ANZ: RBA có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 2 năm 2025
ANZ kỳ vọng RBA sẽ giảm lãi suất 0,25%. Trước đây, chỉ có Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia dự đoán điều này, nhưng hiện tại ANZ cũng đồng tình với dự báo đó.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản: Nền kinh tế Nhật Bản đang ở "giai đoạn quyết định"
- Chính phủ vẫn giữ nguyên quan điểm phối hợp chặt chẽ với BoJ về chính sách kinh tế, tập trung vào tăng trưởng và giá cả.
- Nhật Bản nỗ lực để chấm dứt hoàn toàn tình trạng giảm phát
- Khi có thể tuyên bố chấm dứt giảm phát, chúng ta sẽ không còn phải sử dụng các biện pháp đặc biệt để đối phó với nó.
- Hiện tại, nền kinh tế Nhật Bản đang ở "giai đoạn quyết định" để thay đổi hoàn toàn tâm lý tin rằng nền kinh tế đang giảm phát, chuyển sang giai đoạn tăng trưởng được thúc đẩy bởi tăng lương và đầu tư.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường 09.01: Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa trong ngày quốc tang, DXY giữ mức tăng từ phiên trước, Bitcoin tái kiểm định mức hỗ trợ 92,000 USD
Hôm qua, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã đóng cửa trong ngày quốc tang, tưởng nhớ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter. Trong khi đó, thị trường trái phiếu đóng cửa vào lúc 2:00 sáng thứ Sáu. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm khi nhà đầu tư chờ dữ liệu kinh tế NFP công bố hôm nay. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.5%, trong khi hợp đồng tương lai Nasdaq 100 giảm 0.6%. Hợp đồng tương lai Dow Jones cũng giảm 0.3%. Động thái này diễn ra khi Phố Wall chuẩn bị đón nhận báo cáo việc làm NFP tháng 12, dự kiến công bố lúc 20h30 thứ Sáu. Các nhà kinh tế được khảo sát bởi Dow Jones dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ tăng thêm 155,000 việc làm, thấp hơn so với mức tăng 227,000 trong báo cáo tháng 11. Tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng giữ nguyên ở mức 4.2%. Cả ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán đều đang trên đà giảm trong tuần này. S&P 500 giảm 0.4%, Nasdaq Composite giảm 0.7%, và chỉ số Dow Jones dự kiến giảm 0.2% trong tuần. Kết phiên hôm thứ Tư:
- Dow Jones: +0.25%
- S&P 500: +0.16%
- Nasdaq: -0.06%
Điểm nhấn trong phiên hôm qua là phát biểu của các quan chức Fed. Nhiều quan chức đưa ra quan điểm Fed có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong thời gian dài, chỉ cắt giảm lãi suất khi lạm phát hạ nhiệt đáng kể. DXY giữ mức tăng từ phiên trước. Sự phục hồi nhẹ của thị trường trái phiếu giúp kiềm chế đà giảm của cặp USD/JPY. Cặp tỷ giá này ổn định quanh mức 158. Các nhà giao dịch cảnh giác trước khả năng Nhật Bản sẽ can thiệp hỗ trợ đồng yen, đặc biệt khi báo cáo việc làm Mỹ sắp công bố có thể gây biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Tâm lý chung trên thị trường vẫn thận trọng trước dữ liệu việc làm NFP của Mỹ vào thứ Sáu, dự kiến cho thấy tăng trưởng việc làm chậm lại nhưng thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Trong khi đó, GBP là đồng tiền với mức tụt giảm rõ rệt, tiếp tục chịu áp lực từ đầu năm. Cặp GBP/USD giảm mạnh, chạm mức 1.2300 vào đầu phiên trước khi tiếp tục lao dốc xuống mức thấp nhất là 1.2240. Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh giảm mạnh do lo ngại chính phủ Lao động sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát thâm hụt khi lãi vay tăng cao.
- Chỉ số DXY: +0.05%
- EURUSD: -0.04%
- GBPUSD: -0.08%
- AUDUSD: -0.08%
- USDJPY: -0.09%
- USDCAD: +0.02%
- USDCHF: -0.01%
Giá vàng tăng trong hôm nay khi lợi suất TPCP toàn cầu tăng do lo ngại về lạm phát. Giá dầu tăng ngày thứ hai liên tiếp nhờ tồn kho dầu thô Mỹ giảm, bù đắp cho những dấu hiệu kinh tế yếu hơn từ Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Bitcoin tái kiểm định mức hỗ trợ 92,000 USD, tiếp tục bị ảnh hưởng bởi động thái rút vốn từ quỹ ETF và dữ liệu từ CryptoQuant thể hiện lượng tiền chảy vào stablecoin giảm, làm suy yếu đà mua vào.
Chủ tịch Fed Boston Susan Collins: Fed nên tiếp cận chậm rãi và thận trọng với việc cắt giảm lãi suất
- Triển vọng kinh tế hiện tại đề xuất cách tiếp cận từ từ và thận trọng đối với việc giảm lãi suất.
- Bà đã ủng hộ quyết định cắt giảm lãi suất của Fed trong tháng 12, nhưng đó là một lựa chọn khó khăn.
- Chính sách tiền tệ không theo lộ trình cố định, hiện đang ở mức độ phù hợp.
- Triển vọng hiện tại nhất quán với các dự báo của Fed vào tháng 12.
- Nền kinh tế đang ở "vị trí tốt" nhưng vẫn tồn tại nhiều bất ổn đáng kể.
- Còn quá sớm để xác định tác động của cuộc bầu cử đối với nền kinh tế.
- Kỳ vọng lạm phát sắp tới sẽ cao hơn so với thời điểm trước đó.
- Việc giảm lãi suất vào tháng 12 mang tính phòng ngừa, ổn định thị trường lao động.
- Thị trường lao động hiện không phải là nguyên nhân chính gây ra lạm phát.
- Giá bất động sản vẫn là động lực chính dẫn đến lạm phát.
- Đã không còn quá nhiều lo ngại khi thị trường lao động đã dần vững chắc.
- Nền kinh tế đang trên lộ trình dần dần và nhiều biến động để đạt mục tiêu lạm phát 2%.
Những nhận định này phù hợp với cách tiếp cận thận trọng của Fed. Vào tháng 12, Fed đã giảm số lần dự kiến tăng lãi suất từ bốn xuống hai trong dự báo tháng 9. Dù nền kinh tế nhìn chung ổn định, nhưng vẫn có lo ngại rằng đà giảm của lạm phát đang chậm lại. Nhận xét của Collins mang ít lập trường dovish hơn so với phát biểu của Waller trước đó.
Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker: Đây là thời điểm thích hợp để Fed tạm dừng lộ trình lãi suất
Theo Patrick Harker, Chủ tịch Philadelphia, với lập trường "không quá hawkish":
Fed có thể tạm dừng lộ trình lãi suất một thời gian ngắn và tiếp tục theo dõi diễn biến dữ liệu kinh tế
Tuy nhiên, các bình luận từ các quan chức Fed trong tuần này có xu hướng dovish hơn, đặc biệt là từ Thống đốc Fed Christopher Waller hôm qua.
Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker: Lộ trình lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế
Theo Patrick Harker, Chủ tịch Philadelphia:
- Thị trường lao động đã ổn định và ở trạng thái tốt hơn.
- Tốc độ việc làm mới đã trở lại mức bình thường.
- Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát từ mức đỉnh.
Harker, người sẽ nghỉ hưu vào tháng 6 tới, hiện đang thu hút sự chú ý của thị trường liên quan đến khả năng có thêm một đợt cắt giảm lãi suất nữa trước khi ông rời vị trí. Tuy nhiên, ông không nằm trong danh sách có quyền bỏ phiếu tại FOMC trong năm nay.
Hoa Kỳ: Thị trường đóng cửa tưởng nhớ Cựu Tổng thống Jimmy Carter, nhưng phát biểu của các quan chức Fed vẫn sẽ diễn ra
Hôm nay, Hoa Kỳ tổ chức quốc tang tưởng nhớ cựu Tổng thống Jimmy Carter, người qua đời vào ngày 29 tháng 12. Điều này đã khiến lịch kinh tế bị điều chỉnh, với các cuộc đấu giá trái phiếu được dời lên sớm hơn và lịch công bố dữ liệu kinh tế cũng thay đổi.
Hiệp hội SIFMA khuyến nghị thị trường trái phiếu đóng cửa sớm vào lúc 2:00 sáng thứ Sáu (giờ Việt Nam). Chính vì vậy, một số tín hiệu về lộ trình lãi suất vẫn được đưa ra. Lợi suất TPCP đã giảm từ 3-5 điểm cơ bản trên toàn đường cong lợi suất trong ngày hôm nay.
Tình hình thị trường:
- Thị trường chứng khoán và quyền chọn tại Mỹ hôm nay đóng cửa.
- Giao dịch HĐTL sẽ tạm ngừng trong giờ giao dịch chính và mở lại lúc 8:15 sáng thứ Sáu (giờ Việt Nam)
Phát biểu từ các quan chức Fed:
Dù có ngày quốc tang, năm quan chức Fed vẫn được lên lịch phát biểu. Tuy nhiên, có khả năng một số bài phát biểu sẽ được dời lịch.
Lịch phát biểu:
- Patrick Harker (Chủ tịch Fed Philadelphia) đã phát biểu vào 9:00 (giờ Việt Nam). Ông có thể sẽ nói về lãi suất và cách tiếp cận dần dần trong chính sách tiền tệ.
- Michelle Bowman (thành viên hội đồng thống đốc Fed) sẽ phát biểu lúc 1:35 sáng thứ Sáu tại Laguna Beach, California. Bài phát biểu có thể bị hoãn do lễ tang hoặc rủi ro mất điện tại khu vực này do cảnh báo cháy rừng.
Các phát biểu này sẽ được chú ý để tìm manh mối về lộ trình lãi suất của Fed.
Bitcoin tiếp tục kiểm định mức thấp nhất trong năm tại 92,000 USD
Bitcoin đã chạm tới mức 92,000 USD - mức thấp nhất trong năm, tổng cộng sáu lần kể từ khi lần đầu tiên vượt qua 100,000 USD. Hiện tại, đồng tiền này đang kiểm tra lại mức hỗ trợ quan trọng đó, và giao dịch gần mức thấp trong ngày.
Bitcoin đã phá vỡ mức thấp của ngày hôm qua tại 92,724 USD. Đây là mức thấp nhất trong năm nay.
Nếu các mức này bị xuyên thủng, có thể hình thành một mô hình "vai-đầu-vai" không hoàn hảo, hướng xuống mức 78,000 USD.
Bản tin FX phiên Âu: Đồng USD vững đà tăng, GBP chưa thoát khỏi thế khó
Cụ thể:
- JPY mạnh nhất, GBP yếu nhất
- Chứng khoán châu Âu trái chiều; HĐTL S&P 500 giảm 0.2%
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 3.4 điểm cơ bản xuống 4.658%
- Vàng tăng 0.4% lên 2,673.22 USD
- HĐTL WTI tăng 0.3% lên 73.56 USD
- Bitcoin giảm 1.1% xuống 93,409 USD
Đồng USD vững đà tăng trong phiên giao dịch sáng tại châu Âu, chỉ yếu hơn so với đồng JPY trong ngày. Trong khi đó, GBP là đồng tiền với mức tụt giảm rõ rệt, tiếp tục chịu áp lực từ đầu năm.
Cặp GBP/USD giảm mạnh, chạm mức 1.2300 vào đầu phiên trước khi tiếp tục lao dốc xuống mức thấp nhất là 1.2240. Sau đó, cặp tiền này đã hồi phục nhẹ lên 1.2275. Tuy nhiên, GBP/USD vẫn giảm 0.7% trong ngày.
Ở các cặp tiền khác, đồng USD giữ mức tăng nhẹ bất chấp lợi suất TPCP giảm. Sự phục hồi nhẹ của thị trường trái phiếu giúp kiềm chế đà giảm của cặp USD/JPY, hiện giảm xuống dưới 158.00, giao dịch ở mức 157.70.
Chứng khoán châu Âu khởi đầu năm mới với mức tăng khiêm tốn. Trong khi đó, giá vàng tiếp tục tăng, vượt mốc 2,670 USD/oz, đạt mức cao nhất trong gần bốn tuần. Mốc 2,700 USD/oz có thể là mục tiêu tiếp theo.
Toàn bộ sự chú ý giờ đây hướng đến báo cáo NFP vào ngày mai, sự kiện quan trọng có thể định hình thị trường trong tuần này.
Hoa Kỳ: Tỷ lệ cắt giảm việc làm tháng 12 giảm mạnh so với trước đó
Theo Challenger:
Tỷ lệ cắt giảm việc làm tháng 12: 38.79k (Trước đó: 57.73k)
Con số này đã giảm so với tháng trước. Tuy nhiên, dữ liệu này đã cao hơn 11.4% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: 26.8%)
Tổng số lượng việc làm bị cắt giảm trong năm 2024 đã lên tới 761,358, cao hơn đáng kể so với con số 721,677 của năm 2023. Nếu loại trừ mức tăng đột biến trong giai đoạn Covid năm 2020, đây sẽ là tổng số lượng sa thải cao nhất trong một năm kể từ năm 2009.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sẽ đóng cửa ngày hôm nay
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sẽ đóng cửa trong ngày quốc tang, tưởng nhớ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter.
Trong khi đó, thị trường trái phiếu sẽ đóng cửa vào lúc 2:00 sáng thứ Sáu (giờ Việt Nam). Về dữ liệu kinh tế, báo cáo cắt giảm việc làm từ Challenger sẽ được công bố như thường lệ trước khi chuyển sang báo cáo NFP vào ngày mai.
Nga: Hoan nghênh Trump, nhưng chưa đưa ra yêu cầu chính thức
Nga cho biết Tổng thống Putin chắc chắn sẽ hoan nghênh ý tưởng trò chuyện với Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có bất kỳ yêu cầu chính thức nào được đưa ra. Điện Kremlin nhấn mạnh rằng sẽ phù hợp hơn nếu chờ đợi đến lễ nhậm chức của Trump trước khi thảo luận thêm.
Đây chắc chắn là một điều sẽ thu hút sự chú ý, đặc biệt sau khi Trump đã đưa ra phát biểu rằng "Tôi hiểu Putin" và bày tỏ sự đồng cảm với lập trường của Nga về nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine.
Tổng trưởng Ngân khố Anh: Chưa cần can thiệp khẩn cấp đối với biến động thị trường
Vào thứ Năm, Bộ trưởng Tài chính Anh Darren Jones khẳng định rằng chi tiêu công sẽ tuân theo kế hoạch đã được nêu trong Ngân sách Mùa Thu và không cần Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves phải thực hiện bất kỳ biện pháp can thiệp khẩn cấp nào.
Những phát biểu chính:
- “Chính phủ không bình luận về các biến động thị trường cụ thể.”
- “Việc giá TPCP biến động là bình thường.”
- “Thị trường tài chính Anh vẫn tiếp tục hoạt động có trật tự.”
- “Chúng tôi đã đặt ra các quy tắc tài khóa nghiêm ngặt.”
Phản ứng của thị trường: Những bình luận này không giúp phục hồi giá GBP. Hiện tại, cặp GBP/USD giảm 0.55% trong ngày, giao dịch ở mức 1.2290.
Các quỹ Bitcoin ETF tại Mỹ ghi nhận lượng rút ròng hàng ngày cao thứ hai
Sau khởi đầu năm mới mạnh mẽ với ngưỡng 100,000 USD, Bitcoin hiện đang vật lộn để duy trì đà tăng trưởng.
Bitcoin giảm tới 1.8%, xuống còn 92,741 USD vào thứ Năm, sụt mạnh so với mức đỉnh 102,733 USD hai ngày trước đó. Mức này cũng thấp hơn khoảng 14% so với kỷ lục mọi thời đại 108,315 USD được thiết lập vào giữa tháng 12.
Các nhà đầu tư đã rút ròng 583 triệu USD từ các quỹ ETF Bitcoin tại Mỹ vào thứ Tư, ghi nhận mức rút vốn cao thứ hai kể từ khi các quỹ này ra mắt một năm trước.
Sự thành công của các quỹ ETF cùng với sự ủng hộ công khai của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với tài sản kỹ thuật số đã đẩy Bitcoin lên đỉnh cao mới trong năm 2024. Tuy nhiên, đà tăng đã chững lại kể từ đầu năm nay. Dữ liệu kinh tế Mỹ công bố hôm thứ Ba cũng làm giảm kỳ vọng về việc Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất, gây áp lực lên các tài sản rủi ro.
Nick Forster, nhà sáng lập nền tảng giao dịch tiền điện tử Derive.xyz, cho biết các quyền chọn bán đang được ưa chuộng như một biện pháp phòng vệ trước rủi ro giảm giá của loại tài sản này. Ông nói thêm: “Thị trường hiện đang kỳ vọng sự biến động gia tăng, có thể do lo ngại về các đợt điều chỉnh tiềm năng.”
Hiện tại, Bitcoin đang được giao dịch ở mức 93,777 USD.
Chủ tịch Fed Boston Susan Collins: Ủng hộ Fed cắt giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025
Chủ tịch Fed Boston, bà Susan Collins, cho biết bà ủng hộ việc cắt giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 so với dự báo cách đây vài tháng. Bà đưa ra nhận định này sau khi dữ liệu việc làm khả quan và lạm phát tiếp tục ổn định.
Collins nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên nhẫn. Bà cho rằng kỳ vọng lãi suất của bà nhất quán với dự báo trung vị của các quan chức Fed công bố sau cuộc họp tháng 12. Theo đó, Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất hai lần, mỗi lần 0.25 điểm phần trăm trong năm nay, giảm so với dự báo bốn lần hồi tháng 9.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg News hôm thứ Tư, Susan Collins trả lời: “Qua thời gian, việc nới lỏng chính sách vẫn sẽ diễn ra, nhưng có lẽ mức độ sẽ thấp hơn so với những gì tôi từng nghĩ hồi tháng 9.” Bà cũng cho rằng thị trường cần dành thời gian để đánh giá dữ liệu một cách toàn diện và kiên nhẫn, có phân tích kỹ lưỡng. Điều này là vô cùng cần thiết khi cân nhắc chính sách cho năm 2025.
Collins, người sẽ tham gia bỏ phiếu trong các quyết định chính sách năm nay, nhận định rằng lãi suất hiện vẫn còn thắt chặt, nhưng đã tiến gần hơn tới mức “trung lập” sau khi Fed giảm lãi suất 1 điểm phần trăm kể từ tháng 9.
Theo định giá trên thị trường HĐTL, nhà đầu tư kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào ngày 28-29/01 tại Washington.
Eurozone: Doanh thu bán lẻ tháng 11 chưa đạt kỳ vọng
Theo dữ liệu công bố bởi Eurostat:
Doanh thu bán lẻ tháng 11 tại Eurozone: +0.1% so với tháng trước (Dự đoán: 0.4%; Trước đó: -0.5%)
Doanh số bán lẻ tại Eurozone tăng nhẹ, tuy nhiên chưa đạt kỳ vọng trong tháng này. Ngoài ra, mức đóng góp của doanh thu từ Black Friday và Cyber Monday cũng không được thống kê. Chính vì vậy, dữ liệu tháng này cho thấy sự yếu kém trong chi tiêu hộ gia đình so với cuối năm ngoái. Sau đây là bảng phân tích hàng tháng:
PIMCO: Lạc quan về triển vọng TPCP Anh bất chấp đợt bán tháo trước đó
PIMCO - quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới - tiếp tục giữ lập trường tích cực về trái phiếu chính phủ Anh, mặc dù thị trường vừa trải qua một đợt bán tháo đáng kể trước đó. Dù vậy, đã có nhiều yếu tố trong nước thúc đẩy lợi suất TPCP Anh tăng cao. Bản kế hoạch ngân sách mới nhất của Chính phủ Anh là một trong những tâm điểm của thị trường thời gian gần đây. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất tuần này là 4.92%. Hiện tại,dù đã giảm nhẹ xuống 4.83%, đây vẫn là mức cao nhất kể từ năm 2008.
Ngoài ra, PIMCO nhận định rằng nguy cơ thắt chặt tài khóa ở Anh đang gia tăng.
“Nếu xu hướng lợi suất tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại tiếp tục kéo dài, chính phủ có thể sẽ phải cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để tuân thủ các quy tắc tài khóa mới.”
Sự biến động này là một cú sốc đối với nhiều nhà đầu tư trái phiếu, khi trước thềm năm mới, họ kỳ vọng TPCP Anh sẽ tăng giá dựa trên dự đoán rằng BOE sẽ cắt giảm lãi suất trong bối cảnh kinh tế chậm lại. Tuy nhiên, rõ ràng những lo ngại về tình trạng đình lạm không nên bị đánh giá thấp.
Cập nhật thị trường chứng khoán phiên Âu
Cổ phiếu châu Âu diễn biến trái chiều vào thứ Năm khi thị trường toàn cầu tập trung vào triển vọng lạm phát.
Chỉ số Stoxx 600 đi ngang sau khi bắt đầu ngày giao dịch với mức giảm nhẹ. Cổ phiếu bán lẻ giảm 1.47%, trong khi cổ phiếu khai khoáng tăng 1.33%.
Các sàn giao dịch chứng khoán khu vực lớn cũng cho thấy sự biến động trái chiều, với FTSE 100 tăng 0.67% trong khi DAX giảm 0.09%.
Bảng Anh kéo dài đà giảm
Bảng Anh đang kéo dài đợt bán tháo bắt đầu từ hôm qua và vẫn là đồng tiền có hiệu suất kém nhất trong nhóm tiền tệ chính. Không có chất xúc tác cơ bản nào đằng sau đợt bán tháo này. Chủ yếu là chất xúc tác kỹ thuật.
Vào khoảng trưa hôm qua, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh đã đạt mức đỉnh mới trong chu kỳ, làm tăng đà giảm giá trên thị trường trái phiếu. Bảng Anh bắt đầu giảm cùng với giá trái phiếu trong một động thái tương tự như phản ứng trước thông báo về kế hoạch ngân sách của Anh vào ngày 23 tháng 9 năm 2022.
Vào thời điểm đó, diễn biến dữ dội hơn nhiều vì lạm phát vẫn rất cao và thị trường không thích thông báo về đợt giảm thuế lớn nhất trong bốn mươi năm qua. Lần này, thị trường trái phiếu bắt đầu cảm thấy bất an về tình trạng đình lạm đang diễn ra ở Anh vì tăng trưởng vẫn yếu và lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao.
Suy nghĩ của các nhà đầu tư ngoại hối có thể là việc lợi suất tăng sẽ gây thêm áp lực lên tăng trưởng và BoE có thể cần phải giữ lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn và cuối cùng là cắt giảm mạnh hơn trong thời kỳ suy thoái.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Trong phiên giao dịch châu Âu, điểm nhấn duy nhất là dữ liệu Doanh số bán lẻ của Eurozone mặc dù nhìn chung đây không phải là thông tin tác động đến thị trường. Trong phiên giao dịch của Mỹ, lịch kinh tế tương đối trống về mặt dữ liệu nên trọng tâm sẽ là bài phát biểu của năm quan chức Fed.
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa hôm nay và thị trường trái phiếu sẽ mở cửa trong thời gian ngắn hơn do Ngày quốc tang của cựu Tổng thống Jimmy Carter.
Bài phát biểu của quan chức Fed
- 21:00 theo giờ Việt Nam - Ông Harker (trung lập - không bỏ phiếu)
- 21:05 theo giờ Việt Nam - Ông Collins (trung lập - không bỏ phiếu)
- 00:40 ngày 10/01 theo giờ Việt Nam - Ông Barkin (trung lập - không bỏ phiếu)
- 01:30 ngày 10/01 theo giờ Việt Nam - Ông Schmid (hawkish - bỏ phiếu)
- 01:35 ngày 10/01 theo giờ Việt Nam - Ông Bowman (hawkish - bỏ phiếu)
Dữ liệu Cán cân thương mại tháng 11 của Đức có gì đáng chú ý?
Cán cân thương mại tháng 11 của Đức thặng dư 19.7 tỷ EUR, dự kiến thặng dư 14.8 tỷ EUR, trước đó thặng dư 13.4 tỷ EUR.
Thặng dư thương mại của Đức mở rộng vào tháng 11 khi xuất khẩu tăng 2.2% trong khi nhập khẩu giảm 3.3% trong tháng. Xem xét chi tiết, hầu hết hàng xuất khẩu của Đức trong tháng 11 là sang Hoa Kỳ (đạt mốc 14.0 tỷ EUR). Trong khi đó, hầu hết hàng nhập khẩu là từ Trung Quốc (13.4 tỷ euro) mặc dù giảm hơn 3% so với tháng 10.
Sản lượng công nghiệp tháng 11 của Đức tăng vượt dự kiến
Sản lượng công nghiệp tháng 11 của Đức tăng 1.5% so với tháng trước, dự kiến tăng 0.5%, trước đó giảm 1.0% được điều chỉnh thành giảm 0.4%.
Đây là sự phục hồi tích cực sau khi sản lượng giảm vào tháng 10, với sản lượng hàng hóa vốn tăng 1.4%, hàng tiêu dùng tăng 0.9% và hàng hóa trung gian tăng 0.5% trong tháng. Ngay cả đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, sản lượng cũng tăng 1.5% trong tháng. Nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng tổng thể vẫn giảm 2.8%.
BoJ: Nhiều công ty Nhật Bản thấy cần phải tiếp tục tăng lương
BOJ cho biết mặc dù các công ty thấy cần phải tiếp tục tăng lương, nhưng họ vẫn chưa quyết định sẽ phải tăng lương bao nhiêu trong năm nay. Tuy nhiên, mặt trái là một số công ty nhỏ hơn đang thận trọng do tác động của biên lợi nhuận hẹp hơn.
Lịch phát biểu của các quan chức Fed hôm nay có gì đáng chú ý?
- 21:00 - Chủ tịch Fed Philadelphia, Patrick Harker, phát biểu trước Đại hội các Giám đốc Doanh nghiệp New Jersey, Dự báo Kinh tế 2025, tại Princeton, N.J.
- 21:05 - Chủ tịch Fed Boston, Susan Collins, phát biểu và tham gia thảo luận "Quan Điểm về Kinh Tế Mỹ" trong sự kiện của NAIOP Massachusetts.
- 00:40 (ngày mai) - Chủ tịch Fed Richmond, Thomas Barkin, phát biểu trước Hiệp hội Ngân hàng Virginia/Phòng Thương Mại Virginia về Dự báo Tài chính.
- 01:30 (ngày mai) - Chủ tịch Fed Kansas City, Jeffrey Schmid, phát biểu về triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ trước Câu lạc bộ Kinh tế Kansas City, tại Kansas City, Mo.
- 01:35 (ngày mai) - Thống đốc Fed, Michelle Bowman, phát biểu về "Những Suy Ngẫm Về Năm 2024: Chính Sách Tiền Tệ, Hiệu Suất Kinh Tế và Bài Học Cho Quản Lý Ngân Hàng" trước Hội nghị Ngân hàng California 2025.
PBoC chuẩn bị phát hành khối lượng kỷ lục trái phiếu nhân dân tệ ở nước ngoài tại Hồng Kông
Với mục đích ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng. Phát hành trái phiếu nhân dân tệ ở nước ngoài là một chiến lược để hấp thụ thanh khoản dư thừa trên thị trường nước ngoài, giảm áp lực đối với đồng tiền này.
Tờ Wall Street Journal cho biết:
- Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu tại Hồng Kông trong bối cảnh đồng nhân dân tệ suy yếu
- Họ sẽ có phiên đấu thầu 60 tỷ nhân dân tệ, tương đương 8.18 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn sáu tháng vào ngày 15 tháng 1
Cập nhật thị trường châu Á: CPI tháng 12 của Trung Quốc thấp nhất kể từ tháng 4, USD/JPY lao dốc
Dữ liệu chính được chú ý trong phiên là lạm phát từ Trung Quốc trong tháng 12. Tốc độ tăng của CPI đã giảm xuống mức chậm nhất kể từ tháng 4. Lạm phát cơ bản đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng. PPI giảm trong tháng thứ 27 liên tiếp. Cổ phiếu Trung Quốc không thay đổi nhiều, Shanghai Composite giảm khoảng 0.25% và Hang Seng của Hồng Kông tăng 0.25%.
Doanh số bán lẻ của Úc tăng 0.8% (dự kiến +1%) vào tháng 11 - mức cao nhất trong 10 tháng.
USD/JPY đã trở lại dưới 158. Dữ liệu tiền lương từ Nhật Bản hỗ trợ JPY, mức lương cơ bản tăng mạnh nhất trong 32 năm. Điều này giúp duy trì triển vọng tăng lãi suất của BoJ trong thời gian tới. Ngân hàng này sẽ họp vào ngày 23 và 24 tháng 1.
Lạm phát tại Trung Quốc giảm bất chấp hàng loạt biện pháp kích thích mạnh tay
Chỉ số CPI:
- CPI của Trung Quốc tăng 0.2% vào năm 2024, bằng mức tăng trưởng của năm trước và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 3%.
- CPI tháng 12 tăng 0.1% so với cùng kỳ năm trước, chậm lại so với mức 0.2% của tháng 11 và đánh dấu tốc độ yếu nhất kể từ tháng 4.
- Lạm phát cơ bản, không bao gồm thực phẩm và nhiên liệu, tăng nhẹ lên 0.4% vào tháng 12, mức cao nhất trong 5 tháng.
Chỉ số PPI:
- PPI giảm trong tháng thứ 27 liên tiếp, giảm 2.3% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước, cải thiện một chút so với mức giảm 2.5% của tháng 11.
HSBC nâng cao mức độ khuyến nghị đối với cổ phiếu Hong Kong
HSBC Global Research đã nâng triển vọng cổ phiếu Hong Kong lên mức "Overweight" và điều chỉnh dự báo chỉ số Hang Seng từ 23,420 lên 23,870.
Báo cáo nhấn mạnh triển vọng kinh tế của Trung Quốc được cải thiện, với những thay đổi chính sách gần đây cho thấy cam kết của chính phủ trung ương trong việc ổn định nền kinh tế, điều này tích cực đối với thị trường A-shares. Điều này dự kiến sẽ hỗ trợ thị trường Hong Kong, nơi điều kiện kinh tế được kỳ vọng sẽ cải thiện.
Mặc dù đối mặt với những thách thức trong tiêu dùng nội địa của Hong Kong, do sự suy giảm du lịch từ Trung Quốc đại lục và sự thay đổi trong xu hướng chi tiêu của người dân, HSBC vẫn thấy những yếu tố hỗ trợ phía trước. Trong đó có việc bắt đầu chu kỳ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các sáng kiến của chính phủ Hong Kong nhằm thúc đẩy du lịch và hỗ trợ ngành bất động sản, được dự báo sẽ là nền tảng vững chắc cho thị trường.
"Overweight" trong ngữ cảnh tài chính và đầu tư có nghĩa là nâng cao mức độ khuyến nghị đối với một cổ phiếu, ngành hoặc chỉ số so với mức trung bình của thị trường. Trong trường hợp của HSBC, việc nâng triển vọng cổ phiếu Hong Kong lên "Overweight" có nghĩa là họ tin rằng cổ phiếu Hong Kong sẽ có hiệu suất tốt hơn trong tương lai so với các thị trường khác.
Hàn Quốc lên kế hoạch cho phép các tổ chức giao dịch tiền điện tử
Hàn Quốc đang lên kế hoạch nới lỏng các quy định để cho phép các tổ chức tham gia giao dịch tiền điện tử. Hiện tại, chỉ các nhà đầu tư cá nhân đã xác minh danh tính mới được phép giao dịch tiền điện tử.
Mặc dù chưa có lệnh cấm chính thức đối với giao dịch của các tổ chức, nhưng Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC) trước đây đã khuyến cáo các ngân hàng không cho phép các tổ chức mở tài khoản giao dịch trên các sàn tiền điện tử.
Theo thông tin từ hãng tin Yonhap, kế hoạch này sẽ giúp các tổ chức có thể mở tài khoản giao dịch trên các sàn tiền điện tử ở Hàn Quốc trong tương lai.
Chứng khoán châu Á sụt giảm do tâm lý thận trọng trước thềm báo cáo NFP Mỹ và dữ liệu kinh tế ảm đạm của Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương sụt giảm vào thứ Năm sau phiên giao dịch đầy biến động trên Phố Wall, trong bối cảnh biên bản cuộc họp FOMC tháng 12 báo hiệu lãi suất có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn do lạm phát gia tăng. Tâm lý thị trường cũng thêm phần thận trọng trước thềm báo cáo việc làm quan trọng NFP của Mỹ sẽ được công bố vào cuối tuần.
Cổ phiếu giảm ở Nhật Bản, Úc và Trung Quốc, trong khi các HDTL của Hoa Kỳ cũng giảm. Cổ phiếu Nvidia giảm trong các giao dịch sau giờ mở cửa sau khi xuất hiện thông tin cho biết chính quyền Tổng thống Biden có kế hoạch áp dụng thêm một đợt hạn chế nữa đối với việc xuất khẩu chip AI.
Trong bối cảnh đó, triển vọng ảm đạm của nền kinh tế Trung Quốc đang làm gia tăng áp lực lên các thị trường khu vực sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát tiêu dùng tháng 12 tiếp tục suy yếu. Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi báo cáo việc làm NFP của Hoa Kỳ vào thứ Sáu để làm sáng tỏ hơn về triển vọng chính sách của Fed.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sẽ đóng cửa vào ngày 9/1 để tưởng niệm ngày quốc tang cựu Tổng thống Jimmy Carter. Thị trường trái phiếu sẽ đóng cửa lúc 03:00 sáng, ngày 10/1.
BRC: Chỉ số giá cửa hàng tháng 12 tại Vương quốc Anh giảm mạnh hơn dự báo
Dữ liệu của Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) cho biết:
- Chỉ số giá cửa hàng tháng 12 tại Vương quốc Anh: -1% so với cùng kỳ (dự báo: -0.4%, trước đó: -0.6%).
BRC cho biết:
- Các đợt giảm giá từ sự kiện Black Frida diễn ra muộn hơn đã làm sai lệch những so sánh so với cùng kỳ năm trước.
- Dữ liệu tháng 12/2024 bao gồm những ngày cuối cùng của các đợt giảm giá Black Friday và Cyber Monday, điều này không được ghi nhận trong dữ liệu tháng 12/2023.
Dữ liệu tiền lương mạnh mẽ của Nhật Bản làm dấy lên suy đoán về khả năng tăng lãi suất trong tháng 1
Bộ Lao động Nhật Bản báo cáo rằng mức lương cơ bản đã tăng 2.7% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước, đẩy mức lương danh nghĩa tăng 3%, cao hơn một chút so với dự đoán của các nhà kinh tế là 2.7%. Một chỉ số ổn định hơn về xu hướng lương, loại bỏ các khoản thưởng và làm thêm giờ, đồng thời giải quyết các vấn đề về sai lệch do chọn mẫu, cho thấy lương của người lao động toàn thời gian tăng 2.8%, đánh dấu 15 tháng liên tiếp mức tăng này đạt hoặc vượt qua 2%.
Mức tăng lương ổn định này có thể làm dấy lên suy đoán về khả năng BoJ tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 1. Tuy nhiên, các phát biểu dovish gần đây của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda, sau cuộc họp tháng 12 đã làm thay đổi kỳ vọng của thị trường, chuyển hướng sang khả năng điều chỉnh chính sách vào thời điểm muộn hơn.