Goldman Sachs: dự báo dầu Brent tăng trong ngắn hạn, nhưng giảm trong trung hạn
- Trong ngắn hạn, dự báo giá dầu Brent có khả năng tăng đến 80 USD/thùng trong nửa đầu năm 2025, nếu nguồn cung từ Iran giảm 1 triệu thùng/ngày do việc thực thi các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn.
- Tuy nhiên, trong trung hạn, giá dầu có xu hướng giảm do nguồn cung dư thừa.
- Goldman Sachs ước tính giá dầu Brent sẽ giảm xuống dưới mức 60 USD/thùng vào năm 2026 nếu Mỹ tiến hành đánh thuế quan đồng loạt 10% hoặc nguồn cung OPEC tăng lên trong năm 2025.
Nga lên tiếng xác nhận phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik vào Ukraine
Vào ngày 21/11, Tổng thống Vladimir Putin đã xác nhận rằng Nga đã thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung "Oreshnik" với đầu đạn siêu thanh phi hạt nhân vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là phản ứng đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ và Anh cung cấp. Putin cho biết tên lửa này là vũ khí thử nghiệm, mang nhiều đầu đạn có khả năng tấn công các mục tiêu khác nhau, và Ukraine không có phương tiện đối phó với loại tên lửa mới này.
Tên lửa "Oreshnik" sử dụng công nghệ của hệ thống MIRV (Tên lửa đạn đạo có thể tái nhập với nhiều đầu đạn độc lập), vốn được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, trong cuộc tấn công này, nó được sử dụng để mang vũ khí thông thường.
Ukraine đã lên án cuộc tấn công này là một "sự leo thang rõ rệt" trong cuộc chiến, trong khi Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại về việc sử dụng loại tên lửa mới của Nga. Chính quyền Mỹ được thông báo trước về vụ tấn công này 30 phút qua Trung tâm Giảm thiểu Rủi ro Hạt nhân Quốc gia.
Tổng thống Mỹ Biden cho phép Ukraine dùng tên lửa ATACM tấn công Nga
Vào ngày 21/11, Tổng thống Joe Biden đã thay đổi quan điểm, đồng ý để Ukraine sử dụng tên lửa ATACMs do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Trước đó, Biden đã từ chối yêu cầu này của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vì lo ngại việc sử dụng tên lửa tầm xa có thể kéo NATO vào một cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, sau khi Nga triển khai lính Triều Tiên vào khu vực Kursk, một khu vực chiến lược gần biên giới Ukraine, tình hình leo thang và yêu cầu phản ứng từ Mỹ.
Quyết định này càng trở nên cấp bách sau chiến thắng bầu cử của Donald Trump, người có quan điểm hoài nghi đối với việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, làm tăng lo ngại rằng Mỹ có thể ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Quyết định của Biden nhằm đảm bảo sự ổn định cho Ukraine trong trường hợp Mỹ giảm hỗ trợ. Mặc dù quyết định này có thể không kịp thay đổi diễn biến chiến tranh, nhưng nó sẽ giúp Ukraine củng cố vị thế ở Kursk.
4 ngân hàng lớn tại Úc lùi dự báo về thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên của RBA
- Westpac đẩy lùi dự báo RBA hạ lãi suất từ tháng 2 sang tháng 5 - cắt giảm lãi suất muộn hơn nhưng với tốc độ nhanh hơn
- Trong 4 ngân hàng lớn nhất của Úc, NAB cũng dự báo lãi suất sẽ được cắt giảm vào tháng 5.
- CBA và ANZ đều thận trọng dự báo một đợt cắt giảm lãi suất của RBA vào tháng 2.
- Cuộc họp tiếp theo của RBA sẽ diễn ra vào ngày 9-10/12.
Lịch các cuộc họp quan trọng của RBA trong năm 2025:
-
RBNZ đã bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất của mình, và một lần cắt giảm nữa được dự báo vào tuần tới (27 tháng 11):
- ANZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản
- Khảo sát của Reuters: RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất xuống 4.25%
PBOC cam kết sẽ ngăn chặn các biến động tỷ giá một chiều
- "Chúng tôi sẽ ngăn chặn sự hình thành của các biến động tỷ giá một chiều đối với đồng NDT."
- "Sẽ duy trì biến động tỷ giá ổn định ở mức hợp lý và trong trạng thái cân bằng."
Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương hầu hết tăng điểm trong phiên thứ Sáu
Cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương hầu hết tăng điểm vào thứ Sáu, cùng với chứng khoán phố Wall, khi thị trường gạt bỏ lo ngại ban đầu về triển vọng doanh thu của Nvidia Corp.
Các nhà đầu tư ở châu Á đã đánh giá dữ liệu CPI của Nhật Bản trong tháng 10. CPI cơ bản tăng 2.3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo 2.2%, thấp hơn mức 2.4% trước đó. Tăng trưởng GDP của Singapore trong quý III tăng 5.4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mức 3.0% trong quý trước. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, nền kinh tế đã tăng trưởng 3.2% so với quý trước.
Tại Mỹ, ba chỉ số chính đều tăng điểm, dự kiến sẽ kết thúc tuần trong sắc xanh.
Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis đề xuất Fed bán một phần dự trữ vàng để mua Bitcoin
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Cynthia Lummis từ bang Wyoming đã phát biểu với CNBC:
- "Đây là đề xuất mà tôi đưa ra, và Tổng thống Trump cũng đã thảo luận về điều đó, về việc tạo ra một kho dự trữ chiến lược Bitcoin."
- "Bitcoin được xem như "tiêu chuẩn vàng" trong tài sản kỹ thuật số, và việc tạo ra một kho dự trữ chiến lược Bitcoin sẽ là cách để đưa nó vào hệ thống tài chính."
- "Chúng ta có các khoản dự trữ ở 12 chi nhánh ngân hàng, bao gồm các chứng chỉ vàng có thể chuyển đổi thành giá thị trường hiện tại. Những chứng chỉ này được ghi nhận với giá trị của những năm 1970, nhưng khi bán chúng, Mỹ có thể thu được giá trị hiện tại của vàng và sử dụng số tiền đó để mua Bitcoin. Điều này sẽ giúp Mỹ có được Bitcoin mà không cần phải phát hành thêm USD mới."
Đề xuất này nhằm biến Bitcoin thành một phần của hệ thống tài chính quốc gia của Mỹ thông qua việc tạo dựng một "dự trữ Bitcoin chiến lược", giúp ổn định giá trị và tích trữ tài sản số quan trọng này mà không cần phải sử dụng USD mới.
PMI sản xuất của Nhật Bản giảm nhẹ trong tháng 11
- PMI sản xuất: Thực tế: 49.0, tháng trước: 49.2
Tóm tắt Báo cáo từ Jibun Bank / S&P Global:
- Hoạt động kinh tế khu vực tư nhân của Nhật Bản tiếp tục suy giảm trong tháng thứ hai liên tiếp, nhưng chậm lại hơn so với tháng 10 (PMI tổng hợp: 49.6)
-
Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng nhẹ, nhưng tại lĩnh vực sản xuất, sản lượng giảm mạnh với mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2024.
-
Nhu cầu suy yếu, lượng đơn hàng sản xuất giảm tháng thứ 18 liên tiếp.
-
Tăng trưởng việc làm với tốc độ nhanh nhất trong 4 tháng, nhờ số lượng công việc tồn đọng tăng.
-
Lạm phát vẫn cao, chi phí đầu vào tiếp tục tăng do nguyên liệu thô đắt đỏ và đồng JPY suy yếu. Các công ty tăng giá bán hàng hóa và dịch vụ để bù đắp chi phí.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1942
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2418
- PBOC bơm thêm 635 tỷ nhân dân tệ thông qua các hợp đồng reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.5%
- 981 tỷ nhân dân tệ từ các hợp đồng reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay.
- Một khoản rút ròng 346 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở.
USD/JPY giảm xuống dưới 154.00 sau dữ liệu lạm phát và thông tin mới về gói kích thích kinh tế của Nhật bản
Cập nhật USD/JPY sau dữ liệu lạm phát và thông báo kích thích kinh tế từ Nhật Bản:
- CPI toàn phần tháng 10: +2.3% (dự báo +2.2%, trước đó: +2.5%).
- Cả 3 chỉ số lạm phát đều cao hơn mục tiêu 2% của BoJ, làm tăng khả năng BoJ sẽ xem xét tăng lãi suất vào tháng 12.
- Thủ tướng Nhật Bản Ishiba công bố gói kích thích kinh tế trị giá khoảng 39 nghìn tỷ JPY.
Nhật Bản dự kiến tung gói kích thích kinh tế trị giá 39 nghìn tỷ Yên
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba cho biết gói kích thích kinh tế mới sẽ rơi vào khoảng 39,000 tỷ JPY ~ 252 tỷ USD:
- Chi tiêu chính phủ sẽ rơi vào khoảng 13,900 tỷ JPY.
- Ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ việc tăng lương cho lao động.
Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản trong tháng 10 vẫn cao hơn mục tiêu 2% của BoJ
- CPI toàn phần: Thực tế: 2.3% (kỳ vọng: 2.2%, tháng trước: 2.5%)
- CPI lõi (loại trừ thực phẩm tươi sống & năng lượng): Thực tế: 2.3% (kỳ vọng: 2.3%, tháng trước: 2.1%)
- CPI cơ bản: (loại trừ thực phẩm tươi sống): Thực tế: 2.3% (kỳ vọng: 2.2%, tháng trước: 2.4%)
Cả ba chỉ số lạm phát đều cao hơn mục tiêu 2% của BoJ. Điều này có thể trở thành cơ sở để BoJ thảo luận về khả năng tăng lãi suất trong tháng 12.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 21.11: Sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán, vàng tăng ngày thứ 4 liên tiếp nhờ nhu cầu trú ẩn lớn hơn do lo ngại về theo thang xung đột Nga - Ukraine, BTC áp sát mốc 99,000 USD.
Chỉ số Dow Jones tăng hơn 460 điểm. Chứng khoán tăng điểm khi các nhà đầu tư kỳ vọng rằng chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ thúc đẩy việc ưu tiên nới lỏng các quy định có lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Cổ phiếu công nghệ phục hồi sau phiên giao dịch buổi sáng đầy biến động do triển vọng hoạt động gây thất vọng của Nvidia và nỗi lo về cuộc chiến lớn hơn ở Ukraine. Về triển vọng chính sách, chủ tịch Fed Chicago Goolsbee cho rằng Ngân hàng trung ương có thể thận trọng trong việc làm chậm lại tốc độ nới lỏng khi tiến gần đến mức lãi suất trung lập. Kết phiên:
- Dow Jones: +1.06%
- S&P 500: +0.53%
- Nasdaq: +0.03%
Chỉ số DXY tăng 0.45% lên 106.63. Trên thị trường FX, USD phục hồi khá muộn sau dữ liệu lao động trái chiều. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần ở Mỹ thấp hơn dự báo và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 5, trong khi số đơn yêu cầu tiếp tục trợ cấp chạm đỉnh 3 năm. Kết phiên, JPY dẫn đầu đà tăng, trong khi EUR và GBP yếu nhất trong nhóm G7. JPY tiếp tục tăng giá trong ngày, nhờ sức hút của một tài sản trú ẩn và nguy cơ Fed trì hoãn việc nới lỏng chính sách, bất chấp việc Thống đốc BoJ Ueda không cam kết tăng lãi suất trong tháng 12.
- Chỉ số DXY +0.37%
- EURUSD -0.65%
- GBPUSD -0.50%
- AUDUSD +0.08%
- NZDUSD -0.30%
- USDJPY -0.57%
- USDCHF -0.29%
- USDCAD -0.01%
Vàng tăng ngày thứ 4 liên tiếp do nhu cầu trú ẩn tăng vọt sau dự báo doanh thu ảm đạm của Nvidia và xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine. Kết phiên, vàng tăng gần 20 USD lên 2,670 USD/oz. Tương tự, dầu thô WTI cũng hưởng lợi từ chiến tranh khi vượt mốc 70 USD/thùng, tăng đến 2% trong ngày. Sự không chắc chắn về việc Trump sẽ bổ nhiệm ai vào vị trí Bộ trưởng Tài chính gây áp lực lên thị trường trái phiếu Mỹ. Cụ thể, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt tăng 3.2bp và 1.2bp lên 4.35% và 4.43%.
Bitcoin mở rộng đà tăng sau bầu cử lên gần 99,000 USD và đang nhanh chóng tiến gần đến mốc 100,000 USD. Việc Gary Gensler dự kiến sẽ rời khỏi vị trí Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), được cho là sẽ thúc đẩy xu hướng nới lỏng quy định và sự phát triển của tài sản kỹ thuật số.
Chỉ báo kinh tế sớm của Mỹ tháng 10 giảm mạnh hơn so với dự kiến
- Thực tế: giảm 0.4%, dự kiến: giảm 0.3%.
- Tháng trước: được điều chỉnh từ -0.5% thành -0.3%
- Chỉ báo này có thể là dấu hiệu cho một cuộc suy thoái hoặc tăng trưởng âm
Doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng 10 cao hơn so với dự báo
- Doanh số bán nhà hiện tại trong tháng 10: thực tế: 3.96 triệu căn, dự báo: 3.93 triệu căn
- Doanh số bán nhà hiện tại trong tháng 9: được điều chỉnh từ 3.84 triệu căn xuống 3.83 triệu căn theo tỷ lệ hàng năm.
- Tỷ lệ thay đổi doanh số bán nhà hiện tại: tăng 3.4%, tháng trước đó: giảm 1.3%
- Tồn kho nhà bán: 4.2 tháng, vẫn ở mức thấp.
- Giá nhà trung bình: $407,200
- Tỷ lệ giao dịch mua bằng tiền mặt: 27%, vẫn ở mức cao lịch sử
- Tỷ lệ người mua lần đầu: 27%, mức trung bình: 40%
Reuters: Hai quan chức phương Tây khác cho biết Nga không sử dụng tên lửa ICBM tấn công Ukraine
Hai quan chức phương Tây cho biết Nga đã không sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong cuộc tấn công vào thành phố Dnipro của Ukraine vào thứ Năm, theo thông tin mà Reuters nhận được, trái ngược với báo cáo chính thức từ Ukraine.
Các quan chức phương Tây, yêu cầu giấu tên, cho biết đánh giá này dựa trên phân tích ban đầu và vẫn mở ra khả năng kết luận có thể thay đổi sau khi có thêm thông tin.
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ vào đầu phiên khi cổ phiếu Nvidia dần phục hồi
Cổ phiếu của Nvidia đã vượt qua dự báo không mấy lạc quan và hiện trở lại khoảng 4.8%. Cổ phiếu Snowflake Inc. tăng 28%, cũng kéo theo đà tăng của nhóm ngành phần mềm. Bitcoin đã tăng trong 4 ngày liên tiếp, và MicroStrategy Inc., công ty sở hữu Bitcoin lớn nhất trên sàn chứng khoán, cũng mở cửa trong sắc xanh.
Trong khi đó, tại thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất đang giảm khắp các kỳ hạn:
Một số nước EU đề xuất áp thuế đối với các sản phẩm năng lượng của Nga và Belarus
Vào thứ Năm, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết:
- Một số quốc gia EU đã đề xuất đánh thuế đối với hàng hóa, bao gồm các nguồn năng lượng, nhập khẩu từ Belarus và Nga trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao EU tại Brussels.
- Hungary cho rằng đây là một "ý tưởng nguy hiểm", vì đề xuất này có thể được dùng để né tránh quy trình phê duyệt các lệnh trừng phạt chính thức, vốn yêu cầu sự đồng ý từ tất cả các quốc gia EU.
Hungary lên kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng không gần biên giới Ukraine
Hungary thông báo rằng sẽ lắp đặt một hệ thống phòng không ở khu vực Đông Bắc của đất nước, gần biên giới với Ukraine.
Vào tối thứ Tư, trong một video đăng trên Facebook, Bộ trưởng Quốc phòng Kristof Szalay-Bobrovniczky cho biết ông vẫn hy vọng ngoại giao sẽ mang lại một kết thúc hòa bình cho cuộc chiến. Nhưng để chuẩn bị cho mọi tình huống, ông vẫn ra lệnh lắp đặt các hệ thống kiểm soát không khí và phòng không mới mua gần khu vực Đông Bắc đất nước.
Ông cũng cho biết quyết định này được đưa ra sau một cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng Hungary do Thủ tướng Viktor Orban triệu tập để thảo luận về tình hình Ukraine.
Bộ Ngoại giao Ukraine: Nga muốn mở rộng cuộc chiến thay vì tiến đến hòa bình
Vào thứ Năm, Ukraine cho biết họ vẫn đang cố gắng xác định loại tên lửa mà Nga đã phóng vào nước này vào hôm qua.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Heorhii Tykhyi, đã đăng trên X:
- "Chúng tôi đang chờ kết luận từ các chuyên gia để xác định chính xác loại tên lửa mới mà Nga đã phóng vào Ukraine sáng nay, vì tên lửa này có tất cả các đặc điểm bay của một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM)."
Trước đó, không quân Ukraine cáo buộc Nga đã phóng một tên lửa ICBM vào thành phố Dnipro vào sáng thứ Năm. Tuy nhiên, một quan chức phương Tây nói với các phóng viên tại hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng các quốc gia châu Á ở Lào rằng tên lửa mà Nga phóng là tên lửa đạn đạo, không phải ICBM. Nguyên nhân gây ra sự khác biệt trong mô tả loại tên lửa giữa quân đội Ukraine và quan chức phương Tây vẫn chưa được làm rõ ngay lập tức.
Ông Tykhyi nhấn mạnh rằng cuộc tấn công này chứng minh rằng "Nga không tìm kiếm hòa bình, mà ngược lại, Nga đang nỗ lực mở rộng cuộc chiến."
Quan chức ECB Holzmann: Không cần lo ngại lạm phát không đạt mục tiêu 2%
- Không có căn cứ nào cho thấy lạm phát sẽ không đạt mục tiêu 2%.
- Chính sách cần duy trì thắt chặt trước những rủi ro về giá cả.
- Nhiều khả năng lãi suất sẽ được cắt giảm vào tháng 12, nhưng vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn.
Ngoài ra, ông Holzmann cũng đã lên tiếng phản bác về những lo ngại xoay quanh việc lạm phát có thể giảm nhiều hơn kỳ vọng và thấp hơn mục tiêu 2%.
Tỷ giá EUR/USD vẫn dao động dưới đường MA 100 giờ và MA 200 giờ. Nếu break lên trên 2 kháng cự quan trọng này, xu hướng tăng có thể lạc quan quan hơn trong ngắn hạn. Nhưng nếu tiếp tục duy trì dưới ngưỡng này, áp lực bán sẽ vẫn chiếm ưu thế.
PPI của Canada tăng trở lại sau 2 tháng giảm liên tiếp
- PPI:
- Tăng 1.2% so với tháng trước (trước đó: -0.8%) - chấm dứt hai tháng giảm liên tiếp và ghi nhận mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4/2024.
- Tăng 1.1% so với cùng kỳ (trước đó: -1.0%).
- RMPI:
- Tăng 3.8% so với tháng trước (trước đó: 3.2%).
- Giảm 2.8% so với cùng kỳ (trước đó: -8.8%).
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ chạm mức thấp nhất kể từ tháng 5
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu: 213,000 (dự báo: 220,000, trước đó: đã điều chỉnh từ 217,000 lên 219,000).
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu theo trung bình 4 tuần: 217,000 (trước đó: 221,000).
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp: 1.908 triệu (dự báo: 1.873 triệu, tước đó: điều chỉnh từ 1.873 triệu xuống 1.872 triệu).
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp theo trung bình 4 tuần: 1.879 triệu (trước đó: 1.874 triệu).
Những thay đổi lớn nhất trong số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần kết thúc ngày 9 tháng 11:
- Tăng nhiều nhất: California (+5,906), New Jersey (+2,439), New York (+2,327), Minnesota (+1,889), Texas (+1,275).
- Giảm nhiều nhất: Michigan (-4,072), Kansas (-599), Wisconsin (-436), Ohio (-305), North Dakota (-284).
Tình hình kinh doanh tại Philadelphia có dấu hiệu suy yếu trong tháng 11
Chỉ số Kinh doanh của Philadelphia Fed giảm mạnh trong tháng 11: -5.5 (dự báo: 8, trước đó: 10.3)
Các chỉ số quan trọng khác cũng có sự biến động:
- Chỉ báo sớm cho 6 tháng tới: 56.6 (trước đó: 36.7)
- Chi tiêu vốn: 24.9 (trước đó: 23.5)
- Chỉ số việc làm: 8.6 (trước đó: -2.2)
- Chỉ số giá cả: 26.6 (trước đó: 29.7)
- Chỉ số phản ánh đơn đặt hàng mới: 8.9 (trước đó: 14.2)
Đài Loan lên tiếng từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine
Phó Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, ông Francois Wu, cho biết Đài Loan không tham gia vào việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine vì vấn đề này "quá nhạy cảm". Tuy nhiên, ông Wu cũng bày tỏ mong muốn Đài Loan có thể thiết lập một "văn phòng đại diện" tại Ukraine trong tương lai.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, Đài Loan đã cung cấp sự hỗ trợ về mặt tinh thần và viện trợ nhân đạo cho Kiev, đồng thời cho rằng mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Đài Loan có sự tương đồng với tình hình Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại Berlin vào thứ Tư, ông Wu cho biết mặc dù Đài Loan ủng hộ Ukraine, nhưng "việc hỗ trợ quân sự vẫn còn quá nhạy cảm, vì vậy tôi không nghĩ chúng tôi đang làm việc về thiết bị an ninh với Ukraine."
Tại châu Âu, Đài Loan chỉ duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa thánh Vatican. Tuy nhiên, Đài Loan có các đại sứ quán ở nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm cả Nga, nhưng không có đại diện tại Ukraine. Ông Wu cho biết Đài Loan đang nỗ lực phát triển quan hệ với Ukraine và mong muốn trong tương lai sẽ thiết lập một văn phòng đại diện tại quốc gia này, nhưng hiện tại chưa thể thực hiện được.
Cập nhật phiên Âu: Bitcoin break 98,000 USD, dầu thô vượt mốc 70 USD/thùng
USD/JPY là cặp tiền biến động mạnh nhất hôm nay, giảm từ 155.15 xuống mức thấp nhất là 154.10, có thể là do dòng tiền tìm đến các tài sản trú ẩn trong bối cảnh leo thang xung đột Nga - Ukraine. Thị trường vẫn đang cố gắng phân tích đà tăng sau bầu cử. Các đồng tiền lớn khác cho thấy ít biến động, với EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.0525, trong khi AUD/USD tăng 0.3% lên 0.6523.
Trong thị trường chứng khoán, các chỉ số châu Âu tiếp tục giao dịch trầm lắng. Ở phía Mỹ, hợp đồng tương lai ban đầu giảm do cổ phiếu công nghệ chịu áp lực sau báo cáo tài chính của Nvidia. Tuy nhiên hiện tại, nhà đầu tư bắt đầu mua vào và hợp đồng tương lai S&P 500 đang tăng nhẹ 0.2% trước phiên mở cửa. Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu giảm nhẹ nhưng không quá đáng chú ý, với lợi suất trái phiếu 10 năm doa động ở khoảng 4.41%.
Xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục là tâm điểm trong ngày, và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên giá dầu, với dầu WTI vượt ngưỡng $70 trong phiên. Giá vàng tiếp tục phục hồi và giao dịch quanh mức cao nhất trong ngày, ở khoảng 2,670 USD. Trong khi đó, Bitcoin tiếp tục lập đỉnh lịch sử sau khi break qua mốc 98,000 USD.
Quan chức BoE Ramsden: Lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu của ngân hàng
- Lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu của BoE.
- Lạm phát dịch vụ vẫn dai dẳng.
- Nền kinh tế Vương quốc Anh đang dần ổn định trở lại.
- Chính sách tiền tệ nên được điều chỉnh một cách từ từ.
- Cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình thị trường lao động.
Nga đe dọa tấn công căn cứ quân sự của phương Tây tại Ba Lan
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moscow có thể nhắm đến một căn cứ quân sự lớn của phương Tây tại Ba Lan, trong bối cảnh quan chức Nga liên tục gia tăng lời lẽ khiêu khích trong một tuần leo thang căng thẳng.
Căn cứ phòng không này, được gọi là “Aegis Ashore,” nằm tại thị trấn Redzikowo ven biển Baltic, đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 13/11. Cơ sở này là nơi đặt tên lửa đạn đạo của Mỹ, đồng thời là một phần của hệ thống lá chắn tên lửa của NATO, được thiết kế để đánh chặn các tên lửa tấn công.
“Với tính chất và mức độ đe dọa từ những cơ sở quân sự phương Tây như vậy, hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan từ lâu đã nằm trong danh sách các mục tiêu ưu tiên cần tiêu diệt. Và nếu cần thiết, có thể được thực hiện bằng nhiều loại vũ khí tiên tiến nhất,” bà Maria Zakharova phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm.
Tuyên bố của bà Zakharova là diễn biến mới nhất trong loạt phát ngôn mang tính leo thang từ Điện Kremlin, diễn ra sau những thay đổi chính sách quan trọng từ phía Ukraine và các đồng minh phương Tây trong tuần này.
Ít nhất 26 người bị thương trong cuộc tấn công vào thành phố Kryvyi Rih
Cuộc tấn công vào thành phố Kryvyi Rih, thuộc vùng Dnipropetrovsk, Ukraine, đã khiến ít nhất 26 người bị thương.
Theo ông Serhiy Lysak, người đứng đầu chính quyền quân sự Dnipropetrovsk, 10 nạn nhân đang điều trị tại bệnh viện, trong đó có 2 phụ nữ trong tình trạng nguy kịch. Một trong họ bị thương ở đầu, trong khi người còn lại bị thương do mảnh đạn găm vào bụng. Các tòa nhà hành chính và căn hộ cũng bị hư hại nặng, và một số phương tiện bị phá hủy.
Trước đó, Ukraine cáo buộc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công khu vực này.
Cổ phiếu Nvidia giảm trong các giao dịch trước giờ mở cửa do lo ngại tăng trưởng chậm lại
Cổ phiếu Nvidia giảm hơn 3% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa ở Hoa Kỳ. Dù doanh thu quý III đạt 35.08 tỷ USD, tăng 94% so với cùng kỳ và vượt dự báo của giới phân tích. Tương tự, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cao hơn ước tính, đạt 0.81 USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm hơn so với các quý trước (122% trong quý II và 262% trong quý I), điều này đã làm giảm sự hứng thú của nhà đầu tư.
Sự sụt giảm của Nvidia kéo theo các cổ phiếu công nghệ khác như Intel, Qualcomm, và AMD, cũng như các công ty chip châu Âu và châu Á như ASML và TSMC. CEO Jensen Huang cho biết dòng chip thế hệ mới Blackwell đang có nhu cầu vượt cung, hứa hẹn tiềm năng tích cực trong dài hạn. Một số chuyên gia tin rằng "đổ tiền" vào Nvidia vẫn là khoản đầu tư mạnh, và cổ phiếu vẫn có khả năng phục hồi tốt sau biến động này.
Tổng thống Ukraine chỉ trích Nga là "tên hàng xóm điên rồ"
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng sau vụ tấn công của Nga vào Dnipro, cho rằng việc sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin "đang quá sợ hãi đến mức phải dùng đến các loại tên lửa mới."
"Hôm nay, người hàng xóm điên rồ của chúng ta lại một lần nữa để lộ bộ mặt thật của mình, cũng như sự khinh thường của ông ta đối với phẩm giá, sự tự do và mạng sống con người," ông Zelensky phát biểu trong một video đăng trên Telegram.
Quân đội Ukraine cáo buộc Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa trong cuộc tấn công vào sáng thứ Năm nhằm vào khu vực phía Đông. Tuy nhiên, một quan chức phương Tây cho biết đó là một tên lửa đạn đạo, nhưng không phải loại ICBM (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa).
Hiện tại, chưa có thông tin rõ ràng về thương vong từ vụ tấn công.
Ông Zelensky cũng cho biết các chuyên gia đang tiến hành kiểm tra loại tên lửa được sử dụng, nhưng khẳng định vũ khí này có "mọi đặc điểm của một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa," bao gồm tốc độ và độ cao.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga được yêu cầu không thảo luận về vụ tấn công ICBM trong buổi họp báo
Trong một buổi họp báo vào hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, bất ngờ nhận cuộc gọi điện thoại và được nghe một giọng nam ra lệnh không thảo luận về vụ tấn công tên lửa ở khu vực Dnipropetrovsk, Ukraine.
Cuộc gọi tiết lộ mục tiêu của vụ tấn công là nhà máy hàng không vũ trụ Pivdenmash ở Dnipro, nơi Kyiv cáo buộc bị Nga sử dụng tên lửa đạn đạo để tấn công. Một quan chức phương Tây sau đó xác nhận rằng tên lửa được sử dụng là tên lửa đạn đạo nhưng không phải loại liên lục địa (ICBM).
Sự việc được ghi lại qua micro mở và gây tranh cãi về việc liệu đây có phải là sự cố vô tình hay không. Zakharova sau đó giải thích rằng bà kiểm tra thông tin với các chuyên gia trước buổi họp báo và nhận được chỉ đạo từ Bộ Ngoại giao Nga rằng vấn đề này không được bình luận, đồng thời phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc cố ý tiết lộ thông tin nhạy cảm.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) chính thức ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu
Cơ quan này cũng đã ban hành lệnh bắt giữ Mohammed Diab Ibrahim al-Masri, tư lệnh quân sự Hamas, thường được biết đến với cái tên Mohammed Deif.