Thành viên ECB Schnabel: sẽ tăng lãi suất nhưng không chắc chắn về thời gian
Bà Schnabel đã phát biểu trước công chúng tại một sự kiện ở miền bắc nước Ý hôm thứ Bảy. Bà không thực sự chắc chắn khi được hỏi câu hỏi 'khi nào'
- "Chúng tôi sẽ tăng lãi suất, nếu thích hợp, dựa trên dữ liệu kinh tế"
- "Tốc độ bình thường hóa ... sẽ phụ thuộc vào hậu quả kinh tế từ chiến tranh và lạm phát"
- Rủi ro lạm phát tăng đang rất cao do giá sản xuất tăng mạnh, phi toàn cầu hóa và lạm phát lương
Trung Quốc phong tỏa Từ Châu
Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp phỏng tỏa nhằm ngăn chặn Covid ở Từ Châu, một phần của tỉnh An Huy.
Chính sách phong tỏa sẽ bắt đầu vào ngày 2 tháng 4. Dân số ở Từ Châu khoảng 4 triệu người, tương đối nhỏ so với dân số 26 triệu Thượng Hải, thành phố hiện đang bị phong tỏa khu vực phía Đông và phía Tây.
Ủy ban châu Âu: các công ty khí đốt nên thanh toán cho Nga bằng đô la hoặc euro
- Các công ty có hợp đồng cung cấp khí đốt bằng đồng euro hoặc đô la không nên làm theo yêu cầu của Nga
- Hợp đồng cung cấp khí phải được tôn trọng
Đầu tuần này, Putin đã phát biểu và nói rằng do các lệnh trừng phạt khiến họ không được thanh toán tiền khí gas, và ông coi đây là hành vi ăn cắp. Thật nực cười khi chiến tranh đang diễn ra còn các nhà lãnh đạo lại nghĩ rằng các điều khoản trong hợp đồng là điều gì đó cần tôn trọng.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa tăng
Các chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đang kết phiên tăng điểm. Chỉ số Ibex của Tây Ban Nha và FTSE MIB của Ý dẫn đầu đà tăng.
- DAX của Đức tăng 0.22%
- CAC của Pháp tăng 0.37%
- FTSE của Anh tăng 0.30%
- Ibex của Tây Ban Nha tăng 0.69%
- FTSE MIB của Ý tăng 0.57%
Mức fibo truy hồi 50% trên biểu đồ của chỉ số DAX (Đức) đang đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong tuần sau
Biden: Công nhân Mỹ có đủ năng lực để hưởng mức lương cao hơn
- Một số người coi khả năng thương lượng tiền lương là một vấn đề, còn tôi thì không
- Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để kiểm soát giá cả
- Việc xả dự trữ dầu SPR là cầu nối để hướng tới sản xuất nhiều hơn ở Hoa Kỳ
- Ngân sách có thể tăng thêm 360 tỷ USD từ các khoản thuế tối thiểu 20% đánh vào các tỷ phú
Chứng khoán Mỹ chuyển sang tiêu cực
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã chuyển sang tiêu cực. Chỉ số DJ hiện giảm -0.19%. S&P giảm -0.1%.
Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ tích cực nhưng hơi thấp hơn một chút so với kỳ vọng. Mặc dù vậy, điều đó vẫn có lợi cho việc tăng 50 điểm cơ bản vào cuộc họp tiếp theo của Fed và có lẽ là các cuộc họp khác sau đó.
Chi tiêu xây dựng cũng yếu hơn theo dữ liệu ISM do lo ngại về lạm phát nhưng vẫn duy trì trên mức 50.
Chỉ số NASDAQ trong khung H1 nhiều khả năng sẽ giảm về vùng hỗ trợ quanh 14,211-14,220.
Thành viên hội đồng thống đốc NHTW Anh nhận định: Lạm phát hiện tại là điều tất yếu
Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm:
- Biện pháp giải quyết đưa ra cần có lộ trình, không nên gấp miễn là lạm phát không vượt quá ước tính
- Chương trình APP cần phải được gỡ bỏ nhanh nhất có thể
- Biện pháp nới lỏng định lượng có nhiều khả năng được triển khai trước quý 3
- Tôi chưa thấy suy thoái
- Việc tăng lãi suất có thể đến vào tháng 9, tháng 10 hoặc tháng 12
Chỉ số PMI sản xuất tháng 3 tại Mỹ gây nhiều thất vọng
Chỉ số PMI sản xuất chỉ đạt 57.1 so với 59.0 dự kiến. Chỉ số giá thanh toán tăng vọt lên 87.1, cao hơn nhiều so với mức 80 dự kiến, trong khi các đơn đặt hàng mới giảm từ 61.7 xuống 53.8, thấp hơn nhiều so với mức 58.5 dự kiến. Đó là mức thấp nhất đối kể từ tháng 5 năm 2020 và đương nhiên chịu ảnh hưởng lớn từ việc gia tăng lạm phát.
Hoa Kỳ công bố chi phí xây dựng tháng 2 của nước này
Số liệu cho thấy:
- Chi tiêu xây dựng chiếm 0.5% so với 1.0% dự toán.
- Tỷ lệ xây dựng hàng năm được điều chỉnh theo mùa đạt 1704.4 tỷ đô la so với 1695.5 tỷ đô la vào tháng trước
- Tháng trước đạt 1.6% sau sửa đổi
- YoY tăng 11.2%
- Trong hai tháng đầu năm nay, chi tiêu cho xây dựng lên tới 237.8 tỷ USD, tăng 10.4% so với mức 215.4 tỷ USD của cùng kỳ năm 2021
- Xây dựng tư nhân 0.8%
- Xây dựng khu dân cư +1.1% so với tháng 1
- Xây dựng ngoài khu bảo tồn +0.2% so với tháng 1
- Xây dựng công cộng -0,4%
Với chi phí tăng và lãi suất cũng tăng, thị trường xây dựng chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Số liệu PMI ngành sản xuất của Mỹ có gì đáng chú ý?
- PMI sản xuất đạt 58.8 tăng 0.3 so với dự kiến
- PMI đầu ra đạt 56.1 giảm 0.4 so với dự kiến
- Chỉ số giá đạt 79.5 giảm 0.2 so với dự kiến
- Hàng hóa được mua vào mạnh kể từ tháng 9 vì mối lo về lạm phát trong tương lai
Cập nhật thị trường chứng khoán Mỹ: Mở phiên xanh nhưng đang giảm mạnh trở lại
Các chỉ số chính của chứng khoán Hoa Kỳ mở cửa cao hơn mức đóng cửa ngày hôm qua nhưng lực hồi phục không mạnh.
Khi mở cửa:
- Chỉ số Dow +0.41$
- Chỉ số S&P +0.36%
- Chỉ số NASDAQ +0.45%
Hiện tại:
- Chỉ số Dow +0.15%
- Chỉ số S&P +0.14%
- Chỉ số NASDAQ +0.29%
Ở thị trường FX, sau khi số liệu NFP tháng 3 của Mỹ được công bố, đồng USD hồi phục tương đối mạnh, đặc biệt với cặp USDJPY. Biến động các cặp tiền hiện tại như sau:
- EURUSD−0.20%
- USDJPY+1.06%
- GBPUSD−0.25%
- AUDUSD+0.26%
- USDCAD+0.01%
- USDCHF+0.45%
Ở thị trường hàng hóa, vàng giảm vì đồng đô la Mỹ và lợi suất tăng kèm theo tín hiệu tích cực trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Giá vàng hiện tại giảm 0.99% xuống $1935.2. Dầu tiếp tục đã giảm, có lúc giá dầu WTI giảm xuống dưới $100/thùng nhưng hồi phục sau đó, giá hiện tại $100.55/thùng, dầu Brent giảm 3.24% còn $104.2/thùng.
Số liệu PMI tháng 3 của Canada có gì đáng chú ý?
- Markit công bố PMI tháng 3 của Canada đạt 58.9 tăng 2.3 so với dự kiến
- Lạm phát chi phí đầu vào và giá đầu ra đều tăng mạnh
- Các doanh nghiệp lạc quan với triển vọng tăng trưởng trong năm tới khi tâm lý được cải thiện
CAD này không thay đổi sau báo cáo này nhưng đó là một dấu hiệu tốt cho tiền tệ.
EURUSD phản ứng gì với số liệu NFP tháng 3 của Mỹ
EURUSD vẫn chịu áp lực giảm giá và tiếp tục giao dịch quanh 1.1000 vào thứ Sáu. Dữ liệu từ Mỹ cho thấy mức tăng trong Bảng lương phi nông nghiệp tháng 3 ít hơn dự kiến nhưng lạm phát tiền lương tiếp tục tăng.
PTKT:
EURUSD đã giảm về test đường MA 200 khung H1 1.10385 nhưng đã hồi phục khi số liệu NFP của Mỹ được công bố. Mốc hỗ trợ cần lưu ý ở Fibo 0.618 1.10358.
Thống đốc ngân hàng bang Chicago Mỹ kỳ vọng 7 lần tăng lãi suất trong năm nay và 3 lần trong năm tới
Tổng cộng cho 10 lần tăng là 250 điểm cơ bản.
Ông cho biết thêm:
- Những hồi phục trong tương lai có thể khiến tôi thay đổi đánh giá này
- Chúng tôi sẽ xét thêm trong năm và chuẩn bị để điều chỉnh khi cần thiết
- Nhiều lần kêu gọi tăng lãi suất 'kịp thời' nhưng 'thận trọng, khiêm tốn và khéo léo'
Các chuyên gia nhận định 73% FED sẽ tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 4 tháng 5.
USDJPY phản ứng gì với số liệu NFP mới nhất của Mỹ
- Tỷ giá USDJPY hồi phục mạnh sau chuỗi 3 ngày giảm liên tiếp.
- Sự phân hóa giữa các chính sách của Fed-BoJ đã đè nặng lên đồng JPY.
- Lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ tăng, chủ yếu là do dữ liệu NFP lạc quan của Hoa Kỳ đã củng cố cho USD.
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 3 của Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến!
Bộ Lao động Hoa Kỳ vừa công bố số liệu NFP (non-farm payrolls) trong tháng 3, cho thấy số lượng lao động tăng 431 nghìn, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó 490 nghìn.
• Trong tháng trước tăng 678 nghìn
• Tỷ lệ thất nghiệp 3.6% so với 3.7% dự kiến
• Tỷ lệ thất nghiệp tháng trước 3.8%
• Tỷ lệ tham gia lao động 62.4% so với 62.3% trước đó
• Thu nhập trung bình hàng giờ + 0.4%/tháng so với + 0.4% dự kiến
• Thu nhập trung bình hàng giờ + 5.6% so với + 5.5% dự kiến
• Số giờ trung bình hàng tuần 34.6 so với 34.7 dự kiến
• Thay đổi trong bảng lương riêng + 426 nghìn so với + 480 nghìn dự kiến
• Thay đổi trong bảng lương sản xuất + 38 nghìn so với + 30 nghìn dự kiến
• Thất nghiệp dài hạn 1.4 triệu so với 1.2 triệu trước đại dịch
• Tỷ lệ việc làm trên toàn dân 60.1 % so với 61.2% trước đại dịch
Không có bất ngờ lớn trong báo cáo này. Động thái tăng lương tiếp diễn và người dân đang bị thu hút trở lại lực lượng lao động.
WTI giảm dưới 100 USD trong bối cảnh đàm phán hòa bình Nga-Ukraine tích cực!
Dầu thô hiện đang giao dịch quanh mốc 98.61 USD/thùng, giảm 2.52% trong ngày!
Dầu sụt giảm vào hôm nay trong bối cảnh cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine lạc quan và từ việc giải phóng dự trữ dầu thô ở Mỹ (1 triệu thùng/ngày trong sáu tháng). Đồng thời, tình trạng phong tỏa tại Thượng Hải cũng góp phần cản bước đà tăng của dầu thô WTI
WTI giảm xuống dưới $100 mỗi thùng và đạt mức đáy hàng tuần mới dưới $98.00.
Nhưng như trường hợp hồi tháng 3, bất kỳ sự sụt giảm nào xuống mức trung bình hoặc thấp 90 Dollar cũng có thể được xem là một cơ hội mua tốt.
Các nhà chiến lược hàng hóa lưu ý rằng lượng dự trữ dầu thô của Mỹ trong những tháng tới sẽ không đủ để bù đắp cho việc thiếu hụt nguồn cung của Nga (3 triệu thùng/ngày do các lệnh trừng phạt).
Trong khi đó, OPEC+ trong tuần này đã từ chối lời kêu gọi tăng sản lượng với tốc độ nhanh hơn mức thông thường 400 nghìn thùng/ngày mỗi tháng.
Cập nhật thị trường: Một kỷ lục mới về lạm phát tiêu dùng ở Châu Âu
Thị trường:
• AUD dẫn đầu, JPY yếu nhất trong ngày
• Cổ phiếu châu Âu tích cực; HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.5%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 7 bps lên 2.41%
• Vàng giảm 0.5% xuống còn 1,927 USD
• WTI không đổi ở mức 98.52 USD
• Bitcoin giảm 1.1% xuống $ 45,264
Lạm phát khu vực đồng Euro đã đạt mức kỷ lục 7.5% trong tháng 3 nhưng thị trường dường như đã lường trước được sự kiện này, đặc biệt là sau báo cáo lạm phát ở Tây Ban Nha và Đức hồi đầu tuần.
Thị trường chứng khoán khởi động tháng 4 đồng thời cũng là quý 2 một cách tốt đẹp, giữ mức tăng nhẹ sau sự thoái lui của ngày hôm qua.
Trong khi đó, việc bán tháo trên thị trường trái phiếu đang bắt đầu trở lại với lợi suất trái phiếu kho bạc tăng vọt. Điều này cũng khiến tỷ giá USD/JPY tăng mạnh, với cặp tiền tăng 0.7% quanh mức 122.30-50 trong phiên.
USD đang giao dịch trái chiều nhưng chủ yếu là không thay đổi nhiều. Tuy nhiên cặp AUD/USD đã gây chú ý khi tăng trở lại trên 0.7500 trong ngày.
Có vẻ như chúng ta đang quay trở lại một số chủ đề quen thuộc với đồng Yên yếu hơn, trái phiếu bị bán tháo và cổ phiếu không đổi. Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ sẽ sớm được công bố nhưng có vẻ như đây không phải là một yếu tố quan trọng; tuy nhiên đó vẫn là một trong những điều cần chú ý.
EUR/USD: Không loại trừ khả năng giảm xuống 1.0944
Cặp tiền được giao dịch quanh mốc 1.1055, giảm 0.1% trong ngày.
Xem xét hành động giá đang diễn ra, không nên loại bỏ khả năng cặp tiền sẽ sụt giảm với mục tiêu trước mắt là mức đáy hàng tuần ở 1.0944 (ngày 28 tháng 3). Nếu vị trí này bị xuyên thủng, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ nằm tại 1.0900 (ngày 14 tháng 3) trước khi, chạm đáy năm 2022 1.0807 (ngày 7 tháng 3).
“Nếu triển vọng lạm phát xấu hơn nữa, ECB sẽ suy nghĩ lại về mốc thời gian kết thúc QE”
Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết hôm thứ Sáu rằng nếu triển vọng lạm phát xấu đi, ECB sẽ xem xét lại lịch trình chấm dứt nới lỏng định lượng (QE), Bloomberg đưa tin.
Thị trường chứng khoán Châu Âu tràn ngập sắc xanh!
Các chỉ số chính của chứng khoán châu Âu và HDTL chứng khoán Mỹ tích cực trong phiên giao dịch hôm nay!
• DAX tăng 0.4%.
• CAC 40 tăng 0.58%
• IBEX dẫn đầu với đà tăng 1.0%.
Dữ liệu lạm phát cao của Khu vực đồng tiền chung châu Âu trước đó không gây ảnh hưởng nhiều cho thị trường cổ phiếu. Thêm nữa, hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ cũng đang có sự phục hồi nhẹ với HĐTL chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0.5%, HĐTL chỉ số Nasdaq tăng 0.6% và HĐTL chỉ số DowJones tăng 0.5%.
Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ sẽ là một sự kiện gây ảnh hưởng chính vào cuối ngày nhưng với lạm phát đang hoành hành như hiện nay, khả năng dữ liệu thị trường lao động sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý chung của thị trường.
Vàng tích lũy, chờ đợi NFP!
Giá vàng hiện đang được giao dịch quanh mốc 1930.60 USD/oz, giảm hơn 0.3% trong ngày.
Vàng đã đảo ngược mức giảm đầu phiên châu Âu (xuống mức dưới 1,930 USD), tuy nhiên bất kỳ sự phục hồi nào cũng có thể trở nên “mờ nhạt” trước báo cáo việc làm hàng tháng của Hoa Kỳ.
Các tiêu đề liên quan đến địa chính trị đã không thể xoa dịu lo ngại của thị trường về khả năng leo thang hơn nữa trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Trên thực tế, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo rằng Nga đang củng cố và chuẩn bị các cuộc tấn công mạnh mẽ ở miền nam đất nước. Cho đến thời điểm hiện tại, đây là yếu tố chính hỗ trợ cho kim loại vàng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan về khả năng có một giải pháp ngoại giao để chấm dứt chiến tranh trước cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra vào thứ Sáu.
Thêm nữa, thị trường tin rằng Fed sẽ áp dụng chính sách mạnh mẽ hơn và tăng lãi suất lên 50 bps trong hai cuộc họp tới để chống lại lạm phát cao. Việc đặt cược đã được khẳng định lại bằng việc công bố Chỉ số giá PCE lõi của Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm, chỉ số này đã tăng lên 5.4%/ năm vào tháng Hai từ mức 5.2% trước đó.
Điện Kremlin: Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu từ ngày 1/4
Người phát ngôn của Điện Kremlin cho biết hôm thứ Sáu rằng Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu từ ngày 1 tháng 4. "Các khoản thanh toán cho khí đốt sau ngày 1 tháng 4 sẽ đến hạn vào nửa cuối tháng 4 và tháng 5", người phát ngôn giải thích.
"Gazprom sẽ hợp tác “mật thiết” với những người mua khí đốt của mình."
"Lệnh thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Tổng thống Nga Vladimir Putin là không thể thay đổi".
"Đồng Rúp là loại tiền tệ an toàn và được ưa thích nhất đối với chúng tôi bây giờ."
"Ý tưởng quốc hữu hóa các đơn vị Gazprom của Đức sẽ vi phạm luật pháp quốc tế, những lời kêu gọi như vậy là không thể chấp nhận được."
"Chứng kiến hàng loạt nỗ lực bất hợp pháp nhằm tịch thu tài sản của Nga ở nước ngoài."
"Những nỗ lực quốc hữu hóa tài sản của Nga sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp."
CPI tháng 3 của Eurozone có gì nổi bật?
.
CPI tháng 3 của Eurozone tăng mạnh mẽ 7.5% vượt mức tăng dự kiến trước đó 6.6%.
- Trong tháng 2, CPI cũng tăng vọt 5.9%
- CPI lõi + 3.0% so với + 3.1% dự kiến
Lạm phát khu vực đồng Euro đạt mức cao kỷ lục mới, với một đợt tăng mạnh vào tháng 3, bắt nguồn từ giá năng lượng. Thêm nữa, lạm phát trong giá thực phẩm, dịch vụ và hàng hóa lâu bền cũng trên mức 2% - cho thấy rằng lạm phát "hoành hành" trên diện rộng và không chỉ do giá nhiên liệu cao hơn.
Điều này tiếp tục khiến ECB rơi vào "tình thế khó xử" với, mặc dù các nhà hoạch định chính sách không có khả năng làm bất cứ điều gì vào lúc này!
Chỉ số PMI sản xuất cuối tháng 3 của Anh gần với kỳ vọng
Chỉ số PMI sản xuất cuối tháng 3 của Vương quốc Anh đạt 55.2 gần đạt kỳ vọng là 55.5
Tăng trưởng sản xuất của Anh chậm lại xuống mức thấp nhất trong 13 tháng do sản lượng và đơn đặt hàng mới đều giảm trong khi hoạt động kinh doanh xuất khẩu sụt giảm trong tháng thứ hai liên tiếp. Nguồn cung tiếp tục thiếu và áp lực lạm phát leo thang cũng đè nặng lên hoạt động chung. S&P Global lưu ý rằng:
“Các nhà sản xuất đang phải đối mặt với một số áp lực khi nguồn cung thiếu hụt, sự thận trọng hơn giữa các khách hàng, áp lực lạm phát leo thang, các yếu tố Brexit đang diễn ra và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi hoạt động kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng."
Tháng 4 liệu có là lời nói dối của "Bitcoin"?
Bitcoin đã giảm 3% vào thứ Năm, kết thúc ngày ở mức 45.7 nghìn đô la. Vào sáng thứ Sáu, áp lực bán đã tiếp tục, khiến giá giảm 4.6% xuống còn 44.8 nghìn đô la.
BTC đã giảm vào tháng trước trong bối cảnh các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm. Tổng cộng, BTC đã tăng thêm 10% và thể hiện sức mạnh trong tháng thứ hai liên tiếp.
Trong lịch sử, tháng 4 được coi là một trong những tháng tốt nhất đối với tiền điện tử, trong 11 năm qua, Bitcoin đã tăng trong tháng 4 tám lần và chỉ giảm ba lần.
Nhóm phân tích FxPro cho rằng lợi thế đang thuộc về phe gấu, khi đã cố giữ BTC/USD trên mức trung bình động 200 ngày.
Cũng cần nói thêm rằng tháng 4 cũng là tháng tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán. Kết hợp tất cả lại với nhau, tháng mới bắt đầu với sự lạc quan và tâm trạng tìm kiếm thời điểm để bắt đáy.
Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử giảm 4.5% xuống còn 2.05 nghìn tỷ USD. Chỉ số thống trị Bitcoin (Bitcoin dominance) giảm 0.1 điểm xuống 41.4%. Chỉ báo sợ hãi và tham lam đã quay trở lại ở mức 50 điểm.
Ethereum đã mất 4% trong 24 giờ qua. Các altcoin hàng đầu khác từ top 10 đã giảm từ 4.4% (XRP) đến 7% (Polkadot). Ngoại lệ là Solana (+ 0.5%), tiếp tục lạc quan khi nền tảng OpenSea NFT đã thêm hỗ trợ cho các mã thông báo trên chuỗi khối SOL.
Một nhà văn và nhà đầu tư huyền thoại Robert Kiyosaki đã cảnh báo về khoản nợ quốc gia "cao ngất trời" của Mỹ và dự đoán sự sụp đổ của đồng đô la. Ông ấy kêu gọi đầu tư vào các tài sản thay thế: vàng, Bitcoin, Ethereum và Solana. Cần lưu ý rằng Kiyosaki đã nhiều lần dự đoán về sự sụp đổ của đồng đô la, nhưng những dự đoán của ông vẫn chưa trở thành hiện thực.
Chỉ số PMI sản xuất cuối tháng 3 của Pháp có gì nổi bật?
Dữ liệu cho thấy sự thay đổi không đáng kể so với ước tính ban đầu do tăng trưởng khu vực sản xuất chậm lại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và áp lực lạm phát gia tăng. S&P Global lưu ý rằng:
"Khu vực sản xuất của Pháp đã kìm hãm sự tăng trưởng trong tháng 3"
"Căng thẳng địa chính trị gia tăng cũng khiến khách hàng trở nên do dự hơn, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở tại Châu Âu"
Những con "gấu" trên thị trường trái phiếu đã tỉnh giấc?
Những người bán trái phiếu đã hoạt động sôi nổi trở lại sau thời gian nghỉ ngơi vào cuối tháng Ba.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm tăng 6 bps lên gần 2.40% trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 7 bps lên 2.42%.
Đổi lại, điều này cũng giúp cho các cặp tỷ giá đồng yên được củng cố trong ngày với tỷ giá USD/JPY tăng 0.7% lên mức 122.50 kể từ khi kết thúc phiên giao dịch Châu Á
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán Châu Âu mở cửa khởi sắc chào tháng mới
Thị trường chứng khoán châu Âu khởi sắc trở lại sau khi phải chịu mức lỗ hàng quý lớn nhất kể từ đầu năm 2020, do chiến tranh Nga-Ukraine và giá hàng hóa tăng dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái mới trong khu vực.
- Chỉ số DAX +0.2%
- Chỉ số CAC +0.18%
- Chỉ số FTSE -0.20%
- Chỉ số Stoxx 600 +0.25%
Trên thị trường tiền tệ, tâm lý thị trường vẫn chưa có sự ổn định, nhưng hầu như giới đầu tư đang lui về thế phòng thủ khi hầu hết các đồng tiền đều giảm điểm, đứng cuối bảng là JPY.
- Chỉ số DXY tăng 0.2%
- EUR -0.11%
- GBP -0.17%
- AUD +0.05%
- NZD -0.24%
- JPY -0.72%
- CHF -0.02%
- CAD -0.15%
Thị trường hàng hóa vẫn chưa tìm lại được sắc xanh trong ngày, với giá dầu giảm 2.52% xuống mốc $98.58. Vàng giảm 0.27% về mốc $1,931.18
Dự báo về bảng lương phi nông nghiệp tháng 3 của Hoa Kỳ tối nay từ các tổ chức lớn có gì?
Các tổ chức đầu tư lớn dự báo bảng lương phi nông nghiệp tháng 3 của Hoa Kỳ tối nay:
- Ngân hàng Deutsche Bank: + 400k;
- Ngân hàng Standard Chartered: + 400k;
- Ngân hàng Danske: + 450k;
- Scotiabank: + 450k;
- Bank of America: + 470k;
- HSBC Holdings: + 475k;
- Citibank: + 490k;
- UBS: + 525k;
- Credit Suisse: + 550k;
- JPMorgan: + 550k;
- Morgan Stanley: + 550k;
- Tập đoàn Goldman Sachs: + 575k;
Dữ liệu CPI Thụy Sĩ tháng 3 có gì mới?
Lạm phát của Thụy Sĩ tiếp tục tăng trong tháng 3, mặc dù không quá nghiêm trọng như diễn biến ở những thị trường khác. Lạm phát cơ bản cũng tăng cao hơn lên +1.4% trong tháng Ba.
Dầu WTI hướng tới tuần giảm sâu nhất trong nhiều năm
Dầu WTI đã giảm trong tuần này sau tin tổng thống Biden tuyên bố xả 180 triệu thùng dầu từ kho trữ chiến lược.
Dù dầu có giảm, hãy nhớ rằng việc giải phóng kho trữ dầu chiến lược sẽ không làm được gì để khắc phục các vấn đề mang tính cấu trúc trên thị trường dầu toàn cầu.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đứng trước suy thoái, nhu cầu cần bị ép mạnh để thị trường thực sự có thể cân bằng trở lại.
Vùng $95 sẽ là hỗ trợ trước mắt, nhưng nhiều khả năng $90 mới là kháng cự mạnh.
Trong tuần này, dầu đang giảm 13%, mức giảm tuần lớn nhất kể từ tháng 4/2020.
Các hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Một hợp đồng USDJPY khối lượng khá lớn (1.2 tỷ USD) với giá thực thi 121.50/60 là điểm đáng chú ý duy nhất, tuy nhiên mức giá này khá xa với giá giao ngay. Nhưng với sự biến động mạnh của cặp tiền vài ngày gần đây cùng bảng lương phi nông nghiệp, cẩn trọng vẫn là trên hết.
Dầu thô: Chờ điều chỉnh sâu?
Số liệu từ CME ghi nhận open interest trên thị trường HĐTL dầu thô giảm khoảng 8.3 nghìn hợp đồng. Khối lượng giao dịch tăng mạnh, khoảng 553 nghìn hợp đồng.
Giá dầu giảm mạnh giữa tình hình khối lượng giao dịch tăng đột biến trong phiên thứ Năm, cho thấy khả năng suy yếu vẫn còn. Hỗ trợ gần nhất của dầu WTI sẽ ở $93.5.
Vàng: Lực tăng không còn nhiều?
Dữ liệu từ CME ghi nhận open interest trên thị trường HĐTL vàng đã giảm khoảng 9.1 nghìn hợp đồng. Ngược lại, khối lượng giao dịch tăng khoảng 9.3 nghìn.
Giá vàng xém kiểm tra 1,950 giữa tình hình open interest giảm. Điều này cho thấy lực mua có vẻ không mạnh và vàng có thể sớm điều chỉnh.
Các chuyên gia tại UOB có nhận định gì về EURUSD?
Theo UOB, việc EURUSD không thể phá qua 1.1190, để hướng tới kiểm tra 1.1240, đã khiến cặp tiền bị đạp mạnh xuống 1.1059. Hỗ trợ tại 1.1055 vẫn chưa bị phá vỡ, thế nhưng động lực tăng hầu như đã tan biến. Tiếp theo, cặp tiền này sẽ kẹt trong biên độ 1.0990 và 1.1170, tích lũy 1 thời gian trước khi tìm lại được xu hướng.
Hiện tại EURUSD đang giao dịch tại 1.1066.
Lịch kinh tế hôm nay: Lạm phát châu Âu và bom tấn NFP
Nhìn chung, một phiên đầu quý khá êm đềm, mặc dù USDJPY là một ngoại lệ.
Chứng khoán chốt quý I khá ảm đạm khi đây là quý giảm đầu tiên trong 2 năm.
Số liệu lạm phát Eurozone sẽ là tâm điểm, và sau đó là báo cáo NFP:
0630 GMT - Số liệu CPI Thụy Sĩ tháng 3
0715 GMT - PMI sản xuất tháng 3 của Tây Ban Nha
0730 GMT - PMI sản xuất tháng 3 của Thụy Sĩ
0745 GMT - PMI sản xuất tháng 3 của Ý
0750 GMT - PMI sản xuất tháng 3 của Pháp
0755 GMT - PMI sản xuất tháng 3 của Đức
0800 GMT - PMI sản xuất tháng 3 của Eurozone
0830 GMT - PMI sản xuất tháng 3 của Anh
0900 GMT - CPI sơ bộ tháng 3 của Eurozone
1430 GMT - Bảng lương phi nông nghiệp
Chào quý II, USDJPY tăng gần 100 pip!
Cặp tiền này đang tăng khoảng 90 pip trong phiên Á, hiện đang kiểm tra MA 100 giờ tại 122.62. Tại đây, có vẻ phe bán đang lấy lại chút kiểm soát.
Thế nhưng, USDJPY hiện vẫn đang tăng 0.74%. Thêm chút lực mua nữa là kháng cự này cũng sẽ không đứng vững.
Đợt tăng này trùng với đợt tăng lợi suất trái phiếu Mỹ. Hiện tại, lợi suất 10 năm đã chạm 2.39%, tăng 5bp trong phiên.
Diễn biến chứng khoán châu Á phiên sáng: Trái chiều, nhưng cũng bất ngờ!
Các chỉ số chứng khoán châu Á hôm nay đang diễn biến khá trái chiều, sau khi dữ liệu PMI giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm. Tuy vậy, có một bất ngờ khá thú vị:
- Chỉ số SSE Thượng Hải tăng 0.62% bất chấp lệnh phong tỏa tại đây được kéo dài
- Chỉ số Nikkei 225 giảm 0.5% trong ngày đầu tiên của năm tài chính 2022 tại Nhật Bản
- Chỉ số HSI Hong Kong giảm 0.7%. Đây mới là chỉ số chịu ảnh hưởng nhiều từ tin PMI
- Chỉ số ASX tăng 0.11%
- Chỉ số Kospi giảm 0.55%
Trên thị trường tiền tệ, hầu như cả thị trường khá yên ắng, ngoại trừ JPY. JPY đang chào năm tài chính mới bằng một pha giảm sâu:
- Chỉ số DXY chưa có nhiều thay đổi tại 98.45 điểm
- EURUSD, GBPUSD hầu như không đổi
- AUDUSD tăng nhẹ 0.05%
- USDJPY tăng 0.7%
- USDCHF tăng 0.24%
- USDCAD giảm 0.08%
Vàng chưa có nhiều thay đổi quanh mức 1,939. Dầu tiếp tục giảm mạnh; dầu WTI giảm 1.4%, đánh mất mốc $100, còn dầu Brent giảm 4.6% trước tin chính quyền tổng thống Biden sẽ xả 1 triệu thùng dầu/ngày trong 6 tháng để giải quyết vấn đề nguồn cung.
Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu Brent trước đợt xả dầu của tổng thống Biden!
Theo Goldman Sachs, tuyên bố xả 180 triệu thùng dầu trong 6 tháng của tổng thống Biden sẽ giúp tái cân bằng lại thị trường.
Qua đó, ngân hàng này hạ dự báo giá dầu Brent trong nửa sau năm 2022 xuống 120 USD/thùng.
Tuy vậy, nguồn cung bổ sung này sẽ không thể giải quyết vấn đề thâm hụt cung mang tính cấu trúc kéo dài nhiều năm nay.
Hiện tại, dầu Brent đang được giao dịch quanh mức $107.4/thùng, giảm 4.6% trong ngày.