Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 11.03: Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, USD tăng nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ tháng 2
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong một ngày không có dữ liệu kinh tế đáng chú ý nào được công bố, các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu CPI Mỹ tháng 2 được công bố lúc 20:30 tối nay. Các nhà kinh tế được Dow Jones thăm dò dự báo CPI sẽ tăng 0.4% so với cùng kỳ tháng trước và 3.1% so với cùng kỳ năm trước. Việc CPI tháng 1 nóng bất ngờ đã làm rung chuyển thị trường và khiến các quan chức Fed sau đó chuyển giọng điệu thận trọng hơn về chính sách nới lỏng. Thị trường hiện định giá Fed sẽ không cắt giảm lãi suất tại cuộc họp vào ngày 19-20/3 hoặc cuộc họp vào ngày 30/4 - 1/5. Cổ phiếu công nghệ tiếp tục suy yếu. Nvidia giảm 2% vào thứ 2, sau khi giảm hơn 5% vào thứ 6 tuần trước - mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 5 năm 2023.
- Dow Jones: +0.12%
- S&P 500: -0.11%
- Nasdaq: -0.41%
Trên thị trường FX, USD tăng nhẹ. DXY tăng 0.11%, đóng cửa ở 102.85. JPY mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USDJPY giảm 0.08% xuống 146.93. GBPUSD giảm xuống dưới mức đỉnh tháng 12 năm 2023 ở 1.2827 và quay trở lại dao động trong khoảng từ 1.2788 đến 1.2800. Nếu mức 1.2788 bị phá vỡ, cặp tiền sẽ tiếp tục bị bán tháo
- DXY: +0.11%
- EURUSD -0.12%
- GBPUSD -0.32%
- AUDUSD -0.19%
- NZDUSD -0.10%
- USDJPY -0.08%
- USDCHF +0.03%
- USDCAD +0.00%
Vàng tăng 0.17%, đóng cửa tại $2,182. Bitcoin tăng hơn 4% trong ngày, có lúc đạt đỉnh mới ở $72,910 trước khi điều chỉnh xuống quanh $72,100. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 1.0 bps lên 4.09%. Giá dầu biến động trái chiều khi các nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 2 của Mỹ và báo cáo về triển vọng dầu thô toàn cầu từ OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế trong tuần này. Dầu thô WTI giảm xuống $76.79 đầu phiên Mỹ trước khi tăng $0.10 lên $70.11.
Euro giảm trong phiên khi đồng đô la Mỹ tăng giá
Đồng euro hôm nay chịu áp lực sau khi chạm mức cao nhất trong hai tháng vào thứ Sáu.
EUR/USD giảm 18 pip xuống 1.0919 và gần mức đáy trong phiên. Việc EUR/USD giảm diễn ra trong bối cảnh đồng đô la Mỹ tăng mạnh hơn, được hỗ trợ bởi khẩu vị rủi ro kém và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao.
Vào thứ Sáu, đồng euro đã tăng sau khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp yếu hơn nhưng EUR/USD không thể vượt qua mức 1.10 và đến giữa ngày, tỷ giá này đã đảo chiều giảm khi khẩu vị rủi ro hạ do chốt lời cổ phiếu Nvidia.
Xu hướng việc làm tháng 2 của Hoa Kỳ giảm so với trước đó
Xu hướng việc làm tháng 2 của Hoa Kỳ: 112.29
Trước đó: 113.71
Will Baltrus, Kinh tế phó tại The Conference Board cho biết: “ETI đã giảm trong tháng 2 sau hai tháng tăng khiêm tốn liên tiếp. ETI đã có xu hướng giảm kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 3 năm 2022. Trong khi chỉ số vẫn tăng so với mức trước đại dịch và nền kinh tế tiếp tục tạo thêm việc làm cho đến tháng 2 năm 2024, thị trường lao động có thể sẽ hạ nhiệt, với số việc làm tăng khiêm tốn dự kiến đến quý 3 và quý 4 năm 2024.
Chứng khoán Mỹ khởi đầu tuần giao dịch không mấy tích cực
Các chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đang có khởi đầu tuần tiêu cực. Cổ phiếu Meta đặc biệt thấp, giảm hơn 17 USD tương đương 0-3.36% sau khi cựu Tổng thống Trump chỉ trích công ty trong một cuộc phỏng vấn độc quyền trên CNBC.
- Chỉ số trung bình công nghiệp Dow -92.37 điểm tương đương -0.24% xuống mức 38630.33
- Chỉ số S&P -10.93 điểm tương đương -0.21% xuống mức 5112.75
- Chỉ số NASDAQ -23.53 điểm tương đương -0.15% xuống mức 16061.58
- Russell 2000 vốn hóa nhỏ -5.98 điểm tương đương -0.29% xuống mức 2076.73.
- Cổ phiếu của Apple tăng trong ngày thứ hai liên tiếp, tăng 3.20 USD tương đương 1.86% sau bảy ngày.
- Nvidia giảm 8.27 tương đương 0.94%.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ biến động trái chiều với kỳ hạn ngắn tăng và kỳ hạn dài giảm:
- Lợi suất 2 năm: 4.515% +2.9 điểm cơ bản
- Lợi suất 5 năm: 4.0692%, +0.7 điểm cơ bản
- Lợi suất 10 năm: 4.080%, -0.7 điểm cơ bản
- Lợi suất 30 năm: 4.246% -1.6 điểm cơ bản
- Dầu thô giảm 0.80 USD tương đương -1.01% ở mức 77.23 USD.
- Vàng tăng 4.20 USD hay 0.20% lên mức 2183.30 USD
- Bitcoin đang giao dịch quanh 72,000 USD hiện ở mức 71,694 USD. Mức đỉnh đạt $72,399
- Đồng đô la Mỹ giảm do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tăng trưởng tiền lương yếu hơn.
Bitcoin lại vừa lập đỉnh lịch sử mới ở 72,400 USD
Sau khi chạm đỉnh 72,400 USD, đồng tiền này đã giảm xuống 72,250 USD.
Thị trường chú ý đến Nvidia khi HĐTL Mỹ giảm
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ hướng tới ngày giảm thứ hai sau đợt giảm hôm thứ Sáu.
Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 21 điểm, tương đương 0.4% sau khi giảm 33 điểm vào thứ Sáu. Hợp đồng tương lai Nasdaq giảm hơn 0.5%.
Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào cổ phiếu của Nvidia sau đợt đảo chiều lớn vào thứ Sáu sau mức đỉnh mọi thời đại. Cổ phiếu này giảm 0.6% trước phiên Mỹ.
Quan chức ECB Makhlouf: Thay đổi dần dần quan điểm chính sách là cách điều chỉnh tốt nhất
Theo Quan chức ECB Makhlouf:
- Thay đổi dần dần là tốt nhất thay vì quyết định đột ngột
- Việc cắt giảm riêng lẻ lớn "có thể khó xảy ra" vì "dữ liệu không bao giờ chính xác đến thế"
Vấn đề là, ECB đã thực hiện những đợt cắt giảm lớn trong quá khứ do cuộc khủng hoảng tài chính và đại dịch. Cả hai lần đều không dựa trên dữ liệu.
Lịch kinh tế không có dữ liệu nổi bật trước phiên Mỹ
Lịch kinh tế hôm nay không có dữ liệu quan trọng và không có quan chức của Fed nào được lên lịch phát biểu.
Bitcoin đã tiếp tục lập đỉnh lịch sử mới trên 72,000 USD trong hôm nay
Hôm nay là ngày thứ Hai vui vẻ đối với những người đầu cơ bitcoin khi nhóm tiền điện tử đã tiếp tục đẩy BTC tăng hơn $3700 lên gần $72,400.
Đồng tiền này hiện đang ở 71,985 USD.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump: sẽ không cho phép các quốc gia khác thoát khỏi sự trừng phạt của đồng USD
- Có vẻ như ông ấy đang đề cập việc áp thuế bổ sung lên các quốc gia khác một lần nữa.
Ngoài ra, Trump cũng phát biểu rằng Bitcoin có rất nhiều công dụng không thể bỏ qua. Tuy nhiên thị trường có vẻ như không quan tâm đến điều đó.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Đồng JPY giữ vững đà tăng trong khi Bitcoin vượt mốc $71,000
Tin tức chính
- USD/JPY giảm nhẹ, hướng đến vùng kỹ thuật quan trọng tiếp theo
- Bitcoin bắt đầu tuần mới vượt mức$71.000
- Quan chức Kažimír: Nên đợi đến tháng 6 để cắt giảm lãi suất lần đầu tiên
- Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản cho biết cảm nhận được động lực tăng trưởng lương mạnh mẽ hơn trong năm nay
- Trung Quốc vẫn không thể thoát khỏi những khó khăn của thị trường bất động sản
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn của SNB trong tuần trước đạt mức 477.4 tỷ CHF (Trước đó: 478.5 tỷ)
Thị trường:
- Đồng JPY mạnh nhất trong khi AUD yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu giảm điểm; HĐTL S&P 500 giảm 0.2%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4.081%
- Vàng giữ vững ở mức $2,177.42
- Dầu thô WTI giảm 0.3% xuống mức $77.25
- Bitcoin tăng 4.8% lên $71,688
Mọi sự chú ý đều đổ dồn vào các sự kiện lớn trong tuần này, vì vậy không có gì đáng chú ý trong ngày hôm nay.
Trên thị trường ngoại hối, đồng Yên Nhật tiếp tục duy trì đà tăng từ tuần trước, khiến USD/JPY giảm xuống mức đáy 146.53 ở châu Á trước khi trở lại mức 147.50 trong phiên này.
Cùng với đó, Bitcoin mới là nhân tố chính và hiện đồng tiền điện tử này đang tăng gần 5% trong ngày, hướng tới mốc 72.000 USD.
Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số châu Âu đang giảm điểm, tiếp nối đà giảm của chứng khoán Mỹ thứ Sáu tuần trước. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ hiện chỉ giảm nhẹ 0.2% trong ngày.
Các thị trường khác biến động không đáng kể vì có vẻ như các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ vào đêm mai.
Rabobank: Tiềm năng tăng giá của đồng JPY sẽ bị hạn chế bởi sự thận trọng của BoJ
Các nhà kinh tế tại Rabobank phân tích triển vọng của cặp USD/JPY:
- Thị trường ngày càng tin rằng BoJ có thể sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào ngày 19 tháng 3.
- Kỳ vọng rằng ngành công nghiệp Nhật Bản cũng có thể vượt qua giai đoạn khó khăn sau thời kỳ bong bóng kinh tế vỡ hơn 30 năm trước cũng gia tăng.
- Các nhà hoạch định chính sách của BoJ đã cho biết họ sẵn sàng kết thúc chính sách lãi suất âm trong mùa xuân năm nay. Nhưng các động thái của BoJ trong năm nay có thể sẽ thận trọng và điều này có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của đồng JPY.
- Chúng tôi dự đoán USD/JPY sẽ đạt 140.00 trong khoảng thời gian 12 tháng.
ING: Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ giúp đồng USD hồi phục
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng bạc xanh trước thềm báo cáo dữ liệu CPI của Mỹ:
- Báo cáo CPI có thể hỗ trợ một phần cho Đồng USD
- Chúng tôi dự đoán số liệu lạm phát sẽ hạn chế đà giảm của Đồng USD trong tuần này.
- Áp lực giảm giá của USD sẽ suy yếu trong thời gian tới, trừ khi các dữ liệu quan trọng tiếp tục ủng hộ quyết định nới lỏng chính sách của Fed.
Thương vụ IPO của Reddit sẽ là thương vụ được chú ý nhất trong thời gian tới
Trong bộ hồ sơ nộp lên SEC, Reddit dự định huy động tới 748 triệu USD bằng cách bán ra khoảng 22 triệu cổ phiếu, với 15.3 triệu cổ phiếu phổ thông loại A. Mức giá dự kiến khi phát hành lần đầu nằm trong khoảng từ 31 đến 34 USD một cổ phiếu, với định giá lên tới gần 6.5 tỷ USD
Thương vụ sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khi đây là một trong những đợt IPO của một công ty công nghệ lớn đầu tiên trong năm 2024. Và xét đến tình hình hiện tại, đât có thể được coi là phép thử cho tâm lý chung của thị trường.
Điều này sẽ khiến Reddit thành nền tảng xã hội đầu tiên IPO kể từ thương vụ Pinterest vào năm 2019. Ở thời kỳ đỉnh cao, Reddit được định giá khoảng 10 tỷ USD trong đại dịch. Vì vậy, 6,5 tỷ USD không hẳn là một con số quá ấn tượng..
Reddit sẽ giao dịch với mã RDDT và các báo cáo cho rằng phiên giao dịch đầu tiên sẽ là vào ngày 21 tháng 3.
USD/JPY tiếp tục suy yếu trong phiên Châu Âu
Cặp USD/JPY giảm 36 pip, hiện ở mức 146.69 trong ngày. Trong khi đồng USD đang trì trệ trước thềm dữ liệu CPI của Mỹ vào ngày mai, thì hiện tại mọi sự chú ý đang đổ dồn vào phía đồng Yên.
Những tín hiệu thắt chặt chính sách từ BOJ vẫn là động lực chính của cặp tiền này. Điều này đặc biệt quan trọng nhất là khi kết quả của các cuộc đàm phán lương mùa xuân sẽ được công bố cuối tuần này. Các cuộc đàm phán sẽ kết thúc vào ngày 13 tháng 3 những thông tin đầu tiên sẽ xuất hiện vào ngày 15 tháng 3.
Nhưng trong thời gian chờ đợi, có thể sẽ có những tin tức rò rì về kết quả của các cuộc đàm phán và nhiều khả năng chúng sẽ ủng hộ quan điểm "hawkish" của BoJ. Do đó, câu hỏi duy nhất là liệu NHTW có tận dụng tin tức trên để hành động vào tuần tới hay không.
Các tin tức trong vài ngày tới có thể là yếu tố kích thích cho đà giảm của cặp tiền này. Nhưng nếu phe bán muôdn duy trì đà giảm này, họ sẽ phải chờ đợi phát biểu của BOJ trong cuộc họp báo vào ngày 19 tháng 3.
ING: EUR/USD có khả năng suy yếu trong tuần này
EUR/USD khởi đầu tuần mới khá tích cực. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Chúng tôi nhận thấy một số rủi ro giảm giá trong tuần này đối với EUR/USD, khiến tỷ giá có thể trở lại trở lại vùng 1.0850/1.0900.
- Tuy nhiên, dự báo của chúng tôi về việc khả năng ECB và Fed đều cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 6 vẫn có thể hỗ trợ cho đà tăng của EUR/USD trong tương lai do Fed có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn.
Quan chức ECB Kažimír: Nên cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng Sáu
Quan chức ECB Peter Kažimír cho rằng nên đợi đến tháng 6 để cắt giảm lãi suất lần đầu tiên:
- Vội vàng giảm lãi suất là một hành động không có lợi cho thị trường
- Rủi ro áp lực lạm phát gia tăng trở lại vẫn hiện hữu
- Cần thêm nhiều bằng chứng cụ thể về triển vọng lạm phát trong tương lai
- Chỉ đến tháng 6/2024, chúng tôi mới có thể xác nhận được xu hướng của lạm phát
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB giảm nhẹ trong tuần trước
- Tổng số tiền gửi không kỳ hạn tuần trước: 477.4 tỷ CHF (trước đó: 478.5 tỷ CHF)
- Tổng số tiền gửi không kỳ hạn trong nước: 468.4 tỷ CHF (trước đó: 467.9 tỷ CHF)
Apple khai trương cửa hàng bán lẻ thứ 8 tại Thượng Hải trong tháng 3
- Tập đoàn Apple đang lên kế hoạch mở cửa hàng thứ 8 tại Thượng Hải trong tháng 3, mở rộng mạng lưới bán lẻ lớn nhất sau Mỹ vào thời điểm doanh số bán IPhone chậm lại tại Trung Quốc kể từ khi ra mắt phiên bản IPhone mới nhất vào tháng 9 năm ngoái.
- Cửa hàng bán lẻ mới sẽ được mở tại quận Tĩnh An nằm ở trung tâm thành phố - khu vực có số lượng cửa hàng Apple lớn nhất tại Trung Quốc, dự kiến sẽ khai trương vào ngày 21/3 và trở thành 1 trong số 47 cửa hàng bán lẻ tại đất nước 1.4 tỷ dân.
Chỉ số tâm lý tiêu dùng SECO tháng 3 tại Thụy Sĩ thấp hơn dự báo
- -42 (dự báo: -35, trước đó: -41)
- Dữ liệu tháng 3 chạm đáy 6 tháng và là tháng thứ 5 liên tiếp thấp hơn dự báo
HĐTL Eurostoxx giảm 0.4% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức giảm 0.4%
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh giảm 0.3%
Các chỉ số tương lai châu Âu giảm sau phiên thứ Sáu chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ. Tâm lý thị trường thận trọng trước thềm báo cáo CPI Mỹ tối mai, với S&P 500 hiện cũng giảm nhẹ.
Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản: Có thể nhìn thấy động lực tăng lương mạnh hơn trong năm nay
- Nhận thấy động lực tăng lương mạnh mẽ hơn trong năm nay
- Nhiều khả năng BoJ sẽ bình thường hóa chính sách tiền tệ trong thời gian tới, nhưng không chắc sớm nhất có thể diễn ra vào tháng 3 hay không
- Cơ hội đạt được mục tiêu lạm phát khoảng 2% đang tăng dần
Tiếp tục có thêm nhiều quan chức khác lên tiếng ủng hộ BoJ bình thường hóa chính sách trước thềm cuộc họp diễn ra vào tuần tới.
Đài Loan cảnh giác trước khả năng tăng áp lực từ Trung Quốc lên chính phủ mới
- Lãnh đạo cơ quan an ninh của Đài Loan cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ tăng sức ép lên hòn đảo này trước và sau lễ nhậm chức tổng thống mới vào tháng 5.
- Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì chiến thuật " vừa cứng rắn vừa mềm mỏng" nhằm gây sức ép lên Đài Loan. Các chiến thuật này bao gồm:
- Đe dọa quân sự và chính trị với chính phủ ở Đài Bắc
- Đưa ra ưu đãi kinh tế cho những bên ủng hộ Trung Quốc thống nhất Đài Loan.
- Cơ quan tình báo Đài Loan nhận thấy Trung Quốc đang bình thường hóa các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan, với tần suất trung bình 7-10 ngày một lần.
- Giới chức an ninh Đài Loan cho rằng các cuộc tập trận này nhằm đáp trả các hoạt động ngoại giao thân thiện của Đài Loan với nước ngoài.
- Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, trong khi chính phủ Đài Loan khẳng định họ là một quốc gia độc lập trên thực tế.
- Mặc dù Trung Quốc được coi là mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với Đài Loan, nhưng theo tình báo thì chiến tranh giữa hai bên sẽ không xảy ra trong tương lai gần.
Trung Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi khủng hoảng thị trường bất động sản
Các cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu ngân hàng hỗ trợ tài chính cho Vanke
- Các cơ quan quản lý Trung Quốc được cho là đã gặp các tổ chức tài chính và yêu cầu các ngân hàng lớn tăng cường hỗ trợ cho Vanke, một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc.
- Động thái này bao gồm yêu cầu các tổ chức nắm giữ trái phiếu của Vanke thảo luận về việc gia hạn nợ cho công ty.
- Vanke đang gặp vấn đề về thanh khoản trong những tuần gần đây, khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu và trái phiếu của công ty.
- Vanke cũng được cho là đang tìm cách gia hạn nợ với một số công ty bảo hiểm.
- Việc các quan chức Trung Quốc tham gia hỗ trợ cho thấy tình hình tài chính của Vanke đang nghiêm trọng.
Thị trường lao động Anh đang hạ nhiệt: Số lượng việc làm giảm, hồ sơ xin việc tăng
Dữ liệu từ Reed Recruitment:
- Số lượng việc làm đăng tuyển giảm gần 25% trong quý (tính đến tháng 2) so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong hơn ba năm, làm giảm kỳ vọng rằng nền kinh tế Anh sẽ phục hồi mạnh mẽ sau cuộc suy thoái năm ngoái.
- Số đơn xin việc tăng 20% so với cùng kỳ, cho thấy thị trường lao động đã giảm nhiệt đáng kể.
- Những dữ liệu này giúp Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) yên tâm hơn trong việc kiểm soát lạm phát.
- Tuy nhiên, dữ liệu việc làm cũng đặt ra bối cảnh khó khăn cho chiến dịch tái tranh cử của Thủ tướng Rishi Sunak.
Giá quặng sắt lao dốc do nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc
- Giá quặng sắt giảm mạnh gần 5%, hướng tới mốc 110 USD/tấn do nhu cầu yếu tại Trung Quốc khiến tồn kho tăng cao.
- Giá nguyên liệu sản xuất thép này đã giảm gần 25% so với mức đỉnh hồi đầu tháng 1 do hoạt động bất động sản và sản xuất chế tạo của Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn.
- Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc diễn ra hàng năm vừa kết thúc không mang lại nhiều triển vọng về sự gia tăng nhu cầu, và lượng quặng sắt dự trữ tại các cảng biển đã tăng lên mức cao nhất trong một năm.
- HĐTL quặng sắt giảm 4.6% xuống 110.55 USD/tấn tại Singapore và đang hướng tới mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 8. HĐTL quặng sắt tại Dalian giảm 3.7%, HĐTL thép tại Thượng Hải cũng giảm.
Nguyên nhân dẫn đến đà giảm:
- Nhu cầu thép yếu do hoạt động xây dựng trì trệ. Chính sách siết chặt nợ bất động sản trong nhiều năm qua của Trung Quốc đã bóp nghẹt nguồn cầu thép.
- Bắc Kinh hạn chế việc triển khai các gói kích thích hạ tầng quy mô lớn như trước đây để hồi phục nền kinh tế.
- Kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ hơn của ngành xây dựng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã trở nên "vô nghĩa".
- Theo Jinrui Futures, giá quặng sắt cần giảm thêm nữa để lượng hàng tồn kho được giải phóng.
Triển vọng ngành năng lượng mặt trời Trung Quốc đang được cải thiện
Triển vọng cho ngành năng lượng mặt trời Trung Quốc đang được cải thiện, do nới lỏng chính sách và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
- Cổ phiếu năng lượng mặt trời Trung Quốc tiếp tục tăng, được thúc đẩy bởi thông tin rằng chính phủ sẽ nới lỏng giới hạn lắp đặt năng lượng tái tạo.
- Các nhà phân tích từ JPMorgan và Daiwa Securities cho rằng Trung Quốc có thể cho phép tỷ lệ cắt giảm công suất hoạt động hơn 5%, điều này sẽ cải thiện triển vọng lắp đặt năng lượng mặt trời.
- Các chuyên gia phân tích của JPMorgan đã nâng ước tính cả năm về việc lắp đặt năng lượng mặt trời ở Trung Quốc lên 21%.
- Cổ phiếu năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tăng trong những tuần gần đây, dẫn đầu là cổ phiếu Xinyi Solar với chuỗi tăng 8 phiên liên tiếp - chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2018.
Báo cáo CPI tháng 2 của Mỹ sẽ là tâm điểm trong tuần này
- Báo cáo thị trường lao động tháng 2 của Anh (12/03)
- Dữ liệu CPI tháng 2 của Mỹ (12/03)
- Dữ liệu GDP tháng 1 của Anh (13/03)
- Dữ liệu PPI tháng 2 của Mỹ (14/03)
- Doanh số bán lẻ tháng 2 của Mỹ (14/03)
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần của Mỹ (14/03)
- Chỉ số sản xuất Empire State tháng 3 của Mỹ (15/03)
- Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan tháng 3 tại Mỹ (15/03)
Đồng Yên tăng giá khi thị trường ngày càng đặt cược cao vào việc tăng lãi suất sắp tới
- Đồng JPY mạnh lên so với đồng USD khi có tín hiệu BoJ sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm tại cuộc họp vào tuần tới, trái ngược với kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
- Tỷ giá USD/JPY đã giảm 0.09% xuống 146.95, tiệm cận mức đáy trong 5 tuần là 146.48 vào ngày 08/03.
Cập nhật thị trường phiên Á: Liệu BoJ sẽ loại bỏ chính sách YCC?
Thị trường Nhật Bản
- Một báo cáo của JiJi cho biết BoJ sẽ loại bỏ chính sách YCC tại cuộc họp ngày 18-19 tháng 3.
- Dữ liệu GDP quý 4 được điều chỉnh cho thấy nền kinh tế tăng trưởng 0.4%, ngăn chặn được một cuộc suy thoái.
- USD/JPY giảm xuống dưới 146.60 trước khi phục hồi và ổn định trong phiên.
Thị trường Trung Quốc
- Chỉ số CPI tháng 2 tăng trở lại, chấm dứt chuỗi 4 tháng giảm phát liên tiếp.
- Tuy nhiên, chỉ số PPI cho thấy tình trạng giảm phát sâu hơn.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
- Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm hơn 2% do đồng Yên mạnh lên và nhóm cổ phiếu chip trượt dốc.
- Chỉ số Shanghai của Trung Quốc giảm nhẹ trong khi Hang Seng của Hồng Kông tăng.
Giai đoạn các quan chức Fed bị hạn chế phát biểu trước cuộc họp chính sách tháng 3 đã bắt đầu
- Giai đoạn các quan chức Fed bị hạn chế phát biểu trước công chúng bắt đầu lúc 12:00 sáng theo giờ miền Đông vào thứ 7 thứ hai trước cuộc họp và kết thúc lúc 11:59 tối theo giờ miền Đông vào ngày sau cuộc họp."
Giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu yếu ở Trung Quốc
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch NS Trading, một đơn vị của Nissan Securities, cho biết:
- “Lo ngại về nhu cầu yếu ở Trung Quốc đã lấn át việc gia hạn cắt giảm nguồn cung của OPEC+”.
- “Tuy nhiên, dầu vẫn được hỗ trợ nhờ rủi ro địa chính trị gia tăng, với khả năng không đạt được lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến Hamas-Israel và xung đột có thể mở rộng ở Nga và các nước láng giềng”.
Tuần trước, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vào năm 2024 là khoảng 5%, điều mà nhiều nhà phân tích cho là đầy tham vọng nếu không có thêm nhiều biện pháp kích thích. Dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2023, nhưng yếu hơn so với những tháng trước đó.
Về phía nguồn cung, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi chung là OPEC+, đã đồng ý về việc gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2.2 triệu thùng/ngày trong quý 2.
Kết quả cuộc đàm phán tiền lương của Nhật Bản sẽ được công bố trong tuần này
Cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân của Nhật Bản sẽ kết thúc vào thứ 4 ngày 13 tháng 3. Kết quả sẽ được công đoàn lao động Rengo công bố vào thứ 6 ngày 15 tháng 3.
Nhiều nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Nhật Bản đang nghiêng về ý tưởng chấm dứt lãi suất âm trong tháng này do kỳ vọng về việc tăng lương mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán lương mùa xuân. BoJ sẽ công bố quyết định chính sách vào ngày 19 tháng 3. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán rằng động thái xoay trục chính sách của BoJ nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào cuộc họp 25 - 26 tháng 4 thay vì cuộc họp trong tuần tới.
ING: Dữ liệu GDP quý 4 của Nhật Bản ủng hộ quan điểm của BoJ rằng nền kinh tế đang trên đà phục hồi
ING bình luận về dữ liệu GDP chính thức quý 4 của Nhật Bản:
- GDP quý 4 năm 2023 của Nhật Bản tăng 0.1% so với cùng kỳ quý trước, cao hơn mức giảm 0.4% của dữ liệu sơ bộ. Như vậy, Nhật Bản có vẻ đã tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật.
- Tiêu dùng tư nhân giảm trong quý thứ ba liên tiếp khi giảm 0.3% so với cùng kỳ năm trước và là lý do chính khiến mức tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.
- Dữ liệu ngày hôm nay chắc chắn ủng hộ quan điểm của BoJ rằng nền kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi, nhưng tiêu dùng tư nhân yếu sẽ là mối lo ngại đối với BoJ khi cân nhắc thay đổi định hướng chính sách của mình. Do đó, chúng tôi nhận thấy khả năng BoJ xoay trục chính sách trong tháng 4 sẽ cao hơn trong cuộc họp ngày 19 tháng 3 tới đây.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
-
Nikkei 225 giảm 2.17% xuống dưới mốc 39,000 lần đầu tiên kể từ ngày 21 tháng 2, trong khi Topix giảm 1.9%. Nhật Bản ngăn chặn được một cuộc suy thoái kỹ thuật khi dữ liệu GDP chính thức cho thấy nền kinh tế tăng trưởng 0.4% trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái, điều này có thể dọn đường cho BoJ tăng lãi suất sớm hơn.
-
Hang Seng tăng 1.36%, trong khi CSI 300 tăng 0.31%. Trung Quốc ghi nhận tháng lạm phát đầu tiên sau 4 tháng với chỉ số CPI tăng 0.7% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 2.
-
Kospi giảm 0.17% và Kosdaq tăng 0.17%
-
S&P/ASX 200 giảm 1.30%.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0969
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1876
- PBOC bơm 10 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 10 tỷ nhân dân tệ reverse repo đáo hạn vào ngày hôm nay
- Không có lệnh được bơm ròng hay rút ròng được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày