USD/JPY chạm mức đáy trong 5 tháng
USDJPY giảm 0.71% xuống 140.81 khi USD suy yếu. Cặp tiền hiện ở mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 và có thể hướng tới kiểm tra ngưỡng 140.00
Giá dầu tăng do lo ngại căng thẳng leo thang ở Trung Đông
Giá dầu tăng do lo ngại căng thẳng leo thang ở Trung Đông
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch NS Trading, một đơn vị của Nissan, cho biết:
- “Những lo ngại về việc vận chuyển ở Biển Đỏ đã giảm bớt, nhưng những lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông vẫn còn đó, đặc biệt là về sự tham gia của Iran trong khu vực, khiến việc bán thêm hàng trở nên khó khăn”.
- “Dầu có thể tăng cao trở lại vào đầu năm mới, cũng nhờ kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu sẽ phục hồi nhờ nới lỏng tiền tệ ở Hoa Kỳ và nhu cầu dầu hỏa cao hơn trong mùa đông ở Bắc bán cầu"
Công ty vận tải Đan Mạch Maersk cho biết họ đã lên kế hoạch cho hàng chục tàu container đi qua Kênh đào Suez và Biển Đỏ trong những tuần tới sau khi kêu gọi tạm dừng các tuyến đường đó trong tháng này sau các cuộc tấn công của lực lượng dân quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen.
Tuy nhiên, viễn cảnh về một chiến dịch quân sự kéo dài của Israel ở Gaza và sự lan tỏa của cuộc xung đột sang các cuộc tấn công vào tàu thuyền ở Biển Đỏ vẫn là động lực chính thúc đẩy tâm lý thị trường.
Lực lượng Israel đã tấn công trung tâm Gaza bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không hôm thứ Tư, một ngày sau khi Tổng tham mưu trưởng Israel Herzi Halevi nói với các phóng viên rằng cuộc chiến sẽ tiếp diễn “trong nhiều tháng”.
Thống đốc BoJ Ueda: Không loại bỏ khả năng lãi suất thoát âm trong năm 2024
- Kỳ vọng tiền lương sẽ tăng trong năm tới với tốc độ tương đương với năm nay "hoặc tăng tốc hơn một chút"
- BoJ sẽ đánh giá mức độ doanh nghiệp chuyển chi phí lao động cao hơn sang khách hàng dịch vụ
- Không loại bỏ khả năng lãi suất thoát âm trong năm 2024
- Yếu tố chính sẽ là đánh giá xem liệu việc tăng lương có được áp dụng lên các doanh nghiệp nhỏ hơn trong các cuộc đàm phán lương mùa xuân 2024 hay không, nhưng BoJ có thể ra quyết định trước khi có kết quả đàm phán tiền lương của các doanh nghiệp nhỏ hơn, nếu lợi nhuận của họ ở mức rất cao.
Thống đốc BoJ Ueda: Không vội loại bỏ chính sách siêu nới lỏng hiện tại
Vào thứ Tư, đài truyền hình NHK đã đưa tin về một số bình luận của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda:
- Không vội loại bỏ chính sách siêu nới lỏng hiện tại
- Vẫn chưa hoàn toàn tin chắc rằng Nhật Bản có thể đạt mục tiêu 2% một cách bền vững
- Nguy cơ lạm phát tăng cao trên 2% và tốc độ tăng tốc chỉ ở mức thấp
- Mong đợi cuộc họp của các nhà quản lý chi nhánh khu vực của BoJ vào giữa tháng tới, cho biết cuộc họp này sẽ cung cấp "khá nhiều thông tin" về triển vọng điều chình chính sách tại cuộc họp ngày 22 - 23/1
Bộ Kế hoạch Trung Quốc hứa hẹn về các biện pháp kích cầu và thúc đẩy tăng trưởng
Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Trịnh Sách Khiết đã đưa ra một số hứa hẹn về các biện pháp chính sách thông thường sau cuộc họp được tổ chức vào thứ Ba, cho biết Trung Quốc sẽ:
- Phấn đấu mở rộng nhu cầu trong nước
- Đảm bảo phục hồi kinh tế nhanh chóng
- Thúc đẩy tăng trưởng ổn định
- "Ưu tiên khôi phục và mở rộng tiêu dùng, ổn định tiêu dùng số lượng lớn và thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ"
- Đẩy nhanh các cải cách nhằm mở rộng khung thu nhập trung bình của đất nước
Sản xuất công nghiệp tháng 11 tại Nhật Bản giảm ít hơn dự kiến
Sản lượng công nghiệp hàng tháng giảm nhẹ hơn dự báo, với doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng:
Dự báo của nhà sản xuất công nghiệp Nhật Bản:
- Kỳ vọng sản lượng tháng 12: +6% m/m (dự báo trước đó: +3.2%)
- Dự báo sản lượng tháng 1: -7.2% m/m
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 27.12: Chứng khoán tăng, USD chịu áp lực bán trong phiên thứ Tư.
Chứng khoán mở rộng đà tăng khi lợi suất TPCP Hoa Kỳ đồng loạt giảm mạnh và thị trường kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 6 lần trong năm tới, hoàn toàn phớt lờ tín hiệu chính sách từ các thành viên Fed đưa ra sau cuộc họp FOMC tháng 12. Theo CME, thị trường lãi suất định giá gần 80% cơ hội cắt giảm 25bp trong năm tới. Chứng khoán Mỹ được cho là vẫn đang hưởng lợi từ hiệu ứng Santa Claus rally, tức giá sẽ tăng liên tục trong 5 phiên cuối cùng của năm cũ và 2 phiên đầu của năm mới. Đà tăng này đang củng cố cho một năm thăng hoa của thị trường chứng khoán Mỹ. Nhóm cổ phiếu bất động sản dẫn đầu đà tăng, trong khi năng lượng là nhóm ngành hoạt động kém hiệu quả nhất. Kết phiên, chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng phiên thứ 4 liên tiếp, chỉ số Dow Jones tăng hơn 100 điểm lên mức cao mới mọi thời đại:
- Dow Jones +0.30%
- S&P 500 +0.14%
- Nasdaq +0.16%
Trên thị trường FX, USD giảm mạnh trong phiên thứ Tư khi lợi suất TPCP đồng loạt lao dốc. Đồng bạc xanh tiếp tục chịu áp lực bán khi các thị trường kỳ vọng sẽ có 6 lần cắt giảm lãi suất trong năm tới. JPY giảm hơn 35pip sau Bản tóm tắt cuộc họp tháng 12 cho biết BoJ sẽ không sớm loại bỏ chính sách lãi suất âm và kiểm soát YCC. CHF dẫn đầu đà tăng, trong khi CAD yếu nhất trong số các đồng tiền chính.
- Chỉ số DXY -0.81%
- EURUSD +0.59%
- GBPUSD +0.59%
- AUDUSD +0.34%
- NZDUSD +0.23%
- USDJPY -0.39%
- USDCHF -1.25%
- USDCAD +0.10%
Vàng tăng vọt hơn $15 lên gần $2085/oz trong phiên Mỹ, hưởng lợi từ việc USD suy yếu trên diện rộng. Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, được hỗ trợ bởi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trong năm tới ngày càng tăng. Kết phiên, vàng thoái lui nhẹ xuống $2077.50/oz, ghi nhận đà phục hồi $9.7. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm mạnh 11.6bp và 10.1bp xuống 4.24% và 3.8%. Dầu thô giảm $1.5 xuống $74.11/thùng sau phiên thứ Ba phục hồi mạnh mẽ khi dự trữ dầu thô tăng cao.
Chỉ số sản xuất tổng hợp của Fed Richmond tháng 12 là -11 so với -5 trước đó
- Đơn đặt hàng mới: -14 so với -5 tháng trước
- Chỉ số dịch vụ: 0 so với +1 tháng trước
- Giao hàng: -17 so với -8 tháng trước
- Việc làm: -1 so với 0 tháng trước
- Mức lương: +22 so với +25 trước đó
- Hàng tồn kho: +15 so với +22 trước đó
Bản báo cáo này là một trở ngại cho kịch bản hạ cánh mềm và kịch bản phục hồi sản xuất, nhưng nó chưa phải là chỉ báo đáng tin cậy. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi sát khi cuộc khảo sát sản xuất ISM được công bố vào đầu tháng 1.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa trái chiều đầu phiên giao dịch
Hiện tại, các chỉ số chính đang có chuỗi tăng 8 tuần liên tiếp.
Phiên Mỹ mở cửa trái chiều với các chỉ số chính:
- Dow Jones giảm nhẹ 1.02 điểm (-0.01%) xuống còn 37,545.50.
- S&P 500 tăng nhẹ 2.91 điểm (0.06%) lên 4,777.65.
- Nasdaq tăng 31.28 điểm (0.21%) lên 15,105.85.
- Russell 2000 tăng 702 điểm (0.33%) lên 2,066.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang giảm trong phiên giao dịch:
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm 0.8 điểm cơ bản xuống 4.280%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm giảm 2.8 điểm cơ bản xuống 3.847%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 4.7 điểm cơ bản xuống 3.838%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm giảm mạnh nhất, 6.0 điểm cơ bản xuống 3.982%.
Nhìn vào các thị trường khác:
- Dầu thô: Giảm 0.66 USD (-0.87%) xuống 74.90 USD. Giá dầu giảm sau khi chạm mức đỉnh 76.18 USD trong phiên trước do lo ngại về các cuộc tấn công tiếp diễn của phiến quân Houthi ở Biển Đỏ, bất chấp sự hiện diện của quân đội.
- Vàng: Tăng 1 USD (0.06%) lên 2069.05 USD.
- Bạc: Giảm 4 cent (-0.18%) xuống 24.16 USD.
- Bitcoin: Đang giao dịch ở mức 43,024 USD.
USD/CHF: Xu hướng giảm có thể tiếp tục dưới 0.8500
- Cặp USD/CHF đang loay hoay ở mức 0.8500, gặp khó khăn trong việc tìm chỗ đứng vững chắc.
- Sự suy yếu của đồng đô Mỹ báo hiệu khả năng tiếp tục giảm của cặp tiền này.
- Đường trung bình EMA 20 kỳ đóng vai trò như rào cản, ngăn chặn đà tăng của đồng đô Mỹ.
Euro không phải đối thủ của đồng đô Mỹ - Commerzbank
Dịp cuối năm đánh dấu 25 năm lịch sử của đồng Euro, các nhà kinh tế học tại Commerzbank đã có những phân tích đánh giá về đồng tiền này.
Thành công nhưng không phải đối thủ của đồng đô Mỹ:
- Trong số bốn loại tiền tệ chính, Euro đã thể hiện tốt kể từ khi ra mắt. Ngay cả khi tính đến giai đoạn lạm phát cao gần đây, mục tiêu lạm phát nói chung chỉ bị chệch hướng nhẹ; Euro mạnh so với các đối tác giao dịch như dự kiến dựa trên mức lạm phát thấp hơn so với các quốc gia này. Do đó, tác động kinh tế thực sự của biến động tỷ giá là rất nhỏ.
- Tất nhiên, Euro không phải là đối thủ của đồng đô Mỹ. Đồng tiền này không thể sánh được với sức mạnh đáng kể của USD trong những năm kể từ cuộc khủng hoảng thị trường tài chính, cũng không thể cạnh tranh nghiêm túc vị thế đồng tiền hàng đầu thế giới với đồng bạc xanh.
Dầu thô ổn định trên $75 nhờ nhu cầu tăng từ các nhà lọc dầu Ấn Độ
- Dầu WTI vượt qua mức $75 sau khi phiến quân Houthi tấn công một tàu thương mại.
- Hoạt động tải dầu của Nga trên Biển Đen bị tạm dừng do bão lớn.
- Chỉ số DXY tiếp tục giảm.
EURUSD giảm nhẹ xuống 1.1051
EURUSD giảm nhẹ xuống 1.1051 trong phiên Âu. Cặp tiền này hiện đang thiếu định hướng rõ ràng trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ diễn ra vào tuần cuối cùng của năm 2023, khi USD gặp khó khăn trước những kỳ vọng ôn hòa của Fed
Sự phân chia giữa 2 phe "diều hâu" và "bồ câu" trong FOMC sẽ ít quan trọng hơn vào năm tới
- Sự phân chia giữa 2 phe "diều hâu" và "bồ câu" trong FOMC vào năm tới sẽ ít quan trọng hơn so với các năm trước.
- Các thành viên FOMC sẽ tập trung vào việc truyền đạt thông điệp nhất quán hơn để củng cố uy tín trong cuộc chiến chống lạm phát.
- Mặc dù lãi suất có thể giảm trong nửa đầu năm sau, Fed sẽ đưa ra thông điệp đồng nhất để tránh gây nhiễu loạn thị trường.
- Việc thay đổi thành phần thành viên FOMC không phải là yếu tố chính để đánh giá xu hướng chính sách tiền tệ, mà quan trọng hơn là cách giao tiếp thống nhất của Fed.