Trung Quốc tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn
Trung Quốc hạ lãi suất cho vay 1 năm xuống 3.65% (từ 3.7%) và 5 năm xuống 4.30% (từ 4.45%)
Gặp khó khăn vẫn còn là từ nói giảm nói tránh để diễn tả kinh tế Trung Quốc, trước những ảnh hưởng của lĩnh vực bất động sản chìm trong nợ, đình công thanh toán thế chấp và người mua bỏ đi vì sợ giá giảm thêm. Nhu cầu của người tiêu dùng đang cạn kiệt. Các hạn chế và phong tỏa COVID cũng không giúp ích được gì. Nắng nóng cũng đang buộc nhiều nơi cắt điện.
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa cắt giảm lãi suất các khoản vay kì hạn một năm và năm năm
Lãi suất cơ bản cho khoản vay 1 năm đã giảm xuống còn 3.65% (từ mức 3.70%).
- Hầu hết các khoản cho vay mới và chưa thanh toán ở Trung Quốc dựa trên lãi suất cơ bản kì hạn một năm.
- Lần cắt giảm lãi suất này gần đây nhất là vào tháng một.
- Mức giảm 5 bp thấp hơn so với 10 bp được đưa ra.
Lãi suất cơ bản cho khoản vay kì hạn 5 năm đã được giảm xuống 4.30% (từ mức 4.45%)
- Hầu hết lãi suất thế chấp nhà dựa trên lãi suất cơ bản các khoản vay kì hạn năm năm
- Lần cắt giàm gần đây nhất là vào tháng năm.
- Mức cắt giảm này nhiều hơn so với kỳ vọng 10 bp được đưa ra đối với các khoản vay kì hạn năm năm.
Tỷ giá USDCNY tham chiếu hôm nay: 6.8198
Mức đóng cửa trước đó là 6.8170.
Thành viên Uỷ ban Chính sách Tiền tệ RBNZ: Mức tăng 25 bp đã được cân nhắc trước mức 50 bp
Theo Adam Richardson, thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ):
- RBNZ bất ngờ trước áp lực lạm phát tăng mạnh gần đây.
- Lạm phát trong nước dai dẳng hơn so với lạm phát nhập khẩu.
- Mức tăng 25 bp không nhận được nhiều sự quan tâm do nó chưa phù hợp với cuộc thảo luận cũng như bối cảnh hiên tại
- RBNZ tập trung vào việc giảm lạm phát lõi
Tuần trước, RBNZ đã tăng lãi suất thêm 50 bp trong cuộc họp thứ tư liên tiếp, đưa lãi suất lên 3.0%. RBNZ cho biết lạm phát cũng sẽ không quay trở lại ngưỡng mục tiêu 1%-3% cho đến giữa năm 2024.
Phó Thống đốc RBNZ: Lãi suất sẽ tăng tới 4.25%
Christian Hawkesby, Phó Thống đốc/Giám đốc Ổn định Tài chính Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) đã có những bình luận:
- Mục tiêu của chiến lược là để điều kiện của chính sách tiền tệ ở trên mức trung bình.
- Hai mức tăng 25 bp và 75 bp đều đã được cân nhắc trước khi quyết định tăng 50 bp được đưa ra vào tháng này.
- Khi lãi suất đạt đến 4.0-4.25%, một cái nhìn cân bằng hơn về chính sách có thể được thấy.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 19.08: Chứng khoán giảm sâu, USD bật tăng mạnh!
Việc FED mạnh tay thực hiện các chính sách thắt chặt và nỗi lo suy thoái tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới thị trường chứng khoán Mỹ khi các chỉ số chính đồng loạt chìm trong sắc đỏ tại kết phiên ngày 19.08.
S&P 500 -1.29%, cả tuần -1.21%
Dow Jones -0.86%, cả tuần -0.16%
Nasdaq -2.01%, cả tuần -2.62%
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đã có một cú bật tăng ấn tượng, kết tuần tại 108.103. Đà tăng này có thể đến từ những bình luận hawkish từ quan chức FED; đi kèm với nỗi lo toàn cầu về tăng trưởng tại Trung Quốc, châu Âu và Anh do lạm phát tăng cao, những khó khăn gây ra bởi COVID, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao và chiến tranh tại Ukraine.
Chỉ số DXY +0.57%, cả tuần +2.3%
EUR/USD -0.46%, cả tuần -2.13%
GBP/USD -0.86%, cả tuần -2.54%
AUD/USD -0.57%, cả tuần -3.46%
NZD/USD -1.32%, cả tuần -4.26%
USD/JPY +0.75%, cả tuần +2.54%
USD/CAD +0.35%, cả tuần +1.71%
USD/CHF +0.22%, cả tuần +1.88%
Vàng tiếp tục đà giảm sâu từ đầu tuần, quay về mức $1,747.5 USD/oz (-0.62%), giảm tới $54.525/oz kể từ mức đỉnh tại tuần trước. Lợi suất trái phiếu các kì hạn đồng loạt tăng, lợi xuất trái phiếu kì hạn 10 năm tăng cao nhất với 9 bps (+3.12%). Dầu WTI và dầu Brent cũng đồng loạt giảm xuống ngưỡng $89.87/thùng và $95.76/thùng.
Hôm nay lịch kinh tế tương đối nhẹ nhàng và không có quá nhiều điểm đáng chú ý.
Nhận định giá dầu: Thị trường dầu mỏ không còn quá thắt chặt như ban đầu
Theo Ngân hàng ING:
- Sản lượng dầu của Nga ổn định cùng với nhu cầu tăng yếu hơn dự kiến đồng nghĩa với việc thị trường dầu có khả năng vẫn thặng dư trong thời gian còn lại của năm nay và đầu năm sau, điều này sẽ hạn chế đà tăng của giá dầu.
- Mặc dù lượng hàng tồn kho đang ở mức thấp trong lịch sử, ING tin rằng giá dầu sẽ vẫn ở mức cao, trong bối cảnh OPEC hạn chế công suất và những diễn biến không rõ ràng ở nguồn cung dầu mỏ từ Nga sau khi EU thực hiện các lệnh cấm hoàn toàn với nước này. Những yếu tố trên cũng sẽ kìm hãm đà giảm của giá dầu trong trung hạn.
Khẩu vị rủi ro vẫn chưa được cải thiện trong phiên Á
Hợp đồng tương lai dầu WTI và Brent đều giảm hơn $1/thùng.
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ cũng đang giảm điểm.
Trong khi đó, Bitcoin đã có một ngày cuối tuần ổn định, hiện đang có chút biến động:
Thống đốc NHTW Đức: Kinh tế Đức sẽ rơi vào suy thoái nếu khủng hoảng năng lượng trầm trọng thêm
Theo ông Joachim Nagel:
- Khả năng cao lạm phát sẽ tăng vượt dự báo trước đây và trung bình ở mức hơn 6%
- Lạm phát có thể vượt 10% trong những tháng tới
- Do đó, ECB phải tiếp tục tăng lãi suất "với lạm phát cao, phải tiếp tục tăng lãi suất"
- Nền kinh tế Đức "có khả năng" suy thoái trong mùa đông nếu cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng thêm
Truyền thông Mỹ: Mỹ chưa thể đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran
Axios trích lời các quan chức Mỹ và Israel giấu tên:
- Chính quyền Biden trong những ngày gần đây đang tìm cách trấn an Israel rằng họ không đồng ý với các điều khoản mới của Iran và một thỏa thuận hạt nhân sẽ chưa thể đạt được
- Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao vẫn đang xem xét và nghiên cứu phản ứng của Iran đối với dự thảo thỏa thuận của EU. Không rõ khi nào Mỹ sẽ đưa ra phản ứng riêng tư và công khai.
Trung Quốc: Tỉnh Tứ Xuyên kéo dài cắt điện
Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà máy trong sáu ngày vào tuần trước.
Lệnh đó đã được gia hạn từ bây giờ đến thứ Năm.
Việc đóng cửa này nhằm giảm bớt tình trạng thiếu điện trong khu vực do ảnh hưởng của sóng nhiệt.
Tứ Xuyên là địa điểm sản xuất chính của ngành công nghiệp bán dẫn và năng lượng mặt trời, đồng thời cũng là trung tâm khai thác lithium của Trung Quốc. Các nhà máy đóng cửa gồm cả của Foxconn, nhà cung cấp cho Intel và Apple.
Tứ Xuyên là một trong những tỉnh lớn nhất của Trung Quốc với 84 triệu dân.
Nga ngừng hoạt động đường ống Nord Stream trong ba ngày kể từ ngày 31/8
Nga có kế hoạch đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Nord Stream trong ba ngày từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9.
Nga nói rằng lần tắt đường ống này là để 'bảo trì'. Sau khi bảo trì hoàn tất, Nga cho biết lưu lượng khí đốt sẽ được khôi phục về mức 33 triệu mét khối mỗi ngày. Con số này chỉ khoảng 20% công suất của Nord Stream.
Công nhân tại cảng container lớn nhất nước Anh đình công 8 ngày
Hơn 1900 công nhân tại cảng container lớn nhất của Anh sẽ bắt đầu 8 ngày đình công vào hôm nay, Chủ nhật, ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- Điều này sẽ làm gián đoạn nghiêm trọng thương mại và chuỗi cung ứng.
- Người phát ngôn của Hutchison Ports cho biết: “Cảng lấy làm tiếc về những hậu quả mà hành động này sẽ gây ra đối với chuỗi cung ứng của Vương quốc Anh.
- Cảng cho biết sẽ có phương án dự phòng
Chứng khoán Mỹ giảm điểm lần đầu tiên sau 5 tuần giao dịch
Cả 3 chỉ số chính đều đóng cửa thấp hơn trong ngày, NASDAQ giảm hơn 2%, Russell 2000 giảm 2.17%.
Chỉ số Dow, S&P và NASDAQ đóng cửa giảm điểm lần đầu tiên trong 5 tuần giao dịch. Trong đó
- Dow Jones giảm 0.1%
- S&P giảm 1.2%
- NASDAQ giảm 2.62%
Tổng hợp thị trường phiên Mỹ: USD giành lại ngôi vương trong tuần này
Đô la Mỹ là đồng tiền mạnh nhất trong tuần này. NZD yếu nhất trong số các cặp tiền chính hiện nay.
Đồng bạc xanh trong tuần này tăng so với tất cả các đồng tiền chính, phần lớn nhờ các bình luận diều hâu hơn của các quan chức Fed và những lo ngại toàn cầu về tăng trưởng ở Trung Quốc, Châu Âu và Vương quốc Anh, mối lo về Covid-19, lợi suất Mỹ tăng cao, và chiến tranh Ukraine.
Cặp EUR/USD đã giảm 217 pips trong tuần và gần như không có nhịp hồi nào đáng kể, cặp tiền đang ở mốc 1.0031, chỉ cách 31 pips so với mức ngang giá.
AUD/USD và NZD/USD đóng cửa giảm. Việc RBNZ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản không hỗ trợ nhiều cho NZD
Trên các thị trường khác:
- Vàng giao ngay giảm $12 về mức $ 1,746.89.
- Dầu thô đang giao dịch gần như không thay đổi ở mức $90.02
- Bitcoin đang giao dịch ở mức $21,320, giảm $3087 so với tuần trước
Trên thị trường chứng khoán Mỹ tuần này, các chỉ số chính đóng cửa giảm lần đầu tiên sau 5 tuần giao dịch:
- Dow Jones giảm 0.1%
- S&P giảm 1.2%
- NASDAQ giảm 2.62%
- Russell 2000 giảm 2.92%
Dầu thô đóng cửa tăng nhẹ tại mốc 90.44 USD/thùng
Giá dầu thô WTI tương lai đang ở mức 90.44 USD, giảm 1.5% trong tuần.
Về mặt kỹ thuật, giá đang ổn định gần đường trung bình động 200 giờ(đường màu xanh lá cây trong biểu đồ bên dưới) ở mức $ 90.12. Đà tăng bị cản lại quanh vùng Fib 38.2% ở mức 91.87 đô la. Trong khi hỗ trợ phía dưới đang là đường MA100 giờ
Chứng khoán Mỹ quay trở lại vùng tiêu cực
Chỉ số công nghiệp trung bình Dow hiệnđã giảm hơn 300 điểm về mức 33,697.21, thấp hơn mức giá đóng cửa phiên thứ Sáu tuần trước.
Dẫn đầu đà giảm là Boeing (-3.28%) và JP Morgan (-2.53%)
Tổng thống Pháp Macron: Tiềm ẩn nguy cơ Nga tách nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia khỏi lưới điện Ukraine
- Thông tin này được đưa ra trong cuộc điện đàm giữa ông Macron và ông Putin
- Kịch bản Nga tách nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia khỏi lưới điện của Ukraine là điều không thể chấp nhận được
- Putin nói với Macron rằng ông cởi mở với việc xem xét lại yêu cầu trước đây, rằng IAEA có thể đặt nhà máy hạt nhân trên đất Nga
EUR/USD liên tục giảm mạnh trong phiên hôm nay và đang hướng tới mức ngang giá
Chứng khoán châu Âu đóng cửa giảm điểm
Các chỉ số chính của châu Âu (trừ FTSE 100 của Anh) đang đóng cửa thấp hơn trong ngày.
- DAX của Đức giảm 1.12%
- CAC của Pháp giảm 0.94%
- FTSE của Vương quốc Anh tăng 0.11%
- Ibex của Tây Ban Nha 1.09%
- FTSE MIB của Ý -1.95%
Như vậy, hầu hết các chỉ số chứng khoán Châu Âu sẽ có một tuần tiêu cực, trừ chứng khoán Anh
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Vẫn còn nhiều thời gian cho đến khi đưa ra quyết định tiếp theo về lãi suất vào tháng 9
- Vẫn còn rất nhiều thời gian cho đến khi cần đưa ra quyết định về quy mô tăng lãi suất tháng 9.
- Fed sẽ cần phải điều chỉnh lãi suất đến mức hạn chế, mức độ điều chỉnh sẽ dựa trên tín hiệu của nền kinh tế.
- Lạm phát lõi giảm gần đây là do các mặt hàng dễ biến động.
- Hiện tại, nhu cầu cơ bản dường như tăng mạnh hơn so với thời điểm diễn ra cuộc họp Fed lần trước.
USD/CHF chạm ngưỡng cao nhất 10 ngày qua
USD/CHF tăng 35 pip trong ngày lên 0.9596 - mức cao được thấy lần cuối vào ngày 8/8.
AUD/USD: Phe gấu duy trì lợi thế, cần quan sát hỗ trợ 0.6800
Đà giảm có thể tiếp tục kéo dài xuống hỗ trợ 0.6800. Nếu phá vỡ mức này, phe gấu sẽ khá áp đảo, tạo tiền đề cho xu hướng giảm giá tiếp theo trong ngắn hạn,
AUD/USD hiện giao dịch ở mức 0.6863.
Đồng bảng giảm sâu, đe dọa cản tâm lý 1.1800
GBP/USD hiện giao dịch quanh mức 1.1800, đã có lúc giảm xuống 1.1798 rồi nhanh chóng phục hồi trở lại.
Cản tâm lý 1.1800 và 1.1760 - mức thấp nhất vào 14/7 là 2 mốc quan trọng cần được quan sát kỹ.
Dầu thô WTI quay trở lại ngưỡng 90 USD, hồi phục đà giảm trong ngày
Sau khi chào phiên Mỹ ở mức 89.9 USD, dầu WTI vừa tăng trở lại trên giá 90 USD/thùng.
Giá vàng chính thức chạm đáy kể từ đầu tháng 8 đến nay
Hôm nay vàng đã mất hơn 9 USD/oz xuống mức 1,748.65 USD/oz - giá thấp nhất kể từ đầu tháng 8 đến nay.
Ngôi vương hôm nay thuộc về đồng USD!
- USD tiếp tục tăng sau khi chạm 108 đầu phiên Mỹ, hiện ở mức 108.124.
- Chỉ số DXY hôm nay đã tăng 0.60%.
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Việc giảm bảng cân đối kế toán sẽ hỗ trợ chính sách tài khóa thắt chặt hơn
Theo Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin:
- Việc trở lại trạng thái bình thường không đòi hỏi hoạt động kinh tế phải giảm sút nghiêm trọng.
- Giảm bảng cân đối kế toán sẽ khiến chính sách tài khóa thắt chặt hơn.
- Lượng tiền trong dự trữ repo qua đêm cho thấy Fed không không gặp rắc rối với bảng cân đối kế toán.
- Dữ liệu gần đây về nền kinh tế rất khả quan, thị trường việc làm và sản xuất công nghiệp bán lẻ cốt lõi có vẻ khá khỏe mạnh.
- Báo cáo lạm phát tháng 7 tích cực là cơ sở để thị trường tiếp tục hy vọng lạm phát sẽ giảm.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán, USD kéo dài đà tăng
Chứng khoán nhanh chóng giảm sau khi phiên Mỹ mở cửa khi thị trường tỏ ra thận trọng sau phát biểu sẽ tiếp tục tăng lãi suất của quan chức Fed. Chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà giảm. Cổ phiếu tăng trưởng nằm trong số bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cổ phiếu liên quan đến tiền điện tử cũng sụt giảm. Giới đầu tư đang chú ý tới hội nghị chuyên đề hàng năm của Fed tại Jackson Hole, Wyoming, vào tuần tới để biết thêm manh mối về lộ trình chính sách.
- Chỉ số S&P 500 -1.13%
- Chỉ số Nasdaq -1.58%
- Chỉ số Dow Jones -0.83%
Hôm nay là một ngày tốt lành với USD khi chỉ số DXY phá vỡ 108 - mức cao nhất của nhiều tuần qua. Điều này đồng nghĩa các đồng tiền khác đều suy yếu trước USD. Đồng tiền giảm sâu nhất hôm nay gọi tên NZD, ngược lại USD/JPY tiếp tục khẳng định sức mạnh khi là cặp tiền có mức tăng ấn tượng nhất.
- DXY +0.56%
- EUR/USD -0.43%
- GBP/USD -0.95%
- AUD/USD -0.49%
- NZD/USD -1.04%
- USD/JPY +0.79%
- USD/CAD +0.25%
- USD/CHF +0.39%
Lợi suất trái phiếu chính phủ các kỳ hạn đồng loạt tăng mạnh, trong đó lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng hơn 9 bp. Lợi suất các kỳ hạn 2, 5, và 20 năm đều duy trì trên mức 3%.
Đà giảm của vàng chưa có dấu hiệu dừng lại. Giá vàng giảm hơn 7 USD, tương đương -0.42%, xuống mức $1,751.33/oz.
Dầu WTI đã bật tăng lên mức 90.84 USD đầu phiên trước khi giảm xuống giá 89.9 USD/thùng ở hiện tại. Ngược lại, dầu Brent tăng gần 3 USD/thùng lên mức 96.56 USD/thùng.
BTC liên tục cắm đầu, giảm sâu hơn 1,800 USD xuống giá 21,410 USD.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng
Ngay khi mở cửa phiên Mỹ, lợi suất trái phiếu chính phủ các kỳ hạn đều tăng. Dẫn đầu đà tăng tiếp tục là lợi suất kỳ hạn 10 năm khi tăng tới 8.2 điểm cơ bản.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm đúng như kỳ vọng ngay đầu phiên
Các chỉ số chứng khoán chính ghi nhận sắc đỏ ngay khi mở cửa.
- Dow Jones giảm 209.64 điểm, tương đương -0.62%.
- S&P 500 giảm 28.83 điểm, tương đương -0.67%.
- Nasdaq giảm 121 điểm, tương đương -0.93%.
- Russell 2000 giảm 21.07 điểm, tương đương -1.05%.
EUR/USD hoàn toàn có thể chạm mức ngang giá một lần nữa
- EUR/USD duy trì đà giảm, phá vỡ mức 1.0100 để chạm mức thấp 1.0050.
- Trong tầm nhìn ngắn hạn của trader, cặp tiền hoàn toàn có thể chạm mức ngang giá.
- Đánh mất hỗ trợ quan trọng này có thể kéo EUR/USD xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm - 0.9952.
- Về dài hạn, đà giảm có thể tiếp tục kéo dài miễn là cặp tiền giao dịch dưới đường SMA 200 ở mức 1.0859.
Chứng khoán Mỹ có thể giảm điểm do đứng trước lo ngại Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất
Phố Wall có thể sẽ chào phiên thứ Sáu trong sắc đỏ sau khi các quan chức Fed cho biết ngân hàng trung ương cần tiếp tục tăng lãi suất để đối phó lạm phát, trong khi đó báo cáo lợi nhuận tiêu cực của nhà sản xuất thiết bị Deere khiến nhà đầu tư có tâm lý risk off.
Các cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao như Amazon.com Inc (AMZN.O) và Alphabet Inc (GOOGL.O) đã giảm hơn 1% trong giao dịch trước khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.
Cổ phiếu ngân hàng cũng đang trên đà giảm và có thể phá vỡ chuỗi 6 tuần tăng liên tiếp.
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Fed sẽ làm những gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu
Theo Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin:
- Fed sẽ làm những gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu.
- Không thể ngay lập tức đưa lạm phát trở lại mục tiêu .
- Bắt đầu thấy một số biện pháp đề phòng trong đầu tư kinh doanh
DXY: Khả năng cao sẽ kiểm tra mức đỉnh của 2022
- DXY tăng 3 ngày liên tiếp, vượt 108 - mức cao nhất trong nhiều tuần qua.
- Việc chỉ số này vượt ngưỡng 109 trong năm nay là hoàn toàn khả thi.
- Đà tăng kéo dài có thể hướng đến 109.29 - mức cao nhất kể từ đầu năm, trước khi hướng đến 109.77 - mức cao nhất kể từ tháng 9/2002.
- Hỗ trợ 6 tháng ở quanh mức 104.90, tiếp tục củng cố đà tăng.
CAD tăng nhẹ sau dữ liệu doanh thu bán lẻ khả quan
USD/CAD giảm khoảng 10 pip sau báo cáo doanh thu bán lẻ tích cực.
Cặp tiền hiện giao dịch ở mức 1.2980.
Bitcoin cắm đầu, kiểm tra lại các mốc kỹ thuật chính
- Bitcoin hôm nay lao dốc giảm 6%, trong giây lát chỉ còn 21,500 USD.
- Đêm qua Ethereum giảm 4.5% xuống còn 1,760 USD.
- Các Altcoin hàng đầu giảm trong khoảng 7% (XRP) đến 12% (Solana).
- Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử giảm 4.2% xuống 1.07 nghìn tỷ USD.
Doanh số bán lẻ tháng 6 của Canada tăng gấp 4 lần so với ước tính!
- Doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 1.1%, ước tính tăng 0.3%.
- Doanh số tháng trước điều chỉnh tăng từ 2.2% lên 2.3%.
- Doanh số ô tô cũ tăng 0.8%, ước tính tăng 0.9%
- 8/11 ngành ghi nhận doanh số tăng, chiếm 76.8% thương mại bán lẻ.
- Các trạm xăng, các đại lý xe có động cơ và phụ tùng dẫn đầu doanh số.
- Về sản lượng, doanh số bán lẻ tăng 0.2% trong tháng 6.
- Trong quý 2, doanh số bán lẻ tăng 3.2% và 0.9% về sản lượng.
- Doanh số bán lẻ tháng 7 dự kiến sẽ giảm 2.0% theo ước tính của StatCan .
Cập nhật thị trường: Hợp đồng tương lai giảm
Hợp đồng tương lai giảm vào thứ Sáu, làm mờ đi hy vọng rằng S&P 500 có thể tạo ra một tuần tích cực nữa.
Các hợp đồng tương lai của S&P 500 giảm 0.92%, E-Mini Dow Jones futures giảm 0.73%, Nasdaq 100 hợp đồng tương lai giảm 1.04%.
Trong tuần, S&P 500 bước vào phiên giao dịch ngày thứ Sáu chỉ tăng 0.08% và chỉ số Dow tăng 0.7% trong thời điểm đó.