mốc 1842 USD/ounce.
- Dầu Brent và dầu WTI ghi nhận tín hiệu hồi phục sau áp lực bán vào trưa nay, khi mà Reuter công bố báo cáo về việc sản lượng tháng 5 của OPEC tăng. Dầu Brent ghi nhận mức tăng 1.26% (117.64 USD/thùng), dầu WTI tăng 1.1% (116.9 USD/thùng).
PMI Canada tháng 5 theo công bố của S&P Global: Cao hơn ghi nhận tháng trước
- PMI trong tháng 05 của Canada ở mức 56.8 (so với 56.2 trước đó).
- Lạm phát ở mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2022.
- Số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 05 tăng.
- Sản lượng Canada ghi nhận mức cao hơn trong tháng thứ 23 liên tiếp
USD/JPY - Tiến tới kiểm tra mức kháng cự!
- USD/JPY ghi nhận phiên giao dịch thứ 3 liên tiếp tăng giá. Hiện cặp tiền tiến tới kiểm tra ngưỡng kháng cự ở vùng 129.65.
- Cặp tiền được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu đã tăng trong tuần này (lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm tăng từ 2.707% lên 2.88%).
- Nhật Bản thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng - qua đó tạo động lực tiếp tục thúc đẩy USD/JPY tăng giá.
- Hiện cặp tiền đang giao dịch ở mốc 129.384
EUR/USD - giằng co trong khu vực giữa MA 100 giờ và MA 200 giờ!
- EUR/USD di chuyển giữa MA 100 giờ và MA 200 giờ trong phiên giao dịch hôm nay. Cặp tiền đang tiến tới kiểm tra lại mức hỗ trợ MA 200 giờ.
- EUR/USD đang giao dịch ở mốc 1.0728 (thấp hơn mốc tham chiếu 0.03%). Áp lực bán từ phe gấu đã giảm dần trong phiên giao dịch tại Mỹ - so với phiên giao dịch tại Châu Âu trước đó.
Đồng Antipodean chiếm ưu thế so với USD!
- USD chịu áp lực lớn từ phe bán trong phiên giao dịch tại NewYork, khi mà hợp đồng tương lai S&P 500 đã tăng gần 20 điểm.
- Đồng CAD đang được hưởng lợi từ sự phục hồi của giá dầu. Dầu thô hôm qua đã vượt qua mốc 114 USD/thùng do báo cáo về khả năng Nga bị loại khỏi OPEC +.
- Tháng 6 thường là tháng chu kỳ đối với đồng AUD, đây là khoảng thời gian đồng Đô la Úc có xu hướng mạnh lên (có thể do nhu cầu về nhập khẩu trên thị trường quốc tế).
Cập nhật thị trường vàng: Giá vàng bật tăng trên ngưỡng hỗ trợ!
- Giá vàng bật tăng mạnh 13 USD/ounce (+0.71%) - đưa giá kim loại quý này bật mạnh lên từ dưới ngưỡng hỗ trợ (1,828) quay trở lại mức 1,841 USD/ounce trên khung H1.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ - thúc đẩy cho giá vàng tăng ngược trở lại khi chạm ngưỡng hỗ trợ.
- Theo dữ liệu phân tích từ CME, giá vàng khó có khả năng tiếp tục giảm thời gian tới. Kỳ vọng mà giới đầu tư đặt vào kim loại này là vẫn còn - qua đó thúc đẩy giá vàng đi vào xu hướng đi ngang tích lũy cho một chu kỳ giá mới.
(Xem chi tiết tại: https://dubaotiente.com/tieu-diem/phan-tich-du-lieu-cme-gia-vang-kho-co-the-giam-sau-hon-45990.html)
Quyết định của Ngân hàng Trung ương Canada và dữ liệu sản xuất ISM sẽ là tiêu điểm lịch kinh tế!
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp sẽ được cập nhật vào thứ sáu tuần này.
Dữ liệu việc làm của ADP sẽ được công bố vào ngày mai.
Các sự kiện sẽ diễn ra vào 9h tối nay:
- Quyết định của BOC
- Sản xuất ISM
- Chi tiêu xây dựng của Hoa Kỳ
- JOLTS tuyển dụng việc làm
BOC dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 50 bps vào tháng 6 (sau đó là 50 bps có khả năng sẽ tiếp tục tăng vào tháng 7).
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: USD/JPY bứt phá khi trái phiếu bị bán tháo!
Thị trường:
- AUD mạnh nhất, JPY yếu nhất
- Thị trường chứng khoán châu Âu trái chiều; HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.3%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 3 bps lên 2.875%
- Vàng giảm 0.4% xuống 1,830.05 USD
- Dầu thô WTI tăng 0.9% lên 115.71 USD
- Bitcoin giảm 0.7% xuống 31,583 USD
Đồng Dollar đang giữ ổn định trong hầu hết phiên giao dịch, tăng nhẹ so với đồng Euro, bảng Anh và Franc. Đồng bạc xanh được cho là đang phục hồi sau khi giảm trong hai tuần qua.
USD/JPY lại là cặp tiền đáng chú ý nhất, bứt phá khi trái phiếu bị bán tháo. Sự tăng vọt của lợi suất trong tuần này đang giúp củng cố cặp tiền này, tăng từ 129.10 lên 129.60 trong phiên.
Trong khi đó, đồng Dollar có mức tăng khiêm tốn với tỷ giá EUR/USD giảm 0.3% xuống 1.0705 và dao động quanh mức 1.0710-20 phần lớn trong giao dịch buổi sáng của châu Âu. Tỷ giá GBP/USD cũng hứng chịu động thái tương tự, trượt từ 1.2590 xuống 1.2560 trong phiên.
Tỷ giá AUD/USD tăng từ 0.7175 lên gần 0.7200 với khối lượng hợp đồng quyền chọn lớn ở khoảng 0.7175 giúp giữ cho cặp tiền được cố định hơn.
Thị trường chứng khoán đang diễn biến trái chiều nhưng hợp đồng tương lai của Mỹ đang tăng điểm với HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.3%. Hợp đồng tương lai DowJones đang dẫn đầu, tăng 0.5% trong ngày khi các cổ phiếu giá trị tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng.
Dữ liệu Hồ sơ thế chấp MBA của Hoa Kỳ tiếp tục sụt giảm!
Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp cho tuần kết thúc vào ngày 27 tháng 5 năm 2022
- Chỉ số thị trường 308.3 so với 315.5 trước đó
- Chỉ số mua hàng 224.1 so với 225.5 trước đó
- Chỉ số tái cấp vốn 751.6 so với 794.9 trước đó
- Lãi suất thế chấp 30 năm 5.33% so với 5.46% trước đó
Hoạt động thế chấp tiếp tục giảm trong tuần qua, báo hiệu rằng tâm lý từ thị trường nhà ở đang tiếp tục xấu đi ngay cả khi giá chưa chính xác giảm đáng kể. Chỉ số mua đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020 với chỉ số tái cấp vốn ở mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2019.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ: Hoa Kỳ toàn dụng lao động, nhưng lạm phát quá cao!
Nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen
• Lạm phát là ưu tiên hàng đầu của tổng thống Biden, các nhà hoạch định chính sách cần phải tập trung giải quyết
• Giữ cho các cảng ở California luôn hoạt động là điều quan trọng để không làm trầm trọng thêm các vấn đề của chuỗi cung ứng
Bà Yellen đã thừa nhận trước đó rằng cô đã đánh giá sai về lạm phát, sau khi nói rằng lạm phát chỉ gây ra một "rủi ro nhỏ" vào năm ngoái.
USD/CAD lao dốc xuống đáy tháng!
Cặp USD/CAD đã lao dốc từ mức tăng nhẹ trong ngày và giảm xuống dưới mức 1.2600 trong nửa đầu của phiên giao dịch châu Âu, trở lại gần mức thấp nhất trong hơn một tháng. Tuy nhiên, tỷ giá hiện tại đã phục hồi, gần như không đổi trong ngày quanh 1.2643!
Giá dầu thô nhích cao hơn vào thứ Tư và đảo ngược đà giảm ngày hôm qua trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đồng ý với lệnh cấm một phần và theo giai đoạn đối với nhập khẩu dầu từ Nga. Ngoài ra, kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu ở Trung Quốc đóng vai trò như một luồng gió cho vàng “đen”. Chính động thái này đã ngăn cản sự bứt phá của USD/CAD.
Mặt khác, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đang hỗ trợ cho USD và các nhà đầu tư cũng có thể hạn chế đặt cược mạnh và chờ đợi quyết địnhchính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Canada. (Ngân hàng trung ương Canada dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 bps).
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 4 của Eurozone: 6.8%, ngang mức dự kiến
Trước đó chỉ số này cũng đạt 6.8%
Tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng euro vẫn không thay đổi, duy trì tại mức thấp kỷ lục 6.8%.
PMI sản xuất tháng 5 của Vương quốc Anh: 54.6, bằng mức trước đó
Chỉ số này không thay đổi so với ước tính ban đầu, tái khẳng định mức tăng trưởng sản xuất của Vương quốc Anh đang ở mức thấp nhất trong 16 tháng vào tháng Năm. Đáng chú ý, tăng trưởng sản lượng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái với ngành hàng tiêu dùng yếu đang kém nhất. Bên cạnh đó, lạm phát chi phí đầu vào và giá đầu ra tiếp tục tăng, chỉ giảm nhẹ so với mức cao nhất của tháng Tư.
Thủ tướng Đức: Tái khẳng định cần phải "phanh nợ" vào năm 2023
Các nhà hoạch định chính sách của Đức đã thúc đẩy đề xuất này, khôi phục lại chính sách "phanh nợ" trong một thời gian đang xoay vòng lạm phát theo hướng có lợi cho họ. Họ cho rằng chính phủ cần tránh các khoản chi tiêu gây ra lạm phát, cụ thể là các khoản trợ cấp dài hạn như trợ cấp cho nhà mới hoặc ô tô điện.
Giá dầu đang phục hồi trở lại
Giá dầu ngày hôm qua đã giảm xuống gần 114.15 nhưng được bảo vệ bởi đường trung bình động 100 giờ, trước khi phục hồi trở lại mức 116.70 vào thời điểm hiện tại.
Hành động giá ngày hôm qua cho thấy mốc 120 USD sẽ là chìa khóa để WTI tiếp tục tăng. Hiện tại, đà tăng giá vẫn đang được duy trì bởi phe mua.
PMI sản xuất Eurozone tháng 5 có gì đáng chú ý?
PMI sản xuất tháng 5 của Pháp: 54.6, cao hơn 54.5 trước đó
Dữ liệu thực tế ít thay đổi so với ước tính ban đầu do hoạt động sản xuất của Pháp chậm lại, xuống mức thấp nhất trong bảy tháng. Lạm phát gia tăng và các vấn đề về chuỗi cung ứng tiếp tục ảnh hưởng đến ngành sản xuất nước này.
PMI sản xuất tháng 5 của Đức có gì đáng chú ý?
PMI sản xuất tháng 5 của Ý: 51.9, thấp hơn 53.5 dự kiến
Trước đó đạt 54.5
PMI sản xuất Thụy Sĩ tháng 5: 60.0, thấp hơn 61.0 dự kiến
Trước đó đạt 62.5
Nhìn chung lĩnh vực sản xuất của Thụy Sĩ vẫn phát triển khá ổn định. Các vấn đề về chuỗi cung ứng cũng đang giảm dần, thúc đẩy triển vọng lạc quan hơn cho nền kinh tế.
PMI sản xuất tháng 5 của Tây Ban Nha: 53.8, cao hơn 52.0 dự kiến
Trước đó đạt 53.3
Lĩnh vực sản xuất của Tây Ban Nha tiếp tục tăng trưởng trong tháng 5 nhưng có những lo ngại về lượng cầu giảm và lạm phát gia tăng đối với triển vọng kinh tế tổng thể của nước này.
Thị trường chứng khoán khởi sắc đầu phiên Âu
- Eurostoxx +0.6%
- DAX +0.6%
- CAC 40 +0.6%
- FTSE +0.4%
- IBEX +0.5%
Các nhà đầu tư đang thể hiện tâm lý lạc quan hơn bất chấp những khó khăn được thấy từ dữ liệu kinh tế của Pháp và Đức. Hiện tại cả thị trường chứng khoán và trái phiểu đều đang khởi sắc.
Hợp đồng tương lai của Mỹ cũng đang có dấu hiệu tích cực, HĐTL S&P 500 tăng 0.2%, HĐTL Nasdaq tăng 0.1% và HĐTL Dow Jones tăng 0.5%.
USD/JPY tiếp tục tăng cao
Sau khi chạm mức cao chỉ trên 131.00 vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, cặp tiền này đã giảm trở lại khi lợi suất trái phiếu giảm trong ba tuần qua. Đây là điều cần thiết sau quãng thời gian cặp này tăng giá liên tục từ 116.00 lên 130.00.
Khi lợi suất trái phiếu tăng cao hơn trong tuần này, tỷ giá USD/JPY cũng tăng cao hơn.
Deutsche: ECB có thể sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất 50 bps trong quý 3
Công ty này nói rằng "có nhiều khả năng sẽ vào tháng 9 hơn tháng 7". Trước đó họ dự đoán sẽ có 2 lần tăng 25 bps vào tháng Bảy và tháng Chín.
"Mức tăng 50 bps không phải là không hoàn toàn phù hợp.. Chúng tôi cho rằng ECB đang đánh giá thấp mức độ lạm phát hiện nay và chúng tôi hy vọng mức tăng 50 bps sẽ được ủng hộ trong thời gian tới."
Số liệu doanh số bán lẻ tháng 4 của Đức có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ tháng 4 của Đức giảm mạnh 5.4% so với tháng trước, dự báo giảm 0.2%
- Doanh số bán lẻ giảm 0.4% so với cùng kỳ năm ngoái, dự báo tăng 4.0%