Pfizer: 3 liều vắc xin sẽ trung hòa được biến thể omicron.
Các thị trường đang được phục hồi nhờ vào thông tin ở tiêu đề
• Tiêm hai liều Vắc xin kém hiệu quả hơn nhiều so với 3 mũi.
• Pfizer, BioNTech đang nghiên cứu vắc xin đặc hiệu omicron.
• Hy vọng sẽ có mặt hàng đó vào tháng 3.
Và với điều này, phải chăng cơn bão Omicron đã qua?
Thông tin của tiết lộ của Pfizer cho thấy liều thứ ba làm tăng lượng kháng thể lên gấp 25 lần so với hai liều chống lại biến thể omicron.
Lạm phát sẽ giảm bớt từ đầu năm tới
Olli Rehn, Thống đốc Ngân hàng Phần Lan hướng tới cách động thái “thận trọng" trước cuộc họp ECB vào tuần tới
Ông cũng chia sẻ rằng những nhà đầu tư đôi khi tốt hơn nên dành thời gian trước khi đưa ra quyết định.
Thống đốc Ngân hàng Phần Lan Olli cũng có thể ám chỉ đến sự rung lắc của thị trường được gây ra bởi biến thể omicron. Điều này làm tăng thêm sự phức tạp trong việc dự báo quyết định rằng ECB sẽ đẩy mạnh việc mua APP vào năm tới. Đặc biệt là với áp lực lạm phát vẫn tràn lan hiện nay.
Dầu vẫn còn dư địa để phát triển
Giá dầu WTI đang củng cố lại mức đỉnh hàng tuần gần 72.10 USD, tăng 0.40% trong ngày.
Tỷ giá đang tìm cách kéo dài đà phục hồi gần đây trong bối cảnh giảm bớt lo ngại về tác động tiêu cực của Omicron đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hơn nữa, sự sụt giảm trong kho dự trữ dầu thô hàng tuần của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) cũng tạo cơ sở cho tăng trưởng của vàng đen. Tuy nhiên, động lực chính vẫn là căng thẳng địa chính trị leo thang giữa Mỹ và Nga về vấn đề xâm lược Ukraine.
Kháng cự quan trọng là xung quanh mốc 74 Dollar, nơi hội tụ của Đường DMA 21 và DMA 100. Tuy nhiên, nếu DMA 21 vượt xuống dưới DMA 100 thì tỷ giá sẽ có khả năng đảo chiều giảm.
WHO vẫn chưa thể xác định được mức độ nguy hiểm của Omicron
Dữ liệu hạn chế khiến việc việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của Omicron và tác động của vắc xin đối với chủng virus mới này trở nên khó khăn, WHO cho biết.
Sẽ cần một khoảng thời gian dài nữa trước khi các nhà nghiên cứu tại WHO có thể đưa ra được kết luận chính xác liên quan đến triệu chứng từ các ca bệnh mới này. Ngoài ra, các nhà cầm quyền cũng đang đặt câu hỏi rằng liệu có phương thuốc nào có thể thay thế vắc xin Covid trong lúc chờ đợi kết quả.
Olaf Scholz tiếp quản quyền lực từ tay bà Merkel
Các nhà lập pháp Đức chính thức bầu ông Olaf Scholz lên vị trí thủ tướng.
Một kỷ nguyên mới đang bắt đầu ở Đức bắt đầu từ ngày hôm nay. Sau 16 năm, hình ảnh vị cựu thủ tướng Angela Merkel quen thuộc sẽ không còn nữa.
Chỉ có thời gian mới trả lời được điều gì sẽ xuất hiện trong thời đại của tân thủ tướng Scholz. Nhưng với việc bà Merkel từ chức, thủ tướng Viktor Orbán của Hungary trở thành nhà lãnh đạo EU phục vụ lâu nhất ở thời điểm hiện tại.
ECB: Không có bằng chứng về tác động của lạm phát
Mới đây, Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Luis de Guindos đã đưa ra một số nhận định về triển vọng lạm phát vào thứ Tư.
Ông cho rằng mặc dù áp lực lạm phát hiện tại là không đáng kể nhưng giai đoạn lạm phát tăng cao có thể kéo dài hơn dự đoán ban đầu và những nút thắt về nguồn cung có khả năng kìm hãm sự tăng trưởng.
“Hoàn toàn tin tưởng rằng lạm phát sẽ bắt đầu giảm từ năm 2022.”
"Ổn định mục tiêu 2% sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút."
Nhà đầu tư "thờ ơ" với thị trường chứng khoán châu Âu đầu phiên giao dịch
Chứng khoán châu Âu bước vào phiên giao dịch với tâm lý khá lẫn lộn khi hợp đồng tương lai của Mỹ cũng cắt giảm mức tăng trước đó, với chỉ số S&P 500 tương lai chỉ tăng 0,2%
- IBEX giảm -0.4% và DAX giảm -0.2%
- Chỉ số Eurostoxx và CAC40 giảm -0.1%
Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm 2 điểm cơ bản xuống 1.458%. Điều này đồng thời khiến sức mạnh của USD mất đi ưu thế của mình trong những ngày vừa qua.
- AUD tăng +0.21%
- EUR tăng +0.19%
- GBP và JPY tăng lần lượt +0.02% và 0.07%
- NZD giảm -0.08%
Thị trường hàng hóa có những diễn biến đối lập. Vàng tăng 0.2% lên mốc $1,786.39/oz, ngược lại dầu giảm -0.24% về $71.62/thùng sau 2 ngày tăng mạnh trước đó từ mốc $66/thùng
Các bệnh viện Nam Phi đánh giá độc lực Omicron là nhẹ hơn nhưng còn quá sớm để kết luận
Tại tâm chấn ở Pretoria vào ngày 2 tháng 12, chỉ có 9 trong số 42 bệnh nhân bị covid cần thở oxy. Số còn lại có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng và đang được điều trị các bệnh lý khác.
Ở tỉnh Gauteng, chỉ có 8% bệnh nhân đang được điều trị trong ICU, giảm so với 23% ở vùng đồng bằng. Nhiều người trong số họ ở các bệnh viện Nam Phi có vấn đề nhưng có những lý do khác, làm sai lệch dữ liệu và đưa ra lời nhắc nhở rằng các con số chỉ phù hợp với bối cảnh đi cùng với chúng.
Quan chức BoJ: Cần linh hoạt hơn về thời gian của các gói hỗ trợ đại dịch
Mới đây, phó thống đốc NHTW Nhật Bản (BOJ) Masayoshi Amamiya phát biểu rằng:
- BoJ sẽ quyết định vào tháng 12 hoặc tháng 1 về việc có kéo dài thời hạn cho các chương trình cứu trợ đại dịch hay không.
- Biến thể Omicron làm tăng thêm sự không chắc chắn cho triển vọng kinh tế Nhật Bản.
- Quan điểm của chúng tôi là nền kinh tế Nhật Bản sẽ cho thấy sự phục hồi rõ ràng hơn trong nửa đầu năm tới.
Tập đoàn Kaisa đứng trước bờ vực vỡ nợ, cổ phiếu ngừng giao dịch
Giao dịch cổ phiếu của Kaisa đã bị đình chỉ vào đầu ngày hôm nay, với các nguồn tin nói rằng công ty không thể chi trả khoản nợ trái phiếu nước ngoài 400 triệu USD vào thứ 3.
Tương tự như trường hợp của Evergrande vào đầu tuần, điều này sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ chéo đối với khoản nắm giữ trái phiếu nước ngoài của công ty - tổng trị giá gần 12 tỷ USD.
Những điều đáng quan tâm trong cuộc họp cuối cùng trong năm của BoC
Trong quyết định mới nhất của mình, BoC đã chấm dứt việc mua QE, một động thái cũng được coi là bất ngờ đối với thị trường.
Fed vẫn chưa họp nhưng Powell đã gây bất ngờ cho thị trường. Ông cũng đã bỏ cụm từ 'nhất thời' và đưa thêm nhiều cảnh báo về omicron nhưng thông điệp là sự thắt chặt đang đến gần.
Cho tới ngày hôm qua, quyết định của RBA là lạc quan một cách đáng ngạc nhiên. Tuyên bố đưa ra những cái gật đầu về rủi ro xung quanh omicron, nhưng nhìn chung đã ít có sự quan tâm đến Covid hơn trước đây.
Omicron có thể gây ra mức lạm phát cao hơn.
Thị trường dần có cái nhìn khả quan hơn về biến thể omicron, tuy nhiên Trung Quốc là hiện là sự lo ngại đáng chú ý.
Ngày hôm nay xuất hiện trên báo chí về việc đóng cửa 14 ngày tại một quận ở Ninh Ba do dịch bệnh bùng phát. Hãng báo Platts cho rằng việc đóng cửa thời gian ngắn có thể giáng 1 đòn mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kết quả có thể gây thiệt hại cho các công ty đang bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu tốt hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến tình trạng giá hàng hóa tăng cao và thiếu hụt sản phẩm
BoJ: Nền kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2022
Masayoshi Amamiya của BoJ cho rằng nền kinh tế Nhật Bản đang trong giai đoạn đình trệ nhưng dự kiến sẽ cho thấy sự phục hồi rõ ràng hơn trong năm tới.
Ông phát biểu trong cuộc họp báo mới đây:
-
BOJ đã sẵn sàng để nới lỏng không do dự khi cần thiết.
-
Tác động của đứt gãy nguồn cung có thể chỉ là tạm thời.
Căng thẳng giữa Nga và Mỹ liệu có thể được giải quyết trong cuộc họp sắp tới?
Mối đe dọa về các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng lớn nhất của Nga và khả năng chuyển đổi đồng rúp sang ngoại tệ của nước này sẽ là trọng tâm cuộc gọi của ông Joe Biden với Vladimir Putin. Hôm qua, ông Biden đã thảo luận về một phản ứng có thể đưa ra nếu Nga xâm lược Ukraine với các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Anh và Ý.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD chưa có xu hướng rõ ràng!
Đồng USD đang chưa có xu hướng rõ ràng trong phiên hôm nay khi chỉ số DXY dao động quanh mốc 96.24. Các đồng G7 cũng không biến động nhiều trong phiên Á.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.11% lên 1.1279.
- Đồng Kiwi giảm giá nhẹ 0.13% xuống 0.6777.
- Cặp USD/JPY giảm 0.05% xuống 113.47
Citibank dự báo "cơn sốt" hàng hóa sắp sửa kết thúc!
Kỷ nguyên tăng giá của hàng hóa sắp kết thúc, Citi cho biết. Ngân hàng cảnh báo sự bùng nổ nhu cầu cuối cùng sẽ không được nhân rộng và dự đoán giá năng lượng sẽ giảm "triệt để" sau quý đầu tiên. Giá bạc cũng sẽ giảm trong nửa sau năm 2022. Cả hai xu hướng này sẽ có tác động hữu hình đến lạm phát. Citi lưu ý rằng họ vẫn đang "bullish" đối với nhôm và palađium.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 07/12: Chứng khoán Mỹ ghi nhận đà tăng mạnh nhất trong 9 tháng trở lại đây khi tâm lý thị trường tích cực trở lại!
Chứng khoán Mỹ đã ghi nhận đợt phục hồi lớn nhất trong 9 tháng do sự lạc quan của thị trường rằng biến thể Omicron sẽ không làm chệch hướng tăng trưởng toàn cầu. Các tài sản rủi ro đang phục hồi trong tuần này sau khi dữ liệu ban đầu cho thấy sự gia tăng các ca bệnh Omicron đã không làm các bệnh viện bị quá tải và Trung Quốc đang chuyển sang mở rộng hỗ trợ cho nền kinh tế. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ thu hẹp trong khi năng suất quý III giảm.
- Cổ phiếu công nghệ dẫn đầu sự sụt giảm của tuần trước đã thúc đẩy sự phục hồi trở lại của thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số Nasdaq 100 tăng 3% lên 16325.66 điểm.
- Kết thúc phiên, chỉ số S&P 500 tăng 2.1% lên 4686.76 điểm
- Chỉ số Dow Jones tăng 1.4% lên 35719.44 điểm
Giá dầu thô tại Mỹ bật tăng 3.1%, vượt qua mốc $71/thùng và kết thúc phiên quanh $72/thùng.
Giá vàng tăng 0.4% lên $1784/oz
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD biến động hai chiều và chỉ số DXY kết thúc phiên không đổi so với mức hôm qua tại 96.30.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.1266
- Đồng Bảng Anh giảm 0.2% xuống 1.3240 USD.
- Cặp USD/JPY không thay đổi nhiều ở mốc 113.54
Chứng khoán Mỹ tiếp tục bay cao, chỉ số Nasdaq tăng gần 3%
Dù đây mới chỉ là phiên tăng thứ hai liên tiếp, nhưng chỉ số Nasdaq nói riêng và chứng khoán Mỹ nói chung đều đang bứt phá. Chỉ riêng hai phiên đầu tuần, chỉ số Nasdaq đã tăng gần 4%, và hiện chỉ còn cách đỉnh lịch sử khoảng 3.6% nữa. Phe mua tiếp theo sẽ tiếp tục kiểm tra đường MA 100 giờ, khi đây đã trở thành vùng kháng cự với chỉ số Nasdaq. Hiện tại chỉ số Nasdaq đang tăng 2.7%, phiên tăng có thể nói là mạnh nhất trong một thời gian dài.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc trở lại trước nỗi lo Covid dần xua tan
Có vẻ như nỗi sợ với chủng Omicron, cộng với phản ứng của thị trường tuần trước đã có phần thái quá, và đến lúc này, chứng khoán Mỹ đang hồi phục mạnh mẽ. Ngay từ lúc mở cửa phiên hôm nay, chỉ số Dow Jones đang tăng 1.1%, chỉ số S&P 500 tăng 1.43% và chỉ số Nasdaq tăng hơn 2%, củng cố sự lạc quan của giới đầu tư sau những biến cố cuối tháng Mười Một, đầu tháng Mười Hai.
Đồng đô la cũng đang tăng phiên thứ năm liên tiếp trước những kỳ vọng thắt chặt của Fed. Chỉ số DXY đang ở mức 96.5 điểm, tăng 0.22% trong ngày. EUR và GBP là hai đồng tiền yếu nhất phiên, trong khi đó các đồng tiền hàng hóa đều đang rất khởi sắc:
- EUR giảm 0.38%
- GBP giảm 0.3%
- AUD tăng 0.76%
- NZD tăng 0.23%
- JPY và CHF giảm 0.14%
- CAD tăng 0.62%
Vàng tăng 0.14% lên 1,781. Dầu thô tăng 2.27% lên $71.58/thùng.
Siêu chu kỳ hàng hóa sắp khép lại?
Theo Citibank, thời kỳ thị trường hàng hóa vượt trội các thị trường khác sắp kết thúc. Ngân hàng này nói rằng nhu cầu bùng nổ trong siêu chu kỳ hàng hóa trước sẽ không trở lại, và giá năng lượng sẽ giảm mạnh trong quý I năm tới. Nông sản cũng sẽ giảm trong nửa sau năm 2022. Cả hai đều sẽ có ảnh hưởng lớn tới triển vọng lạm phát. Citi cũng cho rằng triển vọng bullish của nhôm và palladium là vẫn còn.
Đồ thị trên so sánh diễn biến của chỉ số Hàng hóa Bloomberg với chỉ số S&P 500, chỉ số đô la Bloomberg và chỉ số sinh lời trái phiếu chính phủ Bloomberg.
Thâm hụt thương mại tại Mỹ xuống mức thấp nhất trong 6 tháng
Trong báo cáo cán cân thương mại tháng Mười tại Mỹ, quốc gia này ghi nhận mức thâm hụt thương mại 67.1 tỷ USD. Đây cũng là mức thâm hụt thấp nhất ghi nhận được kể từ tháng 4/2021. Xuất khẩu tăng 8.1% lên mức kỷ lục 223,6 tỷ USD, còn nhập khẩu chỉ tăng 0.9% lên 290.7 tỷ.
Số liệu cán cân thương mại tại Canada có gì mới?
Trong báo cáo cán cân thương mại vừa được công bố tại Canada, quốc gia này ghi nhận mức thặng dư thương mại 2.09 tỷ CAD, khá sát với dự báo 2.2 tỷ CAD. Nhập khẩu tăng 5.3% lên 54.1 tỷ, mức cao kỷ lục, còn xuất khẩu tăng 6.4% lên 56.2 tỷ CAD.
CAD hiện đang là một trong những đồng tiền mạnh nhất phiên khi tăng 0.6% so với USD, một phần nhờ giá dầu hồi phục, phần khác nhờ triển vọng kinh tế rất xán lạn tại đây.
Dầu thô đã trở lại quỹ đạo?
Dầu WTI đang tiến tới phiên tăng thứ hai liên tiếp hôm nay, khi hiện đang tăng gần 2% lên $71.3. Điều này còn quan trọng hơn khi cuối cùng dầu thô cũng đã quay trở lại trên đường MA 200 ngày vốn đã bị phá trong phiên 26/11, ngày cả thế giới biết đến chủng Omicron. Đây là tín hiệu kỹ thuật rất tích cực với dầu, khi mức hỗ trợ tâm lý $70 hiện tại và đường MA 200 có ý nghĩa rất quan trọng để quay trở lại đường đua tăng giá.
Như vậy, dầu đã tăng 15% kể từ mức đáy tháng lập sau khi OPEC+ quyết định giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng, nhưng vẫn cách đỉnh năm nay gần 20% nữa.
ECB: Chúng ta nên cảnh giác với việc thắt chặt quá sớm
Thống đốc ngân hàng trung ương Slovakia và thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương châu Âu Peter Kazimir đã lên tiếng trong giờ trước, với thông điệp nên cảnh giác với việc thắt chặt quá sớm.
Các nội dung chính trong bài phát biểu:
• Rủi ro lạm phát trung và dài hạn đang có xu hướng tăng mạnh
• APP sẽ là công cụ quan trọng trong tương lai
• Quan trọng là ECB không sửa đổi chính sách APP.
• Không nên phức tạp hóa mọi thứ với những thông điệp và công cụ mới.
• Không nên đưa ra những cam kết quá dài về chính sách mua tài sản.
• Việc hiệu chỉnh các giao dịch mua hiện tại là một cơ sở tốt cho những thay đổi mà chúng tôi có thể quyết định trong tương lai.
MUFG: Suy đoán về thắt chặt QE nhanh của RBA đã hỗ trợ AUD/USD
Đồng Dollar Úc đã tiếp tục thể hiện tích cực hơn vào đầu tuần này sau cuộc họp chính sách mới nhất của Ngân hàng Dự trữ Úc. Theo báo cáo của các nhà kinh tế tại MUFG Bank, RBA dự kiến sẽ tăng tốc và có khả năng kết thúc QE ngay sau cuộc họp tháng 2. Điều này đã khiến AUD phục hồi trong 2 phiên vừa qua.
“AUD đã được hưởng lợi cả từ chính sách kích thích mới ở Trung Quốc và từ suy đoán RBA có thể kết thúc chương trình QE sớm hơn vào năm tới.”
“Quyết định của Fed nhằm tăng tốc độ giảm dần QE có thể khuyến khích RBA đẩy nhanh các kế hoạch giảm dần vào đầu năm tới”.
“RBA đang kỳ vọng nền kinh tế Úc tiếp tục phục hồi trong năm tới và điều này sẽ yêu cầu rút bớt các biện pháp kích thích chính sách.”
USD/CAD: BoC sẽ không thay đổi chính sách trước mốc 1.25 – ING
USD/CAD hiện đang giao động quanh mức 1.27.
Đồng Dollar Canada đã phục hồi sau đà giảm mạnh vào đầu tuần này, ngay trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Canada vào thứ Tư. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học tại ING, sự xuất hiện của Omicron sẽ khiến BoC trở nên thận trọng hơn và cũng chờ đợi 1 sự tác động hạn chế tới CAD.
ING chia sẻ:
“Chúng tôi tin rằng cách tiếp cận thận trọng trong tuần này của BoC cùng với sự lo lắng về tác động của biến thể mới sẽ không làm thị trường ngạc nhiên và ảnh hưởng đến đồng CAD miễn là các nhà hoạch định chính sách không vượt quá những rủi ro sai lệch so với các kế hoạch chính sách hiện tại”.
“Chúng tôi nghĩ rằng BoC sẽ không gây bất ngờ cho thị trường và đồng CAD sẽ chỉ bị tác động nhẹ bởi cuộc họp chính sách vào tuần này.”
“Ngoại trừ một trở ngại lớn đối với nền kinh tế toàn cầu do biến thể Omicron, chúng tôi vẫn kỳ vọng USD/CAD sẽ liên tục giao dịch dưới 1.25 vào năm 2022.”
WTI kéo dài sự phục hồi trong bối cảnh khẩu vị rủi ro gia tăng
WTI đã “vực lại” mốc 71 USD, khi mức tăng vượt qua đường DMA 200.
Nguồn cung dầu thô từ Iran bị trì hoãn sau khi các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran bị đình trệ vào thứ Sáu. Cùng với đó, lo ngại đến từ chủng Covid Omicron hạ nhiệt đã nâng giá vàng đen lên cao từ đầu tuần này.
Sự kiện quan trọng trong hôm nay là dữ liệu dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ do Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) công bố vào cuối ngày.
Chỉ số ZEW của Đức giảm nhẹ trước tình hình Covid
Chỉ Số Cảm Tính Kinh Tế từ Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế Châu Âu (ZEW) của Đức đánh giá triển vọng kinh tế trong sáu tháng.
• Tình hình kinh tế được ZEW đánh giá đạt mức 29.9 trong tháng 12, giảm so với mốc 31.7 trước đó. Tuy nhiên, chỉ số này đã vượt qua kỳ vọng của tháng 12, chỉ đạt 25.3.
• Trong khi đó, chỉ số Điều kiện hiện tại giảm xuống -7.4 trong tháng 12 so với mức 12.5 được ghi nhận trong tháng trước và mức 5.0 kỳ vọng.
• Tình hình kinh tế của Eurozone cho tháng 12 đã tăng lên 26.8 vượt qua 25.9 trong tháng trước.
• Ước tính về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 của khối đạt 2.2% theo quý, thỏa mãn kỳ vọng và giữ nguyên so với cùng kỳ.
• Chỉ số Thay đổi việc làm của Eurozone trong Quý 3 đạt 0.9% theo quý.
Thâm hụt thương mại Pháp tăng nhẹ trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
Cán cân thương mại tháng 10 của Pháp đạt - 7.51 tỷ euro so với - 6.78 tỷ euro trong tháng 9. Thâm hụt thương mại tăng nhẹ trong tháng 10 do xuất khẩu tăng 2.6% và nhập khẩu tăng 3.5% trong tháng.
Khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhẹ so với đầu năm lần lượt là + 1.1% và + 0.9%. Dù xuất khẩu tăng trưởng ổn định kể từ đầu năm nhưng thâm hụt thương mại ngày càng tăng không thực sự là một dấu hiệu tốt.
Trung Quốc dọa trả đũa nếu Mỹ tẩy chay ngoại giao Olympic mùa đông Bắc Kinh
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đang xem xét không cử quan chức tới dự Thế vận hội mùa đông, để phản đối vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, trong đó có vấn đề Washington cho là diệt chủng đối với người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) cho rằng, những người kêu gọi tẩy chay Thế vận hội 2022 đã hành xử quá đà, và khuyên họ dừng lại để không ảnh hưởng đến đối thoại và hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng.
Cho đến nay, Tổng thống Nga Putin là nhân vật duy nhất đã nhận lời mời tham dự Thế vận hội.
Fitch tiếp tục hạ cấp một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất của Quảng Châu
Fitch hạ cấp nhà phát triển bất động sản Aoyuan Group từ 'CCC-' xuống 'C'. Đây là lần hạ cấp thứ tư trong hai tháng trở lại đây đối với Aoyuan, sau khi đã bị Fitch hạ cấp ba lần vào tháng 11.
Fitch lưu ý rằng: "Việc hạ cấp của chúng tôi cho thấy một quy trình tương tự như vỡ nợ đã bắt đầu, dựa trên công bố của công ty rằng họ đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về khoản tài chính ở nước ngoài của mình khi nhận được yêu cầu thanh toán với số tiền khoảng 651 triệu USD. "
Sản xuất công nghiệp ở Đức phục hồi mạnh mẽ trong tháng 10.
Dữ liệu chính thức hôm thứ 3 cho thấy sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất của Đức đang trở lại đà tăng trưởng. Sản xuất công nghiệp của Đức tăng +2.8% MoM trong tháng 10, vượt xa ước tính +0.8%
Chỉ số sản xuất công nghiệp do Statistisches Bundesamt Deutschland công bố đo lường sản lượng của các nhà máy và mỏ ở Đức. Những thay đổi trong sản xuất công nghiệp được theo dõi rộng rãi như một chỉ số chính đánh giá sức mạnh trong lĩnh vực sản xuất.
Moody's: Triển vọng ổn định cho Trung Quốc về hỗ trợ chính sách tiền tệ
Moody's Investors Service đưa ra một triển vọng ổn định cho khu vực tổ chức tài chính của Trung Quốc nhờ sự hỗ trợ chính sách tiền tệ liên tục của nước này.
Tuy nhiên các chuyên gia nhận định rằng: "Sự điều chỉnh không đồng đều giữa các tổ chức tài chính ở Trung Quốc và sự suy thoái kéo dài trong căng thẳng khu vực bất động sản có thể gây ra rủi ro".
Một số ngân hàng lớn đang khuyến nghị Short AUD/CAD!
Hôm qua MUFG đã đưa ra khuyến nghị Short AUD/CAD của mình rồi đến hôm nay Nomura cũng có quan điểm tương tự.
Ngân hàng này khuyến nghị Short AUD/CAD với entry 0.9100 và mục tiêu 0.8850 với lý do phân kỳ chính sách tiền tệ giữa 2 NHTW lớn.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Phiên giao dịch ảm đạm!
Các đồng G7 chưa có xu hướng rõ ràng hôm nay khi thị trường chờ đợi chất xúc tác mới.
- Chỉ số DXY dao động quanh mốc 96.28.
- Tỷ giá EUR/USD nằm tại 1.1284.
- Hai đồng Antipodean giảm nhẹ khi AUD/USD giảm 0.06% còn NZD/USD giảm 0.11%
Thị trường kỳ vọng như thế nào về thông báo lãi suất của RBA?
RBA có thể sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức 0.1% vào thứ Ba và nhấn mạnh việc xây dựng động lực kinh tế trong bối cảnh giá cả tăng nhanh hơn. Họ cũng có khả năng chỉ ra mối đe dọa của omicron đối với sự phục hồi của nền kinh tế Úc. Các thị trường đang định giá việc tăng lãi suất vào tháng 5, trước kỳ vọng của Thống đốc Philip Lowe vào năm 2024. Ông đang kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống và tăng trưởng tiền lương.
Chuyên gia tại các ngân hàng lớn trên thế giới dự báo như thế nào về thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian tới!
Các nhà đầu tư chứng khoán có lẽ có nhiều điều quan trọng hơn để lo lắng hơn là biến thể Omicron, Morgan Stanley cho biết - cụ thể là Fed cắt giảm QE hoặc thắt chặt chính sách tiền tệ. Chuyên gia Brian Nick của Nuveen cũng nói rằng ông coi sự "hawkish" của các ngân hàng trung ương để đối phó với lạm phát là rủi ro lớn nhất đối với triển vọng cổ phiếu, phù hợp với quan điểm của các chiến lược gia tại JPMorgan. Nhưng trái ngược với JPMorgan, vốn vẫn lạc quan về chứng khoán, MS nhận thấy chỉ số S&P 500 có xu hướng giảm.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 06/12: Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ khi tâm lý thị trường tích cực trở lại!
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ sau đợt bán tháo hôm thứ Sáu khi các nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn khi có các báo cáo cho rằng những ca nhiễm của biến thể Omicron có triệu chứng tương đối nhẹ. Tâm lý thị trường đã ổn định hơn trên khắp các loại tài sản khi báo cáo từ Nam Phi cho thấy các bệnh viện không bị quá tải bởi làn sóng ca bệnh Covid mới nhất.
- Chỉ số S&P 500 tăng 1.17% lên mốc 4591.68 điểm
- Nasdaq 100 tăng 0.85% lên 15846.16 điểm
- Chỉ số Dow Jones tăng mạnh 1.87% khi thị trường kỳ vọng sự phục hồi của nền kinh tế
Giá dầu thô tại Mỹ tăng mạnh hơn 3$ lên mốc $70/thùng sau khi Ả-rập Xê-út tăng giá dầu thô, báo hiệu niềm tin vào triển vọng nhu cầu. Giá khí đốt tự nhiên tại Mỹ giảm do dự báo thời tiết ấm hơn.
Giá vàng sụt giảm nhẹ xuống $1778/oz khi nhu cầu tài sản trú ẩn giảm
Trong khi đó trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá nhẹ khi chỉ số DXY vươn lên mốc 96.30.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.3% xuống 1.1283
- Đồng Bảng Anh tăng 0.2% lên 1.3257 USD
- Tỷ giá USD/JPY tăng mạnh 0.6% lên 113.48
Tâm lý giới đầu tư ổn định trở lại, chỉ số Nasdaq chuyển xanh
Sau một khởi đầu khá bế tắc khi mở cửa giảm tới gần 1%, chỉ số Nasdaq đang có một pha hồi phục khá ấn tượng trong ngày khi đã chuyển xanh và hiện đang tăng 0.5%, sánh vai cùng hai chỉ số Dow Jones vá S&P 500. Có vẻ như chỉ số đã bắt được hỗ trợ tại đường MA 100 ngày và ngay lập tức phe mua nhảy vào đưa chỉ số tăng trở lại. Mục tiêu tiếp theo của phe mua sẽ là đường MA 50 ngày tại 15,278 điểm, vốn đã bị phá sau phiên thứ Sáu tuần trước. Từ mức hiện tại, chỉ số Nasdaq còn cách đỉnh lịch sử khoảng 7%.
Chứng khoán Mỹ mở cửa trái chiều, cổ phiếu công nghệ tiếp tục bị đạp mạnh
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đang mở cửa có phần trái chiều: Trong khi chỉ số Dow Jones tăng mạnh 1.3%, chỉ số S&P 500 cũng đang tăng hơn 0.5%, thì chỉ số Nasdaq lại đang giảm 0.37%. Có vẻ như các cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu tăng trưởng đang gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn biến động do chủng Omicron.
Trên thị trường tiền tệ, các trader đang bắt đầu tuần mới một cách khá chậm rãi. Tuy nhiên, vẫn có một chút biến động mạnh với các đồng high-beta và hai đồng tiền risk-off:
- Chỉ số DXY tăng 0.11% lên 96.2 điểm
- EUR giảm 0.16%
- GBP tăng 0.11%
- AUD tăng 0.67%
- NZD tăng 0.12%
- JPY giảm 0.35%
- CHF giảm 0.6%
- CAD tăng 0.23%
Vàng giảm 0.35% về 1,777. Dầu thô tăng 1.74% lên$67.52/thùng. Bitcoin tiếp tục giao dịch quanh mức $48,000.