Thống đốc BOE Bailey: Thị trường đang đánh giá thấp sự cứng đầu của lạm phát
Tiếp tục là các phát biểu của thống đốc và các quan chức BOE:
- Thị trường đang chú ý quá nhiều vào các dữ liệu kinh tế
- Cần đề phòng khả năng lạm phát tiếp tục dai dẳng
- Cần củng cố các cam kết về mục tiêu lạm phát 2% (Quan chức BOE Mann)
- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục thắt chặt hơn (Quan chức BOE Mann)
- Giới hạn tăng trưởng của nền kinh tế hiện khá thấp (Quan chức BOE Ramsden)
- Chúng tôi rất rõ ràng trong việc trung lập bản thân khỏi kỳ vọng của thị trường (Quan chức BOE Ramsden)
- Đà giảm của CPI toàn phần không nói lên quá nhiều về xu hướng của lạm phát (Quan chức BOE Haskel)
Thống đốc BOE Bailey: Mức lạm phát 2% không còn quá xa vời
Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey có mặt tại phiên điều trần trước quốc hội:
- Đà giảm của lạm phát là tin tốt và đã được dự báo trước
- Có dấu hiệu cho thấy mức tăng trưởng lương đang giảm
- Tuy vậy, xuất hiện sự suy yếu trong thị trường lao động
- Thị trường lao động suy yếu là một rủi ro lớn
- Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi nhằm xây dựng chính sách tối ưu nhất
- Không loại trừ việc tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới
Triều Tiên sẽ phóng thử vệ tinh trong thời gian tới
Triều Tiên thông báo rằng việc phóng thử sẽ được thực hiện từ ngày 22/11 đến 1/12. Phát ngôn từ Tokyo và Seoul cho rằng đây có thể là lần thứ ba Triều Tiên cố gắng đưa một vệ tinh gián điệp lên quỹ đạo - hành vi vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.
Đây sẽ là lần phóng thử đầu tiên sau chuyến thăm của Kim Jong Un đến thăm cảng hàng không vũ trụ của Nga vào tháng 9 vừa qua.
Sự trầm lắng bao trùm chứng khoán Châu Âu
- Chỉ số Eurostoxx ở mức tham chiếu
- Chỉ số DAX Đức tăng 0.1%
- Chỉ số CAC 40 Pháp giảm 0.1%
- Chỉ số FTSE Anh giảm 0.1%
- Chỉ só IBEX Tây Ban Nha tăng 0.1%
- Chỉ số FTSE MIB Ý giảm 0.2%
Trong khi đó, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng cho thấy sự trầm lắng. Không có quá nhiều sự kiện nổi bật trong phiên, ngoại trừ đà suy yếu của đồng USD
Cập nhật thị trường: NZD dẫn đầu đà tăng, USD tiếp tục suy yếu
- DXY hiện đang ở mức 103.321
- NZDUSD dao động quanh 0.6072
Chứng khoán châu Âu ít biến động trong phiên giao dịch
- Eurostoxx: đi ngang
- DAX: +0.1%
- CAC 40: -0.1%
- FTSE: -0.1%
- IBEX: +0.1%
- FTSE MIB: -0.2%
Hợp đồng tương lai Eurostoxx +0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX: +0.1%
- Hợp đồng tương lai FTSE: đi ngang
Cán cân thương mại tháng 10 của Thụy Sĩ giảm so với trước đó
- Cán cân thương mại tháng 10 của Thụy Sĩ: 4.60 tỷ CHF
- Trước đó: 6.32 tỷ CHF; được sửa đổi thành 6.28 tỷ CHF
Nhập khẩu của Thụy Sĩ không thay đổi trong tháng nhưng cán cân thương mại bị thu hẹp do xuất khẩu giảm, khoảng 6.8% từ tháng 9 đến tháng 10.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Hôm nay, các nhà giao dịch sẽ phụ thuộc tâm lý đồng đô la, khẩu vị rủi ro và diễn biến thị trường trái phiếu. Không có bất kỳ dữ liệu quan trọng nào được công bố ở Châu Âu:
- 14:00: Dữ liệu cán cân thương mại tháng 10 của Thụy Sĩ
- 17:15: Các nhà hoạch định chính sách của BOE sẽ điều trần trước quốc hội về chính sách tiền tệ, lạm phát và triển vọng kinh tế của Vương quốc Anh
Giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu yếu hơn
Giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu yếu hơn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chậm lại lấn át triển vọng cắt giảm nguồn cung sâu hơn của OPEC và các đồng minh như Nga.
Tsuyoshi Ueno, nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu NLI cho biết:
- “Vì những lo lắng về phía cầu vẫn chưa được giải tỏa nên các nhà đầu tư đã có thái độ chờ xem để xác nhận quyết định thực tế của OPEC+”.
- “Trong tương lai, thị trường sẽ tập trung vào các chỉ số kinh tế của Mỹ và Trung Quốc cũng như mức tồn kho dầu thô của Mỹ để đánh giá xu hướng nhu cầu toàn cầu”
- "Các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét việc USD suy yếu, điều này sẽ hỗ trợ giá dầu."
Thị trường dầu đã giảm gần 20% kể từ cuối tháng 9 do sản lượng dầu thô tại Mỹ, nhà sản xuất hàng đầu thế giới, giữ ở mức cao kỷ lục, trong khi thị trường lo ngại về nhu cầu yếu, đặc biệt là từ Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu số 1. Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi các dấu hiệu nhu cầu bị suy giảm do khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ vào năm 2024 và xem xét cảnh báo về khả năng giảm phát từ Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ.
Về phía nguồn cung, theo dự đoán của Reuters, OPEC+ có thể sẽ gia hạn hoặc thậm chí cắt giảm sâu hơn nguồn cung dầu vào năm tới. Goldman Sachs cho biết dựa trên mô hình thống kê về các quyết định của OPEC, không nên loại trừ khả năng cắt giảm sâu hơn do vị thế đầu cơ giảm và chênh lệch thời gian cũng như tồn kho cao hơn dự kiến.
Goldman Sachs: Bất động sản Trung Quốc có thể tiếp tục suy thoái
Nhận định về tình hình Trung Quốc, Goldman Sachs cho biết:
- Sức tiêu thụ có thể liên quan đến doanh số bán hàng trong ngày độc thân (11/11)
- Do đó, vẫn còn phải xem xét liệu đà tăng gần đây có phải là sự phục hồi bền vững trong tiêu dùng hay không
- Sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản và cả đầu tư bên ngoài bất động sản cho thấy rằng những trở ngại trong lĩnh vực bất động sản vẫn mạnh bất chấp các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương
- Các nhà hoạch định chính sách không thể thư giãn ... cần phải làm nhiều việc hơn nữa
- Nếu giá bất động sản đang giảm, người mua sẽ muốn đợi cho đến khi giá chạm đáy để mua và nếu điều đó xảy ra thì giá bất động sản có thể giảm thêm nữa
- Làm thế nào để giải quyết vấn đề đó, đây là lúc cần chính sách của chính phủ. Cần có một lộ trình rõ ràng để quản lý lĩnh vực bất động sản, quản lý sự suy giảm tăng trưởng
- Hiện tại, lĩnh vực bất động sản được chia làm hai phần:
- Với mô hình cũ quen thuộc trong 20 năm qua là nhà phát triển phát triển bất động sản sẽ mua đất và bán trước nhà ở để có vốn hoàn thiện dự án, chúng tôi không nghĩ sẽ có nhiều thay đổi và nhiều khả năng sẽ vẫn còn những tin tức tiêu cực xuất hiện khi số lượng khởi công đã giảm 60% nhưng tổng số ngôi nhà mới đang được xây dựng chỉ giảm 13% ... Tại một thời điểm nào đó, tổng số ngôi nhà mới đang được xây dựng phải phù hợp với con số khởi công và dữ liệu sẽ thấp hơn rất nhiều so với hiện tại ... vì vậy chúng tôi nghĩ rằng sự suy thoái sẽ tiếp tục diễn ra.
- Nhưng cũng có một phần mới của lĩnh vực bất động sản mà chính phủ đang cố gắng tận dụng để xoa dịu tình trạng suy thoái đó. Đó là gói cải tạo nhà ở xã hội và PSL (cho vay bổ sung) trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ được chính phủ trung ương tài trợ.
Cập nhật thị trường tiền tệ phiên Á: DXY chạm mức đáy trong 3 tháng
USD suy yếu khi lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm:
- DXY chạm mức đáy trong 3 tháng, hiện ở 103.20
- EUR đạt mức đỉnh trong 3 tháng. EURUSD tăng 0.21% lên 1.0963
- AUDUSD tăng 0.45%, hiện ở 0.6586. AUD được hỗ trợ bởi phát biểu hawkish của Thống đốc RBA Bullock khi bà nhấn mạnh mối lo ngại của Ngân hàng về lạm phát cao và khả năng kỳ vọng về kỳ vọng lạm phát sẽ điều chỉnh cao hơn. Những lo ngại như vậy đã được nhắc lại trong biên bản cuộc họp tháng 11 của RBA được công bố ngay sau đó khi Ngân hàng dự báo có thể có thêm một hoặc hai đợt tăng lãi suất nữa.
- NZDUSD tăng 0.61% lên 0.6073
- GBP chạm đỉnh trong 2 tháng. GBPUSD hiện ở 1.2538
- USD/JPY giảm xuống dưới 147.50.
CIBC: Giá xăng sẽ là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 10 tại Canada giảm
Báo cáo CPI tháng 10 tại Canada sẽ là dữ liệu kinh tế quan trọng cuối cùng trước thềm cuộc họp chính sách BoC diễn ra vào ngày 6/12. Thời gian công bố:
- 20:30 giờ VN
- 08:30 giờ miền Đông Hoa Kỳ
Dự báo:
- -0.2% đến +0.3% m/m
- +2% đến +3.3% y/y
Nhận định từ CIBC:
- Giá xăng giảm (ở cả dữ liệu hàng tháng và hàng năm) sẽ là nguyên nhân chính khiến giá tiêu dùng yếu hơn trong tháng 10
- Mức giảm 0.1% của CPI chưa điều chỉnh trong tháng 10 (-0.2% điều chỉnh theo mùa) sẽ khiến tỷ lệ lạm phát hàng năm giảm xuống 3% - mức thấp nhất kể từ tháng 6
- Lạm phát giá lương thực hàng năm cũng sẽ tiếp tục giảm bớt, mặc dù vẫn được dự đoán sẽ tăng khiêm tốn trong tháng
- Giá hàng hóa ngoại trừ thực phẩm và năng lượng có thể ổn định hơn một chút so với tháng trước, với mức tăng được điều chỉnh theo mùa dự kiến là 0.3% và nguyên nhân chính vẫn là do chi phí lãi suất thế chấp và giá thuê nhà, như những gì được chứng kiến từ đầu năm nay.
- Các thước đo lạm phát trung bình và điều chỉnh trung bình ưa thích của BoC dự kiến sẽ giảm tốc hơn nữa trên cả dữ liệu hàng năm và hàng quý.
BRC: Dự báo CPI tháng 10 tại Canada sẽ chậm lại
Báo cáo CPI tháng 10 tại Canada sẽ là dữ liệu kinh tế quan trọng cuối cùng trước thềm cuộc họp chính sách BoC diễn ra vào ngày 6/12.
- Thời gian công bố: 20:30 giờ VN hay 08:30 giờ miền Đông Hoa Kỳ
Dự báo:
- -0.2% đến +0.3% m/m
- +2% đến +3.3% y/y
Nhận định từ RBC:
- Dự báo CPI tháng 10 sẽ giảm xuống 3.1% so với cùng kỳ (ngay trên mức cao nhất trong phạm vi mục tiêu lạm phát 1-3% của BoC)
- Giá xăng giảm đã đẩy chi phí năng lượng xuống thấp hơn và tác động chậm trễ của việc nới lỏng chuỗi cung ứng cũng như giá hàng hóa thực phẩm thấp hơn tiếp tục làm chậm tốc độ tăng giá bán cửa hàng tạp hóa
- BoC không thể làm gì nhiều để tác động đến giá cả hàng hóa toàn cầu và tốc độ tăng của giá hàng hóa (không bao gồm các sản phẩm thực phẩm và năng lượng) dự kiến sẽ tăng lên tới 3.3% so với cùng kỳ
Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc giảm xuống
Theo một bài đăng của cơ quan truyền thông tài chính nhà nước Trung Quốc Yicai Global, Tổng cục Hải quan Trung Quốc báo cáo:
- Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc đã giảm 6.4% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 so với một năm trước đó.
- Đã xuất khẩu 642 triệu điện thoại thông minh trong 10 tháng kết thúc vào ngày 31/10
- Xuất khẩu tăng 10% so với cùng kỳ lên 81.1 triệu chỉ trong tháng 10
Nguyên nhân đến từ:
- Nhu cầu toàn cầu giảm
- Nhà sản xuất di dời một số cơ sở sản xuất ra nước ngoài, Việt Nam và các khu vực khác
Thống đốc RBA Bullock sẽ có bài phát biểu vào 15:35 chiều mai
- Chủ đề: "Một chính sách tiền tệ phù hợp cho tương lai" - thảo luận về quyết định chính sách tiền tệ gần đây và tiến độ thực hiện các khuyến nghị trong đợt Rà soát của Ngân hàng.
- Sự kiện: Bữa tối thường niên của ABE, Sydney.
- Thời gian: Thứ Tư (22/11) lúc 7:35 tối theo giờ Sydney, 15:35 theo giờ VN hay 02:35 giờ Miền Đông Hoa Kỳ.
Barclays: Dự báo chứng khoán châu Âu năm 2024 sẽ tăng cao hơn
Barclays dự báo chứng khoán châu Âu sẽ tăng cao hơn vào năm 2024:
- Dự báo STOXX 600 (chỉ số chuẩn của Châu Âu) sẽ kết thúc năm 2024 ở mức 485 điểm, cao hơn khoảng 6% so với mức hiện tại
Nguyên nhân là do:
- Áp lực lãi suất giảm xuống
- Tránh được kịch bản hạ cánh cứng
- Cổ phiếu toàn cầu dự kiến sẽ hoạt động tốt hơn các tài sản có thu nhập cố định cốt lõi vào năm 2024
- Kỳ vọng các mối đe dọa từ suy thoái kinh tế toàn cầu đang dần giảm bớt
Cập nhật FX: AUD tăng cao hơn nhờ bình luận hawkish của Thống đốc Bulllock, Biên bản RBA và sức mạnh của nhân dân tệ Trung Quốc
Thống đốc RBA Bullock đã phát biểu trước đó:
- Ngân hàng ngày càng lạc quan về thị trường lao động
- Lạm phát vẫn sẽ vẫn là một thách thức quan trọng trong vòng 1 đến 2 năm tới.
Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong biên bản cuộc họp tháng 11 được công bố ngay sau khi bà Bullock phát biểu:
- Biên bản RBA cho thấy sự tập trung cao độ vào lạm phát và rủi ro kỳ vọng lạm phát
Bà Bullock cũng chỉ ra sự khác biệt giữa vấn đề nguồn cung và nhu cầu mạnh mẽ:
- "Chúng ta sẽ thấy nhiều khả năng xảy ra các cú sốc nguồn cung hơn, dẫn đến việc mọi người sẽ chỉ mong lạm phát sẽ duy trì ở mức cao và nếu kỳ vọng lạm phát điều chỉnh thì đó lại trở thành một vấn đề khác."
Nói rằng chính sách tiền tệ đã thắt chặt và làm giảm chi tiêu. Tuy nhiên, Biên bản cuộc họp tháng 11 cho thấy RBA lo ngại về sự thay đổi trong kỳ vọng lạm phát cao hơn, điều này đã thúc đẩy một đợt tăng lãi suất trong cuộc họp vừa ra.
Ngoài ra, AUD cũng được hỗ trợ nhờ việc PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu mạnh mẽ cho CNY ở mức 7.1406 - mức thấp nhất đối với USD/CNY kể từ ngày 7/8 và là lần đầu tiên PBoC hỗ trợ CNY mạnh hơn ước tính kể từ tháng 7 đến nay.
Thống đốc RBA Bullock: Ngày càng lạc quan với triển vọng của thị trường lao động
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Bullock đã có phát biểu với tư cách là thành viên của một hội thảo ở Melbourne sáng nay:
- Bày tỏ sự lạc quan rằng có thể duy trì những lợi ích thu được từ thị trường lao động
- Lạm phát sẽ là thách thức lớn trong một hoặc hai năm tới
- Lạm phát không chỉ liên quan đến vấn đề nguồn cung, xăng dầu và tiền thuê nhà mà còn có nhu cầu cơ bản đang diễn ra
- Nếu kỳ vọng lạm phát điều chỉnh cao hơn thì đây sẽ là một vấn đề lớn cần chú ý
- Úc đã không ghi nhận bất kỳ sự tăng trưởng sản suất nào ở Úc trong nhiều năm
Những bình luận có phần diều hâu từ bà Bullock cho thấy RBA vẫn sẽ có xu hướng thắt chặt trong thời gian tới.
Chính quyền Trung Quốc lập danh sách tài trợ cho các nhà phát triển bất động sản
Theo Bloomberg, chính quyền Trung Quốc đang soạn thảo danh sách 50 nhà phát triển bất động sản đủ điều kiện nhận được nhiều nguồn tài trợ mạnh mẽ trong bối cảnh rủi ro vỡ nợ ngày càng tăng.
- Danh sách bao gồm cả các nhà phát triển bất động sản tư nhân và quốc doanh
- Danh sách này sẽ hướng dẫn các tổ chức tài chính cung cấp hỗ trợ cho lĩnh vực này thông qua các khoản vay ngân hàng, nợ và tài trợ vốn cổ phần
Một nguồn tin khác từ Reuters cho biết Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Cục Quản lý Tài chính Quốc gia (NAFR) đã từ chối trả lời phỏng vấn. Như vậy, nếu nguồn tin trên là chính xác thì việc tăng cường tài chính sẽ giúp ích một phần nào đó cho sự phục hồi kinh tế bền vững trong bối cảnh rủi ro vỡ nợ ngày càng tăng của các nhà phát triển tư nhân đã đe dọa sự ổn định kinh tế và tài chính của Trung Quốc.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập sẽ tăng mục tiêu sản lượng từ tháng 1 năm sau
Các Tiểu vương quốc Ả Rập sẽ tăng mục tiêu sản lượng lên 3.075 triệu thùng/ngày trong tháng 1, hay nhiều hơn khoảng 135,000 thùng/ngày so với nguồn cung vào tháng trước. Không có gì bất ngờ khi thỏa thuận này vốn đã đạt được tại cuộc họp OPEC vào tháng 6.
Gia tăng hạn ngạch không đồng nghĩa với việc tổng sản lượng của OPEC sẽ tăng. Cần lưu ý, một số thành viên OPEC+, chẳng hạn như Iraq, Kazakhstan và Gabon đang cung cấp sản lượng trên mức trần tương ứng của từng quốc gia. Nếu họ quay trở lại cung cấp đúng ngưỡng trần thì bất cứ sự gia tăng sản lượng nào từ UAE đều có thể bù đắp vào những thiếu hụt này. Hạn ngạch đối với Angola, Congo và Nigeria cũng đã được điều chỉnh giảm xuống.
Các mức mục tiêu sản lượng mới cần phải được xem xét dựa trên năng lực sản xuất của mỗi quốc gia và có khả năng sẽ được điều chỉnh lại trước khi có hiệu lực vào tháng 1.
Thị trường hiện đang hướng sự tập trung vào cuộc họp của OPEC+ diễn ra vào ngày 26 tháng 11.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNH hôm nay: 7.1406
- Đây là mức tỷ giá thấp nhất đối với USD/CNY kể từ ngày 7/8 và là lần đầu tiên PBoC hỗ trợ CNY mạnh hơn ước tính kể từ tháng 7 đến nay.
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1655
- PBOC bơm 319 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- 434 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 115 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Biên bản cuộc họp RBA tháng 11: Tập trung cao độ vào lạm phát và kỳ vọng lạm phát
- RBA đã cân nhắc tăng hoặc giữ nguyên lãi suất
- Tuy nhiên, phần lớn Hội đồng đánh giá lãi suất cần tiếp tục tăng do rủi ro lạm phát gia tăng đã cao hơn, dù lựa chọn giữ nguyên lãi suất được cho là "trường hợp đáng tin cậy".
- Việc có cần thắt chặt hơn nữa hay không sẽ phụ thuộc vào dữ liệu để đánh giá rủi ro lạm phát
- Nhận thấy nguy cơ kỳ vọng lạm phát có thể tăng cao hơn nếu lãi suất không tăng
- Điều quan trọng là ngăn chặn sự gia tăng khiêm tốn hơn nữa trong kỳ vọng lạm phát
- Ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn chuyển sự gia tăng trong chi phí sản xuất sang cho giá bán khách hàng
- Đáng chú ý, dự báo về lạm phát tại cuộc họp đã giả định sẽ có thêm một hoặc hai lần tăng lãi suất nữa
- Hội đồng lưu ý lãi suất tại Úc vẫn thấp hơn ở nhiều so với nhiều nước khác
- Giá nhà tăng có thể cho thấy chính sách không có nhiều sự thắt chặt
- Gia tăng dân số trong nước khiến việc đánh giá khả năng phục hồi của nền kinh tế trở nên khó khăn hơn
- Lạm phát, kinh tế chậm lại và triển vọng địa chính trị đều là những thách thức với nền kinh tế Úc
- Căng thẳng leo thang ở Trung Đông có thể cản trở tăng trưởng toàn cầu
Cập nhật AUD/USD sau Biên bản:
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 20.11: Chứng khoán tăng mạnh, USD suy yếu khi khẩu vị rủi ro được cải thiện.
Chứng khoán mở rộng đà phục hồi mạnh mẽ trong tháng 11 trong bối cảnh khẩu vị rủi ro được cải thiện và lợi suất TPCP Hoa Kỳ giảm mạnh khắp các kỳ hạn trong phiên Mỹ. Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng với gần 1.5% trong số các lĩnh vực chính. Đáng chú ý, cổ phiếu của Microsoft và Nvidia đều tăng hơn 2% lên các mức cao lịch sử khi Microsoft cho biết cựu giám đốc OpenAI, Sam Altman, sẽ gia nhập gã khổng lồ công nghệ để lãnh đạo một nhóm nghiên cứu AI mới, trong khi Nvidia công bố báo cáo tài chính quý III cho thấy triển vọng doanh số bán hàng mạnh mẽ trước sự bùng nổ của công nghệ AI. Kết phiên, chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng với hơn 160 điểm, chỉ số Dow Jones tăng hơn 200 điểm. Đây cũng là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của cả S&P 500 và Nasdaq Composite.
- Dow Jones +0.58%
- S&P 500 +0.74%
- Nasdaq +1.13%
Trên thị trường FX, USD mở rộng đà giảm của phiên thứ Sáu tuần trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 đến nay khi khẩu vị rủi ro được cải thiện và lợi suất dài hạn giảm khắp các kỳ hạn. Chốt phiên, USD ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp. JPY dẫn đầu đà tăng trong số các đồng tiền chính, theo sau là các đồng antipodeans.
- Chỉ số DXY -0.36%
- EURUSD +0.25%
- GBPUSD +0.34%
- AUDUSD +0.65%
- NZDUSD +0.76%
- USDJPY -0.84%
- USDCHF -0.08%
- USDCAD +0.03%
Vàng chạm đỉnh ngày tại $1985.16/oz vào đầu phiên Á, nhưng đảo chiều giảm về giữa phiên và chững lại quanh vùng $1965/oz, ghi nhận đà giảm khoảng gần $20. Lợi suất TPCP lao dốc trong phiên Mỹ đã hỗ trợ vàng tăng trở lại lên gần $1978/oz và xóa bỏ phần lớn đà giảm trong ngày giao dịch. Chốt phiên, vàng giảm $2.8 xuống 1977.83/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm đi ngang và đóng cửa tăng nhẹ 2.5bp lên 4.19%, trong khi lợi suất 10 năm và 20 năm lần lượt giảm 1.5bp và 2bp xuống 4.42% và 4.78%. Dầu thô tăng gần $1.8 lên hơn $77.80/thùng, ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp kể từ đáy 5 tháng.
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ tháng 10 là -0.8% so với dự kiến -0.7%
Tháng trước: -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: -0.8% so với dự kiến -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: 103.9