Cán cân thương mại tháng 3 của Úc mang lại nhiều sự thất vọng
Tháng 3 vừa rồi, thặng dư thương mại của Úc đạt 5.57 tỷ AUD, giảm mạnh so với tháng 2 là 7.53 tỷ AUD và thấp hơn dự kiến. Hoạt động xuất khẩu giảm 2% trong khi nhập khẩu tăng 4%, đều là các con số dưới kỳ vọng của thị trường.
Tỷ giá AUD/USD đang giảm 0.25% xuống mức thấp nhất phiên tại 0.7742, một phần biến động của tỷ giá cũng đến từ cuộc họp của RBA sắp tới.
Một số điểm nhấn trong bài phát biểu của chủ tịch Powell
Rạng sáng nay, chỉ tịch Fed đã phát biểu:
- Nền kinh tế Mỹ chưa hoàn toàn thoát ra khỏi khủng hoảng COVID-19, nhưng triển vọng đã tươi sáng hơn, nền kinh tế đang mở cửa trở lại, các hoạt động mạnh mẽ hơn và nhiều việc làm được tạo ra.
- Nạn phân biệt chủng tộc đã khiến tình trạng việc làm bị mất cân bằng trong thời gian đại dịch: lực lượng lao động nữ da trắng giảm 1.6%, còn đối với phụ nữ da đen và gốc Tây Ban Nha giảm tới 4%.
- Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ chỉ phát huy hết tiềm năng khi mọi người đều có thể đóng góp và chia sẻ lợi ích của sự thịnh vượng.
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates tuyên bố ly hôn!
Tỷ phú Bill Gates và vợ của ông, Melinda đã tuyên bố ly hôn sau 27 năm chung sống. "Sau rất nhiều suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng về mối quan hệ, chúng tôi đã quyết định kết thúc cuộc hôn nhân của mình", trạng thái được đăng tải trên tài khoản Twitter của Bill Gates. Theo Bloomberg, hai người vẫn sẽ tiếp tục làm việc trong quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation, tuy vậy thông tin trên không khỏi gây shock đến cộng đồng từ thiện cũng như cộng đồng kinh doanh.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 03/05: Chứng khoán Mỹ khởi đầu tháng 5 tích cực, Dollar chịu áp lực
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5, các nhà đầu tư kỳ vọng vào tiến triển vaccine cũng như sự mở cửa trở lại của nền kinh tế, đưa các cổ phiếu chu kỳ cũng như cổ phiếu năng lượng và kim loại tăng bứt phá. Dow Jones tăng 0.70%, S&P 500 tăng 0.27%, Nasdaq giảm 0.48%. Rạng sáng nay, chủ tịch Jerrome Powell đã phát biểu, nền kinh tế Mỹ đã khởi sắc hơn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi các rủi ro đại dịch.
Dollar quay đầu giảm sau một phiên thứ 6 tăng mạnh, chỉ số DXY giảm 0.36% xuống 90.97, khi lợi suất 10 năm giảm 3.2 điểm cơ bản xuống 1.60%. Đồng tiền tăng mạnh nhất nhóm G-7 là GBP với mức tăng 0.68% lên 1.3911, sau đó là AUD tăng 0.65% khi tâm lý risk-on bao phủ. EUR/USD tăng 0.36% lên 1.206.
Vàng bứt phá lên mức $1,794/oz. Dầu thô WTI tăng lên $64.5/thùng.
Trên thị trường tiền điện tử, Ethereum đã thu hút mọi ánh nhìn của nhà đầu tư khi tăng hơn 16% lên mức cao kỷ lục mới tại $3,454. BNB cũng tăng lên mức ATH tại $680. Bitcoin tăng nhẹ.
Những sự kiện đáng chú ý bắt đầu tuần mới
Điểm qua các sự kiện sẽ diễn ra trong tuần mới:
- Các chỉ số PMI sản xuất của Eurozone được công bố vào thứ 2, cũng như các số liệu kinh tế của Cộng hòa Séc, Hungary, Na Uy, Nam Phi, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Vào ngày thứ 3, quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Australia. Theo sau đó là chỉ số PMI sản xuất của Vương quốc Anh
- Dữ liệu tổng hợp của khu vực đồng Euro được công bố vào thứ Tư. Cũng trong tuần tới: các đơn đặt hàng và sản lượng của nhà máy Đức, các phê duyệt thế chấp của Vương quốc Anh, lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, và tỷ lệ thất nghiệp ở Phần Lan.
- Quyết định lãi suất của NHTW Anh vào hôm thứ 5.
- Báo cáo việc làm tháng 4 của Hoa Kỳ được công bố vào thứ 6
Các Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục "ra tay" hỗ trợ nền kinh tế phục hồi?
Để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi từ đại dịch Covid-19, các Ngân hàng Trung ương ở Anh, Na Uy, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đều có khả năng giữ nguyên lãi suất trong tuần này.
- TheoBloomberg Economics cho biết, BOE có thể sẽ nâng dự báo triển vọng trong ngắn hạn.
- Ở châu Á, các nhà hoạch định chính sách ở Australia, Thái Lan và Malaysia cũng đồng tình ủng hộ
- Brazil có thể tăng lãi suất cơ bản lên 75 điểm cơ bản và báo hiệu sẽ tăng thêm.
Những con số về Covid-19 ở Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng
Số trường hợp nhiễm Covid-19 mới ở Ấn Độ tăng thêm 368,147, trong khi đó số người tử vong tăng thêm 3,417.
Đưa số người nhiễm trên toàn quốc lên tới 19.93 triệu trường hợp và số trường hợp tử vong lên tới 218,959
Đó là những con số khủng khiếp mà đại dịch Covid-19 gây ra ở Ấn Độ. Mặc dù, nhận được sự hỗ trợ từ khắp nơi trên thế giới nhưng tình hình vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
Ở khía cạnh khác, tổng số tiêm chủng ở quốc gia này đã đạt tới 157.2 triệu. Đó có phải là ánh sáng cuối đường hầm của Ấn Độ?
Điều gì đang tác động lên thị trường chứng khoán châu Á?
Hầu hết các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm vào phiên giao dịch đầu tuần trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại rủi ro lạm phát khi hoạt động kinh tế được thúc đẩy. Trong khi đó, hợp đồng tương lai của các chỉ số trên phố Wall đồng thuận tăng. Theo quán tính từ cuối tuần trước, đồng bạc xanh giữ vững đà tăng.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong dẫn đầu đà giảm trong khu vực với mức giảm 1.56%, trong khi đó chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giao dịch giằng co, chứng khoán Australia tăng nhẹ
Nhật Bản, Trung Quốc và Anh là một trong số các thị trường đóng cửa vào các ngày lễ. Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ tăng trong bối cảnh dữ liệu chỉ ra áp lực lạm phát và sự hỗ trợ của ngân hàng trung ương có thể giảm.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Australia tăng cao hơn. Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm giữ trên 1.6%.
Trên thị trường tiền tệ: đồng bạc xanh tiếp tục duy trì sắc xanh, chỉ số DXY giao dịch quanh mức 91.3. Trong nhóm G-7, tăng mạnh nhất là đồng NZD với mức tăng 0.27% so với , trái lại đồng Yên Nhật là đồng tiền yếu nhất khi tỷ giá USD/JPY tăng 0.23% giao dịch tại 109.54
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng tăng 0.34% lên mức $1,774.69/oz
- Dầu thô WTI biến động giằng co, hiện giảm 0.19% xuống mức $63.46/thùng
Đồng Yên Nhật đang đối mặt với việc bán tháo?
Tỷ giá USD/JPY đang giao dịch quanh khu vực cao nhất trong 3 tuần gần đây, có lúc tỷ giá này chạm tới mức 109.56, hiện đang tăng 0.24% giao dịch tại 209.55
Ethereum lập đỉnh lịch sử mới sau tin từ ngân hàng EIB
Reuters vừa đưa tin Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) có thể sẽ bán trái phiếu kỹ thuật số trên blockchain của Ethereum.
Sau thông tin tích cực này, đồng ETH đã phá qua mốc $3,000 và lập đỉnh lịch sử mới sáng nay
Trước thềm cuộc họp RBA 4/5: Ngân hàng dự kiến không thay đổi chính sách.
Khi nhận xét về mục tiêu tăng trưởng tiền lương trên 3% của Thống đốc Lowe (một chỉ số mà ông Lowe đang theo dõi), JP Morgan cho rằng điều này "rất khó xảy ra" vào năm 2024 (đây là năm RBA lên kế hoạch khởi đầu cho chu kỳ tăng lãi suất).
Ông Lowe đang kỳ vọng thị trường việc làm tiếp tục cải thiện, thúc đẩy tăng trưởng tiền lương và giúp lạm phát cao hơn. Tỷ lệ thất nghiệp mới nhất là 5.6% vào tháng 3, giảm nhanh hơn nhiều so với dự kiến của RBA chỉ ba tháng trước. Tuy nhiên, CPI Q1 ghi nhận lạm phát cơ bản chỉ ở mức 1.1%, mức thấp nhất từng được ghi nhận và cách biên độ mục tiêu RBA từ 2 đến 3%.
Do đó, RBA được kỳ vọng sẽ giữ nguyên chính sách.
"Duy trì quan điểm dovish và điều hành một thị trường lao động phát triển nóng là cách tiếp cận thông thường để đạt được tăng trưởng tiền lương và lạm phát như mong muốn"
Cuối tuần này, vào thứ Sáu, ngày 7 tháng 5 năm 2021, RBA sẽ ra tuyên bố mới nhất về chính sách tiền tệ.
"Tuyên bố chính sách tiền tệ đưa ra đánh giá của Ngân hàng về các điều kiện kinh tế hiện tại, cả trong nước và quốc tế, cùng với triển vọng lạm phát và tăng trưởng sản lượng của Úc. Tuyên bố được phát hành bốn lần một năm."
Thị trường chứng khoán châu Âu đóng cửa trái chiều vào phiên giao dịch cuối tuần
Các chỉ số chính châu Âu đang kết thúc tuần diễn biến trái chiều:
Chỉ số | Kết thúc ngày | Kết thúc tuần | Kế thúc tháng |
DAX | ít thay đổi | - 0.9% | +1% |
IBEX | ít thay đổi | + 2.3% | + 2.8% |
MIB | - 0.45% | - 1.0% | - 2% |
CAC | - 0.5% | + 0.2% | + 3.3% |
FTSE | + 0.25 | + 0.45% | + 3.8% |
Diễn biến trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, các chỉ số chính vẫn chìm trong sắc đỏ. Bộ ba chỉ số DowJones, S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 0.64%, 0.58% và -.43%
Trên thị trường tiền tệ: đồng dollar đã thu hẹp đà tăng, chỉ số DXY hiện giao dịch tại 91.206 (tăng 0.63%). Đồng USD vươn mình trong phiên giao dịch cuối tháng, trở thành đồng tiền mạnh nhất trong nhóm G-7, yếu nhất là đồng NZD với mức giảm 0.98% so với USD
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm không đổi, ở mức 1.63%
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng giao ngay đang giảm $ 3.58 xuống $ 1,768.71/oz (giảm 0.2%)
- Dầu thô WTI giảm 2.45% xuống mức $63.43/thùng
Bitcoin đang giao dịch tăng $ 3,900 tương ứng 7.39% lên mức $ 56,900.
Fed New York nâng dự báo tăng trưởng nền kinh tế Hoa Kỳ trong quý 2
Theo Báo cáo mới nhất của Fed New York, nền kinh tế Hoa Kỳ dự báo sẽ tăng trưởng 5.3% trong quý 2/2021, thay đổi từ mức dự báo tăng 4.6% trong tuần trước.
Quay lại dữ liệu quý 1 vừa rồi, Fed NewYork dự báo tăng trưởng GDP quý 1 của Hoa Kỳ ở mức 6.7%, và thực tế GDP quý 1 của Hoa Kỳ ở gần mức dự báo 6.4%.
Nguyên nhân làm nâng dự báo GDP trong quý 2 đến từ những dữ liệu tích cực của tiêu dùng cá nhân và thu nhập cá nhân, sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng.
Phản ứng thị trường:
Sau khi lên mức cao nhất trong phiên (mức 91.281), chỉ số DXY thu hẹp xuống mức 91.256 (tăng 0.69%)
Chỉ số DXY lên mức cao nhất tuần
Sau bài phát biểu của chủ tịch Fed Dallas ông Robet Kaplan khi cho biết có thể điều chỉnh QE, đồng dollar tăng mạnh, chỉ số DXY tăng lên cao nhất tuần, hiện tăng 0.66% lên mức 91.237
Đồng bạc xanh tăng mạnh trong ngày giao dịch cuối tháng Tư
Đồng bạc xanh tăng mạnh, hiện chỉ số DXY đang ở mức cao nhất trong phiên 91.137 (tăng 0.55%)
Các đồng tiền trong nhóm G-7 đều giảm so với USD, cụ thể:
- CAD: -0.02%
- JPY: -0.14%
- CHF: -0.19%
- EUR: -0.38%
- GBP: -0.56%
- NZD: -0.64%
Chỉ số tâm lý tiêu dùng của Đại học Michigan trong tháng 4 cải thiện lên mức 88.3
Theo khảo sát người tiêu dùng mới nhất của Đại học Michigan cho thấy;
- Chỉ số tâm lý người tiêu dùng ở Mỹ cải thiện từ mức 84.9 (tháng 3) lên mức 88.3 (tháng 4), đây là con số cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái, số liệu này tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường 87.5
- Chỉ số Kỳ vọng của Người tiêu dùng tăng cao hơn từ 79.7 lên 82.7
- Triển vọng Lạm phát 1 năm tăng từ 3.1% lên 3.4%.
Nhà kinh tế trưởng Richard Curtin cho biết "niềm tin được tái tạo là nhờ chi tiêu do kích thích liên bang kỷ lục vừa được thông qua và đề xuất gần đây, cũng như tác động tích cực từ tỷ lệ dân số tiêm chủng ngày càng tăng".
Phản ứng thị trường:
Chỉ số DXY duy trì đà tăng, hiện tăng 0.34% lên mức 90.939
Bitcoin phục hồi mạnh lên 56,000 USD
Bitcoin với mức tăng đột biến thứ hai trong ba ngày gần đây. Bitcoin đã tăng vọt lên trên 56,000 USD từ 54,000 USD trong giờ qua.
Đã có mức tăng đột biến tương tự vào ngày đầu tuần, tuy nhiên lực bán mạnh đã không duy trì được mức tăng đầu tuần. Trường hợp tích cực, bitcoin có thể vượt qua mức tăng đột biến hàng tuần, cụ thể là mốc 56,500 USD. Ngoài ra, mức kháng cự kỹ thuật là mốc $57,500
Chủ tịch Fed Dallas: Fed nên bắt đầu nói về việc giảm mua trái phiếu
Chủ tịch Fed Dallas ông Robert Kaplan cho biết rằng:
- Dự kiến lạm phát sẽ tăng hơn 2.5% hoặc 2.75% trong những tháng tới.
- Việc đưa những người lao động trình độ thấp trở lại lực lượng lao động và quay trở lại công việc là một thách thức trong quá trình phục hồi.
- Các yếu tố đẩy lạm phát lên bao gồm tác động cơ bản, mất cân đối cung cầu, chính sách tài khóa.
- Không thay đổi quan điểm rằng lãi suất sẽ bắt đầu tăng vào năm 2022.
- Nhìn thấy sự dư thừa và mất cân bằng trên thị trường tài chính.
- Fed nên bắt đầu nói về việc giảm mua trái phiếu sớm.
Phản ứng thị trường:
Chỉ số DXY hiện tăng 0.42% lên mức 91.024
Nhóm cổ phiếu công nghệ đang gây áp lực lên phố Wall vào ngày cuối tháng
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ thoái lui từ mức cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh báo cáo kinh doanh của một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới thua lỗ và dữ liệu kinh tế cho thấy áp lực lạm phát tiềm ẩn.
Twitter Inc. giảm 14% khi công ty truyền thông xã hội này có một khởi đầu không mấy tích cực trong năm. Các cổ phiếu khác như Apple Inc., Tesla Inc. và Facebook Inc. cũng giảm. Amazon.com Inc. tăng nhờ doanh số bán hàng tăng vọt.
Dữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy thu nhập cá nhân của Hoa Kỳ đã tăng cao nhất trong tháng 3 trong dữ liệu hàng tháng từ năm 1946, được hỗ trợ bởi đợt cứu trợ đại dịch thứ ba cũng khiến chi tiêu tăng mạnh. Một thước đo chính về giá tiêu dùng, được gọi là chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân đã tăng 2.3% trong tháng 3 so với một năm trước đó, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2018.
Với việc S&P 500 đã sẵn sàng kết thúc 4 tháng đầu năm 2021 với mức tăng hơn 10%, câu nói quen thuộc “sell in May and go away” có thể nằm trong tâm trí nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, các chiến lược gia của JPMorgan Chase & Co. kêu gọi các nhà giao dịch chuẩn bị sẵn sàng cho sự phục hồi giao dịch khi tái sản xuất khi kinh tế mở cửa trở lại sẽ đạt được tốc độ trong những tháng tới. Jonathan Golub - Giám đốc điều hành của Credit Suisse Group AG, đã nâng dự báo cuối năm đối với S&P 500.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ mở cửa như sau:
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.49% xuống mức 4,190.63
- Chỉ số Nasdaq giảm 0.55% xuống mức 14,004.67
- Chỉ số DowJones giảm 0.41% xuống mức 33,920.47
Thị trường tiền tệ:
Chỉ số DXY giao dịch quanh vùng tích cực, hiện tăng 0.28% lên mức 90.888. Đồng bạc xanh trở nên mạnh hơn so với hầu hết các đồng tiền trong nhóm G-7, chỉ trừ đồng CAD với mức tăng 0.02% so với USD. Ở chiều ngược lại , Bảng Anh là đồng yếu nhất khi tỷ giá GBP/USD giảm 0.53% xuống mức 1.3866
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên mức 1.65%
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng giao ngay đang giảm $ 2.89 tương ứng với mức giảm 0.16% xuống mức $1,769.29/oz
- Bạc giao ngay đang giao dịch không đổi ở mức $26.09/oz
- Dầu thô WTI giảm 1.95% xuống mức $63.69/thùng
Bitcoin đang giao dịch tăng 3.74% lên mức $ 54.968
Thu nhập cá nhân ở Mỹ tăng mạnh trong tháng 3
Văn phòng Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ đã báo cáo rằng Thu nhập cá nhân trong tháng 3 đã tăng 21.1% được thúc đẩy bởi các gói kích thích. Số liệu này tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường với dự báo mức tăng 20.3%.
Ngoài ra, báo cáo cho biết rằng Chi tiêu cá nhân tăng 4.2% trong cùng kỳ, tăng nhẹ so với ước tính của các nhà phân tích là 4.1%.
Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi đáng kể và chỉ số giá PCE cốt lõi ghi nhận 0.4% trong tháng 3, mức cao nhất kể từ tháng 8/2020
Phản ứDXY không có phản ứng ngay lập tức với những số liệu này và vẫn nằm trong vùng tích cực gần 90.90.
Canada duy trì tăng trưởng GDP tháng thứ 10 liên tiếp
Theo dữ liệu do Cơ quan Thống kê Canada cho biết, GDP thực tế của Canada trong tháng 2 tăng 0.4%, thấp hơn một chút so với kỳ vọng 0.5%
Đây là mức tăng tháng thứ 10 liên tiếp, bù đặp cho mức giảm mạng nhất ghi nhận trong hoạt động kinh tế của Canada trong tháng 3 và tháng 4/2020
Phản ứng thị trường:
Cặp USD/CAD không bị ảnh hưởng bởi dữ liệu GDP, hiện đang giao dịch tại mức 1.2274 (giảm 0.05%)
Pháp sẽ tiến hành mở rộng tiêm vắc-xin
Pháp cho biết sẽ mở rộng tiêm vắc xin Covid-19 cho tất cả người lớn từ ngày 15/6 trở đi, trước khi mùa hè đến.
Tính đến ngày 27/4, Pháp đang ghi nhận khoảng 14.6 triệu (chiếm khoảng 21.8%) dân số được tiêm ít nhất một liều vắc-xin, 5.9 triệu (chiếm khoảng 8.8%) dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Trong khi mọi thứ đang tiến triển trong những tuần gần đây, vẫn có một số khó khăn. Mới nhất là một số trung tâm tiêm chủng đang phải vật lộn để tìm kiếm những người tham gia vào các khoảng thời gian để cung cấp các loại vắc xin. Hôm thứ Tư, có báo cáo rằng có tới 270.000 lịch hẹn tiêm vắc-xin chưa được thực hiện trên toàn quốc.
Dòng tiền trên phố Wall có vẻ đang "nghỉ ngơi" cuối tháng
Dường như dòng tiền có vẻ đang "nghỉ ngơi" vào cuối tháng và chờ đợi thêm báo cáo kết quả kinh doanh, đã khiến hợp đồng tương lai của các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ giảm điểm. Có các phản ứng trái chiều khi các doanh nghiệp công bố báo cáo thu nhập: cổ phiếu Amazon tăng mạnh, trong khi đó Twitter giảm. Đồng bạc xanh mạnh lên, chỉ số DXY tăng 0.2% lên 90.816, ngược lại trái phiếu kho bạc đang giảm điểm.
Trên thị trường hàng hóa: Dầu và vàng giảm trong khi palladium lần đầu tiên leo lên trên 3,000 USD. Tiền điện tử cũng tăng lên
Lợi nhuận của Chevron phù hợp với dự báo, nhưng mạng lưới lọc dầu ở Mỹ đang rơi vào tình trạng thua lỗ. Kết quả kinh doanh được công bố cho thấy công ty đủ để trang trải cổ tức tăng.
Exxon cũng đã đến hạn công bố báo cáo thu nhập vào sáng nay và dự kiến sẽ được bù đắp bởi chi phí lên tới 800 triệu USD liên quan đến Storm Uri.
Nhận định của Warren Buffett về nền kinh tế Mỹ sẽ được "tiết lộ" vào ngày mai khi cuộc họp thường niên của Berkshire Hathaway.
Amazon đánh bại ước tính của phố Wall, doanh số bán hàng, doanh thu và thu nhập hoạt động của họ đứng đầu ước tính. Sự điên cuồng mua sắm trực tuyến có vẻ sẽ tiếp tục và điện toán đám mây và các đơn vị quảng cáo, tạo ra biên lợi nhuận cao hơn, đang phát triển nhanh chóng. Morgan Stanley đã tăng mục tiêu giá .
Nhưng Twitter đã lao dốc sau khi đấu tranh để tận dụng sự bùng nổ quảng cáo kỹ thuật số và đưa ra triển vọng doanh thu đáng thất vọng.
Lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu có quá lo ngại?
Theo dữ liệu mới nhất do Eurostat công bố:
- CPI sơ bộ tháng 4 của Eurozone đúng như dự báo + 1.6% so với cùng kỳ năm ngoái
- CPI cốt lõi tăng 0.8%, đúng như dự báo
Lý do CPI quý 1/2021 tăng bởi điều chỉnh giá năng lượng giảm vào tháng 4 năm ngoái do ảnh hưởng của đại dịch vào thời điểm đó. Tuy nhiên, kết quả chính cho thấy lạm phát không quá áp lực và điều đó sẽ không thuyết phục ECB thay đổi lập trường chính sách hiện tại.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 của Eurozone ở mức 8.1% thấp hơn so với dự báo 8.3%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đồng euro đã giảm vào tháng trước.
GDP quý 1/2021 của khu vực đồng tiền chung châu Âu tích cực
Theo dữ liệu mới nhất do Eurostat công bố:
- GDP sơ bộ quý 1/2021 của Eurozone giảm 0.6% so với quý trước, cao hơn so với dự báo giảm 0.8%
- GDP quý 1 của Eurozone giảm 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn ước tính giảm 2%
Dữ liệu được công bố cho thấy tốt hơn một chút so với ước tính, tái khẳng định một số khả năng phục hồi trong nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong quý 1. Tuy nhiên, Eurozone vẫn xác nhận một cuộc suy thoái kép trong khu vực nhưng điều tích cực là mọi thứ không tệ như lo ngại và với tốc độ thu thập vắc-xin, hy vọng về sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021 có thể sẽ thành hiện thực.
GDP của Đức và Italia tiếp tục là điểm nhấn trên "bản đồ số" quý 1 của khu vực châu Âu.
GDP sơ bộ quý 1/2021 của Đức ghi nhận mức -1.7%, thấp hơn so với dự kiến - 1.5%
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, GDP quý 1/2021 của Đức ở mức -3.3%, cao hơn so với dự kiến -3.6%
Các số liệu này ít nhiều nằm trong ước tính khi hoạt động kinh tế của Đức thu hẹp trở lại trong quý 1, mặc dù khả năng phục hồi của lĩnh vực sản xuất chắc chắn đã giúp bù đắp một phần suy giảm trong bối cảnh các biện pháp khóa chặt đầu năm.
Trong khi đó, GDP quý 1/2021 của Italia -0.4%, cao hơn so với dự báo -0.5% và so với quý trước -1.9%. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP quý 1 của Italia ghi nhận -1.4%, cao hơn so với dự báo -1.6%
Một cuộc suy thoái kép ập đến với Ý nhưng sự sụt giảm trong quý 1 vẫn cho thấy không quá tồi tệ, giống như những quốc gia khác trong khu vực cho thấy khả năng phục hồi kinh tế tốt hơn trước những hạn chế chặt chẽ trong những tháng đầu năm.
Tâm lý lạc quan lan tỏa trên thị trường chứng khoán châu Âu
Chỉ số kinh tế hàng đầu KOF của Thụy Sĩ ghi nhận mức cao kỷ lục 134 vào tháng 4. Sự lạc quan về kinh tế ở Thụy Sĩ tiếp tục tăng lên khi hy vọng về sự phục hồi sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021.
Đúng như dự báo, GDP quý 1/2021 của Tây Ban Nha giảm 0.5% so với quý trước, và giảm 4.3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Italia ở mức 10.1%, thấp hơn so với dự báo 10.3%
Nhờ những dữ liệu kinh tế khả quan, đã hỗ trợ đà tăng cho thị trường chứng khoán châu Âu:
- Chỉ số Eurostoxx + 0.1%
- Chỉ số DAX của Đức + 0.4%
- Chỉ số CAC 40 + 0.2%
- Chỉ số FTSE của Anh + 0.1%
- Chỉ số IBEX ít thay đổi
CPI sơ bộ tháng 4 của Pháp "không có quá nhiều bất ngờ"
Theo dữ liệu do INSEE mới công bố, CPI sơ bộ tháng 4 của Pháp đúng như dự báo với mức tăng 1.3%, cao hơn so với dữ liệu tháng 3 (1.1%)
Chỉ số HICP tháng 4 tăng 1.7%, cao hơn so với dự báo tăng 1.6%
Các con số này ít nhiều phù hợp với ước tính, tái khẳng định áp lực lạm phát cao hơn, mặc dù điều đó phần lớn đến từ việc điều chỉnh cơ sở do giá năng lượng giảm vào tháng 4 năm ngoái trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch.
Ấn Độ vẫn ở "tâm bão" đại dịch
Các trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới 150 triệu người. Trong vòng 1 ngày qua, Ấn Độ và Brazil là hai quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất thế giới. Ấn Độ vẫn ở tâm điểm của đại dịch sau khi báo cáo số ca nhiễm mới và tử vong vào thứ Năm. Số ca tử vong của Brazil đã vượt quá 400,000 ,quốc gia này ghi nhận nhiều ca tử vong do Covid-19 trong bốn tháng đầu năm hơn so với năm 2020.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 588,215 ca tử vong trong tổng số 32,979,391 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 204,812 ca tử vong trong số 18,368,096 ca bệnh. Đáng lo ngại, tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn chưa có tín hiệu khả quan.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể mới tại Ấn Độ đã lây lan sang 17 quốc gia trên thế giới và cũng được cho là có khả năng lây lan chóng mặt. Trước tình hình diễn biến phức tạp tại Ấn Độ, cộng đồng quốc tế hiện đang tăng cường viện trợ trang thiết bị, vật tư y tế giúp nước này ứng phó với dịch bệnh. Quốc gia đứng thứ 3 là Brazil với 395,324 ca tử vong trong số 14,446,541 bệnh nhân.
Làn sóng "số liệu tích cực" tiếp tục được lan tỏa tại Thụy Sỹ
Doanh số bán lẻ thực tế của Thụy Sĩ trong tháng 3 mới được công bố ghi nhận mức tăng 22.6% so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng này đã thiết lập mức cao kỷ lục mới.
Chỉ số giá nhà tháng 4 của Vương quốc Anh cao nhất kể từ tháng 2/2004
Theo dữ liệu mới nhất do Hiệp hội Xây dựng Toàn quốc Vương quốc Anh công bố, chỉ số giá nhà trên toàn quốc tháng 4 của Anh tăng 2.1% so với tháng trước, cao hơn dự kiến tăng 0.5%.
So với cùng kỳ năm ngoái, thì chỉ số này tăng mạnh 7.1%, vượt dự báo của các chuyên gia với mức tăng 5.0%
Đây là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 2/2004, với giá nhà trung bình tăng từ 232,134 Bảng Anh vào tháng 3 lên 238,831 Bảng Anh vào tháng 4 - mức cao kỷ lục mới về giá nhà trung bình.
Trên toàn quốc ghi nhận mức tăng trưởng giá nhà hàng năm sẽ đạt hai con số vào tháng Sáu ngay cả khi giá nhà đi ngang trong hai tháng tới.
Phản ứng thị trường:
Đồng Bảng Anh tăng nhẹ 0.01% so với USD, tỷ giá GBP/USD giao dịch ở mức 1.3941
Yếu tố nào đang tác động lên thị trường chứng khoán châu Á?
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm vào phiên giao dịch cuối tuần khi "chiến dịch" chống độc quyền của Trung Quốc gây áp lực nên các công ty công nghệ, trong khi đó sau mức đỉnh kỷ lục trên phố Wall được thiết lập ngày hôm qua thì hợp đồng tương lai của các chỉ số đang điều chỉnh.
Chỉ số Hang Seng của HongKong dẫn đầu đà giảm trong khu vực. Trong chiến dịch chống độc quyền, kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ, các nhà quản lý Trung Quốc đã quy định các hạn chế trên phạm vi rộng đối với các bộ phận tài chính của 13 công ty bao gồm Tencent Holdings Ltd. và ByteDance Ltd. Các cuộc khảo sát của các nhà quản lý mua hàng của Trung Quốc đã chỉ ra rằng việc mở rộng hoạt động đang chậm lại, điều này làm gia tăng tâm lý kém khả quan của giới đầu tư.
Trước đó, Hoa Kỳ đã báo cáo mức tăng trưởng GDP 6.4% trong quý đầu tiên, giúp đẩy S&P 500 lên mức cao mới. Các hợp đồng tương lai của chứng khoán châu Âu, chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 giảm. Báo cáo kết quả kinh doanh hôm thứ Năm có những phản ứng trái chiều: nếu các nhà đầu tư thất vọng đối với Ford Motor Co, thì lợi nhuận của Facebook Inc. và Apple, Amazon đã thổi vào giới đầu tư sự lạc quan.
Trong khi đó, đồng lần đầu tiên đạt mức cao nhất 10,000 USD/tấn kể từ năm 2011, gần đạt mức cao kỷ lục của năm 2011 do sự phục hồi toàn cầu thúc đẩy nhu cầu và các mỏ khai thác phải đẩy mạnh để đáp ứng được nhu cầu.
Thị trường chứng khoán:
- Hợp đồng tương lai của S&P 500 giảm 0.3%
- Hợp đồng tương lai của Nasdaq giảm 0.4%
- Chỉ số Topix của Nhật Bản giảm 0.4%
- Chỉ số Shanghai Composite giảm 0.5%
- Chỉ số Hang Seng giảm 1.5%
- Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0.9%
- Chỉ số S & P / ASX 200 của Úc giảm 0.9%
Thị trường tiền tệ:
- Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.01% lên mức 90.647
- Đồng Euro ít thay đổi ở mức 1.2117 USD
- Đồng Bảng Anh giảm 0.025 xuống mức $1.3945
- Đồng yên Nhật tăng 0.1% lên 108.80 USD
Trái phiếu:
- Lợi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm ít thay đổi ở mức 1.64%
Thị trường hàng hóa:
- Giá vàng giảm 0.16% xuống mức $1,769.51/oz
- Dầu thô WTI giảm 0.82% xuống $64.52/thùng
GDP Quý 1/2021 của Pháp ghi nhận mức cao mới kể từ Quý 3/2018
Theo số liệu mới được Insee công bố, GDP sơ bộ Quý 1/2021 của Pháp tăng 0.4%, cao hơn dự kiến không đổi so với quý trước.
So với cùng kỳ năm trước, thì GDP quý 1/2021 của Pháp tăng 1.5% cao hơn so với dự kiến tăng 1.0%
Đây là một điểm nhấn, tái khẳng định khả năng phục hồi của nền kinh tế Pháp trong Quý 1, điều này rất có thể tạo ra sức lan tỏa cho những số liệu sắp được công bố của các quốc gia trong cùng khu vực vào cuối ngày hôm nay.
Nếu với các dữ liệu tích cực được công bố, sẽ mang lại động lực hỗ trợ cho tài sản khu vực đồng euro nói chung - ngay cả khi thị trường tập trung hơn vào sự phát triển vắc xin và triển vọng 6 tháng cuối năm.
Cập nhật thị trường:
Hiện tỷ giá EUR/USD giảm nhẹ 0.05% xuống mức 1.2117
Ethereum đang cướp đi sự chú ý từ Bitcoin?
Ethereum đã thiết lập đỉnh mới tại $2,796 ngày hôm nay, khi sự thống trị của Bitcoin đang suy giảm. Động thái này là kết quả của việc Ngân hàng Đầu tư Châu Âu công bố phát hành trái phiếu điện tử trên blockchain của đồng tiền ảo này. Đây là tín hiệu cho thấy Ethereum đang nhận được nhiều chú ý hơn từ các định chế tài chính chính thống.
Singapore ghi nhận số ca nhiễm Covid trong cộng đồng nhiều nhất sau 9 tháng
Singapore ghi nhận thêm 16 ca lây nhiễm cộng đồng, con số cao nhất kể từ tháng 7/2020, khi nước này ghi nhận 24 ca mắc mới. Trong nhiều tháng trở lại, Singapore chỉ phát hiện thêm các ca mắc từ nước ngoài. Quốc đảo này được đánh giá là nơi an toàn nhất để tránh dịch Covid, với quy định giãn cách nghiêm ngặt, và tỉ lệ tiêm vắc xin cao hơn nhiều các nước cùng khu vực.
CAD đang là tâm điểm hôm nay
Lần đầu tiên kể từ đầu năm 2018, USD/CAD giảm xuống dưới mức 1.2300. CAD đã liên tục mạnh lên so với USD từ lúc cặp này thiết lập đỉnh ở 1.4600 vào tháng Ba năm 2020. Hiện tại USD/CAD đang được giao dịch ở mức 1.229.
Mua nhà tại Mỹ tăng dù chưa cao như dự báo
Trong khi dân Mỹ vẫn tiếp tục mua nhà, nguồn cung cạn kiệt và giá thành tăng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia (NAR) cho biết chỉ số bán nhà trong tháng Ba tăng 1.9% lên 111.3, thấp hơn mức dự báo trung bình là 4.4%. Nguồn cung thấp vẫn đang là 1 vấn đề, trong khi nhu cầu sẽ tiếp tục tăng cao nhờ lãi suất vay thế chấp đang ở mức cực thấp, và việc làm đang phục hồi trở lại.
Giá đồng tiếp tục trên đà vượt $10,000, chuẩn bị thiết lập đỉnh mới
Các gói kích thích tài khóa, lãi suất gần 0, và dấu hiện phục hồi của nền kinh tế đã góp phần cho đợt tăng giá kỷ lục này của đồng. Việc dịch chuyển sang các nguồn năng lượng sạch cũng đã cải thiện lượng tiêu thụ kim loại này.
Đồng thiết lập đỉnh $10,190/tấn vào tháng Hai năm 2011, hiện tại khả năng vượt cột mốc đó gần như là chắc chắn. Giá đồng đã tăng gấp đôi kể từ tháng Ba, và khi nguyên liệu thô cũng đang tăng mạnh, đợt bùng nổ này có thể đang báo trước một siêu chu kỳ hàng hóa.
Từ Đông sang Tây, các quốc gia đang có hành động gì đối với đại dich?
Sau khi phong tỏa gần như hoàn toàn khiến các trường học và các dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa vào tháng 3 năm ngoái, thì dự kiến vào ngày 1/7 thành phố New York sẽ mở cửa trở lại. Thị trưởng NewYork Bill de Blasio nói rằng thành phố đã sẵn sàng để "trở lại với sức mạnh toàn diện." Giám đốc điều hành của sân bay Heathrow ở London tin rằng du khách Hoa Kỳ sẽ sớm được phép đến Vương quốc Anh.
Trung Quốc và Israel đã xác định các trường hợp nhiễm biến thể virus ở Ấn Độ trong số những người trở về nước. Biến thể virus mới của Ấn Độ đã khiến nước này trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới, làm dấy lên lo ngại biến thể mới này sẽ thúc đẩy làn sóng Covid-19 nguy hiểm hơn.
Các hạn chế ở Hungary và Ireland được nới lỏng hơn trong khi Đức có thể đã ngăn chặn làn sóng đại dịch thứ ba, khi việc tiêm chủng đạt kỷ lục. Tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 hàng ngày của Singapore đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 9 tháng. Thái Lan đã tăng thời gian cách ly đối với các du khách.
Chứng khoán Mỹ thăng hoa sau những tin tốt từ GDP và báo cáo thu nhập
Các chỉ số tại Mỹ đang lên cao mức kỷ lục khi dữ liệu từ báo cáo tài chính và tăng trưởng kinh tế đều cho thấy tình hình khả quan. Cổ phiếu 2 gã khổng lồ công nghệ là Apple và Facebook tăng mạnh khi báo cáo vượt kỳ vọng của phố Wall là động lực hỗ trợ đà tăng của Nasdaq 100. Chỉ số S&P 500 cũng bứt phá lên cao nhất trong lịch sử. Lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng.
Còn ở châu Âu, chỉ số Stoxx 600 tiến sát hơn đỉnh của tháng Tư. Cổ phiếu các công ty dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng sau khi Unilever vượt chỉ tiêu bán hàng và công bố mua lại cổ phiếu. Total SE và Shell dẫn đầu ngành dầu khí khi báo cáo vượt kỳ vọng.
Giá dầu thô tiếp tục tăng nhờ dự báo khả quan về nhu cầu dầu từ OPEC, bất chấp nguy cơ từ dịch Covid-19 tại Ấn Độ. Đồng cũng đã tăng ngày thứ 5 liên tiếp.
Trên thị trường chứng khoán:
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.7%
- Chỉ số Nasdaq 100 tăng 0.9%
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.4%
- Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.2%
Trên thị trường tiền tệ:
- Chỉ số DXY tăng 0.2%
- Đồng Euro không thay đổi nhiều ở mức $1.2114
- Bảng Anh tăng 0.1% lên $1.3950
- Đồng Yên giảm 0.5% xuống mức 109.19 Yên/USD
Trên thị trường trái phiếu:
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 1.67%
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm tăng lên 0.85%
Trên thị trường hàng hóa:
- Dầu thô WTI tăng 2.2% lên $65/thùng
- Giá vàng giảm 0.3% xuống $1,768/oz