Chủ tịch Fed St. Louis: Mối nguy là lạm phát quá cao
Ông James Bullard tiếp tục có một số bình luận về tình hình kinh tế và chính sách:
- Điều nguy hiểm là lạm phát trở nên quá cao và quá dai dẳng, và đây không phải mục tiêu trong khuôn khổ chính sách của Fed
- Kinh tế Mỹ đã thích nghi rất tốt với đại dịch, và điều này sẽ tiếp tục
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp không phải là một vấn đề quá lớn
Chứng khoán Mỹ mở cửa trái chiều hậu NFP
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hiện tại vẫn chưa xác định rõ hướng đi đầu phiên cuối tuần, khi giới đầu tư tiếp tục đánh giá rủi ro Covid, lạm phát và "tiêu hóa" báo cáo NFP hôm nay. Chỉ số Dow Jones tăng nhẹ 0.1%. Chỉ số S&P 500 tăng 0.23% và chỉ số Nasdaq giảm 0.23%.
Con số chính thức khá thất vọng: chỉ 210 nghìn việc làm mới so với kỳ vọng 550 nghìn, cũng là mức tăng thấp nhất trong năm, nhưng báo cáo NFP vẫn còn điểm sáng là thất nghiệp giảm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng. Đó là lý do khiến USD đang tăng dù số liệu khiêm tốn, Đồng tiền duy nhất đang tăng so với USD là CAD, sau báo cáo lao động không thể tốt hơn:
- Chỉ số DXY tăng 0.17% lên 96.3 điểm
- EUR giảm 0.15%
- GBP giảm 0.4%
- AUD giảm 0.84%
- NZD giảm 0.7%
- JPY giảm 0.32%
- CHF chưa đổi
- CAD tăng 0.33%
Vàng tăng nhẹ 0.2% lên 1,771. Cũng như các đồng tiền khác, vàng cũng đã tăng để rồi lại đảo chiều giảm sau báo cáo NFP. Dầu WTI tăng hơn 2% lên $68.9/thùng.
Chủ tịch Fed St. Louis: Fed nên loại bỏ hỗ trợ chính sách tiền tệ
Theo ông James Bullard:
- Fed nên cân nhắc thắt chặt nhanh hơn trong cuộc họp tới
- Lạm phát đã tăng vọt tại Mỹ trong năm 2021
- Lạm phát giá tài sản cũng rất nghiêm trọng
- GDP đã hồi phục và sẽ tiếp tục tăng, thị trường lao động còn nhiều vấn đề nhưng sẽ được giải quyết
- Vẫn còn quá sớm để đánh giá ảnh hưởng của chủng Omicron
Toàn cảnh báo cáo lao động Canada
Trong tháng Mười Một, Canada ghi nhận thêm 153.7 nghìn việc làm mới, gấp gần 5 lần kỳ vọng 35 nghìn. Ngoài ra:
- Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6%, thấp hơn kỳ vọng 6.6%
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữ nguyên ở mức 65.3%
- Công việc toàn thời gian + 79.9 nghìn so với + 36.4 nghìn của tháng trước
- Công việc bán thời gian + 73.8 nghìn so với -5.2 nghìn của tháng trước
Nhìn chung, một báo cáo không thể tốt hơn, và đồng CAD đang tăng 0.32% so với USD.
Thị trường phản ứng ra sao sau báo cáo NFP?
Báo cáo NFP ghi nhận thêm 210 nghìn việc làm mới, thấp hơn kỳ vọng 550 nghìn. Phản ứng dễ hiểu là đô la suy yếu. Chỉ số DXY chạm đáy ngày tại 95.96 điểm. Các đồng tiền khác đều tăng mạnh so với USD. Tuy nhiên, tới giờ gần như tất cả đã đảo chiều trở lại và có vẻ mọi thứ như chưa có chuyện gì xảy ra. Vàng bật tăng lên 1,778 để rồi lại giảm thêm $10 về 1,768, gần như không đổi trong ngày. EURUSD cũng đã chạm đỉnh 1.1333 để rồi lại đảo chiều về 1.1297. CAD là đồng tiền duy nhất giữ lại được chút gì đó, khi hiện tăng 0.2% nhờ báo cáo lao động tốt.
Tăng trưởng lao động tại Mỹ chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm
Báo cáo NFP tối nay ghi nhận mức tăng trưởng việc làm thấp nhất trong năm nay, cho thấy khó khăn trong việc thu hút lao động tại Mỹ, với chỉ 210 nghìn việc làm, không bằng một nửa kỳ vọng 550 nghìn và giảm gần 340 nghìn so với tháng trước.
Điểm sáng của báo cáo tháng Mười Một là tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 4.2%, còn tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng lên 61.8%.
USD đang suy yếu nhẹ trong phiên hôm nay, về mức 96 điểm.
Dầu thô hồi phục gần 10% hậu OPEC+
Dầu thô đang tiếp tục hồi phục trong phiên hôm nay, hiện tăng 1.26% lên $68.2/thùng. Như vậy, dầu đã tăng hơn $6, hay gần 10% kể từ mức đáy lập sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày như dự kiến ban đầu, trái ngược với kỳ vọng hoãn tăng của nhiều chuyên gia. Tuy nhiên, một số cũng nhận định rằng OPEC+ đang tự tin với nhu cầu dầu tương lai, và chủng Omicron sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng. Đây cũng chính là lý do khiến tâm lý với dầu ổn định hơn và giúp dầu tiến sát trở lại $70.
Hàn Quốc: Lạm phát lập đỉnh 10 năm trong tháng 11 - UOB
Nhà kinh tế tại Ngân hàngUOB Ho Woei Chen, CFA, bình luận về việc công bố số liệu lạm phát mới nhất ở Hàn Quốc.
Những ý chính trong bài phát biểu:
“Lạm phát tăng bất ngờ vào tháng 11. Lạm phát chính tăng tốc lên 3.7% so với cùng kỳ, 0.4% so với tháng trước. Đây là mức đỉnh mới trong thập kỷ và đánh dấu tháng thứ 8 liên tiếp tỷ lệ lạm phát cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK). ”
“Chỉ số giá tiêu dùng lõi (không bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và dầu) đã giảm xuống 2.3% so với mức 2.8% trong tháng 10. So với tháng trước, CPI lõi đã tăng 0.1% so với mức tăng 0.3% trong tháng 10 ”.
“Với lạm phát từ đầu năm đến nay là 2.3%, lạm phát trung bình cả năm có thể là 2.4% trong năm nay, vượt một chút so với dự báo đã sửa đổi của BOK. BOK đã nâng dự báo lạm phát trong tháng 11 lên 2.3% cho năm 2021 (từ 2.1%) và 2.0% cho năm 2022 (từ 1,5.%). Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ duy trì trên mục tiêu của BOK trong 6 tháng đầu năm 22 trước khi điều chỉnh vào cuối năm. ”
“Với sự gia tăng của lạm phát trong tháng 11 cũng như dữ liệu kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, chúng tôi tiếp tục dự kiến đợt tăng lãi suất BOK tiếp theo trong quý 1/2022, có thể là tại cuộc họp vào tháng Hai.”
Những suy đoán trước Báo cáo việc làm của Mỹ
Báo cáo việc làm được công bố trong ngày hôm nay là chìa khóa để những người nhà cầm quyền Fed đánh giá liệu FOMC có tăng tốc độ mua tài sản vào cuộc họp tiếp theo hay không.
Nhìn chung, số liệu cho thấy các nhà tuyển dụng có thể đã thêm 550,000 công nhân vào tháng 11, tăng nhẹ so với con số 531,000 của tháng 10.
Bloomberg Economics thậm chí còn tự tin khi dự báo con số lên tới 700,000 khi chính sách các gói trả lương cao hơn thúc đẩy tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp có thể đã giảm 0.1% xuống còn 4.5%.
BOE: Tác động kinh tế của Omicron là yếu tố chính cho cuộc họp tháng 12
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách BOE, Michael Saunders
• Các kế hoạch hiện tại không chắc chắn đối với biến thể Omicron.
• Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng kinh tế.
• Trong việc xem xét nếu và khi nào điều chỉnh tỷ giá, luôn có trường hợp phải chờ số liệu vĩ mô.
• Nhưng việc tiếp tục trì hoãn cũng có thể gây tốn kém.
• Sự chậm trễ có thể đòi hỏi sự thắt chặt chính sách đột ngột và khó khăn hơn sau đó.
• Có khả năng là bất kỳ sự gia tăng lãi suất ngân hàng nào cũng sẽ bị hạn chế.
Giám đốc điều hành BioNTech: "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ cần một loại vắc xin mới chống lại COVID-19"
Giám đốc điều hành BioNTech, Ugur Sahin, nhận xét
• Câu hỏi là khi nào chúng ta sẽ cần nó
• Chúng tôi có thể tạo ra Vaccine COVID-19 tương đối nhanh chóng
• Không rõ liệu những người được tiêm chủng có được miễn nhiếm với biến thể mới hay không
• Khả năng sẽ tránh được các triệu chứng nguy hiểm
• Tin tưởng rằng những người đã được tiêm phòng và những người được tiêm nhắc lại sẽ có đủ khả năng chống lại các triệu chứng nặng
Có vẻ như toàn cầu sẽ hướng tới một thế giới được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng điều rút ra ở đây là không có đủ thông tin để kết luận rằng biến thể omicron có nghiêm trọng hơn và ngay cả khi có, các nhà sản xuất vắc xin có thể nhanh chóng tìm ra phương pháp để chống lại điều đó trong vài tháng.
Doanh số bán lẻ tháng 10 của Eurozone đạt mức kỳ vọng
Dữ liệu mới nhất do Eurostat phát hành - ngày 3/12/2021
Doanh số bán lẻ tháng 10 của Eurozone nâng mức tăng lên 0.2% phù hợp với dự báo trước đó.
Trong khi đó, doanh thu bán lẻ vượt qua kỳ vọng lên +1.4% so với +1.2% dự kiến.
Nguyên nhân chính cho mức tăng này là do người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng không phải thực phẩm - đặc biệt là thiết bị trực tuyến - trong tháng 10. Điều đó nói lên rằng, trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao và lo ngại về vi rút, người ta kỳ vọng việc tiêu thụ sẽ thận trọng hơn vào cuối năm.
AUD và NZD tiếp tục “sa lầy”
Đồng bạc xanh giữ ổn định trong hầu hết phiên, tâm lý rủi ro không thay đổi nhiều.
Tỷ giá AUD/USD hiện giảm 0.6% xuống 0.7049 với NZD/USD cũng chịu hoàn cảnh tương tự với mức giảm 0.62% xuống 0.6765 do cả hai cặp đều đang chạm mức thấp nhất trong ngày.
Theo nhà phân tích từ Forexlive, thì mức giảm này chỉ mang tính kỹ thuật nhiều hơn là ảnh hưởng do các thông tin vĩ mô.
Nhìn ở khía cạnh khác, hôm nay là một phiên giao dịch trầm lắng với các chỉ số châu Âu giữ mức tăng nhẹ trong khi hợp đồng tương lai của Mỹ vẫn cân bằng giữa các thông tin về omicron và dự đoán về báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ ra mắt vào cuối ngày.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm ít thay đổi quanh mức 1.444% nhưng giảm nhẹ trước đó xuống gần 1.42% trong giao dịch tại Châu Á Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, dầu cũng đang duy trì một mức tăng khá tốt với gần 3% lên mức 68.50 USD.
Chỉ số Dịch vụ trong tháng 11 của Vương quốc Anh giảm nhẹ
Dữ liệu mới nhất do Markit/CIPS phát hành - ngày 3/12/2021.
Chỉ số PMI tổng hợp đạt 57.6 so với 57.7 trước đó.
Hoạt động kinh doanh đạt mức cao nhất trong 5 tháng nhưng điểm nổi bật chính trong báo cáo là áp lực giá cả gia tăng khi dữ liệu cho thấy một đợt lạm phát mạnh, do giá nhiên liệu, tiền lương và hóa đơn điện nước tăng cao.
Đáng chú ý, giá các nhà cung cấp dịch vụ tính cũng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 7/1996. Markit lưu ý rằng:
"Theo dữ liệu PMI mới nhất, áp lực giá cả tăng cao không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn nền kinh tế Anh. Chỉ số đơn đặt hàng tăng mạnh lên mức đỉnh trong 5 tháng gần đây trong tháng 11, chỉ số việc làm mạnh, tồn đọng duy nhất là vấn đề về cung ứng.”
"Tốc độ phục hồi tổng thể có vẻ đã tăng nhanh hơn so với quý 3/2021, với tăng trưởng sản lượng chủ yếu do dịch vụ thúc đẩy, khi các nhà sản xuất phải vật lộn với tình trạng thiếu nguyên liệu thô và các thành phần quan trọng.
"Tuy nhiên, phần lớn các câu trả lời cho khảo sát trong tháng 11 đã được báo cáo trước khi có tin tức về biến thể Omicron, biến thể này có khả năng làm chệch hướng triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn và gia tăng sự gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế.
"Khách sạn là lĩnh vực hoạt động hiệu quả hàng đầu của nền kinh tế Vương quốc Anh trong những tháng gần đây và việc nới lỏng các hạn chế đi lại với quốc tế đã tạo ra một sự thúc đẩy đáng kể cho doanh số xuất khẩu trong tháng 11. Kể cả vậy, các công ty phát triển nhanh nhất của ngành dịch vụ cũng chịu tác động do hạn chế đại dịch chặt chẽ hơn, đặc biệt là khi chúng ta sắp đến giai đoạn quan trọng."
Barclays dự báo mức tăng hạn chế đối với cổ phiếu trong năm tới
Barclays đặt mục tiêu chỉ đạt là 4,800 cho S&P 500 vào năm 2022.
Đây là kịch bản cơ bản, dựa trên quan điểm rằng "tích trữ tiền mặt của hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tăng trưởng ở mức khiêm tốn".
Tuy nhiên, tập đoàn cũng nêu ra những rủi ro chính đối với triển vọng là "rắc rối dai dẳng của chuỗi cung ứng, sự thay đổi của xu hướng tiêu thụ hàng hóa và thị trường khó khăn tại Trung Quốc."
OECD: Gói kích thích kinh tế của Nhật Bản sẽ thúc đẩy nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ
Tổng thư ký OECD Mathias Cormann nói rằng ông tin gói kích thích của Nhật Bản sẽ thúc đẩy sức mạnh phục hồi kinh tế, nhưng việc lên kế hoạch và thực hiện sẽ rất quan trọng.
Nhật Bản đang ở một vị thế không mấy khả quan khi tỷ lệ nợ trên GDP ở mức cao, và cách tốt nhất để giảm tỷ lệ nợ trên GDP thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Đó là yếu tố quan trọng để tăng ngân sách chính phủ, cải thiện năng suất dịch vụ công để củng cố chính sách tài khóa.
Chủ tịch ECB: Rất khó có khả năng tăng lãi suất vào năm 2022
Chủ tịch ECB bà C.Lagarde cho rằng sẽ ngừng chương trình thu mua khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) vào tháng 3, tuy nhiên vẫn cần một số thông tin rõ ràng hơn về thị trường vào tháng 12.
Thị trường đang mong đợi một số cam kết và hướng đi vững chắc hơn nhưng Lagarde dường như không muốn điều đó ngay bây giờ.
Chứng khoán châu Âu hoạt động sôi động đầu phiên giao dịch
Thị trường chứng khoán châu Âu mở đầu phiên giao dịch với một tâm thế lạc quan, tác động từ Omicron dường như đã chấm dứt.
Chỉ số DAX, CAC40 và Stoxx50 tăng 0.9%, và chỉ số FTSE 100 tăng gần 0.6%
USD đang là đồng tiền có sức mạnh áp đảo trên thị trường ngoại hối, chỉ số DXY tăng 0.1%
- Đồng NZD và AUD là 2 đồng tiền yếu nhất giảm lần lượt là -0.58% và -0.47%
- GBP giảm -0.17%
- EUR giảm -0.06%
Dầu đã có nhịp hồi nhẹ lên mốc $68.65/thùng ( +2%), vàng biến động nhẹ, giao dịch quanh mốc $1,768/oz
Bộ trưởng y tế Pháp: Đỉnh điểm làn sóng Covid-19 mới có thể lên "rất cao"
Bộ trưởng Y tế Pháp O.Véran cho rằng làn sóng đại dịch này có thể đạt đỉnh vào tháng Giêng, và lần này sẽ là 1 đỉnh cao mới.
Có vẻ như Veran đang bị khuất phục bởi thực tế là biến thể omicron dần lan rộng trên khắp châu Âu, và có thể soán ngôi delta trở thành chủng nguy hiểm nhất trong khu vực.
WHO sẽ đưa ra những phát hiện mới của họ về Omicron trong vài ngày tới.
Nhà khoa học của WHO thông báo trong vài ngày tới sẽ biết được vắc-xin covid có hiệu quả như thế nào khi các nghiên cứu khẩn cấp đã bắt đầu được thực hiện.
Khoảng 450 nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã bắt đầu làm việc để phân lập biến thể đột biến cao từ các mẫu bệnh, nuôi cấy nó trong phòng thí nghiệm, xác minh trình tự gen của nó và thiết lập các phương pháp để kiểm tra nó trong các mẫu huyết tương.
Nhật Bản sẽ đệ trình luật mới để cải thiện chuỗi cung ứng vào năm tới
Thủ tướng Nhật Bản F.Kishida cho biết, ông sẽ đệ trình luật mới để thúc đẩy chuỗi cung ứng và bảo đảm cơ sở hạ tầng cốt lõi trong kỳ họp quốc hội vào năm tới.
Điều này xảy ra sau khi chính phủ Nhật Bản cam kết triển khai chi tiêu tài khóa không do dự để đối phó với đại dịch Covid, quy trình dự thảo của chính phủ cho ngân sách tài khóa 2022 sẽ được công bố vào hôm nay.
Chủ tịch Fed Cleveland: Biến thể Omicron có khả năng sẽ gây ra lạm phát ở Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times (FT), Chủ tịch Fed Cleveland, Loretta Mester, đưa ra những bình luận "hawkish" về tương lai của lãi suất trong năm tới đồng thời cảnh báo về những rủi ro từ biến thể Omicron:
- Omicron có khả năng sẽ gây ra lạm phát ở Mỹ.
- Biến thể có thể khiến tình trạng khủng hoảng chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu công nhân xấu đi.
- Nỗi sợ hãi về vi rút vẫn là một trong những yếu tố ngăn cản mọi người quay trở lại làm việc.
- Chúng ra phải chấp nhận rủi ro rằng những con số lạm phát cao liên tục có thể tăng mạnh hơn.
- Nền kinh tế lại có phản ứng tốt hơn với những biến thể này.
- Các ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng nhu cầu đã được giảm bớt, nhưng chúng tôi nhận thấy những ảnh hưởng này đều liên quan đến vi rút.
- Sẽ ủng hộ ít nhất một lần tăng lãi suất vào năm tới, và 2 lần tăng sẽ phù hợp hơn.
Phản ứng thị trường:
Những nhận xét trên có rất ít hoặc thậm chí không ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ, vì nó giao dịch không đổi ở mức 96.16 so với các đối thủ lớn của nó, tại thời điểm này. Thị trường đang chờ đợi US NFP đưa ra một hướng giao dịch mới.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ kêu gọi bãi bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nói rằng Trung Quốc đang giảm thời gian phê duyệt nhập cảnh cho các giám đốc doanh nghiệp Mỹ xuống dưới 10 ngày.
Ông kêu gọi sớm bãi bỏ thuế quan bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc.
Ông cũng đề xuất Trung Quốc làm cho thử nghiệm COVID-19 thuận tiện hơn, sẽ cho phép làm việc trong thời gian cách ly.
Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật để tránh sự đóng cửa Chính phủ.
Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật để tránh sự đóng cửa Chính phủ.
Cần có 60 phiếu bầu, và dự luật được thông qua với tỷ lệ 68-29 (một số Thượng nghị sĩ không ở Washington ngày hôm nay và không thể tham dự cuộc bỏ phiếu).
Dự luật hiện đang được đưa tới Tổng thống Mỹ Biden ký. Dự luật sẽ hỗ trợ cho chính phủ cho đến giữa tháng 2 (ngày 18). Các cuộc đàm phán về nợ trần vẫn tiếp tục và một cuộc bỏ phiếu về việc này dự kiến sẽ tổ chức vào giữa tháng 12.
Goldman Sachs có nhận định gì về báo cáo NFP tối nay?
Goldman Sachs đang có kỳ vọng khá lớn với báo cáo việc làm NFP công bố tối nay. Ngân hàng này dự báo Mỹ sẽ có thêm 575 nghìn việc làm mới, cao hơn kỳ vọng chung là 550 nghìn, đồng thời thất nghiệp sẽ đạt 4.5%.
Thị trường hiện khá trầm lắng trong lúc chờ đợi báo cáo NFP, chỉ số DXY hiện ở mức 96.15 điểm, gần như không đổi trong ngày.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Hai đồng Antipodean suy yếu!
Đồng USD chưa có xu hướng rõ ràng trong phiên Á khi chỉ số DXY chỉ tăng nhẹ 0.06% lên 96.19.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.06% xuống 1.1293.
- Trong khi đó hai đồng Antipodean giảm mạnh khi tâm lý rủi ro suy yếu. Tỷ giá AUD/USD giảm 0.36% xuống 0.7068 và NZD/USD giảm 0.39%.
- Cặp USD/JPY không thay đổi nhiều quanh mốc 113.14.
Giá cước vận chuyển đường biển đối với hàng hóa từ châu Á đến Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7!
Giá cước vận chuyển đường biển đối với hàng hóa được vận chuyển đến cả hai bờ biển lớn của Hoa Kỳ từ châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7, phản ánh sự suy giảm nguồn cung. Trên tuyến Thượng Hải đến Los Angeles, giá cước đối với một container 40 feet đã giảm 3.8% trong tuần qua xuống còn 9,698 USD, theo Drewry World Container Index. Đối với bến New York, tỷ giá giảm 4.9% xuống còn 12,582 USD.
Bộ trường Tài chính Mỹ cho rằng Fed cần ngăn chặn bất kỳ vòng xoáy tiền lương - giá cả nào xuất hiện!
Janet Yellen cho biết nhiệm vụ của Fed là ngăn chặn bất kỳ "vòng xoáy tiền lương - giá cả" (kịch bản mà lương tăng và giá cũng tăng) nào xuất hiện, và bà hiểu "lý do" đằng sau các kế hoạch cắt giảm của Ngân hàng Trung ương. Diễn biến tiền lương và giá cả sẽ là những dấu hiệu chính cần theo dõi để phát hiện xem liệu nền kinh tế Mỹ có "quá nóng" hay không, Bộ trưởng Tài chính cho biết.
Các quan chức Fed có những bình luận ngày càng "hawkish" hơn!
Các quan chức Fed đang tỏ ra ngày càng "hawkish". Ông Raphael Bostic đã kêu gọi kết thúc việc mua tài sản của ngân hàng trung ương này vào cuối quý đầu tiên năm 2022, cho rằng có thể thích hợp để chuẩn bị tăng lãi suất. Mary Daly cũng đề xuất thu hẹp QE "nhanh hơn dự kiến.". Trong khi đó Phó Thống đốc sắp mãn nhiệm Randal Quarles đồng ý với các quan điểm trên khi cho biết Fed nên tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 02/12: Chứng khoán Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 sau 2 phiên giảm mạnh!
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 khi những nhà đầu tư muốn "bắt đáy" một số cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bán tháo kéo dài hai ngày qua. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước tại Hoa Kỳ tăng ít hơn so với dự báo cho thấy có thêm tiến bộ trong thị trường việc làm. Thống đốc Fed Randal Quarles, Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic và người đồng cấp ở San Francisco Mary Daly đã bày tỏ quan điểm đẩy nhanh việc loại bỏ hỗ trợ chính sách trong bối cảnh lạm phát cao hơn.
- Chỉ số S&P 500 tăng 1.42% lên 4577.09 điểm
- Chỉ ố Nasdaq 100 tăng 0.71% lên 15990.76 điểm
- Chỉ số Dow Jones tăng 1.8%
Giá dầu bật tăng trở lại mặc cho quyết định tăng sản lượng hôm thứ Năm của OPEC+ khi triển vọng tăng giá dài hạn chưa lung lay. Giá dầu thô tại Mỹ kết thúc phiên tại mốc $67.4/thùng
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD chưa có xu hướng rõ ràng khi chỉ số DXY đi ngang quanh mốc 93.10.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.2% xuống 1,1300
- Bảng Anh tăng 0.2% lên 1,3299 USD
- Cặp USD/JPY tăng 0.3% lên 113.17 một đô la
Mỹ: Không thay đổi kế hoạch xả trữ dầu
Sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng dầu thêm 400 nghìn thùng/ngày đúng như dự kiến ban đầu, Mỹ cũng đã đưa ra quyết định không thay đổi kế hoạch xả trữ dầu chiến lược, dù giá dầu đã giảm rất mạnh trong vài phiên gần đây.
Dầu thô sau một số biến động hậu OPEC+ đã hồi phục trở lại lên $65.5/thùng, gần như không đổi trong ngày.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Mong là đại dịch sẽ không kìm hãm hoàn toàn hoạt động kinh tế
Theo bà Janet Yellen:
- Các gói kích thích kinh tế đã kích cầu hỗ trợ đà hồi phục
- Các gói kích thích kinh tế cũng đã thổi phồng lạm phát, nhưng yếu tố chính vẫn là đại dịch
- Chưa rõ tại sao tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lại đang giảm
- Thiếu hụt lao động đang bắt đầu gây áp lực lên lương
- Bình thường hóa chính sách sẽ giải tỏa áp lực
- Chính quyền Biden sẽ làm mọi thứ có thể trong việc phối hợp với mảng tư nhân nhằm hạn chế các vấn đề của chuỗi cung ứng
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 2/12: Chứng khoán trái chiều, USD suy yếu, nhưng dầu thô mới là tâm điểm
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đang chào phiên hôm nay khá trái chiều: Trong khi chỉ số Dow Jones tăng mạnh 0.5%, chỉ số S&P 500 tăng 0.1%, chỉ số Nasdaq lại đang suy yếu nhẹ (-0.2%). Tình hình này trái ngược với sự ảm đạm trên thị trường chứng khoán châu Âu, khi các chỉ số chính như DAX, CAC, MIB và cả Stoxx 600 đều đang giảm tới gần 2% trước lo ngại chủng Omicron.
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đang có phần suy yếu nhẹ, chỉ số DXY giảm 0.2%, tuy nhiên, phần lớn biến động đang đến từ EUR và GBP. Hầu như các đồng tiền khác đều chưa có nhiều thay đổi, hoặc thay đổi rất nhẹ. Sự trầm lắng này có thể đến từ việc thị trường chờ đợi tình hình dịch bệnh, đồng thời chờ đợi báo cáo lao động NFP công bố tối mai trước khi có những động thái tiếp theo:
- EUR tăng 0.24%
- GBP tăng 0.27%
- AUD giảm 0.13%
- NZD chưa có nhiều thay đổi
- JPY giảm 0.07%
- CHF tăng 0.07%
- CAD chưa có nhiều thay đổi
Vàng giảm 0.82% xuống 1,767. Dầu thô cũng giảm mạnh 2% sau khi Nga đề xuất với các quốc gia OPEC+ giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày trong tháng Một, bất chấp nhu cầu có thể bị gián đoạn do dịch bệnh.
OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày như dự tính ban đầu. Dầu thô giảm mạnh
Theo Amena Bakr, phóng viên trưởng của OPEC+, có vẻ như OPEC+ sẽ tiếp tục tăng sản lượng dầu thêm 400 nghìn thùng/ngày trong cuộc họp hôm nay, với sự đồng ý của tất cả bộ trưởng năng lượng các quốc gia thành viên.
Sau tin này, dầu WTI chạm đáy ngày tại hơn $62/thùng, tuy nhiên hiện tại đang có dấu hiệu hồi phục, dù vẫn giảm hơn 3% trong ngày.
Thủ tướng Đức: Đức sẽ áp đặt một số lệnh giới nghiêm hạn chế lây nhiễm. EURUSD suy yếu từ đỉnh
Bà Angela Merkel hôm nay đã nói rằng các bệnh viện tại Đức đang quá tải trước tình hình Covid tại đây, và nói rằng Đức sẽ áp đặt một số lệnh giới nghiêm hạn với những người chưa được tiêm vắc xin và hạn chế tụ tập đông người.
Sau tin này, EURUSD đang giảm từ đỉnh ngày 1.1347 xuống quanh mức 1.1333.
Anh ghi nhận ca nhiễm chủng Omicron không rõ nguồn lây
Theo Financial Times, Anh đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Covid Omicron chưa rõ nguồn lây. Như vậy, Anh đang đứng trước nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao từ chủng Omicron.
Sau tin này, GBPUSD chưa có quá nhiều biến động, tuy nhiên cũng đã giảm từ đỉnh ngày 1.3333 xuống 1.3316.
Số liệu xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tuần này có gì mới?
Trong tuần cuối cùng của tháng Mười Một, Mỹ ghi nhận thêm 222 nghìn đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp mới, ít hơn kỳ vọng 240 nghìn. Sau báo cáo ADP hôm qua, đây tiếp tục là những tin tức đáng khích lệ với thị trường lao động Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ: Tăng lãi suất không phải là phương án được ưu tiên
Theo ông Nureddin Nebati, tăng lãi suất không phải là phương án được ưu tiên tại quốc gia này. Được biết, ông là người ủng hộ mạnh mẽ lập trường lãi suất thấp của tổng thống Recep Erdogan. Ông Nebati cũng sẽ nỗ lực đưa thị trường và kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ theo một hướng đi dễ đoán hơn.
Chính sách tiền tệ của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến đồng Lira trở thành một trong những đồng tiền yếu nhất thế giới hiện nay, khi đã giảm hơn 80% trong năm, và khiến nhiều thống đốc CBRT bị sa thải do bất đồng quan điểm với ông.
Brexit: Nghị định thư Bắc Ireland khó có thể được giải quyết vào cuối năm nay.
Bộ trưởng Ngoại giao Ireland S.Coveney cho biết vẫn còn khoảng cách thực sự giữa Vương quốc Anh và EU trong sự bất đồng của họ về việc thực hiện Nghị định thư Bắc Ireland (NIP).
Coveney nói thêm rằng vẫn có quá nhiều vấn đề lộn xộn khiến giao thức khó có thể được thực hiện vào cuối năm nay.
JPMorgan: Omicron là cơ hội tốt để "buy the dip"
Chuyên gia Marko Kolanovic từ JPMorgan cho biết đây là một cơ hội để xác định sự đảo ngược xu hướng trong việc mở cửa trở lại và giao dịch hàng hóa.
Các báo cáo cho thấy độc lực của Omicron yếu hơn các chủng khác, điều này sẽ phù hợp với mô hình tiến hóa của vi-rút và có thể báo hiệu sự kết thúc trong thời gian ngắn tới đây. Kolanovic đã ủng hộ việc mở lại các giao dịch và bảo vệ các cổ phiếu có giá trị khi đại dịch bùng phát. Ông cũng lập luận rằng các thị trường đã phản ứng quá mức với mối đe dọa của biến thể này.