Thống đốc RBNZ Orr: Tăng trưởng GDP quý III yếu kém là một rắc rối lớn
Thống đốc RBNZ Orr đã có phiên điều trần trước Ủy ban Quốc hội New Zealand:
- Tăng trưởng GDP quý 3 rất yếu, cho thấy nền kinh tế đang thu hẹp (-0.3% q/q so với dự báo +0.2%)
- Ngân hàng sẽ có nhiều điều cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lãi suất tiếp theo, đặc biệt là dữ liệu việc làm
- Lãi suất tiếp tục hạn chế chi tiêu
- RBNZ vẫn cảnh giác với những bất ngờ về lạm phát
- “Vẫn còn một chặng đường dài phía trước, đặc biệt là khi mức lạm phát cơ bản hay lạm phát trong nước vẫn ở mức quá cao"
- Một trong những thách thức lớn nhất là tình trạng di cư ở New Zealand hiện đang ở mức cao kỷ lục, điều này đang thúc đẩy chi tiêu chung và gây áp lực lên nhu cầu cũng như lạm phát cơ bản.
Bang Colorado loại Donald Trump ra khỏi cuộc bầu cử tổng thống 2024
Tòa án Tối cao Colorado đã ra phán quyết rằng cựu Tổng thống Donald Trump bị tước chức vụ và loại khỏi cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống năm 2024 của bang này do cuộc tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1/2021. Được biết, ông Trump đã tham gia vào cuộc nổi loạn với bài phát biểu kích động đám đông xâm phạm Điện Capitol. Một điều khoản trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ cấm những người tham gia nổi dậy đảm nhiệm chức vụ liên bang
UBS: Không nên quá phấn khích trước các động thái từ BoJ
- Điểm mấu chốt trong đánh giá của UBS về cuộc họp chính sách BoJ là thiếu sự điều chỉnh rõ ràng, do đó thị trường không nên quá phấn khích trước các động thái từ NHTW này.
- UBS cho biết BOJ đã 'hoàn toàn không điều chỉnh' chính sách vào thứ Ba.
- Tuy nhiên, việc loại bỏ chính sách Kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) chỉ có thể xảy ra vào quý I/2024 khi mức lương cao hơn sau cuộc đàm phán mùa xuân.
Chính phủ Nhật Bản nâng mạnh dự báo lãi suất ngân sách
Trang Nikkei đưa tin Chính phủ Nhật Bản sẽ nâng dự báo lãi suất dài hạn được dùng để lập ngân sách nhà nước từ 1.1% lên 1.9% cho năm tài chính tiếp theo:
- Chính phủ nâng dự báo phản ánh việc lợi suất JBG Nhật Bản tăng do kỳ vọng BoJ sớm loại bỏ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng
- Đẩy chi phí tài trợ nợ của chính phủ tăng cao hơn
Chỉ báo kinh tế sớm tháng 11 tại Úc chạm mức cao nhất kể từ giữa năm 2022
Tốc độ tăng trưởng hàng năm trong 6 tháng theo chỉ báo kinh tế sớm của Viện Westpac - Melbourne tại Úc:
- Tăng từ -0.39% trong tháng 10 lên +0.30% trong tháng 11, chu yếu là do các yếu tố mang tính tạm thời
- Dữ liệu trên xu hướng lần đầu tiên kể từ giữa năm 2022.
- Động lực cơ bản đang thay đổi khi việc thắt chặt chính sách chậm lại, nhưng phù hợp với việc ổn định kinh tế
Xuất nhập khẩu tháng 11 tại Nhật Bản đồng loạt giảm nhiều hơn dự kiến
Đây là lần đầu tiên cả dữ liệu xuất nhập khẩu giảm vượt kỳ vọng sau 3 tháng. Trong đó, hoạt động xuất khẩu sang:
- Châu Á: -4.1%/năm
- Trung Quốc: -2.2%/năm
- Mỹ: +5.3%/năm
- EU: 0%/năm
Niềm tin tiêu dùng tháng 12 tại New Zealand ghi nhận sự cái thiện
Khảo sát của ANZ về Tâm lý người tiêu dùng tại New Zealand trong tháng 12 năm 2023:
- Đạt 93.1 điểm (trước đó: 91.9 điểm) - mặc dù có sự cải thiện nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình dài hạn 100 điểm
- Đáng chú ý, lỳ vọng lạm phát giảm mạnh từ 4.6% xuống 3.9% do giá nhiên liệu rẻ hơn - lần đầu tiên dữ liệu thấp hơn 4% kể từ tháng 10/2020
PBOC giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản LPR như kỳ vọng
- Lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm: 3.45%
- Lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm: 4.20%
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0966
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1200
- PBOC bơm 134 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- PBOC bơm 151 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 14 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.95%
- 265 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 20 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 19.12: Chứng khoán tăng, USD suy yếu khi thị trường tiếp tục lạc quan trước triển vọng Fed sớm cắt giảm lãi suất
Chứng khoán tiếp tục tăng cao khi thị trường phớt lờ những nỗ lực của các quan chức Fed trong việc đầy lùi kỳ vọng sớm nới lỏng chính sách tiền tệ của thị trường. Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic hôm qua cho biết lãi suất không cần thiết phải cắt giảm, với quan điểm chỉ có 2 lần nởi lỏng trong năm sau. Tuy nhiên, điều này cũng không làm ảnh hưởng đến tâm lý lạc quan và khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Về mặt dữ liệu, số đơn xin cấp phép xây dựng tháng 11 tại Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến (1.46M so với dự báo 1.47M), tuy nhiên số lượng nhà khởi công xây dựng lại tăng cao hơn kỳ vọng (1.56M so với dự báo 1.36M), hưởng lợi từ nguồn cung nhà hạn chế. Nhóm cổ phiếu năng lượng và dịch vụ viễn thông hoạt động tốt nhất trong số các lĩnh vực. Chốt phiên, chỉ số Nasdaq chạm mức cao nhất mọi thời đại, chỉ số Dow Jones dẫn đàu đà tăng với hơn 250 điểm:
- Dow Jones +0.68
- S&P 500 +0.59%
- Nasdaq +0.66%
Trên thị trường FX, USD đảo chiều giảm trong phiên Mỹ sau khi liên tục đi ngang từ đầu ngày giao dịch. Chốt phiên, USD giảm trên diện rộng, ngoại trừ với JPY. JPY giảm mạnh hơn 100pip sau quyết định giữ nguyên thiết là và định hướng chính sách của BoJ. Đà giảm tiếp tục mở rộng thêm hơn 120pip nữa sau các bình luận ôn hòa từ Thống đốc Ueda, cho biết BoJ sẵn sàng bổ sung các biện pháp nới lỏng nếu cần thiết vì mục tiêu lạm phát 2% ổn định và bền vững. CAD tăng vọt hơn 50pip sau báo cáo CPI tháng 11 tại Canada bất ngờ tăng vượt dự kiến. NZD và AUD dẫn đầu đà tăng trong số các đồng tiền chính khi khẩu vị rủi ro được cải thiện.
- Chỉ số DXY -0.36%
- EURUSD +0.52%
- GBPUSD +0.67%
- AUDUSD +0.83%
- NZDUSD +0.95%
- USDJPY +0.73%
- USDCHF -0.71%
- USDCAD -0.50%
Vàng tiếp tục mở rộng đà tăng và chạm đỉnh ngày tại gần $2047/oz trong phiên Mỹ. Giá thoái lui một phần về hơn $2040/oz cuối phiên, ghi nhận đà phục hồi $13.12. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP biến động đi ngang, với lợi suất 2 năm và 10 năm đóng cửa ở 4.44% và 3.93%. Dầu thô tăng $1.12 lên $73.94/thùng và tăng phiên thứ 2 liên tiếp khi rủi ro địa chỉnh trị tại Biển Đỏ tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu.
Tóm tắt phát biểu của Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin: Lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu
- Lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
- Mặc dù đạt được tiến bộ trong việc giảm lạm phát, Fed vẫn cần cân nhắc các yếu tố khác trong nhiệm vụ của mình.
- Dự báo của Fed không phải lời khuyên đầu tư, mà chỉ đơn thuần là dự báo.
- Dữ liệu GDP quý 3 có thể quá lạc quan và không phản ánh tình hình thực tế.
- Nhu cầu, việc làm và lạm phát đang ổn định, không cao như dữ liệu quý 3 cho thấy.
- Lạm phát giảm đáng kể và dự kiến sẽ tiếp tục giảm.
- Nhu cầu đang bình thường hóa chứ không giảm mạnh.
- Fed đang tìm kiếm bằng chứng chắc chắn về việc lạm phát quay trở lại mục tiêu và nhận thấy dấu hiệu suy yếu trong một số lĩnh vực của nền kinh tế tiêu dùng.
- Về khả năng cắt giảm lãi suất, Barkin cho biết nếu lạm phát giảm như dự kiến, Fed sẽ có những phản ứng thích hợp.
- Lạm phát đang dai dẳng hơn so với kỳ vọng của nhiều quan chức Fed.
- Fed đang trong tình trạng tốt để ứng phó với tình hình kinh tế hiện tại.
- Thị trường tài chính sẽ hoạt động độc lập với chính sách của Fed.
Hôm qua, chủ tịch Fed San Francisco Daly đã bóng gió về khả năng cắt giảm lãi suất vào năm 2024:
- Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Wall Street Journal, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cho rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể cân nhắc giảm lãi suất vào năm 2024 do lạm phát đã có dấu hiệu cải thiện trong năm nay.
- Quan điểm của Daly về lãi suất và lạm phát phù hợp với dự báo trung bình của 19 quan chức Fed, những người kỳ vọng ít nhất ba lần cắt giảm lãi suất vào năm tới do lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến.
- Thừa nhận những tiến bộ trong kiểm soát lạm phát, nhấn mạnh rằng ngay cả khi có khả năng giảm lãi suất, lãi suất chuẩn của Fed vẫn sẽ ở mức hạn chế.
- Đang theo dõi chặt chẽ tác động của chính sách hạn chế đối với thị trường lao động, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng ổn định giá cả với việc duy trì việc làm.
- Nhấn mạnh sự quan trọng của việc duy trì cả hai mục tiêu trong nhiệm vụ của Fed: kiểm soát lạm phát và giảm thiểu gián đoạn trong thị trường lao động.
Kể từ quyết định về lãi suất của Fed vào tuần trước, các quan chức Fed dường như đang thực hiện cách tiếp cận thận trọng hơn đối với chính sách lãi suất. Mặc dù họ công nhận những tiến bộ trong việc kiềm chế lạm phát, họ vẫn lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm.
Hai rủi ro chính là giảm lãi suất và giá cổ phiếu giảm. Cả hai yếu tố này đều có thể kích thích nền kinh tế và có nguy cơ làm tăng lạm phát.
Dự báo giá vàng: Commerzbank cho rằng chưa có lý do gì để giá vàng giảm mạnh
Giá vàng đã giảm xuống dưới mốc 2.020 USD vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, các chuyên gia tại Commerzbank cho rằng đây chỉ là một điều chỉnh tạm thời và không có lý do gì để vàng giảm mạnh trong thời gian tới.
Lý do chính là việc Chủ tịch Fed New York John Williams dội gáo nước lạnh vào kỳ vọng cắt giảm lãi suất của thị trường. Ông cho rằng hiện tại vẫn quá sớm để nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất và thậm chí còn ám chỉ rằng việc cắt lãi sớm nhất vào tháng 3 là khó xảy ra. Quan chức Fed Chicago Austan Goolsbee cũng cảnh báo rằng chưa thể nói Mỹ đã kiểm soát được lạm phát, càng làm giảm hy vọng về việc cắt giảm lãi suất.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn tin rằng việc Fed cắt giảm lãi suất chỉ là vấn đề thời gian. Do đó, họ không thấy lý do gì để giá vàng giảm mạnh trong tương lai gần.
Hiện tại, giá vàng đã tăng lên mức 2042.08
Dow Jones và Nasdaq hướng tới ngày tăng thứ 9 liên tiếp
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều tăng đầu phiên giao dịch Mỹ. Hôm nay, tâm điểm chú ý là chuỗi 8 ngày tăng liên tiếp của Dow Jones và Nasdaq.
Thị trường hiện tại đang cho thấy:
- Dow Jones tăng 60.63 điểm (0.16%) lên 37,366.66.
- S&P 500 tăng 8.14 điểm (0.17%) lên 4,748.71.
- Nasdaq tăng 41.38 điểm (0.28%) lên 14,946.20.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, hỗ trợ xu hướng tăng của thị trường chứng khoán:
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm: 4.44%, giảm 0.9 điểm cơ bản.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm: 3.927%, giảm 2.3 điểm cơ bản.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 3.918%, giảm 3.8 điểm cơ bản.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm: 4.032%, giảm 3.7 điểm cơ bản.
Trên các thị trường khác:
- Dầu thô tăng 0.65 USD lên 73.45 USD/thùng.
- Vàng tăng 8.06 USD (0.40%) lên 2,035.15 USD/ounce.
- Bitcoin giao dịch ở mức 42,632 USD.
EUR/USD có khả năng tăng cao hơn sau khi vượt qua ngưỡng 1.1015/1.1020 - Scotiabank
EUR/USD có thể tăng cao hơn. Các nhà kinh tế tại Scotiabank phân tích triển vọng của cặp tiền này.
Khả năng giảm của EUR/USD là hạn chế:
- Mặc dù cặp tiền đang hồi phục chậm chạp sau cú giảm mạnh vào thứ Sáu, nhưng các điểm hỗ trợ quanh 1.09 và các chỉ báo xu hướng dài hạn vẫn cho thấy tín hiệu tích cực cho EUR.
- Điều này cho thấy khả năng giảm của EUR/USD bị hạn chế, còn tiềm năng tăng vẫn hiện hữu. Nếu vượt qua ngưỡng 1.1015/1.1020, EUR/USD có thể tăng mạnh hơn nữa.
Giá sản phẩm công nghiệp của Canada tháng 11 là -0.4%, dự kiến -0.6%
- IPPI tháng trước -0.9% so với -1.0% trước đó
- Giá sản phẩm công nghiệp m/m -0.4% so với -0.6% dự kiến
- IPPI y/y -2.3% so với -2.6% mỗi tháng (điều chỉnh từ -2.7%)
- Giá nguyên liệu thô m/m -4.2% so với -3.5% dự kiến. Tháng trước -2.6% (điều chỉnh từ -2.5%)
- Giá nguyên liệu thô y/y -4.6% so với -0.9% tháng trước (điều chỉnh từ -0,8%)
Lạm phát CPI Canada tháng 11 là 3.1% y/y, dự kiến 2.9%
- Tháng trước: 3.1% y/y
- Lạm phát CPI y/y: 3.1% so với dự kiến 2.9%
- Lạm phát CPI m/m: 0.1% so với dự kiến -0.1%. Tháng trước 0.1%
Các chỉ số lõi:
- CPI lõi của Ngân hàng Trung ương Canada y/y: 2.8%, tháng trước 2.7%
- CPI lõi của Ngân hàng Trung ương Canada m/m: 0.1%, tháng trước 0.3%
- CPI lõi m/m SA: 0.3%, tháng trước 0.3%
- Trimmed CPI: 3.5%, tháng trước 3.5% (tháng trước).
- Median CPI: 3.4%, tháng trước 3.4% (đã điều chỉnh từ 3.6%)
- Common CPI: 3.9%, tháng trước 4.2%
Số lượt khởi công xây dựng nhà ở của Mỹ trong tháng 11 đạt 1.560M, cao hơn đáng kể so với dự kiến và là mức cao nhất kể từ tháng 5/2023
- Số lượt khởi công xây dựng nhà ở tháng trước: 1.359M
- Số lượt khởi công xây dựng nhà trong tháng 11 đạt 1.560M, dự kiến 1.360M
- Giấy phép xây dựng đạt 1.460M, dự kiến 1.465M
- So với tháng 10, khởi công nhà ở tăng 14,8% (mức tăng dự kiến là 1,9%), tháng trước tăng 0.2%
- Giấy phép xây dựng -2.5% so với +1.1% tháng trước
Phó thống đốc BOE Sarah Breeden: Cần duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt trong một thời gian dài
- Lạm phát đang giảm nhưng vẫn ở mức cao.
- Điều quan trọng là duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt trong một thời gian dài.
- Chưa có lộ trình chính sách tiền tệ cụ thể nào được xác định.
- Thị trường lao động đang nới lỏng nhưng vẫn còn căng thẳng.
Phát biểu của Phó Thống Đốc Breeden tiếp nối thông báo của BOE sau cuộc họp chính sách tuần trước, khẳng định chưa đến thời điểm thay đổi chính sách.
Tổng hợp phiên Âu ngày 19/12: Yên Nhật tiếp tục giảm sau khi BOJ giữ nguyên lãi suất, USD suy yếu cùng lợi suất trái phiếu
Các tin chính:
- Đồng Yên Nhật tiếp tục chịu áp lực sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) giữ nguyên lãi suất.
- Thống đốc Ueda của BOJ cho biết khả năng thay đổi chính sách vào tháng tới là rất ít.
- Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh sẵn sàng nới lỏng chính sách hơn nếu cần thiết.
- Chủ tịch ECB Vasle tái khẳng ECB sẽ không tăng lãi suất thêm.
- Ngân hàng Trung ương Pháp dự báo lạm phát Pháp sẽ giảm xuống dưới 2% vào năm 2025.
- Chỉ số lạm phát CPI của khu vực đồng euro tháng 11 phù hợp với dự kiến.
- Chỉ số đơn hàng CBI của Anh giảm so với tháng trước nhưng vẫn tốt hơn so với dự kiến.
- Chính phủ Nhật Bản giữ nguyên đánh giá tổng thể về tình hình kinh tế trong tháng 12.
Thị trường:
- GBP dẫn đầu đà tăng, JPY giảm trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ; Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng 0.2%
- Lợi suất 10 năm của Mỹ giảm 5.3 bps xuống 3.903%
- Vàng tăng 0.1% lên $ 2,028.93
- WTI thô giảm 0.3% xuống còn 72.26 đô la
- Bitcoin tăng 0.6% lên 42,873 đô la
Phiên giao dịch diễn ra khá yên ắng, mọi sự chú ý đổ dồn vào Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). BOJ tiếp tục gây thất vọng cho phe mua đồng Yên khi giữ nguyên lãi suất.
Thống đốc Ueda tái khẳng họ muốn đợi kết quả đàm phán lương vào mùa xuân năm tới trước khi đưa ra bất kỳ cam kết nào, khiến đồng Yên suy yếu. USD/JPY tăng từ 143.60 lên 144.95 trước khi kết phiên quanh mức 144.20-30, vẫn tăng 1% trong ngày.
Đồng yen giảm giá diễn ra trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản giảm, bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng giảm trong ngày.
EUR/USD tăng 0.4% lên 1.0970, GBP/USD tăng 0.7% lên 1.2735, đạt mức cao nhất trong ngày hiện tại. AUD/USD và NZD/USD đều tăng khoảng 0.5% nhờ tâm lý rủi ro mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ, hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0.2% sau khởi đầu phiên giao dịch chậm chạp.
Giá khí tự nhiên giảm hơn 2% sau khi thị trường giảm bớt lo ngại về tình hình Biển Đỏ
- Giá khí tự nhiên giao dịch đảo chiều, giảm xuống dưới 2.5 USD
- Các doanh nghiệp và chính phủ đã can thiệp suốt đêm để giảm căng thẳng tại Biển Đỏ, giải tỏa lo ngại về gián đoạn nguồn cung.
- Đồng USD ổn định sau khi tăng hơn 1.2% so với Yên Nhật.
USD/CAD: Vùng hỗ trợ tiềm năng tiếp theo nằm ở mức 1.3300/1.3280 - SocGen
Đồng USD đã giảm mạnh so với CAD sau khi phá vỡ đường trung bình động 200 ngày ở mức 1.3510. Các nhà kinh tế tại Société Générale phân tích triển vọng của cặp tiền này.
BoC có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm 2024:
- Dữ liệu lạm phát của Canada sẽ được công bố hôm nay (dự kiến 2.9% so với 3.1% trước đó). Thống đốc BoC Macklem cho biết vào thứ Hai rằng việc cắt giảm lãi suất có thể bắt đầu vào năm 2024 nếu lạm phát cơ bản giảm trong 'một vài tháng'. Chỉ số CPI trung bình đã giảm xuống 3.5% vào tháng 10 nhưng không có nhiều tiến triển kể từ tháng 5.
- Về mặt kỹ thuật, USD/CAD đã giảm mạnh xuống 1.3350 sau khi phá vỡ đường trung bình động 200 ngày (1.3510) sau cuộc họp của Fed vào tuần trước. Vùng hỗ trợ tiềm năng tiếp theo nằm ở mức 1.3300/1.3280.
Liệu đà tăng của thị trường chứng khoán có tiếp tục trong năm 2024?
- Điều gì cản trở đà tăng của chứng khoán khỏi đỉnh kỷ lục mới vào năm 2024?
Sau cú giảm vào cuối tháng 10, thị trường chứng khoán đã chứng kiến một cú tăng ngoạn mục trong 8 tuần qua. Đáng chú ý, Dow Jones, DAX và CAC 40 đều đạt đỉnh kỷ lục mới. Câu hỏi đặt ra hiện tại là liệu chứng khoán có thể duy trì phong độ tốt trong năm tới?
Động lực quan trọng cho đợt tăng gần đây là việc thị trường kỳ vọng vào khả năng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ từ các NHTW, trong đó Fed và ECB lần lượt được kỳ vọng cắt giảm 1.42% và 1.5% trong năm tới. Trừ trường hợp một vài NHTW khác có thể hành động vào tháng 3, thì đây là mức kỳ vọng mạnh mẽ nhất của thị trường. Nói cách khác, động lực chính của đà tăng giá trên thị trường chứng khoán đã đạt đỉnh trừ khi các nhà chức trách tiếp tục nhượng bộ trước kỳ vọng của thị trường.
Vậy, liệu điều đó có nghĩa là chứng khoán đã đạt đỉnh trước khi bước sang năm mới? Không hẳn là như vậy
Kịch bản hạ cánh mềm của nền kinh tế toàn cầu có thể xảy ra. Tuy nhiên yếu tố này hiện ít quan trọng hơn khi các NHTW lớn đang tập trung hơn vào việc giảm lạm phát. Chính lạm phát đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt giảm lãi suất, do đó tình hình nền kinh tế không quá xấu trong giai đoạn này. Và khi họ (NHTW) sắp thay đổi chính sách tiền tệ, điều này có thể thu hút thêm dòng vốn tham gia vào thị trường.
Theo khảo sát quản lý quỹ của BofA, tâm lý lạc quan trên thị trường vẫn chưa đạt đỉnh. Hiện tại, tâm lý thị trường đang dần cải thiện từ đầu năm 2022. Và đó vẫn còn là một chặng đường dài nếu so với mức đỉnh trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Kết luận lại, thị trường chứng khoán chưa chắc sẽ có một hành trình dễ dàng trong năm 2024, đặc biệt là với khả năng lạm phát dai dẳng và rủi ro suy thoái kéo dài của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu mọi thứ diễn ra theo kịch bản của thị trường, vẫn có lý do để tin rằng chứng khoán sẽ có màn thể hiện tốt trong năm tới.
Giá khí tự nhiên giảm 2% khi các tàu chở dầu phải thay đổi lộ trình
- Giá khí tự nhiên giảm về dưới mức 2.5 USD trong phiên hôm nay.
- Các công ty vận chuyển và chính phủ các nước đã can thiệp nhằm giảm bớt căng thẳng ở Biển Đỏ.
- Đồng USD ổn định sau khi tăng hơn 1% so với Yên Nhật.
Khí tự nhiên (XNG/USD) đảo chiều và đánh mất đà tăng trước đó từ thứ Hai. Điều này xảy ra khi các công ty vận chuyển và chính phủ các nước lớn đã thực hiện các biện pháp thay đổi lộ trình và giảm bớt căng thẳng ở Biển Đỏ sau khi phiến quân Houthi tiếp tục tấn công một tàu chở hàng trong khu vực này. Các công ty vận chuyển như Maersk, BP và MSCI đã hủy bỏ tất cả chuyến tàu đi qua khu vực trên và chuyển hướng đội tàu của họ qua các tuyến đường khác dài hơn, trong khi một lực lượng đặc nhiệm gồm quân đội các nước Anh, Canada, Pháp và Mỹ sẽ tuần tra nhằm đảm bảo an toàn.
Trong khi đó, chỉ số DXY đang đi ngang sau đà giảm mạnh từ tuần trước. Trong khi đó, BoJ một lần nữa trì hoãn thời kỳ bình thường hóa chính sách tiền tệ , khiến đồng Yên Nhật mất giá hơn 1% so với đô la Mỹ.
ING: Đồng CAD sẽ yếu đi so với các đồng tiền khác trong tương lai
Các phân tích viên tại ING dự báo triển vọng của đồng đô la Canada trong thời gian tới:
- Đồng đô Canada đang mất giá mạnh so với các đồng tiền khác sau phát biểu gây bất ngờ của Thống đốc BoC Tiff Macklem khi ông dự kiến cắt giảm lãi suất trong năm tới
- Phát biểu này mâu thuẫn với tuyên bố trước đây của BoC rằng họ "vẫn sẵn sàng tăng lãi suất hơn nữa nếu cần" và dường như xác nhận kỳ vọng của thị trường về mức giảm 1% lãi suất trong năm tới.
- Mặc dù USD sẽ suy yếu, chúng tôi cho rằng CAD sẽ thua kém các đồng tiền hàng hóa khác do BoC cắt lãi mạnh mẽ (ước tính 1.50% trong năm 2024) do triển vọng kinh tế ảm đạm và mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế Mỹ.
Đơn đặt hàng sản xuất CBI của Anh có dấu hiệu cải thiện
- Số liệu tháng 12: -23. (Trước đó: -35)
- Đơn hàng nhà máy tại Anh giảm nhẹ trong tháng 12 và ở mức đạt mức cao nhất so với hai tháng trước
- Đây tiếp tục là một con số không mấy khả quan, nhưng kỳ vọng về sản xuất đã tăng lên mức +5 so với mức -7 trong tháng 11.
ING: Đồng USD có thể tiếp tục đà giảm
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng USD:
- Bài phát biểu của các quan chức Fed trong ngày hôm nay bao gồm Thomas Barkin và Raphael Bostic (giữ quan điểm "dovish").
- Dữ liệu với dự báo khởi công nhà ở và giấy phép xây dựng của Mỹ cũng sẽ là tâm điểm (Được dự báo giảm trong tháng 11).
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng vào Thứ Tư và dữ liệu PCE cùng thu nhập cá nhân vào Thứ Sáu sẽ là những tin tức cuối cùng có thể tác động đến thị trường trước Giáng sinh.
- Hôm nay, thị trường ngoại hối có thể sẽ trầm lắng và đồng bạc xanh có thể mất giá nhẹ, trừ khi chúng ta nghe được quan điểm "hawkish" hơn về lãi suất từ các quan chức Fed.
Dữ liệu CPI tháng 11 của Châu Âu đúng như dự báo
- Chỉ số CPI tăng 2.4% so với cùng kỳ (Trước đó: 2.9%. Sơ bộ: 2.4%)
- CPI lõi tăng 3.6% so với cùng kỳ (Trước đó: 4.2%. Sơ bộ 3.6%)
Số liệu không có sự thay đổi so với dự báo sơ bộ và tiếp tục thể hiện sự hạ nhiệt trong áp lực giá cả tại khu vực Eurozone.
Nhật Bản giữ nguyên đánh giá tổng thể về tình hình nền kinh tế
Đánh giá của chính phủ Nhật Bản về tình hình kinh tế trong tháng 12:
- Mặc dù đánh giá tổng thể tiếp tục là " giữ vững đà phục hồi mặc dù một số lĩnh vực có xu hướng chững lại trong thời gian gần đây", chính phủ ghi nhận rằng "tâm lý của doanh nghiệp đang được cải thiện".
- "Tâm lý và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dần tốt trở lại nhưng điều này chưa có tác động đáng kể đến nhu cầu trong nước".
Nhìn chung, mọi sự chú ý hiện đang đổ dồn vào các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân vào tháng 3 và tháng 4 tại Nhật Bản khi đây là những sự kiện quan trọng ảnh hưởng tương đối đến chính sách của BoJ
Vàng tăng nhẹ lên trên $2.027
Vàng giảm xuống dưới $2,025 đầu phiên Âu trước khi tăng lên trên $2,027 ở thời điểm hiện tại
Thị trường chứng khoán châu Âu tăng nhẹ đầu giờ mở cửa
- Eurostoxx +0.2%
- DAX +0.2%
- CAC 40 đi ngang
- FTSE +0.1%
- IBEX +0.2%
- FTSE MIB +0.2%
Thị trường chứng khoán châu Âu tăng nhẹ đầu giờ mở cửa trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đi ngang. Thị trường tiền tệ không có nhiều biến động ngoại trừ việc BOJ không đưa ra bất kỳ gợi ý nào về việc xoay trục chính sách khiến JPY suy yếu.
USDJPY tăng 1% lên trên 144.00 sau cuộc họp báo của Thống đốc BoJ
USDJPY tăng 1% lên trên 144.00 khi các phát biểu của Thống đốc BoJ và chánh văn phòng nội các Nhật Bản cho thấy sự đồng thuận của chính phủ và BoJ trong việc sẽ không có bất kì động thái xoay trục chính sách nào cho đến sau cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân vào khoảng tháng 3-4 năm sau
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi: Chính sách tiền tệ thuộc thẩm quyền của BoJ
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi cho biết:
- Chính sách tiền tệ thuộc thẩm quyền của BoJ
- Kỳ vọng BoJ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp để đạt được mục tiêu giá cả ổn định, bền vững đi kèm với việc tăng lương
Từ khóa chính trong phát biểu trên là "đi kèm với việc tăng lương". Điều đó khẳng định rằng chính phủ và BoJ đang nhất trí chờ đợi các cuộc đàm phán tiền lương vào mùa xuân vào năm tới trước khi bắt tay vào thực hiện các biện pháp xoay trục chính sách tiền tệ.
Thống đốc BOJ Ueda: Muốn đánh giá kết quả của cuộc đàm phán lương mùa xuân năm tới
Thống đốc Ueda bình luận về triển vọng của bất kỳ sự thay đổi chính sách nào của BoJ:
- Sự thay đổi chính sách có thể liên quan đến yếu tố bất ngờ
- Thị trường có thể ít nhiều dự báo sự thay đổi chính sách của BoJ
- Muốn đánh giá kết quả của cuộc đàm phán lương mùa xuân năm tới
- Muốn xem kết quả có đủ mạnh để hỗ trợ tiêu dùng không
Thống đốc cũng cho biết thêm rằng:
- Rất ít cơ hội để khẳng định rằng: 'chúng tôi sẽ thay đổi chính sách' vào tháng tới
- Sẽ có một số dữ liệu từ bây giờ đến cuộc họp chính sách tiếp theo, nhưng không nhiều
- Sẽ không có nhiều dữ liệu mới trước cuộc họp chính sách tháng 1
Nhìn chung, cuộc họp báo của người đứng đầu BOJ xác nhận rằng các nhà hoạch định chính sách đang chờ đợi đến tháng 3 đến tháng 4 năm sau. Và nếu các nhà giao dịch đang chờ đợi ngân hàng trung ương xoay trục chính sách sau các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân thì họ đang đi đúng hướng.