Lưỡng đảng chưa thể đạt được thỏa thuận gói tài khóa
Theo thông tin từ chính phủ Mỹ, lãnh đạo Hạ viện Pelosi và lãnh đạo Thượng viện Schumer cho biết 2 đảng chưa thể đi đến một sự thống nhất trong gói nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Dầu là một sự lựa chọn hấp dẫn hơn vàng?
Theo số liệu từ Bloomberg, tỷ lệ giá vàng/dầu đang ở mức thấp nhất trong hơn 1 năm.
Cuộc họp chính sách của BoE được dự báo như thế nào?
Hầu hết các tổ chức đều cho rằng BoE sẽ giữ nguyên chính sách như hiện tại. Bên cạnh đó, Bloomberg và UBS cũng cân nhắc về những động thái của nhà Kinh tế trưởng Haldane, liệu ông có đồng tình về việc giảm quy mô QE đi 50 tỷ Bảng Anh hay không. JP Morgan cũng cho biết, BoE sẽ không đi chậm hơn Fed quá nhiều.
Mỹ chuẩn bị quay trở lại đàm phán với Iran
Các nhà đàm phán Mỹ cho biết, họ sẵn sàng quay trở lại Vienna để đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân với Iran, nếu như phía Iran đã sẵn sàng.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 23/06: Dollar hồi phục, USD/JPY chạm mức 111
Đồng bạc xanh tăng trở lại khi các quan chức Fed bày tỏ những quan điểm hawkish, ông Kaplan cho rằng lãi suất sẽ tăng trong năm 2022 và QE sẽ được cắt giảm sớm hơn dự kiến, trong khi ông Bostic lại cho rằng Fed sẽ cắt giảm QE trong ít tháng tới. Chỉ số DXY tăng lên 91.79 sau khi chạm đáy 91.51 và lợi suất 10 năm tăng lên 1.49%. Điều này đã khến USD/JPY lần đầu tiên trong hơn 1 năm chạm mức 111, còn EUR/USD giảm về 1.1926. AUD và NZD dẫn đầu đà tăng của nhóm G-7, lần lượt tăng 0.28% và 0.31%. GBP/USD có thời điểm chạm mức 1.40 trước khi đóng cửa ở 1.3985.
Trong khi đó thị trường chứng khoán vẫn chịu nhiều áp lực đến từ kỳ vọng thắt chặt của Fed. S&P 500 giảm 0.11% xuống 4,242 điểm, chịu áp lực tại mức gần đỉnh lịch sử. Dow Jones giảm 0.21% trong khi Nasdaq lại tăng lên mức cao kỷ lục mới tại 14,318 điểm trước khi thoái lui về 14,272 điểm, tăng 0.13%.
Giá vàng và giá dầu đều đi ngang. Bitcoin tiếp tục hồi phục và có thời điểm chạm $35,000.
Một ngày ảm đạm cho chứng khoán châu Âu
Các chỉ số tại châu Âu đều chìm trong sắc đỏ. Đa phần giảm ngay từ trong phiên, riêng FTSE 100 của Anh có chút khởi sắc, nhưng cuối cùng cũng không thể chống lại áp lực bán. Trong phiên thứ Tư, chứng khoán châu Âu đóng cửa như sau:
- Chỉ số FTSE 100 không thay đổi nhiều
- Chỉ số DAX giảm 0.9%
- Chỉ số CAC giảm 0.8%
- Chỉ số Ibex giảm 0.8%
- Chỉ số FTSE MIB giảm 0.7%
- Chỉ số Stoxx 600 giảm 0..6%
Đà tăng của EURUSD suy yếu
Cặp tiền này đang nghi nhận giảm sau khi lập đỉnh 6 ngày tại 1.1970. Đồng Euro không thể giữ vững mốc 1.1950, và hiện đang được giao dịch quanh mức 1.1945. Nhiều khả năng EURUSD vẫn sẽ đóng cửa tăng, nhưng đã thoát lui khỏi đỉnh. Đồng đô la đang lấy lại sức mạnh trong phiên Mỹ, đặc biệt khi các chỉ số chứng khoán cũng đang ghi nhận giảm khi vào trong phiên.
CDC Mỹ ghi nhận nhiều ca viêm cơ tim sau khi tiêm vắc xin
Hơn 1,200 người đã tiêm vắc xin của Pfizer và Moderna tại Mỹ đã bị ghi nhận mắc một loại viêm cơ tim hiếm, theo CDC công bố. Những bệnh nhân này đa số trong độ tuổi từ 16 đến 24.
Kiểm tra đỉnh năm thất bại, USDJPY tụt dốc
Cặp tiền này hôm nay đã tiến sát đỉnh năm 2021 lập vào tháng Ba tại 110.96. Dù đã vượt lên 111.1 trong một khoảng 1 giờ, lực mua không đủ để giúp USDJPY kiểm tra thành công, sau đó quay đầu giảm xuống vùng 110.7. Hỗ trợ tiếp theo cho cặp tiền này sẽ ở quanh mức 110.579.
Hiện tại USDJPY đang được giao dịch quanh mức 110.77.
Trữ dầu tại Mỹ giảm 7.6 triệu thùng
Trong tuần trước, EIA ghi nhận trữ dầu tại Mỹ đã giảm 7.6 triệu thùng. Dự báo của các nhà phân tích chỉ là 3.6 triệu thùng.
Sau tin này, dầu vẫn giữ được mức tăng trên 1.1%, dù đã giảm nhẹ đi đôi chút trước đỉnh ngày, hiện đang giao dịch quanh mức $73.9/thùng.
Số lượng rao bán nhà xây mới tại Mỹ không đạt kỳ vọng
Trong tháng Năm, Mỹ có 769 nghìn nhà xây mới được bán, so với dự báo ban đầu 865 nghìn. So với tháng trước, con số này đã giảm hơn 50 nghìn. Đây có vẻ là hậu quả trực tiếp của bong bóng nhà ở tại đây.
Chỉ số PMI tháng Sáu tại Mỹ có gì mới?
Trong tháng Sáu, chỉ số PMI tại Mỹ đạt 64.8 điểm so với kỳ vọng 70 điểm, thấp hơn con số của tháng trước là 70.4. Riêng PMI cho ngành sản xuất đạt 62.6 so với kỳ vọng 61.5, mức cao kỷ lục.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 23/6: Chứng khoán trái chiều, Đô la suy yếu
Hai trong ba chỉ số chứng khoán lớn tại Mỹ tiếp tục củng cố đà tăng trong phiên hôm nay. Chỉ số S&P 500 tăng 0.1% vài phút sau khi mở cửa. Chỉ số Dow Jones vẫn chưa có nhiều thay đổi. Sau khi đạt đỉnh mới ngày hôm qua, Nasdaq tiếp tục là chỉ số mạnh nhất khi tăng 0.28%. Trái ngược với sự lạc quan tại Mỹ, chứng khoán châu Âu tiếp tục diễn biến trái chiều khi duy nhất chỉ số FTSE 100 của Anh xuất hiện sắc xanh.
Sau phiên điều trần của chủ tịch Powell, đồng bạc xanh suy yếu nhẹ, chỉ số DXY giảm xuống vùng 91.5 điểm. NZD đang là đồng tiền mạnh nhất trong ngày, khi đã tăng hơn 0.5% so với USD.
Trước một đồng đô la suy yếu, vàng cũng đã quay trở lại mức $1,790. Dầu WTI tiếp tục thăng hoa khi vượt mốc $74/thùng.
Trên thị trường tiền tệ:
- Chỉ số DXY giảm 0.13% xuống 91.57
- GBP tăng 0.35%, tiến gần 1.40
- EUR tăng 0.2% lên 1.1961
- NZD tăng 0.6% lên 0.7063
- AUD tăng 0.55% lên 0.7592
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng tăng 0.68% lên $1,791
- Dầu tăng 1.55% lên $74.19/thùng
GBPUSD kiểm tra đường MA 200 giờ
Cặp tiền này đang ghi nhận tăng ngày thứ ba liên tiếp, và đã vượt lại thành công đường MA 100 ngày. Chướng ngại tiếp theo cho đà tăng của GBPUSD sẽ là đường MA 200 giờ, trùng với đường Fibonacci 50% tại 1.3994. Cặp tiền đã chạm được mốc này, tuy nhiên sau đó đã giảm xuống vùng 1.3980.
Hiện tại GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.3986.
Số liệu doanh số bán lẻ sơ bộ tại Canada tháng 5 có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ sơ bộ tại Canada trong tháng 5 giảm 3.2%
- Trong khi tháng trước đó giảm 5.1%
- Doanh số bán lẻ tháng 4 giảm 5.7%, cao hơn mức giảm 4.9% dự kiến
Bộ trưởng Tài chính Đức kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Đức sẽ mạnh hơn dự báo trong năm nay.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết ông kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Đức sẽ mạnh hơn dự báo trong năm nay.
"Chúng tôi có lý do để lạc quan và sự tăng trưởng đang diễn ra".
Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng tác động của đại dịch sẽ được cảm nhận rõ ràng từ nay tới năm sau.
Bản tin COVID-19: Nhật Bản sẽ chấp thuận vaccine AstraZeneca cho người cao tuổi
- Morgan Stanley sẽ cấm các nhân viên chưa được tiêm phòng đến các văn phòng ở New York bắt đầu từ ngày 12 tháng 7.
- Vương quốc Anh đang nghiên cứu việc sử dụng Ivermectin trong điều trị COVID, một loại thuốc vốn được sử dụng để chữa nhiễm ký sinh trùng
- Kyodo đưa tin Nhật Bản sẽ chấp thuận vaccine AstraZeneca cho những người từ 60 tuổi trở lên.
- Khoảng 1 triệu người ở Sydney sẽ bị cấm xuất cảnh sau khi biến thể Delta bùng phát.
Chủ tịch Fed Atlanta: Giai đoạn lạm phát cao kéo dài hơn dự kiến ban đầu
"Giai đoạn lạm phát cao sẽ kéo dài hơn chúng tôi dự kiến ban đầu, có lẽ từ 6 đến 9 tháng thay vì 2 đến 3", Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic bình luận.
"7.5 triệu việc làm vẫn bị mất do đại dịch là một con số mà Fed cần theo dõi", ông Bostic nói thêm.
Cập nhật diễn biến thị trường hàng hóa: Giá dầu tiếp tục đà tăng!
- Giá dầu thô tại Mỹ tăng 0.6% trong phiên lên mốc $73.30/thùng
- Giá bạc tăng 0.26% lên mức $26/oz
- Giá vàng đi ngang, tăng nhẹ 0.2% lên $1782/oz
Ngoại trưởng Đức bình luận gì về các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran?
- Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết vẫn còn một số vấn đề trong các cuộc đàm phán hạt nhân Iran, nhưng đã đạt được một số tiến bộ.
- Kỳ vọng có cơ hội ký kết thỏa thuận trong tương lai gần, ngay cả sau cuộc bầu cử Iran
Bất kỳ tin tức nào về một thỏa thuận sẽ làm giảm giá dầu, nhưng đà giảm có thể nhanh chóng qua đi vì các yếu tố cơ bản có vẻ có lợi cho dầu trong trung hạn bất kể tình trạng nguồn cung từ Iran.
Số ca nhiễm Covid của Ấn Độ đạt mức 30 triệu người khi các nhà kinh tế cảnh báo không nên mở cửa lại quá nhanh
- Dữ liệu của chính phủ cho thấy có 50,848 ca nhiễm mới được ghi nhận trong khoảng thời gian 24 giờ vào thứ Tư, nâng tổng số trường hợp được báo cáo ở Ấn Độ lên 30.02 triệu.
- Sự sụt giảm số ca nhiễm Covid-19 trong những tuần gần đây đã khiến các bang bắt đầu nới lỏng các hạn chế - một động thái mà một số nhà quan sát cho rằng có thể phản tác dụng.
- Tuy nhiên, các quan chức chính phủ, nhà dịch tễ học và các chuyên gia y tế khác nói rằng một làn sóng thứ ba là không thể tránh khỏi và một số dự đoán nó có thể ập đến Ấn Độ vào tháng 10.
Flash PMI dịch vụ tháng 6 của Vương quốc Anh đạt 62.8 so với dự kiến 61.7
PMI sản xuất 64.2 so với dự kiến 64.0
PMI tổng hợp 61.7 so với dự kiến 62.5
Báo cáo cuối cùng cho tháng 6 cho thấy hoạt động kinh doanh tổng thể đang mở rộng với tốc độ nhanh nhất được ghi nhận nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong cả ngành dịch vụ và sản xuất.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 23/06: Thị trường trầm lắng sau những lời trấn an của Powell
Chứng khoán ổn định và hợp đồng tương lai cổ phiếu Hoa Kỳ tăng nhẹ ngày hôm nay sau khi bình luận từ Cục Dự trữ Liên bang xoa dịu lo ngại của các nhà đầu tư rằng lạm phát cao hơn sẽ thúc đẩy thắt chặt chính sách.
Lợi suất TPCP Mỹ cũng ít thay đổi trong khi vàng tăng 0.34% lên $1,784/oz.
Dầu thô leo lên trên mức 73 USD/thùng sau khi một báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ sụt giảm tuần thứ 5 liên tiếp.
Thị trường FX diễn biến trái chiều, đồng USD giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chính ngoại trừ JPY. EUR/USD giao dịch tại 1.1943, đang hướng tới ngưỡng kháng cự 1.1990, vùng hợp lưu của đường MA 200 ngày và Fibo 0.5 của nhịp tăng từ tháng 3. GBP, AUD và NZD là những đồng có mức tăng ấn tượng nhất mặc dù không có yếu tố dẫn dắt chính vào lúc này. Tâm điểm lúc này sẽ là cuộc họp của BoE vào ngày mai và chỉ số PCE cũng như GDP tại Mỹ vào thứ sáu.
Flash PMI dịch vụ châu Âu tháng 6 đạt 58.0 so với dự kiến 58.0
PMI sản xuất đạt 63.1 so với 62.3 dự kiến
PMI tổng hợp 59.2 so với 57.1 dự kiến
Đây rõ ràng là những con số đáng khích lệ xác nhận hoạt động dịch vụ tăng lên ở khu vực đồng euro khi các nền kinh tế bắt đầu đứng vững trở lại và hồi phục sau khi các biện pháp hạn chế vi rút được dỡ bỏ. Lĩnh vực sản xuất có phần chững lại một chút nhưng nhìn chung vẫn mạnh mẽ.
Flash PMI sản xuất tháng 6 của Đức đạt 64.9 so với mức dự kiến 63.0
Dịch vụ PMI đạt 58.1 so với 55.7 dự kiến
PMI tổng hợp đạt 60.4 so với 57.6 dự kiến
Báo cáo này cho thấy lĩnh vực sản xuất của cường quốc khu vực đồng euro đang cải thiện và PMI dịch vụ ở mức cao nhất trong 10 tháng.
EUR/USD mạnh lên đôi chút, giao dịch tại 1.1934.
VIX giảm xuống dưới mức 17.00 là điềm tốt cho cổ phiếu
VIX tăng tương đương khả năng thị trường chứng khoán giảm càng lớn và ngược lại.
Hợp đồng tương lai chứng khoán của Hoa Kỳ hiện vẫn đang tăng, hợp đồng tương lai của châu Âu cũng vậy.
Các hợp đồng tương lai đang báo hiệu một phiên thuận lợi tại Mỹ?
Các hợp đồng tương lai tại Mỹ đang được giao dịch ở mức cao hơn đáng kể sau khi thị trường chứng khoán ghi nhận đóng cửa tăng hai phiên liên tiếp. Riêng trong phiên thứ Ba, chỉ số Dow Jones tăng 68 điểm (+0.2%) lên 33,946, chỉ số S&P 500 tăng 22 điểm (0.5%) và chỉ còn cách đỉnh đúng 0.2%. Chỉ số Nasdaq hôm qua đã vượt trội hơn tất cả khi tăng 111.79 (0.8%) để lập đỉnh mới tại 14,253.
Đây là tín hiệu tích cực từ việc Fed muốn đối phó với lạm phát mà không muốn cắt giảm đi các gói kích thích. Trong buổi điều trần trước quốc hội, chủ tịch Jerome Powell cũng cam kết về mục tiêu khôi phục thị trường lao động một cách rộng rãi và toàn diện, và ngân hàng trung ương sẽ không tăng lãi suất chỉ với lo ngại lạm phát.
GBP/USD vẫn bị "mắc kẹt" ở mức cao nhất trong nhiều tháng trước thềm dữ liệu PMI của Vương quốc Anh
Đồng đô la Mỹ tăng giá tiếp tục gây áp lực lên GBP/USD. Hiện tại, cặp tiền đang được giao dịch tại mức 1.3931 sau khi giảm 0.12% trong ngày. Cụ thể, chỉ số DXY đã tăng 0.11% lên 91.85 trong khi lợi suất TPCP tiếp tục giảm tại 1.46%. Mặt khác, đồng bảng Anh vẫn không mấy phản hồi với thông báo tích cực cho biết lệnh hạn chế có thể sớm được nới lỏng và số lượng đơn đặt hàng công nghiệp đã tăng cao hơn kỳ vọng.
Hiện tại, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ dữ liệu PMI của Anh và Mỹ để có thêm chất xúc tác giúp xác đinh xu hướng cặp tỷ giá
Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc cam kết các điều kiện tài chính nới lỏng vẫn được duy trì, AUD/USD có phản ứng ra sao?
Luci Ellis, Trợ lý Thống đốc (Kinh tế) của Ngân hàng Dự trữ Úc, cho biết hội đồng thống đốc vẫn cam kết "duy trì các điều kiện tiền tệ nới lỏng" trong bài phát biểu dự kiến của bà tại Ai Group Business Lunch vào thứ Tư. Ông cũng cho biết, sự phục hồi của Úc đã vượt quá mọi mong đợi ngay cả trước khi triển khai vắc xin; tuy nhiên, việc đóng cửa biên giới đã đặt ra những thách thức trong một số bộ phận của nền kinh tế nhưng không cản trở sự phục hồi. Về vấn đề nguồn cung, ông thừa nhận rằng rất khó để xác định vấn đề tắc nghẽn nguồn cung sẽ kéo dài trong bao lâu.
AUD/USD không có phản ứng trước phát biểu trên. Hiện cặp tiền đang được giao dịch tại 0.7543 sau khi giảm 0.14% trong ngày
Vắc xin AstraZeneca có hiệu quả chống lại các biến thể mới của vi-rút Covid-19
Tuần trước, một phân tích của Tổ chức Y tế Công cộng Anh (PHE) cho thấy vắc xin do Pfizer Inc (PFE.N) và AstraZeneca sản xuất có khả năng chống lại biến thể vi-rút Delta hơn 90%
Công ty cho biết kết quả nghiên cứu mới nhất của Oxford được xây dựng dựa trên phân tích gần đây của PHE.
Dường như đây sẽ là tin vui đối với các nước đang phải đấu tranh với số ca nhiễm đang gia tăng do biến thể mới khó lường, cụ thể là vương quốc Anh - quốc gia phải trì hoãn thời gian tái mở cửa dự kiến do chủng mới này
5 yếu tố giúp giá dầu thô có thể đạt $100 trong năm nay!
Ba yếu tố nhu cầu:
- Sự dồn nén nhu cầu di chuyển, nghỉ lễ sau các lệnh phong toả và hạn chế
- Nhu cầu sử dụng ô tô cá nhân tăng lên do số người sử dụng phương tiện giao thông công cộng giảm
- Xu hướng làm việc từ xa có thể tiêu tốn nhiều quãng đường di chuyển hơn khi xu hướng làm việc tại nhà đang dần chuyển sang làm việc trong xe
Hai yếu tố cung cấp:
- Áp lực chính sách của chính phủ Hoa Kỳ và trên toàn thế giới nhằm hạn chế đầu tư để đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris và hạn chế phát thải CO2
- Ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn đến ESG
Đồng USD tăng trên diện rộng ngay trong phiên châu Á
Đồng tiền mạnh nhất phiên hôm qua là Kiwi hôm nay lại là đồng yếu nhất khi giảm 0.25% xuống sát 0.70.
Thặng dư thương mại tại Úc tăng cao kỷ lục
Trong tháng 5, thặng dư thương mại tại Úc đã tăng lên mức cao kỷ lục 13.3 tỷ AUD, khi xuất khẩu tăng 11% và nhập khẩu tăng 1% so với tháng trước. Riêng quặng sắt, xuất khẩu tăng 18%.
Bitcoin hồi phục mạnh mẽ lên trên $34,000
Trong phiên sáng nay, Bitcoin đã hồi phục trở lại mức trên $34,000 sau khi bị bán tháo vào phiên hôm trước.
COVID-19 bùng phát trở lại tại Sydney
Số ca nhiễm COVID-19 tại Sydney hôm qua là 13 người, tăng vọt sau nhiều ngày không có dịch. Hôm nay bang này ghi nhận thêm 10 ca nhiễm mới, và có thể các biện pháp hạn chế sẽ được áp dụng.
Tóm tắt nội dung phiên điều trần của chủ tịch Powell
Chủ tịch Fed đã phát biểu trong phiên điều trần:
- Fed sẽ không tăng lãi suất sớm, khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao.
- Tự tin rằng lạm phát chỉ là tạm thời, tuy vậy sẽ không chấp nhận mức lạm phát vượt 5%.
- Để khôi phục thị trường việc làm cần một chặng đường dài.
- Tin tưởng chính sách kích thích tài khóa của Biden đang hoạt động hiệu quả.
Như vậy có thể thấy, Powell đã "quay xe" sau khi cuộc họp FOMC phát ra tín hiệu hawkish.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 22/06: DXY hạ màn giảm điểm khi chủ tịch Powell bất ngờ dovish trong phiên điều trần!
Phiên điều trần của chủ tịch Fed Powell trước Quốc hội đã khiến thị trường bất ngờ. Mặc dù các quan chức FOMC đã bày tỏ mong muốn tăng lãi suất sớm vào năm 2022 nhưng có lẽ Ngài Chủ tịch là một trong số những người dovish nhất. Ông cho rằng, ông không muốn tăng lãi suất bởi thị trường việc làm vẫn còn nhiều khó khăn, và nhấn mạnh lạm phát chỉ là tạm thời. Đồng thời trước đó, bà Mary Daly, một thành viên FOMC lại cho rằng Fed chưa thảo luận gì về vấn đề tăng lãi suất. Điều này đã khiến chỉ số đồng Dollar DXY quay đầu giảm xuống 91.71 sau khi chạm mức cao nhất phiên tại 92.14. EUR/USD tăng 0.17% lên 1.1937 còn GBP/USD tăng 0.09% lên 1.3945. Kiwi là đồng tiền mạnh nhất nhóm G-7 và đã lấy lại mốc 0.70 trong phiên hôm qua. Một điều lạ lẫm không kém là USD/JPY lại không đi cùng xu hướng với USD, khi tăng 0.28% lên 110.61, và cũng không đi cùng chiều với lợi suất tại Mỹ (giảm 2.4 điểm cơ bản).
Theo lời của chủ tịch Fed, chính sách nới lỏng được kéo dài sẽ củng cố tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này khiến các chỉ số chứng khoán được hưởng lợi. Dow Jones tăng 0.20%, S&P 500 tăng 0.51% và Nasdaq tăng 0.79%.
Vàng giảm xuống $1,779/oz, xu hướng của vàng cũng chẳng giống sách giáo khoa khi USD và lợi suất cùng giảm. Giá dầu giảm về $72.85/thùng khi Nga và OPEC cho biết sẽ thảo luận về việc nới lỏng nguồn cung trong cuộc họp sắp tới.
Ở một diễn biến khác, Bitcoin lần đầu tiên kể từ đầu năm nay bị bán tháo xuống $28,600, trước khi hồi phục vào cuối phiên lên $32,545.
Phiên châu Âu kết thúc, các chỉ số chứng khoán đóng cửa ra sao?
Chứng khoán châu Âu hôm nay ghi nhận kết quả trái chiều:
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.5%
- Chỉ số DAX tăng 0.3%
- Chỉ số CAC tăng 0.3%
- Chỉ số FTSE MIB giảm 0.2%
- Chỉ số Ibex không thay đổi nhiều
Bitcoin hồi phục mạnh mẽ, vượt lại $31,000
Trước áp lực từ phía Trung Quốc, đồng tiền ảo lớn nhất đã giảm xuống dưới $30,000 trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, đến giờ, Bitcoin đang bật lại mạnh mẽ và đã quay trở lại mốc $31,000.
USDJPY vượt 110.70
Trong ngày đồng đô la khôi phục lại sức mạnh, USDJPY củng cố đà tăng và đã lập đỉnh mới trong ngày tại 110.75. Hiện tại cặp tiền vẫn vững trên mức 110.70. Mục tiêu tiếp theo cho USDJPY sẽ là đỉnh tháng Sáu tại 110.818, và cao hơn nữa là đỉnh năm 2021 tại 110.96.
Hiện tại, USDJPY đang được giao dịch quanh mức 110.73.