Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Đức tăng gần 15 bps lên 2.525% trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ hạn 2 năm tăng hơn 14 bps lên 3.923%. Lợi suất tăng lên mức đỉnh trong ngày và đang củng cố đà phục hồi của USD/JPY khi cặp tiền này hiện đang tăng lên mức mới là 131.50 trong phiên giao dịch sáng ở châu Âu
Doanh số bán lẻ CBI tháng 3 của Vương quốc Anh cao hơn dự kiến
- Doanh số bán lẻ CBI tháng 3 của Vương quốc Anh: 1
- Dự kiến: -6
Sau một mùa đông khắc nghiệt, doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh được cải thiện vào tháng 3 với báo cáo phản ánh doanh số tích cực đầu tiên trong bảy tháng. Số dư doanh thu dự kiến cho tháng 4 tăng lên 9, từ -18 trong tháng 3. CBI cho thấy rằng sự phục hồi trong hoạt động là "đáng khích lệ và có dấu hiệu ổn định sau một mùa đông đầy thử thách".
Nhà hoạch định chính sách của ECB Nagel: Lạm phát vẫn quá cao
Theo nhà hoạch định chính sách của ECB Nagel:
- Phải kiên quyết chống lạm phát
- ECB có các công cụ để làm điều đó
- Nên thắt chặt định lượng hơn từ mùa hè trở đi
Cập nhật thị trường: JPYUSD giảm xuống mức đáy trong ngày
JYPUSD giảm xuống mức đáy và hiện đang ở mức 0.007611
Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 3 của Đức có gì đáng chú ý?
- Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 3 của Đức: 93.3 (dự kiến là 91.0)
- Trước đó: 91.1
- Điều kiện hiện tại: 95.4 (Dự kiến là 94.1)
- Trước đó: 93.9
Chỉ số Ifo cho thấy sự cải thiện đáng kể trong tháng 3, với các điều kiện kinh doanh được cải thiện bất chấp tình trạng hỗn loạn của ngành ngân hàng. Hiện tại, một cuộc suy thoái dường như ngày càng ít có khả năng xảy ra đối với nền kinh tế Đức.
Nguồn cung tiền M3 tháng 2 của Eurozone có gì đáng chú ý?
- Nguồn cung tiền M3 tháng 2 của Eurozone +2.9% y/y (dự kiến là +3.2%)
- Trước đó +3.5%
Tăng trưởng tiền trên diện rộng ở khu vực đồng euro tiếp tục đình trệ khi ECB rút cạn thanh khoản thông qua các chính sách tiền tệ của họ nhưng các nhà hoạch định chính sách đang tái khẳng định rằng các ngân hàng trong khu vực sẽ không gặp phải trường hợp tương tự như SVB.
Quan chức ECB: Ổn định tài chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo mục tiêu bình ổn giá cả
Nhà hoạch định chính sách của ECB Pablo Hernandez de Cos cho biết trong một cuộc phỏng vấn:
- Những căng thẳng gần đây đã tạo ra sự thắt chặt hơn nữa trong các điều kiện tài chính. Điều đó cũng có ảnh hưởng đến triển vọng hoạt động kinh tế, lạm phát.
- Ổn định tài chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo mục tiêu ổn định giá cả
Chuyên gia kinh tế của Ifo: Suy thoái mùa đông sẽ khó xảy ra hơn ở Đức
Chuyên gia kinh tế của Ifo cho biết:
- Tỷ lệ doanh nghiệp muốn tăng giá đã giảm
- Khoảng 41% doanh nghiệp phàn nàn về tắc nghẽn nguồn cung trong tháng 3
Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 3 của Đức tăng so với dự kiến:
Cập nhật thị trường phiên Âu: Đồng bạc xanh giảm nhẹ
DXY giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chính, hiện đang duy trì ở mức 103.00
Chứng khoán châu Âu mở cửa tăng nhẹ
- Eurostoxx +1.2%
- Đức DAX +1.3%
- Pháp CAC 40 +1.2%
- FTSE Vương quốc Anh +1.0%
- IBEX Tây Ban Nha +1.4%
Hợp đồng tương lai S&P 500 cũng tăng 20 điểm, tương đương 0.5%. Hiện tại, tình trạng hỗn loạn của ngân hàng đã được bình ổn lại và điều đó có thể tạo ra một luồng gió thuận lợi cho các tài sản rủi ro.
Nga có thể đòi bồi thường vụ nổ Nord Stream
Hãng thông tấn RIA Novosti hôm thứ Hai dẫn lời một nhà ngoại giao Nga đưa tin nước này có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream năm ngoái.
Các đường ống nối Nga và Đức dưới biển Baltic đã bị tấn công bởi các vụ nổ không rõ nguyên nhân vào tháng 9 năm ngoái.
"Chúng tôi không loại trừ khả năng sau này sẽ nêu vấn đề bồi thường thiệt hại do vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream", Dmitry Birichevsky, người đứng đầu bộ phận hợp tác kinh tế của Bộ Ngoại giao Nga, cho biết.
Ông nói thêm rằng các nước phương Tây đang phản đối dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. "Mặc dù vậy, chúng tôi dự định sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào một cuộc điều tra quốc tế toàn diện và cởi mở với sự tham gia của các đại diện Nga," Birichevsky nói.
Hợp đồng kỳ hạn khí đốt tháng 5/2023 NGEK23: 🔴 2.257 (-4.36%)
Hàn Quốc sẽ vượt Trung Quốc về chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip tiên tiến
Hàn Quốc được dự báo sẽ vượt Trung Quốc về chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip tiên tiến vào năm tới, một dấu hiệu cho thấy các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đang định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu cho chất bán dẫn.
Hàn Quốc có thể sẽ tăng đầu tư vào thiết bị fab thêm 41.5% lên 21 tỷ USD vào năm 2024 trong khi Trung Quốc chỉ tăng 2% lên 16.6 tỷ USD, theo dữ liệu từ SEMI, một hiệp hội bán dẫn toàn cầu có trụ sở tại Mỹ.
Lợi suất trái phiếu tăng nhẹ trước khi bắt đầu phiên giao dịch châu Âu
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Đức tăng gần 10 điểm cơ bản lên trên 2.47% và lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 2 năm tăng gần 8 điểm cơ bản lên 3.86% vào thời điểm hiện tại. Tình trạng bất ổn đang giảm bớt sau cuộc khủng hoảng ngân hàng và những lo lắng về quyết định chính sách của Fed vào tuần trước.
Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc giảm mạnh
Lợi nhuận tại các doanh nghiệp công nghiệp ở Trung Quốc sụt giảm trong hai tháng đầu năm do các nhà máy vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đợt sụt giảm do Covid-19 và giá cả tiếp tục giảm.
Cục Thống kê Quốc gia cho biết lợi nhuận công nghiệp trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 đã giảm 22.9% so với một năm trước đó. Trong cả năm 2022, lợi nhuận giảm 4% so với năm trước.
Dữ liệu kinh tế nào sẽ được công bố ở châu Âu hôm nay?
Chứng khoán đang ở một vị trí thuận lợi để bắt đầu tuần mới với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 20 điểm, tương đương 0.5%. Hầu hết các loại tiền tệ chính ít thay đổi khi USD vẫn biến động thất thường sau quyết định chính sách của Fed vào tuần trước. Mọi con mắt vẫn sẽ đổ dồn vào thị trường trái phiếu với lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đang ở quanh mức đáy trong năm gần 3.30%.
Các dữ liệu kinh tế ở châu Âu sẽ không tác động nhiều đến thị trường, tâm điểm vẫn sẽ là khẩu vị rủi ro:
- 15:00: Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 3 của Đức
- 15:00: Dữ liệu cung tiền M3 tháng 2 của Eurozone
- 17:00: Báo cáo doanh số bán lẻ CBI tháng 3 tại Vương quốc Anh
Ngân hàng First Citizen đạt thỏa thuận mua lại 72 tỷ USD tài sản của SVB
Việc ngân hàng First Citizens mua lại khoảng 72 tỷ USD tài sản SVB với mức chiết khấu 16.5 tỷ USD và sẽ chịu trách nhiệm cho các khoản tiền gửi cũng như khoản vay ở SVB có vẻ đã giúp chấm dứt câu chuyện sụp đổ của SVB và sự hoang mang trên thị trường tài chính.
Vàng quay đầu giảm, giằng co quanh $1,972/oz
Vàng tăng và duy trì tại $1975/oz sau khi giảm mạnh xuống $1969.10/oz, XAUUSD quay đầu giảm trở lại, hiện giảm 0.34% trong ngày và ở mức $1,972.10
USD/JPY tăng nhẹ lên trên 130.70
Việc lợi tức trái phiếu bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự kết hợp kép của các vụ cá cược an toàn trong bối cảnh ngân hàng hỗn loạn và thị trường định giá một Fed ít diều hâu hơn đã hỗ trợ JPY khi USD/JPY kiểm tra mốc 130.00 vào thứ sáu.
Tại thời điểm này, điều duy nhất ảnh hưởng đến cặp tiền vẫn là lợi suất trái phiếu.
USDJPY hiện đang ở 130.72
Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm trong bối cảnh thị trường nhận định Fed đang ôn hòa hơn
Điểm đáng chú ý từ quyết định trong cuộc họp FOMC tuần trước là chúng ta nhận thấy nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất một cách ôn hòa hơn. Thị trường hiện đang định giá 85% khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất vào tháng Năm. Loại triển vọng đó cũng được phản ánh trong thị trường trái phiếu khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm:
Lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm đang ở quanh mức đáy trong năm gần 3.30%.
"Liệu Fed sẽ tuân theo dự đoán của dot plot hay liệu chúng ta sẽ thấy một kế hoạch ôn hòa hơn (khả năng cắt giảm lãi suất)?" là câu hỏi mà thị trường mong muốn giải đáp,
Thông điệp không chắc chắn của Powell chắc chắn sẽ khiến thị trường tiếp tục thăm dò:
- "FOMC dự đoán rằng tăng lãi suất thêm một chút có thể là phù hợp để đưa lạm phát trở lại mức 2% theo thời gian."
Nói như vậy, các nhà hoạch định chính sách vẫn có một nhiệm vụ quan trọng là đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Có thể có những dấu hiệu cho thấy áp lực về giá đang giảm bớt nhưng điều đó không có nghĩa là công việc của họ đã hoàn thành.
Như vậy, ngay cả khi các thị trường không tích cực định giá các đợt tăng lãi suất nữa, điều đó không có nghĩa là mọi thứ sẽ không thay đổi trong tương lai. Tôi cho rằng việc định giá lãi suất ngày nay cực kỳ nhạy cảm và có thể nhanh chóng thay đổi. Vì vậy, đừng để bị lừa bởi những gì thị trường đang nói vì tình hình có thể đảo ngược nhanh chóng trong một hoặc hai ngày tới.
Cần chú ý đến các ngân hàng Hoa Kỳ và các dữ liệu sắp tới để xác định được bao giờ chu kì thắt chặt sẽ kết thúc
Quan chức BOJ: Tác động truyền dẫn của việc tăng lương đang dần mở rộng
Nhận xét từ Masato Higashi, người đứng đầu bộ phận thống kê giá của BOJ, tại một cuộc họp ngắn sau khi dữ liệu PPI được phát hành:
- "Đối với dịch vụ, việc truyền tải chi phí gia tăng không suôn sẻ như đối với hàng hóa bán buôn,"
- "Nhưng khi xem xét kĩ, tác động truyền dẫn (của việc chi phí lao động ở mức cao) đang dần mở rộng,"
Ngân hàng Nhật Bản muốn tăng lương để hỗ trợ đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%. BOJ nhận được các kích thích từ việc dữ liệu PPI dịch vụ tăng trở lại. Mặc dù vậy, đừng mong đợi bất kỳ sự thay đổi sắp xảy ra nào đối với chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
Tổng hợp thị trường phiên Á: USDJPY giảm trở lại gần mức 130.50
Thị trường tiền tệ không có nhiều biến động: USD/JPY là cặp tiền đáng chú ý nhất, hiện giao dịch tại 130.57 sau khi vượt lên trên mức 131.00 từ mức đáy ở đầu phiên vào khoảng 130.50.
Dữ liệu PPI dịch vụ tăng trong tháng 2 và việc tác động truyền dẫn của chi phí lao động ở mức cao đang dần lan rộng đã có những tác động nhất định đến với BOJ, tuy nhiên, đừng mong đợi bất kỳ sự thay đổi sắp xảy ra nào đối với chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
Các dữ liệu đáng chú ý khác là lợi nhuận của các công ty công nghiệp trong tháng 1 - tháng 2 (lưu ý rằng dữ liệu kết hợp của tháng 1 và tháng 2 được công bố cho hầu hết các chỉ số kinh tế của Trung Quốc để loại bỏ những sai lệch do thời điểm chuyển sang Tết Nguyên đán) ở Trung Quốc đã sụt giảm. Doanh thu giảm và chi phí tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Thị trường chứng khoán châu Á:
-
Nikkei 225 +0.31%
-
Shanghai Composite -0.96%
-
Hang Seng -1.62%
-
KOSPI -0.35%
-
S&P/ASX 200 +0.18%
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành IMF: Cần tiếp tục cảnh giác các rủi ro đối với thị trường tài chính
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva đã phát biểu vào cuối tuần qua tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc:
- Rủi ro đối với sự ổn định tài chính đã tăng lên
- Cần tiếp tục cảnh giác
- Các hành động được thực hiện cho đến nay bởi các nền kinh tế tiên tiến đã làm dịu căng thẳng thị trường
- Năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức nữa, tăng trưởng toàn cầu chậm lại ở mức 2.9% do đại dịch, chiến tranh ở Ukraine và thắt chặt tiền tệ.
- Sẽ cải thiện vào năm 2024, nhưng vẫn dưới mức trung bình là 3.8%
- Triển vọng chung vẫn còn yếu
- Sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc, dự báo tăng trưởng GDP 5.2% vào năm 2023, mang lại một số hy vọng cho nền kinh tế thế giới
- Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm khoảng 1/3 tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023
Quan chức nào của BoE sẽ có bài phát biểu hôm nay?
- 0:00 rạng sáng mai, Andrew Bailey, Thống đốc Ngân hàng Anh, sẽ phát biểu tại Trường Kinh tế Luân Đôn. Hiện chưa có thông tin gì về nội dung bài phát biểu, tuy nhiên sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Kinh tế vĩ mô, vì vậy có khả năng Bailey sẽ đưa ra một số quan điểm liên quan đến nền kinh tế hoặc chính sách tiền tệ.
- Trước đó, Shoib Khan, Trợ lý Chính sách Tài chính cho Thống đốc Ngân hàng Anh sẽ xuất hiện tại Diễn đàn doanh nghiệp Westminster về quản lý rủi ro vào 16:35 chiều nay.
Dữ liệu lợi nhuận công nghiệp 2 tháng đầu năm của Trung Quốc giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái
Lợi nhuận công nghiệp giảm mạnh từ đầu năm đến nay.
- Dữ liệu 2 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh lên đến 22.9% so với cùng kỳ năm ngoái
- Đối với 2 tháng đầu năm 2022 chỉ giảm có 4% so với cùng kỳ năm trước đó
- Doanh thu công nghiệp giảm 1.3% so với cùng kỳ trong 2 tháng đầu năm. Tốc độ giảm của chi phí không tương quan với tốc độ giảm của doanh thu do đó tỷ suất lợi nhuận giảm theo. Tốc độ giảm của chi phí không tương quan với doanh thu, do đó dẫn đến việc cắt giảm tỷ suất lợi nhuận.
Lợi nhuận công nghiệp từ Trung Quốc bao gồm các công ty có doanh thu hàng năm ít nhất 20 triệu nhân dân tệ (gần $3 triệu) từ các hoạt động chính của họ.
Dữ liệu tổng hợp của hai tháng đầu năm được gộp lại nhằm loại bỏ những sai lệch đến từ việc chuyển giao của Tết Nguyên đán.
Cập nhật thị trường FX: DXY phục hồi sau khi giảm nhẹ vào đầu phiên Á
Hiện DXY đang ở ngưỡng 103.116
GBP, AUD và CHF tăng giá so với USD trong bối cảnh đồng bạc xanh nỗ lực phục hồi sau đà giảm nhẹ đầu phiên Á.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm đã tăng trở lại lên 3.791%, kỳ hạn 10 năm giữ nguyên ở mưc 3.380%.
Thông tin về các gia dịch quyền chọn FX sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay
Các hợp đồng ngoại hối đáo hạn vào hôm nay - Thứ Hai, ngày 27 tháng 3 năm 2023 lúc 10 giờ sáng tại New York, bao gồm:
EUR/USD:
- 1.0785(700 triệu EUR)
- 1.0800(1 tỷ EUR)
USD/JPY:
- 130.00-10 (606 triệu USD)
- 130,50-60 (1.1 tỷ USD)
GBP/USD:
- 1.2300 (636 triệu GBP)
đô la Mỹ/CAD:
- 1.3660 (500 triệu USD)
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 6.8714
Giá đóng cửa trước đó là 6,8679
PBOC bơm 255 tỷ nhân dân tệ reverse repos kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 2%
30 tỷ nhân dân tệ reverse repos sẽ đáo hạn ngày hôm nay
Một khoản bơm ròng 255 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 24.03: Chứng khoán Mỹ quay xe sau sự hồi sinh của nhóm cổ phiếu ngân hàng khu vực, USD tăng sau báo cáo PMI sơ bộ tháng 3.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán vào đầu phiên khi chứng kiến đà giảm mạnh từ các mã cổ phiếu ngân hàng châu Âu, đặc biệt là cổ phiếu của Deutsche Bank giảm 7% sau khi hợp đồng CDS của ngân hàng này tăng mạnh không rõ lý do. Việc bán tháo cổ phiếu của Deutsche Bank làm dấy lên những lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân hàng châu Âu bất chấp những trấn an về khả năng thanh khoản từ chủ tịch ECB Lagarde. Đến cuối ngày, thị trường có dấu hiệu khởi sắc sau khi Bộ trưởng Tài chính Yellen triệu tập cuộc hội nghị với FOSC và đưa ra tuyên bố rằng sẵn sàng can thiệp để bảo vệ tiền gửi, nhờ vậy cổ phiếu các ngân hàng khu vực Mỹ chứng kiến đà tăng vọt trở lại với chứng chỉ quỹ ETF tăng mạnh 3.01%.
- Dow Jones +0.41%
- S&P 500 +0.56%
- Nasdaq +0.31%
Tâm điểm của thị trường FX xoay quanh báo cáo PMI sơ bộ tháng 3 của Mỹ, Anh, Pháp, Đức và khu vực đồng tiền chung châu Âu. Trong khi USD tăng mạnh sau báo cáo PMI sơ bộ (từ 50.1 lên 53.3) và doanh số đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ (từ -5% lên -1%) thì EUR và GBP lại trượt giá khi dữ liệu của châu Âu và Anh được công bố. Tại Pháp và Đức, tăng trưởng chủ yếu đến từ các DN dịch vụ trong khi ngành sản xuất cho thấy dấu hiệu về sự suy thoái. Dữ liệu tại khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng chạm đỉnh trong 10 tháng, đạt 54.1 cho thấy dấu hiệu về tăng trưởng kinh tế. Tại Anh, doanh số bán lẻ và chỉ số niềm tin của người tiêu dùng cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực về lạm phát hạ nhiệt khi chính phủ mở rộng hỗ trợ giá năng lượng kết thúc vào cuối tháng 3. Mặc dù USD tăng so với hầu hết các đồng tiền chính nhưng vẫn yếu hơn JPY, CAD và CHF. JPY được hỗ trợ một phần nhờ tín hiệu tích cực sau báo cáo CPI toàn phần tháng 2 thấp hơn dự kiến được công bố (từ 4.1% xuống 3.3%).
- Chỉ số DXY +0.51%
- EURUSD -0.67%
- GBPUSD -0.46%
- AUDUSD -0.62%
- NZDUSD -0.77%
- USDJPY -0.13%
- USDCHF -0.35%
- USDCAD -0.25%
Vàng giảm $15.70/oz xuống còn $19762.90 khi USD tăng trở lại bất chấp lợi suất TPCP trong ngày đã có lúc chạm đáy kể từ giữa tháng 9 năm 2022. Lợi suất kỳ hạn 2 và 10 năm đóng cửa giảm hơn 1.5% xuống còn lần lượt 3.775% và 3.380%. Dầu WTI giảm nhẹ $0.70, kết phiên giảm xuống gần mức mở cửa trong ngày còn $69.26/thùng.
MUFG kỳ vọng USD/JPY sớm đạt ngưỡng 127 - 128
Nhận định của MUFG về USD/JPY, cho biết USD có nguy cơ suy yếu:
- Thị trường đang định giá có khả năng sẽ nới lỏng chu kỳ thắt chặt chính sách (lãi suất của Fed trong tháng 12 năm 2023 ở mức 4.10%) khiến đồng đô la Mỹ suy yếu
- Chúng ta có thể thấy USD/JPY giao dịch ở mức đáy từ đầu năm đến nay trong biên độ từ 127-128 tương đối liên tục
MUFG trích dẫn không chỉ Fed mà ngay cả giá năng lượng cũng hỗ trợ đồng yên:
- Dữ liệu thương mại hàng tháng tại Nhật Bản trong tháng 2 cho thấy sự đảo ngược trong cú sốc thương mại tiêu cực đang diễn ra ở Nhật Bản.
- Tổng hóa đơn nhập khẩu nhiên liệu và khoáng sản trong tháng 2 là 2.577 tỷ JPY. Tổng lượng nhập khẩu cao nhất đã trở lại vào tháng 8 khi giá khí đốt tự nhiên đạt đỉnh với tổng hóa đơn nhập khẩu là 3.423 tỷ JPY.
- Có thể hiểu được rằng Fed và việc lợi suất TPCP giảm ở Mỹ là yếu tố chính đẩy USD/JPY xuống thấp hơn nhưng câu chuyện về giá năng lượng chắc chắn sẽ góp phần tạo đà tích cực cho JPY trong năm nay.
CEO ANZ nhận định khủng hoảng ngân hàng vẫn có nguy cơ trở thành khủng hoảng tài chính
Giám đốc điều hành ANZ Shayne Elliott viết trên trang web của ngân hàng như sau:
- Không xem cuộc khủng hoảng hiện tại ngang bằng với GFC (khủng hoảng tài chính toàn cầu)
- “Khi bạn phân tích kỹ nguyên nhân và diễn biến tình hình, cuộc khủng hoảng hiện tại khác hoàn toàn so với GFC. GFC về cơ bản là một cuộc khủng hoảng xung quanh chất lượng tài sản và khoản vay mà các ngân hàng thực hiện. Rủi ro không nằm ở đây mà ở một khía cạnh khác.
Cho biết những rắc rối tại các ngân hàng gần đây là do tỷ giá tăng:
- Các rắc rối này liên quan chủ yếu đến cuộc chiến toàn cầu về lạm phát và cách các NHTW tăng lãi suất nhanh chóng để kiềm chế lạm phát, từ đó gây ra "thương vong" cho lĩnh vực ngân hàng.
- Cứ sau 5 đến 10 năm lại có một vấn đề xảy ra trên thế giới nên chúng ta nên tập quen dần với điều này. Còn quá sớm để gọi nó là GFC, tuy nhiên rõ ràng đây vẫn là một cuộc khủng hoảng đối với nhiều người.
- Vẫn chưa thể chắc chắn rằng sự kiện này có tiềm năng trở thành cuộc khủng hoảng tài chính hay không.
Dữ liệu PPI dịch vụ tháng 2 của Nhật Bản tăng so với tháng trước.
Chỉ số giá sản xuất dịch vụ Nhật Bản (PPI) cho tháng 2 tăng 1.8% (dự kiến tăng 1.7%, trước đó tăng 1.6%)
- Đo lường sự thay đổi trung bình về giá theo thời gian được bán bởi các nhà cung cấp dịch vụ (trong khu vực tư nhân) tại Nhật Bản
- Dữ liệu được công bố bởi Ngân hàng Nhật Bản
- Bao gồm các dịch vụ như vận tải và thông tin liên lạc, tài chính và bảo hiểm, thương mại bán buôn và bán lẻ, và các dịch vụ khác
Thống đốc Riksbank gợi ý về một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 4
Thống đốc Riksbank Erik Thedeen đã phát biểu vào Chủ nhật (thông tin từ Reuters):
- "Lạm phát đang diễn biến tồi tệ hơn kỳ vọng"
- "Theo dự báo của chúng tôi, lạm phát sẽ giảm khá nhanh. Vấn đề là nó được dự báo sẽ kết thúc trong năm 2022 nhưng thực tế vẫn chưa xảy ra"
- Báo hiệu về một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 4 (cuộc họp là ngày 26)
- Không nói rõ là tăng 25bp hay 50bp
_____
Một năm trước, Ngân hàng trung ương Thụy Điển đã tăng lãi suất từ 0% lên 3%.
- Mức tăng gần đây nhất là 50bp vào tháng 2
- Đối mặt với lạm phát toàn phần 9.4% và 9.3% lạm phát lõi
- Lạm phát đang vượt mục tiêu 2%
Nhận định của Phó chủ tịch ECB về lĩnh vực ngân hàng gần đây
Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên trang web của ECB vào Chủ nhật.
Ngành ngân hàng đang “trải qua thời điểm cực kỳ bất ổn” và điều này sẽ quyết định hướng đi cho chính sách lãi suất trong các cuộc họp sắp tới.
- Không cam kết trước kết quả của các cuộc họp chính sách tiền tệ
- “Chúng tôi cởi mở đón nhận tương lai"
- “Vấn đề đặt ra là các sự kiện trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ và Credit Suisse sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế khu vực đồng Euro”
- “Trong thời gian tới, chúng ta cần đánh giá và cân nhắc xem liệu những sự kiện trên có dẫn đến việc thắt chặt thêm các điều kiện tài chính hay không.”
Tuần trước, ECB đã tăng lãi suất thêm 50bp.
De Guindos không cam kết trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.
EUR/USD tăng nhẹ đầu phiên Á:
Triều Tiên phóng thêm một tên lửa đạn đạo về phía biển Đông
Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía biển Đông, theo thông tin nhận được từ chính quyền Hàn Quốc và tuyên bố của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
JP Morgan cho biết thị trường đã hiểu sai về các vấn đề tại Deutsche Bank
Deutsche Bank đã chao đảo vào thứ 6 tuần trước khi cổ phiếu giảm mạnh 6% trong phiên Mỹ, hôm nay cổ phiếu này đã giảm thêm 10.6%.
Tuy nhiên, JPMorgan lại nhận định rằng:
- Theo quan điểm của chúng tôi, việc hợp đồng CDS bất ngờ tăng gần đây có liên quan đến việc loại bỏ rủi ro trong các giao dịch một chiều đối với tất cả những người tham gia thị trường
- Chúng tôi hiện không quan tâm đến các bên đối ứng và vấn đề về thanh khoản
Nga lên kế hoạch kéo dài thời gian hạn chế xuất khẩu phân bón
Vào thứ Sáu, Nga cho biết họ sẽ kéo dài thời gian hạn chế xuất khẩu phân bón cho đến hết tháng 11.
- "Cùng với Bộ thương mại và Cơ quan chống độc quyền liên bang, chúng tôi đang nỗ lực kéo dài các biện pháp hạn chế hiện có đối với phân bón thêm 6 tháng nữa cho đến hết tháng 11"
Bối cảnh của sự kiến này đến từ việc Nga đưa ra hạn ngạch đối với một số mặt hàng phân bón xuất khẩu vào cuối năm 2021. Trong khi đó, Nga là một trong những nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới với các sản phẩm chính bao gồm:
- Urê
- Amoni Nitrat
- Potash
- Phân lân
- Phân bón phức hợp (hỗn hợp của hai hoặc nhiều chất dinh dưỡng)
Quan chức Fed nhận định về khả năng suy thoái do khủng hoảng tín dụng
Chủ tịch Ngân hàng Minneapolis kiêm Hội đồng thành viên Fed Neel Kashkari đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Hoa Kỳ - CBS vào hôm Chủ nhật.
Ông cho rằng những căng thẳng gần đây trong lĩnh vực ngân hàng và khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng trong thời gian tới sẽ đẩy Mỹ đến gần hơn một cuộc suy thoái.
- "Điều chúng tôi không rõ là lĩnh vực ngân hàng phải căng thẳng đến mức nào mới tiến đến một cuộc khủng hoảng tín dụng trên diện rộng"
- "Cuộc khủng hoảng tín dụng sau đó sẽ làm chậm lại nền kinh tế và đây là điều chúng tôi đang giám sát rất chặt chẽ"
Thông tin thêm về khả năng xảy ra khủng hoảng tín dụng:
- "Thị trường vốn phần lớn đã bị thu hẹp lại trong hai tuần qua, nếu vẫn đề này còn tiếp diễn do tâm lý e ngại rủi ro của người đi vay và người cho vay thì điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế."
Các động thái chính sách trong tương lai:
- "Vì vậy, còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự báo nào về cuộc họp tiếp theo của FOMC."
Tại các ngân hàng Mỹ:
- "Có một số dấu hiệu đáng lo ngại"
- "Mặt tích cực là tốc độ dòng tiền gửi đi ra dường như đã chậm lại. Niềm tin đang được khôi phục giữa các ngân hàng nhỏ hơn và ngân hàng trong khu vực"
Quan chức ECB nhận định lạm phát lõi vẫn chưa thể giảm
Nhà hoạch định chính sách ECB Isabel Schnabel đã có bài phát biểu vào cuối tuần qua tại Đại học Columbia:
- Trong khi lạm phát toàn phần đã bắt đầu giảm thì lạm phát lõi vẫn đình trệ
- Căng thẳng trong hệ thống tài chính cho đến nay đã tác động chủ yếu lên thị trường tài chính và doanh nghiệp
Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã công bố tăng lãi suất 50bp vào tuần trước, trái ngược với mức tăng lãi suất ít hơn từ Fed và BOE.