Doanh số bán lẻ CBI tháng 9 của Vương quốc Anh có gì đáng chú ý?
- CBI tháng 9 là -20, con số dự kiến là 10
- Trước đó: 37
Các ước tính đã có sai sót khi chỉ số bán lẻ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Tư. Doanh số bán hàng trong tháng 10 dự kiến sẽ giảm xuống -13 sau khi tăng vọt vào tháng 9 (+31). Sắp tới sẽ là một mùa đông khó khăn đối với nền kinh tế Vương quốc Anh khi suy thoái đang cận kề.
Credit Suisse: Bức tranh toàn cảnh của XAU/USD vẫn còn u ám
Giá vàng dưới $1,691/76 đã xác nhận một đỉnh kép lớn. Do đó, các chiến lược gia tại Credit Suisse đã thay đổi quan điểm về kỹ thuật trong trung hạn với vàng khá tiêu cực.
- Vàng vừa phá vỡ đáy hai năm và MA 200 tuần ở mức $1,691/76, đánh dấu sự hình thành của một đỉnh kép lớn.
- XAU/USD sẽ tiếp tục giảm với hỗ trợ ban đầu ở khoảng $1,618/16. Giá phá qua hỗ trợ này sẽ tạo điều kiện cho mức thoái lui 50% của toàn bộ mức tăng từ năm 2015 đến 2020 ở mức 1,560 đô la. Nếu giá tiếp tục kéo dài đà giảm dưới hỗ trợ này thì khả năng vàng sẽ giảm xuống đáy 2019-2020 cũng như mức thoái lui 61.8% ở mức $ 1,451/40.
- Ngược lại, chỉ có sự bứt phá lên trên đường MA 55 ngày, hiện ở mức $1,732, có thể giảm bớt áp lực lên kim loại quý, với mức kháng cự tiếp theo được thấy ở đường trung bình 200 ngày hiện ở mức $1,830.
USD/CAD tăng nhẹ sau tin tức doanh số bán lẻ tháng 7 gây thất vọng
USD/CAD tăng khoảng 20 pip sau tin doanh số bán lẻ tháng 7 của Canada giảm mạnh hơn dự kiến.
Canada: Doanh số bán lẻ lõi tháng 7 giảm gấp 3 lần dự kiến
- Doanh số bán lẻ lõi tháng 7 giảm 3.1%, dự kiến giảm 1.0%
- Doanh số bán lẻ lõi tháng 6 giảm 0.6%
Doanh số bán lẻ tháng 7 của Canada giảm mạnh hơn dự kiến
- Doanh số bán lẻ tháng 7 giảm 2.5%, dự kiến giảm 2.0%
- Doanh số bán lẻ tháng 7 sơ bộ giảm 2.0%
- Doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 1.1%
- Doanh số bán lẻ sơ bộ tháng 8 tăng 0.4%
- Doanh số tháng 7 ngoại trừ ô tô giảm 3.1%, dự kiến giảm 1.2%
- Doanh số tháng 7 ngoại trừ xăng và ô tô giảm 0.9%
- Doanh số tháng 6 ngoại trừ ô tô tăng 0.8%, sửa đổi thành 0.6%
- 9 trên 11 phân ngành ghi nhận doanh thu sụt giảm
Goldman Sachs cắt giảm mục tiêu cho chỉ số S&P 500
Goldman Sachs đã cắt giảm mục tiêu cuối năm 2022 cho chỉ số S&P 500 khoảng 16% xuống còn 3.600 điểm, do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ít có dấu hiệu ngừng tăng lãi suất ở mức cao. (trước đó là 4.300).
Bộ trưởng tài chính của Anh: "Kế hoạch của chúng tôi là mở rộng nguồn cung thông qua các biện pháp khuyến khích và cải cách thuế"
Bộ trưởng tài chính mới của Anh Kwasi Kwarteng đã cắt giảm thuế lịch sử và tăng khoản vay vào thứ Sáu nhằm xoa dịu thị trường tài chính, đồng bảng Anh và trái phiếu chính phủ Anh.
Kwarteng đã loại bỏ mức thuế thu nhập cao nhất của đất nước, hủy bỏ kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp và lần đầu tiên đặt một price tag vào kế hoạch chi tiêu của Thủ tướng Liz Truss, người muốn tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế Anh.
"Kế hoạch của chúng tôi là mở rộng cung của nền kinh tế thông qua các biện pháp khuyến khích và cải cách thuế", Kwarteng phát biểu.
Kwarteng cho biết thêm kế hoạch trợ cấp hóa đơn năng lượng sẽ tiêu tốn 60 tỷ bảng Anh trong sáu tháng tới. Chính phủ đã hứa hỗ trợ các hộ gia đình trong hai năm khi châu Âu vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Cập nhật thị trường: Chứng khoán Âu giảm mạnh!
Các dữ liệu kinh tế của châu Âu lần lượt được công bố càng làm dấy lên lo ngại suy thoái trong những tháng mùa đông sắp tới ở khu vực này. Các chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đồng loạt giảm hơn 2%, HĐTL S&P500 cũng giảm 1.37% xuống còn 3721.00
Báo cáo doanh số bán lẻ CBI tháng 9 tại Anh giảm mạnh!
Báo cáo doanh số bán lẻ CBI tháng 9 tại Vương quốc Anh -20 (so với dự kiến là 10)
- Trước đó là 37
Chỉ số bán lẻ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Tư. Thêm vào đó là những lo lắng doanh số bán hàng dự kiến trong tháng 10 sẽ giảm xuống -13 sau khi tăng vọt vào tháng 9 (+31). Đây sẽ là một mùa đông khó khăn đối với nền kinh tế Vương quốc Anh.
Cập nhật thị trường: Đồng đô la vẫn giữ vững ưu thế
DXY phá mốc 111.000. Những can thiệp của BOJ không thể cản được lực tăng của đồng bạc xanh. Đồng Euro và bảng Anh cũng không có tín hiệu tích cực hơn JPY. Chứng khoán châu Âu đỏ lửa, đồng loạt giảm hơn 1%
Chính phủ Anh mạnh tay cắt giảm thuế khi nước này phải đối mặt với suy thoái
- Thuế thu nhập doanh nghiệp giữ ở mức 19%
- Kế hoạch dự kiến tăng thuế lên mức 25% vào năm sau đã bị hủy bỏ
- Thuế thu nhập cơ bản giảm từ 20% xuống 19%
- Thuế thu nhập cao giảm từ 45% xuống 40%
Số liệu PMI tháng 9 của Anh có gì đáng chú ý?
- PMI tháng 9 của Anh đạt 49.2 điểm, thấp hơn so với dự kiến. Con số trước đó là 50.9 điểm
- PMI sản xuất là 48.5 điểm, cao hơn so với 47.5 điểm được dự kiến, con số trước đó là 47.3 điểm
- PMI tổng hợp là 48.4 điểm, thấp hơn so với dự kiến 49 điểm được dự kiến. Con số trước đó là 49.6 điểm
Hoạt động kinh tế của Vương quốc Anh suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1 năm 2021, do áp lực chi phí vẫn ở mức cao và nhu cầu giảm. Điều này xác nhận rằng nền kinh tế đang ở trong một cuộc suy thoái (kỹ thuật) và với triển vọng khá ảm đạm, rất khó để thấy bất kỳ điều gì trong số này sẽ hỗ trợ cho đồng bảng Anh và BOE trong những tháng tới. S&P Global lưu ý:
Tai ương kinh tế của Anh trầm trọng hơn vào tháng 9 khi hoạt động kinh doanh giảm cho thấy nền kinh tế có khả năng suy thoái. Các công ty báo cáo rằng chi phí sinh hoạt tăng cao, liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng và lo ngại ngày càng tăng làm giảm nhu cầu và sản lượng ở mức chưa từng thấy kể từ năm 2009, ngoại trừ các đợt đóng cửa đại dịch và cú sốc đầu tiên của cuộc trưng cầu Brexit năm 2016.
Các chỉ số hướng tương lai có xu hướng xấu đi vào tháng chín. Bao gồm cả số đơn đặt hàng mới và thước đo kỳ vọng trong tương lai đều giảm xuống mức thấp hơn trong quá khứ và phù hợp với sự suy thoái ngày càng sâu khi chúng ta bước sang quý thứ tư.
Áp lực lạm phát tiếp tục tăng cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong hơn hai thập kỷ trước đại dịch. Những hạn chế về tái tạo nguồn cung, giá năng lượng tăng cao và chi phí nhập khẩu tăng liên quan đến đồng bảng Anh suy yếu đang làm tăng thêm áp lực chi phí, đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát chung báo hiệu sẽ vẫn là mối quan tâm lớn đối với các nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương Anh. Tuy nhiên, hậu quả của việc thắt chặt chính sách dẫn đến suy thoái ngày càng trở nên rõ ràng, với suy thoái có thể sẽ gia tăng khi chúng ta bước vào mùa đông ”.
Đe dọa hạt nhân từ Putin có thể dẫn đến những thảm họa chưa từng có
- Trong một bài phát biểu hiếm hoi trên truyền hình, thứ tư vừa qua, Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga bị đe dọa, điện Kremlin ''chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các biện pháp trong tầm tay để bảo vệ Nga và người dân Nga, và đây cũng không phải là lời nói xuông."
- Phát biểu này được đưa ra khi các nhà lãnh đaho ủng hộ Moscow tại các khu vực thuộc quyền kiểm soát của điện Kremlin ở miền nam và miền đông Ukraine công bố các cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập và Nga.
- Beatrice Fihn, Giám đốc Điều hành của Chiến dịch Quốc tế Chống lại Vũ khí hạt nhân cho biết lời đe dọa của Putin làm gia tăng đáng kể nguy cơ căng thẳng leo thang thành xung đột hạt nhân.
Số liệu PMI Eurozone có gì đáng chú ý?
- PMI flash dịch vụ châu Âu đạt 48.9 điểm, thấp hơn kỳ vọng 49 điểm
- Tháng trước 49.8
- PMI flash sản xuất đạt 48.5 điểm, thấp hơn kỳ vọng 48.7 điểm
- Tháng trước 49.6
- PMI tổng hợp đạt 48.2 điểm, đúng bằng kỳ vọng
- Tháng trước 48.9
PMI sản xuất tháng 9 của Đức cho thấy suy thoái đang "vẫy gọi" nước này
- PMI sản xuất flash tháng 9 của Đức: 48.3 (bằng với dự kiến)
- Trước đó 49.1
- Dịch vụ PMI 45.4 (dự kiến là 47.2)
- Trước đó là 47.7
- PMI tổng hợp 45.9 (dự kiến là 46.0)
- Trước đó là 46,9
Nền kinh tế Đức đang ngày càng thu hẹp vào cuối quý 3. Dịch vụ và chỉ số PMI tổng hợp đều ở mức thấp nhất trong 28 tháng còn chỉ số sản xuất ở mức thấp nhất trong 27 tháng. Một cuộc suy thoái đang "vẫy gọi" Đức trước những tháng mùa đông. Triển vọng vẫn khá tồi tệ, nó sẽ không giúp ích gì cho tâm lý đồng euro.
S&P Global cho biết:
“Nền kinh tế Đức có vẻ sẽ thu hẹp lại trong quý 3, và với chỉ số PMI cho thấy sự suy thoái vào tháng 9 và các chỉ số tương lai của cuộc khảo sát cũng xấu đi, triển vọng cho quý 4 cũng không khả quan.
“Hoạt động kinh doanh suy giảm sâu hơn trong tháng 9 do lĩnh vực dịch vụ dẫn đầu, vốn đã chứng kiến nhu cầu suy yếu nhanh chóng khi khách hàng cắt giảm chi tiêu do ngân sách thắt chặt và sự không chắc chắn về triển vọng tăng cao.
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán châu Âu tiếp tục giao dịch ảm đạm, USD chạm đỉnh chu kỳ mới
Dư âm cuộc họp Fed cùng áp lực từ việc Nga leo thang vẫn đang đè nặng áp lực lên thị trường chứng khoán. Các chỉ số châu Âu hôm nay tiếp tục giao dịch tương đối ảm đạm. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi các báo cáo PMI cùng những phát biểu của chủ tịch Powell trong chiều và tối nay để có thêm xúc tác:
- Chỉ số DAX -0.60%
- Chỉ số CAC -0.40%
- Chỉ số FTSE -0.66%
- Chỉ số IBEX -0.96%
- Chỉ số MIB -0.83%
- Chỉ số Euro 50 -0.65%
- Chỉ số Stoxx 600 -0.53%
Trên thị trường tiền tệ, USD tiếp tục mạnh lên trong phiên Âu, hiện tại đã lập đỉnh chu kỳ mới, tiến sát mức 112 điểm. Các cặp tiền cũng đang vi phạm nhiều mức kỹ thuật quan trọng: EURUSD break qua 0.9800, GBPUSD break 1.1200, AUDUSD kiểm tra 0.6600, còn USDCHF cũng đang tiến sát 0.9800. JPY là đồng tiền suy nhất tăng so với USD sau những bình luận về sự can thiệp FX tại Nhật Bản, nhưng hiện cũng chưa tăng đáng kể:
- Chỉ số DXY +0.54% lên 111.87 điểm
- EUR -0.65%
- GBP -0.67%
- AUD -0.56%
- NZD -0.44%
- JPY +0.05%
- CHF -0.30%
- CAD -0.21%
Vàng giảm nhẹ $4/oz xuống mức 1,666.4/oz. Dầu WTI giảm hơn $1.3/thùng xuống gần $82.
HĐTL Dow Jones suy yếu, kiểm tra 30,000
HĐTL chỉ số Dow Jones suy yếu khi tài sản rủi ro tiếp tục bị đạp mạnh sau cuộc họp Fed, hiện giao dịch ở mức 30,000 điểm.
Số liệu PMI Pháp có gì đáng chú ý?
- PMI flash dịch vụ tháng 9 đạt 53.0 so với dự kiến 50.5
- Tháng trước 51.2
- PMI sản xuất 47.8 so với dự kiến 49.8
- Tháng trước 50.6
- PMI tổng hợp 51.2 so với dự kiến 49.9
- Tháng trước 50.4
Số liệu GDP Tây Ban Nha có gì đáng chú ý?
- GDP chính thức quý 2 của Tây Ban Nha + 1.5% so với quý trước, tăng so với mức 1.1% sơ bộ
- GDP +6.8% so với cùng kỳ năm ngoái (sơ bộ +6.3%)
Việc Mỹ tăng lãi suất sẽ không dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính khác tại châu Á
- Kinh tế thế giới đang phải trải qua giai đoạn khó khăn kể từ năm Cuộc khủng hoàng Tài chính tại châu Á năm 1997, khi Mỹ tăng lãi suất mạnh mẽ và đồng đô la trở nên mạnh hơn.
- Tuy nhiên các nhà phân tích cho biết lịch sử này khó có thể lặp lại, dù họ vẫn cảnh báo rằng một vài nền kinh tế hiện đang suy yếu do đồng nội tệ trượt giá, giống như trước đây.
- Dù vậy nhưng lần này, nền tảng của các nền kinh tế mới nổi tại thị trường châu Á đã khỏe mạnh và tốt hơn để có thể hứng chịu áp lực từ tỷ giá hối đoái, nhà phân tích cho biết.
HSBC khuyên nhà đầu tư tránh việc tìm kiếm giá trị tại chứng khoán châu Âu
- Triển vọng kinh tế tại châu Âu không mấy khả quan khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga - Ukraine khiến giá năng lượng và thực phẩm tiếp tục tăng, buộc các ngân hàng trung ương phải thực hiện chính sách thắt chặt một cách mạnh mẽ để chống lại lạm phát.
- Thông thường, các nhà đầu tư sẽ tìm đến thị trường châu Âu nhằm tìm kiếm những cổ phiếu giá trị - những cổ phiếu được giao dịch với giá thấp liên quan đến yếu tố tài chính cơ bản của nó.
- "Tôi sẽ vô cùng cần trọng với việc mua cổ phiếu châu Âu do định giá thấp và những biến động trong lãi suất" Willem Sales, Giám đốc Đầu tư tại HSBC Private Banking cho biết.
HĐTL Eurostoxx +0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
Các giao dịch đang không biến động quá mạnh.
- HĐTL DAX +0.1%
- HĐTL FTSE +0.3%
Chứng khoán châu Âu đã bị giảm điểm vào ngày hôm qua tuy nhiên thị trường có thể lạc quan hơn vào phiên giao dịch sắp tới. Phố Wall cũng gặp phải một số đợt bán ra muộn và hợp đồng tương lai của Mỹ cũng giảm nhẹ trong ngày. HĐTL S&P 500 và Nasdaq đều giảm 0.2% trong khi HĐTL Dow giảm 0.1% thời điểm hiện tại.
Đường ống Yamal-Europe dẫn khí về hướng Đông được cho là đã ngừng hoạt động
Yamal-Europe là đường dẫn khí từ Nga đến Phần Lan và Đức qua Belarus.
Thông tin từ các nhà khai thác báo cáo rằng dòng khí tại điểm đo ở biên giới Đức đã giảm từ 871,372 kWh/h xuống 0 trong khoảng 11h-12h. Sau khi toàn bộ đường ống Nord Stream gặp sự cố, đường ống Yamal-Europe có vẻ sẽ nằm trong nguy cơ bị Nga dừng hoạt động tiếp theo. Đã có sự dừng lại định kỳ của các luồng khí trong tuần qua và hiện tượng đó đã lặp lại trong hôm nay.
Châu Âu rất có thể sẽ phải cảnh giác với trường hợp dòng chảy này cuối cùng sẽ bị cắt giảm xuống 0 trong năm tới - như trường hợp của đường ống Nord Stream.
Chào mừng đến với ngày PMI ở châu Âu
Sau một tuần của các ngân hàng trung ương, một loạt dữ liệu PMI sẽ được công bố vào hôm nay để kết thúc tuần này.
Đồng đô la đang giữ ổn định cho đến hiện tại, duy trì trạng thái tốt từ ngày hôm qua khi lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ 10 năm đã tăng đáng kể từ 3.55% lên 3.70% còn cổ phiếu thì gặp áp lực trong phiên giao dịch Mỹ.
Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra sự can thiệp lịch sử khi bán USD để mua JPY. Trong khi đó SNB và BOE vẫn đang mắc kẹt với việc thắt chặt chính sách hơn nữa để kìm chế lạm phát. Chủ tịch Fed Powell sẽ phát biểu rạng sáng mai.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay:
- 14h: Số liệu GDP quý 2 chính thức của Tây Ban Nha
- 14h15: Flash PMI tổng hợp, sản xuất, dịch vụ tháng 9 của Pháp
- 14h30: Flash PMI tổng hợp, sản xuất, dịch vụ tháng 9 của Đức
- 15h: Flash PMI tổng hợp, sản xuất, dịch vụ tháng 9 của Eurozone
- 15h30: Flash PMI tổng hợp, sản xuất, dịch vụ tháng 9 của Anh
- 17h: Doanh số bán lẻ CBI tháng 9 của Anh
Tương lai của USD/JPY sau sự can thiệp của Nhật Bản ngày hôm qua
Sau khi các nhà chức trách Nhật Bản can thiệp để mua đồng Yên vào ngày hôm qua, đã có khá nhiều bình luận trên thị trường đặt nghi vấn cho động thái này. Các nhà giao dịch có thể vẫn đang nghiên cứu tình hình tổng thể nhưng thực tế là USD/JPY đang treo quanh mức 142- ít nhất là tín hiệu cho thấy xu hướng thị trường vẫn nghiêng rất nhiều về một động thái tăng giá.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản không có lý do chính đáng nào để thắt chặt chính sách khi cho rằng tăng trưởng kinh tế đang ở mức thấp và lạm phát hầu như không trên 2%. Và việc chính phủ muốn gửi một thông điệp ngay sau khi Kuroda và các đồng nghiệp của ông quyết định duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo chắc chắn là điều khá khó chịu.
Phân kỳ chính sách vẫn là động lực chính đối với USD/JPY.
Đã có tiền lệ về các can thiệp thất bại do phối hợp kém và nếu điều này xảy ra với Nhật Bản, nó sẽ làm thiệt hại rất lớn đối với uy tín của cả BOJ và chính phủ. Về bản chất, nó sẽ khiến công việc quản lý thị trường của ngân hàng trung ương trở nên khó khăn hơn trong tương lai.
Tỷ giá USD/CNY vượt qua 7.10 khi đà sụt giảm của đồng nhân dân tệ tiếp tục kéo dài
Có khả năng Trung Quốc đã nghĩ đến định hướng USD/CNY đến gần mốc 7.00 nhưng các nguyên tắc cơ bản của thị trường hiện khiến việc giảm hành động giá trở nên khó khăn. Đồng đô la đang tăng mạnh trong bối cảnh Fed diều hâu hơn và vẫn có những lo ngại lớn xung quanh triển vọng kinh tế của Trung Quốc, tác nhân bất lợi cho đồng tiền nước này.
Tỷ giá USD/CNY tham chiếu hôm nay là 6.9920.
Đồng nhân dân tệ có nguy cơ giảm sâu đẩy USD/CNY kiểm tra mức cao trong khoảng 7.15 đến 7.18 (phạm vi xuất hiện lần gần nhất là từ 9/2019 - 5/2020). Đây sẽ là mức thấp nhất của đồng nhân dân tệ kể từ khi Trung Quốc quyết định định giá lại đồng tiền này.
Chủ tịch Powell và các quan chức Fed sẽ phát biểu vào rạng sáng mai
Quyết định từ cuộc họp FOMC và bài họp báo dài, lan man của Powell đã được đưa ra rạng sáng hôm qua.
- Vào 1h rạng sáng mai, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sẽ phát biểu khai mạc tại sự kiện "Fed lắng nghe: Chuyển đổi sang nền kinh tế hậu đại dịch"
- Vào 1h05 sáng mai, Phó Chủ tịch Hội đồng thống đốc Lael Brainard và thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Michelle Bowman sẽ có các cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo từ các tổ chức bao gồm phi lợi nhuận, doanh nghiệp nhỏ, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, ngành khách sạn, lĩnh vực nhà ở và giáo dục tại sự kiện này.
Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Ronald Reagan đã cập cảng Hàn Quốc để tập trận
Các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên gia tăng đe dọa về các vụ thử tên lửa và hạt nhân tiếp theo.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ với USS Ronald Reagan dẫn đầu đã cập cảng Hàn Quốc.
Tổng hợp thị trường phiên Á: Nhật Bản nghỉ lễ, thị trường FX trầm lắng
Sau những biến động điên cuồng hôm thứ Năm, đặc biệt là với đồng yên, các cặp tiền chính đang khá trầm lắng trong phiên Á. USDJPY đã xém trở lại dưới 142.00 từ đỉnh 142.50. Hôm nay Nhật Bản nghỉ lễ nên cũng dễ hiểu khi không có nhiều biến động.
USD hiện đang tăng nhẹ so với EUR, AUD, GBP, NZD.
Thị trường chứng khoán châu Á suy yếu.
Dầu và vàng cũng giảm nhẹ.
Hôm nay, các báo cáo PMI tại Anh, EU và Mỹ sẽ là tâm điểm.
Sự can thiệp vào đồng Yên của Bộ Tài chính Nhật Bản là một cuộc chiến dài hơi
Theo các nhà phân tích của Ngân hàng Quốc gia Úc về sự can thiệp với đồng yên ngày hôm qua.
- Sự can thiệp của BoJ có thể là một sáng kiến của Bộ Tài chính Nhật Bản chứ không phải BoJ, đã đẩy USD/JPY xuống mức thấp nhất là 140.36.
- Với sự tương phản ngày càng lớn giữa lập trường chính sách của BoJ và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng như sự can thiệp thực tế đang hoàn toàn trái ngược với lập trường chính sách tiền tệ trong nước của Nhật Bản, Bộ Tài chính sẽ cần phải tham gia vào sự can thiệp này trong một thời gian dài và với quy mô lớn nếu điều đó mang lại nhiều hy vọng về việc kìm chế sự suy yếu của JPY trong một môi trường USD đang ngày càng mạnh.
Adam đã lưu ý những thách thức lớn mà Bộ Tài chính (thông qua Ngân hàng Trung ương Nhật Bản) sẽ phải đối mặt khi mua đồng tiền của chính mình, hoàn toàn khác với việc bán đồng tiền này:
- Củng cố sức mạnh một loại tiền tệ không phải là điều dễ dàng khi dự trữ ngoại hối bị giới hạn. Nhật Bản hiện có 1.3 nghìn tỷ đô la dự trữ ngoại hối.
Cập nhật USD/JPY hôm nay:
Thống đốc RBNZ Orr sẽ có hai bài phát biểu vào tuần tới
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand Orr sẽ có hai bài phát biểu vào tuần tới.
- Ngày 27 tháng 9 lúc 2h30, Thống đốc Adrian Orr sẽ phát biểu tại Lễ ra mắt Chiến lược Kinh tế Thay thế NZCTU. Ông cũng sẽ thảo luận về Tuyên bố Chính sách Tiền tệ tháng 8 năm 2022, đồng thời chia sẻ quan điểm về những thách thức và cơ hội đối với năng suất ở New Zealand.
- Ngày 29 tháng 9 lúc 21h, Thống đốc Adrian Orr sẽ tham gia một cuộc thảo luận trực tuyến tại hội nghị của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) - “Tương lai của Ngân hàng Trung ương”. Chủ đề thảo luận của Ban Hội thẩm là “Duy trì sự độc lập của ngân hàng trung ương trong việc đối mặt với rủi ro chi phối tài khóa, mở rộng nhiệm vụ của ngân hàng trung ương và những thách thức khác”
Tỷ giá USDCNY tham chiếu hôm nay: 6.9920
Mức đóng cửa trước đó là 7.0790.
Ngân hàng Goldman Sachs của Anh dự báo: BoE sẽ tăng lãi suất 75bp trong tháng 11 và 12
- BOE đã tăng lãi suất thêm 50 bps lên 2.25% như dự kiến.
- Goldman Sachs cho rằng lộ trình lãi suất phía trước là rất không chắc chắn.
- Goldman Sachs dự báo BoE sẽ tăng lãi suất 75bp, 75bp, 50bp, 25 bp lần lượt trong tháng 11, 12 năm 2022 và tháng 2, tháng 3 năm 2023. Lãi suất sẽ đạt mức cao nhất dự kiến là 4.5%
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Bailey:
USD/JPY xém trở lại dưới 142
Đồng Yên là tâm điểm sự chú ý hôm qua với sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khiến tỷ giá USD/JPY đã có lúc từ mức cao 142.70/80 trở lại dưới 141.
Thị trường Nhật Bản đóng cửa ngày hôm nay. Tỷ giá USD/JPY đã giảm trong phiên giao dịch cho đến hiện tại. Đây là các biến động đáng kể nhưng có vẻ vẫn còn nhỏ trong bối cảnh nhiều dữ liệu lớn sẽ được công bố trong ngày.
Goldman Sachs: Fed không có đủ niềm tin về mức lãi suất trung lập 2.5% của mình
Goldman Sachs:
- Theo quan điểm của chúng tôi, nếu việc tăng lãi suất giải quyết được vấn đề lạm phát mà không có suy thoái, FOMC rất có thể sẽ đợi cho đến khi có vấn đề gì xảy ra để cắt giảm thay vì cắt giảm chỉ vì mục đích trở lại lãi suất trung lập.
- Fed không có đủ tin tưởng vào ước tính lãi suất trung lập của mình là 2,5% để cắt giảm lãi suất
Goldman Sachs dự báo lãi suất sẽ đạt 4.6% cuối năm nay:
- Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 11
- tăng thêm 50 điểm cơ bản trong tháng 12
Trong năm 2023, lãi suất sẽ phụ thuộc vào 2 vấn đề
1. Tốc độ tăng trưởng, tuyển dụng và lạm phát chậm lại như thế nào. Goldman Sachs nghĩ rằng sẽ cần lãi suất tăng cao hơn thay vì Fed sẽ hạ lãi suất sớm
2. FOMC có thực sự hài lòng với mức lãi suất hay không và có sẵn sàng giảm hoặc ngừng thắt chặt trong khi lạm phát vẫn cao một cách khó chịu
Nomura tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Nomura đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ 5.3% xuống 4.3%.
Động đất gần Tokyo, Nhật Bản
Báo cáo về một trận động đất ở phía nam tỉnh Ibaraki
- Cường độ tối đa 3 trên thang điểm 7 của Nhật Bản
Tỉnh Ibaraki nằm về phía đông bắc của Tokyo
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 22.09: Cổ phiếu tiếp tục suy yếu, BoJ khiến cả thị trường FX dậy sóng
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm qua đều chốt phiên giảm điểm khi giới đầu tư tiếp tục tiêu hóa quyết định tăng lãi suất của Fed vào rạng sáng thứ Năm. Cổ phiếu công nghệ/tăng trưởng nhạy cảm với lãi suất tiếp tục bị đạp mạnh. Lợi suất trái phiếu tăng cũng đã phần nào gây thêm sức ép cho tài sản rủi ro:
- Chỉ số Dow Jones -0.35%
- Chỉ số S&P 500 -0.84%
- Chỉ số Nasdaq -1.37%
Tâm điểm phiên hôm qua có lẽ nằm ở 3 cuộc họp chính sách tiền tệ của BoJ, SNB và BoE. Trong khi SNB có một phiên họp khá nhạt nhẽo với quyết định tăng lãi suất 75bp, BoE cũng chỉ đơn thuần tăng 50bp và CHF cùng GBP suy yếu sau tin do thị trường đã price in hoàn toàn quyết định này, thì câu chuyện gây bão lại nằm ở nơi ít ai ngờ đến là Nhật Bản. BoJ tiếp tục giữ nguyên chính sách nới lỏng, giữ lãi suất ở mức -0.1% và tiếp tục kiểm soát lợi suất; ngoài ra thống đốc Kuroda còn có những bình luận dovish trong buổi họp báo sau cuộc họp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Nhật Bản sau đó lại đưa ra chỉ thị yêu cầu BoJ can thiệp vào tỷ giá hối đoái đồng Yên bằng việc bán USD mua JPY. Đây chính là thông tin chi phối cả phiên hôm qua, đạp USDJPY từ đỉnh 146 về tận 140.30 trước khi hồi phục. Và điều này cũng đã khiến USD suy yếu trên diện rộng, tuy nhiên cũng không kéo dài lâu. Cuối phiên, đồng bạc xanh tăng trở lại so với hầu hết các đồng tiền chính nhờ lợi suất tăng mạnh. Lợi suất 10 năm hiện đã vượt 3.7%, lợi suất 5 năm cũng đang tiếp bước lợi suất 2 năm và tiến sát 4%.
- Chỉ số DXY -0.07% (đáy phiên -0.80%)
- EURUSD -0.03% (đỉnh phiên +0.72%)
- GBPUSD -0.12% (đỉnh phiên +0.90%)
- AUDUSD +0.24%
- NZDUSD -0.13%
- USDJPY -1.22% (đỉnh phiên +1.24%, đáy phiên -2.59%)
- USDCHF +1.08%
- USDCAD +0.18%
Vàng đã có một phiên quét 2 chiều, sau đó chốt phiên giảm $2/oz, bị chèo kéo bởi cả quyết định của Bộ Tài chính Nhật Bản khiến USD suy yếu diện rộng và lợi suất tăng mạnh. Dầu thô cũng đã có một phiên đầy biến động, khi lúc đầu tăng tới hơn $3/thùng, nhưng sau đó thoái lui, chốt phiên tăng $0.55/thùng,
Hôm nay, các số liệu PMI tại châu Âu và Mỹ sẽ được công bố, khép lại một tuần vô cùng bận rộn với các trader.
Số liệu PMI tại Úc có gì đáng chú ý?
PMI sơ bộ của Úc tháng 9 từ Markit/S&P Global.
Sản xuất 53.9
- trước 53.8
Dịch vụ 50.4
- trước 50.2
Tổng hợp 50.8
- trước 50.2
Niềm tin người tiêu dùng Anh chạm đáy mới
Dữ liệu của Vương quốc Anh - Niềm tin của Người tiêu dùng GfK tháng 9/2022: -49.
- dự kiến là -42, tháng trước -44
Mức -49 là mức thấp nhất kể từ khi số liệu được thống kê năm 1970.