EUR/USD tăng trên 1.10 lần đầu tiên kể từ ngày 1/1
Mặc dù có sự khác biệt lãi suất giữa ECB và Fed, sự biến động của cặp tiền này chủ yếu được thúc đẩy bởi hành động của các nhà đầu tư đang phải mua lại EUR sau khi đã bán khống.
AUD/USD phục hồi trở lại
AUD/USD đang cho thấy một số dấu hiệu tích cực khi phục hồi lên hơn 100 pip so với mức thấp nhất trong ngày.
Có dấu hiệu cho thấy một số nhà đầu tư lớn đã bắt đầu mua vào. Thị trường đang phải đối mặt với các vấn đề như việc giải chấp quyền chọn (các nhà đầu tư phải bán tài sản để đáp ứng các yêu cầu ký quỹ), sự lo lắng từ các nhà đầu tư, và các yêu cầu ký quỹ từ các tổ chức tài chính. Những yếu tố này có thể tạo ra áp lực và biến động trên thị trường. Mặc dù có những khó khăn hiện tại, nền kinh tế Mỹ không có dấu hiệu sụp đổ nghiêm trọng. Thêm vào đó, Fed có khả năng sẽ can thiệp hoặc thực hiện các biện pháp hỗ trợ để ổn định thị trường khi cần thiết.
Đường cong lợi suất trái phiếu 2 năm - 10 năm của Mỹ dốc lên trở lại lần đầu tiên sau hai năm
Đường cong lợi suất trái phiếu 2 năm - 10 năm thường dự đoán suy thoái kinh tế Mỹ kể từ năm 1955. Tuy nhiên, không phải khi đường cong này đảo ngược thì kinh tế suy thoái, mà là khi đường cong ngừng đảo ngược và dốc lên trở lại.
Sự đảo ngược của đường cong lợi suất là một dấu hiệu cảnh báo sớm về suy thoái kinh tế, và khi đường cong này dốc lên trở lại, suy thoái có thể đã thực sự đến.
Ngoài độ dốc của đường cong, lợi suất trái phiếu 2 năm của Mỹ đã giảm 20 điểm cơ bản xuống mức 3.66%. Điều này cho thấy có khả năng nền kinh tế đang gặp rắc rối nghiêm trọng và cần đến các biện pháp kích thích từ ngân hàng trung ương.
Chủ tịch Fed Chicago: Số liệu việc làm yếu hơn nhưng chưa phải là suy thoái
- Chúng ta phải cẩn thận một chút khi kết luận về báo cáo việc làm
Cho đến nay, các bình luận của ông tập trung vào dữ liệu kinh tế, chứ không phải sự hỗn loạn trên thị trường.
- Fed cần phải có tầm nhìn xa trong việc thiết lập chính sách
- Nếu xét đến các hoạt động mua sắm trong nước, GDP tương đối mạnh hơn chúng ta mong đợi
- Chúng ta sẽ có rất nhiều thông tin từ bây giờ đến cuộc họp tiếp theo
- Thị trường tài chính có thể biến động mạnh mẽ và thất thường, trong khi Fed phải hành động một cách chậm rãi và ổn định hơn
- Khi được hỏi về việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp, ông cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra dựa trên sự đồng thuận của toàn bộ các thành viên trong ủy ban
- Fed luôn sẵn sàng xem xét tất cả các tùy chọn và phương án có thể để phản ứng với các điều kiện kinh tế hiện tại
- Nếu nền kinh tế xấu đi, chúng tôi sẽ khắc phục
- Nếu dữ liệu việc làm cho thấy xu hướng trong dài hạn, thì chúng tôi sẽ đưa ra những hành động phù hợp
Giá vàng thường tăng khi tình hình kinh tế xấu đi, nhưng không phải khi tình hình thực sự tồi tệ
Vàng đã giữ vững trong suốt phiên giao dịch châu Á và vào châu Âu nhưng giờ đã đột ngột giảm. Hiện tại, giá vàng đã giảm 76 USD xuống còn 2366 USD/oz. Bạc giảm 7%.
Loại hành động giá này là điển hình đối với vàng vì tài sản này là nơi trú ẩn an toàn tuyệt vời cho đến khi mọi thứ trở nên thực sự tồi tệ. Vào thời điểm đó, mọi người đang bán mọi thứ và tìm kiếm thanh khoản ở mọi nơi.
Vàng vẫn được chứng minh là một kho lưu trữ giá trị tốt hơn nhiều so với hầu hết mọi thứ, đặc biệt là tiền điện tử, nhưng nếu giá vàng không giữ được mức 2350 USD, thì hãy tìm cách thanh lý thêm.
Vàng sẽ tiếp tục được mua vào nhiều hơn khi thị trường ổn định và Fed bắt đầu thực hiện cắt giảm lãi suất.
Tại sao thị trường Canada sẽ không bị ảnh hưởng vào hôm nay?
Cổ phiếu Nhật Bản đã giảm 12% vào ngày hôm nay, hợp đồng tương lai Nasdaq đã giảm hơn 5%.
Một quốc gia sẽ không bị biến động là Canada, vì thị trường nước này sẽ đóng cửa vào hôm nay. Thật không may cho Canada, thị trường sẽ mở cửa vào ngày mai.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Bắt đầu tuần mới với đà bán tháo trên diện rộng
Tin tức chính:
- Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trước giờ mở phiên
- Chỉ số Nikkei của Nhật Bản sụt giảm mạnh 12% xuống mức đáy kể từ tháng 11 năm ngoái
- Cập nhật kỳ vọng về lãi suất điều hành của các NHTW lớn
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki từ chối bình luận về việc liệu biến động đồng Yên hiện tại có quá mức hay không
- Sentix: Chỉ số phản ánh niềm tin của nhà đầu tư tại Eurozone thấp hơn dự báo vào tháng 8
- HCOB: PMI dịch vụ tháng 7 tại Eurozone giảm xuống như dự báo
- PMI dịch vụ cuối cùng của Khu vực đồng euro tháng 7 là 51,9 so với 51,9 dự kiến
- PMI dịch vụ cuối cùng của Vương quốc Anh tháng 7 là 52,5 so với 52,4 dự kiến
Thị trường:
- JPY dẫn đầu đà tăng, AUD suy yếu nhất trong ngày
- Chứng khoán châu Âu giảm 3% trên diện rộng; HĐTL S&P 500 giảm 3.2%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 3.719%
- Vàng giảm 2.4% xuống $2,384
- Dầu thô WTI giảm 1.9% xuống $72.13
- Bitcoin giảm 11.5% xuống $51,445
Đây là một ngày đầy khó khăn cho nhà đầu tư khi chứng kiến một cuộc tháo chạy trên toàn bộ thị trường. Việc loại bỏ các giao dịch mang tính đầu cơ tiếp tục diễn ra với việc đồng JPY tăng giá mạnh trở lại, kéo Nikkei xuống mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1987. USD/JPY có lúc đã giảm 470 pip xuống 141.70 trước khi giữ quanh mức 142.80 ở thời điểm
Đồng tiền được hưởng lợi khác là CHF. EUR/CHF đã nhanh chóng phá vỡ mức đáy cuối tháng 12 dưới 0.9300 trước khi đi ngang quanh mức đó hiện tại, giảm 0,5% trong ngày. Trong khi đó USD/CHF giảm xuống 0.8500, mức đáy tháng 1
Đồng USD biến động trái chiều, mất giá so với EUR, JPY và CHF trong khi tăng giá so với GBP, AUD, NZD. Bên cạnh đó, trái phiếu là tài sản duy nhất được mua vào với lợi suất trái phiếu 10 năm ở Hoa Kỳ tiếp tục giảm khi đường cong lợi suất đảo ngược đang đến gần điểm kết thúc.
Đối với chứng khoán, áp lực bán diễn ra liên từ tư phiên châu Á sang châu Âu trước khi đi ngang. HĐTL S&P 500 trở lại gần mức đáy cũ hiện tại. Cổ phiếu công nghệ đang chịu gánh nặng áp lực, với hợp đồng tương lai Nasdaq giảm gần 5% nhưng trước đó còn tồi tệ hơn nhiều.
Vàng giảm hơn 2% xuống dưới $2,400 trong khi bạc giảm gần 7%, giảm về mức $26.62, mức thấp nhất kể từ tháng 5.
Nỗi đau ở khắp mọi nơi trong ngày hôm nay và không biết bao giờ mới kết thúc. Hãy cẩn thận và quản lý vị thế thật tốt bởi Đây không phải là lúc để "bắt dao rơi". Chỉ cần nhớ rằng không giao dịch cũng là một vị thế.
Các sản phẩm tiền điện tử bị bán tháo trong bối cảnh ảm đạm của thị trường chung
Theo báo cáo mới nhất từ CoinShares, tài sản tiền điện tử đã bị bán ròng mạnh mẽ trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ và những lo ngại về địa chính trị. Trong giai đoạn từ ngày 28/07 đến ngày 03/08, các sản phẩm đầu tư tài sản kỹ thuật số đã ghi nhận dòng tiền bán ra lần đầu tiên sau bốn tuần, với khối lượng bán ròng là 528 triệu USD.
Là tài sản tiền điện tử lớn nhất thị trường, Bitcoin đã bị bán ròng 400 triệu USD. Trong khi đó, Ethereum, đồng tiền điện tử lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường, đã ghi nhận dòng tiền chảy ra trị giá 146.3 triệu USD vào tuần trước.
Dòng tiền của các tài sản tiền điện tử trong tuần qua (Nguồn: CoinShares)
Vì phân tích của CoinShares được công bố theo tuần từ ngày 28/07 đến ngày 03/08, nên nó không bao gồm đợt sụt giảm mạnh gần đây trên nhiều thị trường vào ngày 04/08 và 05/08
Sau khi thị trường giảm mạnh 290,000 nhà giao dịch đã bị thanh lý vị thế trong 24 giờ qua, với tổng số tiền lên tới là 1.1 tỷ USD, dữ liệu của CoinGlass cho biết.
Trong khi những người ủng hộ như Joseph Young cho rằng “đáy đang đến gần”, thì một số nhà phân tích lại kém lạc quan hơn về triển vọng của BTC. “Chúng tôi dự đoán đường hỗ trợ ở mức $55,000 sẽ bị phá vỡ, có khả năng đẩy giá xuống mức $42,000” CEO 10x Research, Markus Thielen, đã viết trong bản cập nhật thị trường mới nhất
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trước giờ mở phiên
Cập nhật tình hình thị trường:
- HĐTL S&P 500 giảm 3.0%
- HĐTL Nasdaq giảm 4.6%
- HĐTL Dow Jones giảm 2.1%
- HĐTL Russell 2000 giảm 5.3%
Có thời điểm, HĐTL Nasdaq đã giảm hơn 6%, vì vậy ít nhất là đà bán tháo cổ phiếu công nghệ đã không trở nên tồi tệ hơn. Thị trường đang ở chế độ "chạy trốn tìm nơi trú ẩn an toàn" với việc các nhà giao dịch săn lùng các tài sản trú ẩn. Trái phiếu đang được mua vào cùng với đồng CHF và JPY cũng vậy.
Sự biến động đã trở lại một cách mạnh mẽ
Biểu đồ tuần của chỉ số biến động CBOE (VIX)
Chỉ số VIX đã tăng hơn gấp đôi giá trị trong ngày hôm nay, tăng lên chạm mốc 50.00. Đó là mức cao nhất kể từ đại dịch và đây là mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2018, khi có toàn bộ sự hỗn loạn liên quan đến việc thị trường bán tháo trong bối cảnh thị trường trái phiếu lao dốc vào thời điểm đó.
Mức tăng mạnh mẽ ở trên cho thấy sự sợ hãi và lo lắng đang bao trùm thị trường ngay bây giờ. Trước đó, VIX đã chạm mức thấp nhất kể từ trước đại dịch khi các nhà đầu tư cảm thấy khá tự tin về tâm lý thị trường.
Điều này có nghĩa là chúng ta có thể sẽ thấy một con đường gập ghềnh hơn đối với thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Chắc chắn sẽ không còn là con đường trải hoa hồng như trong bảy tháng đầu năm nay.
17% vốn hóa của thị trường tiền điện tử bị thổi bay trong ngày hôm nay
Giá Bitcoin đã phá vỡ ngưỡng $50,000 lần đầu tiên kể từ tháng 2, chạm mức đáy trong ngày là $49,351. Khi sự thống trị của BTC đạt 58% trong bối cảnh thị trường altcoin và thị trường chứng khoán sụp đổ, hơn 17% tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã bị xóa sổ.
Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử hiện ở mức 1,760 tỷ USD.
Hơn 600 triệu USD vị thế long bị thanh lý
Đà giảm giá Bitcoin đã dẫn đến việc 600 triệu USD vị thế long đã bị thanh lý. Etherem cũng bị ảnh hưởng khi mất gần 20% giá trị chỉ trong hai giờ.
Sự sụt giảm ba ngày lớn nhất của thị trường tiền điện tử trong một năm
Kể từ ngày 02/08, thị trường tiền điện tử đã ghi nhận đợt bán tháo đáng kể nhất trong gần một năm, mất hơn 500 tỷ USD khi hiệu suất của chỉ số chứng khoán S&P 500 giảm hơn 4% trong cùng thời điểm.
Với những lo ngại về suy thoái kinh tế, dữ liệu việc làm suy yếu ở Hoa Kỳ và tăng trưởng chậm chạp trong số các cổ phiếu công nghệ hàng đầu, sự sụp đổ của thị trường có thể chỉ mới bắt đầu.
Chỉ số Sợ hãi & Tham lam của Tiền điện tử hiện ở mức 26, tức ngưỡng “Sợ hãi”.
Cập nhật kỳ vọng về lãi suất điều hành của các NHTW lớn
Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của thị trường vào cuối năm:
- Fed: 1.25% (96% khả năng cắt giảm 0.5% tại cuộc họp sắp tới)
- ECB: 0.75% (97% khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- BoE: 0.53% (57% khả năng không thay đổi lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- BoC: 0.8% (77% khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- RBA: 0.46% (84% khả năng không thay đổi lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- RBNZ: 0.63% (64% khả năng không thay đổi lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- SNB: 0.48% (90% khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
Kỳ vọng tăng lãi suất vào cuối năm:
-
BoJ: 0.03% (98% khả năng không thay đổi lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
Đây là một bản cập nhật đặc biệt vì mọi thứ đang thay đổi rất nhanh chóng và mọi thứ đều phụ thuộc vào những diễn biến tiếp theo.
HCOB: Lĩnh vực dịch vụ tại Pháp tăng trưởng trở lại trong tháng 7
- PMI dịch vụ: 50.1 (dự báo: 50.7, trước đó: 49.6)
- PMI toàn phần: 49.1 (trước đó: 48.8)
HCOB: PMI dịch vụ tháng 7 tại Ý thấp hơn dự báo
- PMI dịch vụ: 51.7 (dự báo: 52.9, trước đó: 53.7)
- PMI toàn phần: 50.3 (trước đó: 51.3)
Ngành dịch vụ vẫn là động lực chính của nền kinh tế Ý, nhưng chỉ số PMI Dịch vụ HCOB Italy giảm xuống 51.7 vào tháng 7 và ghi nhận mức tăng trưởng yếu nhất kể từ tháng 1/2024.
- Các nhà cung cấp dịch vụ phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng mạnh, vượt qua mức tăng giá đầu ra, phản ánh chi phí lao động, nhiên liệu và vật liệu cao hơn.
- Xu hướng tăng trưởng đơn đặt hàng chậm lại so với các tháng trước trong năm, đặc biệt rõ rệt trong kinh doanh quốc tế.
- Triển vọng sản lượng tương lai giảm đáng kể dưới mức trung bình lịch sử, mặc dù tăng trưởng việc làm vẫn mạnh.
- Căng thẳng leo thang ở Trung Đông là yếu tố quan trọng cần theo dõi, ảnh hưởng đến kỳ vọng và đánh giá của các nhà tham gia thị trường.
HCOB: PMI dịch vụ tháng 7 tại Tây Ban Nha thấp hơn dự báo
- PMI dịch vụ: 53.9 (dự báo: 56, trước đó: 56.8)
- PMI toàn phần: 53.4 (trước đó: 55.8)
Dữ liệu này không đủ quan trọng để xoa dịu nỗi lo của thị trường trong ngày. Nền kinh tế khu vực đồng Euro được dự báo sẽ chững lại khi bắt đầu quý III và điều này có thể tạo áp lực khiến ECB phải cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Hiện tại, thị trường lãi suất đã định giá đầy đủ về việc cắt giảm lãi suất 25bp vào tháng 9, với xác suất cắt giảm 50bp thậm chí chạm mức 62% vào đầu ngày.
Lịch kinh tế trong ngày có gì đáng chú ý?
Hôm nay thật là một ngày khốc liệt trên thị trường. Về mặt dữ liệu, lịch kinh tế đầu phiên Âu xoay quanh loạt báo cáo PMI dịch vụ chính thức tại một số nước ở châu Âu và khu vực đồng tiền chung Euro. Sang đến phiên Mỹ, thị trường sẽ đón nhận dữ liệu PMI dịch vụ ISM của Hoa Kỳ trong tháng 8.
Các nhà đầu tư dường như sẽ không quan tâm nhiều đến luồng dữ liệu hôm nay mà chủ yếu tập trung vào dòng tiền, bên cạnh đó là bài phát biểu của một số quan chức Fed là Goolsbee và Daly.
Fed thường để một trong 3 thành viên chủ chốt của FOMC là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Phủ tịch Fed New York lên trấn an và định hướng thị trường, nhưng nhiều người cho rằng những động thái gần đây chưa đủ đáng sợ để họ phải lên tiếng.
Vấn đề là thị trường có thể sẽ không thích các bình luận trung lập từ các quan chức của Fed lúc này, thay và đó họ sẽ muốn nhận được những tín hiệu cam kết về việc sớm cắt giảm lãi suất.
BTC hướng tới mốc 50,000 USD sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2
Bitcoin đã một một "màn trình diễn" tệ hại kể từ cuối tuần khi giảm vượt mốc 60,000 USD vào hôm qua và hiện có nguy cơ phá qua mốc 50,000 USD vào hôm nay. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 2, BTC quay lại kiểm tra mốc kỹ thuật quan trong này. Đợt bán tháo diễn ra trong bối cảnh các trader đang "tháo chạy" khỏi các tài sản rủi ro và tìm đến nhóm tài sản trú ẩn trên khắp các thị trường.
Ether cũng đã giảm tới 16% trong ngày, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 là 2,239 USD.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục giảm xuống còn 3.70%
Giá thầu trái phiếu đã không ngừng tăng kể từ tuần trước. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng là một trong những yếu tố chính đang gây áp lực lên cặp USD/JPY.
Mặt khác, các nhà giao dịch hiện đang dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 128bps trong ba cuộc họp tiếp theo. Cụ thể, các nhà giao dịch dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50bps 2 đợt liên tiếp vào tháng 9 và tháng 11 sắp tới.
Hợp đồng tương lai chứng khoán của Hoa Kỳ tiếp tục lao dốc trước phiên Âu
Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện giảm 3% trong phiên, hợp đồng tương lai Nasdaq mất khoảng 6%. Trong khi đó, hợp đồng tương lai Dow Jones chỉ giảm hơn 1%.
Chỉ số Nasdaq không chỉ break đường MA100 ngày (đường màu đỏ) sau đà giảm vào thứ Sáu mà còn chắc chắn đang giảm xuống dưới đường xu hướng (đường màu trắng) trong năm.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản sụt giảm mạnh 12% xuống mức đáy kể từ tháng 11 năm ngoái
Xét về mức giảm trong phiên, đây là con số kỷ lục của Nikkei. Con số này thậm chí còn vượt qua đà giảm của Black Monday năm 1987. Chắc chắn có rất nhiều nhà đầu tư bị call margin khi chỉ số này lao dốc trong ba phiên liên tiếp. Mặt khác, động thái này đã giúp củng cố đồng Yên.
Quyền chọn FX đáo hạn vào ngày 5/8 lúc 10 giờ sáng theo giờ New York
Không có đợt đáo hạn nào đáng lưu ý trong phiên, thị trường hiện đang bị chi phối bởi tâm lý nhiều hơn bất kỳ điều gì khác. Đặc biệt là cặp USD/JPY và USD/CHF khi chịu ảnh hưởng mạnh từ tâm lý e ngại rủi ro.
AUD/USD suy yếu trong bối cảnh thị trường ngày càng lo ngại về suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ
Đồng AUD mất giá so với đồng USD sau khi dữ liệu PMI của Ngân hàng Judo được công bố vào thứ Hai. Sự sụt giảm mạnh mẽ của các tài sản rủi ro là vì các ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách nhanh chóng và nỗi lo ngày càng tăng về một cuộc hạ cánh cứng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.
Ngoài ra, AUD chịu áp lực khi dữ liệu lạm phát quý 2 đã làm giảm kỳ vọng về đợt tăng lãi suất tiếp theo của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) tại cuộc họp chính sách vào thứ Ba. Thị trường ước tính RBA sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11, sớm hơn nhiều so với dự báo trước đó - vào tháng 4 năm sau. Những yếu tố này đang góp phần gây áp lực lên đồng AUD và làm suy yếu cặp AUD/USD.
Xu hướng giảm của cặp AUD/USD có thể được kiềm chế khi đồng USD mất giá sau dữ liệu thị trường lao động Mỹ ảm đạm được công bố vào thứ sáu. Điều này đã thúc đẩy kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Trong phiên Âu, dữ liệu PMI sẽ là tâm điểm chú ý. Ngoài ra, khảo sát Sentix cũng được công bố nhưng dự kiến không tác động nhiều đến thị trường.
- 14:15 - PMI tổng hợp, dịch vụ tháng 7 của Tây Ban Nha
- 14:45 - PMI tổng hợp, dịch vụ tháng 7 của Ý
- 14:50 - PMI tổng hợp, dịch vụ tháng 7 của Pháp
- 14:55 - PMI tổng hợp, dịch vụ tháng 7 của Đức
- 15:00 - PMI tổng hợp, dịch vụ tháng 7 của khu vực đồng tiền chung châu Âu
- 15:30 - PMI tổng hợp, dịch vụ tháng 7 của Anh
- 15:30 - Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Sentix tháng 8 của khu vực đồng tiền chung châu Âu
- 16:00 - Số liệu PPI tháng 6 của khu vực đồng tiền chung châu Âu
Chứng khoán châu Âu dự kiến mở cửa thấp hơn trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh
Chỉ số FTSE của Anh dự kiến mở cửa tăng 3 điểm lên mức 8,165 trong khi chỉ số DAX của Đức giảm 59 điểm xuống 17,591, chỉ số CAC 40 của Pháp mất 17 điểm còn 7,219 và chỉ số FTSE MIB của Ý giảm 139 điểm xuống còn 32,009, theo dữ liệu từ IG.
Sự khởi đầu không mấy lạc quan của các thị trường lớn tại châu Âu diễn ra trong bối cảnh biến động toàn cầu vẫn mạnh mẽ, hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ sụt giảm sau một tuần đầy biến động trên Phố Wall, thị trường châu Á - Thái Bình Dương cũng tiếp tục bị bán tháo.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản bốc hơi 8%, xóa sạch mức tăng trong năm
Chỉ trong ba phiên, chỉ số Nikkei đã xóa sạch mức tăng của cả năm( tính đến thời điểm hiện tại). Chỉ số này đạt mức đỉnh kỷ lục trên 42,000 cách đây chưa đầy bốn tuần.
Động thái bán tháo không chỉ diễn ra liên tục đối với thị trường Nhật Bản mà còn ở cả thị trường tương lai của Hoa Kỳ. Cổ phiếu công nghệ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt bán tháo. Hợp đồng tương lai S&P 500 mất 1.6% và hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 3.0%, hợp đồng tương lai Dow Jones cũng giảm 0.8% trong phiên.
USD/JPY tiếp tục lao dốc xuống dưới 143.00
Cặp tiền này đã giảm hơn 2% trong phiên, vừa chạm đáy tại 142.19. Điều này xảy ra khi Nikkei bốc hơi hơn 7%, hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 1.6% và hợp đồng tương lai Nasdaq mất 2.9% trong phiên.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ đang ở mức đáy kể từ tháng 7 năm ngoái - 3.76%. Lợi suất đã giảm hơn 50bps chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần. Và đó là một yếu tố góp phần thúc đẩy đà giảm của cặp USD/JPY.
Vào thời điểm hiện tại, mọi diễn biến đều phụ thuộc vào tâm lý trên thị trường.
Tuy nhiên, xét về mặt phân tích kỹ thuật, cặp USD/JPY có thể tiếp tục lao dốc xuống mức đáy vào cuối tháng 12 tại 140.25. Mức đó và mốc 140.00 sẽ là các mức quan trọng cần theo dõi khi các nhà giao dịch tiếp tục tiếp nhận tâm lý chung của thị trường để bắt đầu tuần mới.
Cập nhật thị trường phiên Á: USD/JPY tiệm cận 144.00, Bitcoin lao dốc xuống dưới 54,000 USD
Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đà bán tháo từ tuần trước, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu thương mại quan trọng từ Trung Quốc và Đài Loan trong tuần này, cũng như các quyết định của ngân hàng trung ương từ Úc và Ấn Độ.
- Thị trường Nhật Bản dẫn đầu mức lỗ trong khu vực khi Nikkei 225 và Topix giảm tới 7%. Các công ty giao dịch lớn như Mitsubishi, Sumitomo và Marubeni đều giảm khoảng 10%. Cả Nikkei và Topix đều đang tiến gần đến vùng quá bán khi đã giảm gần 20% so với mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 11 tháng 7. Đà lao dốc của Thứ Hai diễn ra sau sự sụp đổ vào Thứ Sáu khi Nikkei 225 và Topix lần lượt giảm hơn 5% và 6%. Chỉ số Topix đã ghi nhận ngày tồi tệ nhất trong tám năm, trong khi Nikkei ghi nhận ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
- Taiwan Weighted Index giảm gần 8%
- S&P/ASX 200 giảm 2.72%. RBA sẽ bắt đầu cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày vào thứ Hai. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35%, nhưng thị trường sẽ theo dõi tuyên bố chính sách tiền tệ để biết rõ liệu RBA có còn cân nhắc tăng lãi suất hay không.
- Kospi giảm 4.76%, trong khi Kosdaq giảm 4.63%.
- HangSeng giảm 0.82%
USD/JPY đã chạm mức đáy trong phiên, tiệm cận144.00. Các cặp tiền tệ khác giao dịch trong phạm vi hẹp.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục mạnh lên. Sức mạnh của đồng Yên đã tác động lan sang đồng Nhân dân tệ. Tỷ giá USD/CNH giao dịch dưới 7.12 trong phiên hôm nay, thấp hơn tỷ giá tham chiếu cho USD/CNY trong phiên và là mức đáy đối với cặp tiền này trong 7 tháng.
Căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục leo thang. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã chia sẻ vào Chủ Nhật rằng một cuộc tấn công của Iran và Hezbollah chống lại Israel có thể diễn ra sớm nhất là vào Thứ Hai. Tổng thống Hoa Kỳ Biden sẽ triệu tập một cuộc họp với nhóm an ninh quốc gia để thảo luận về các diễn biến ở Trung Đông vào chiều Thứ Hai, theo giờ Hoa Kỳ.
Giá vàng tăng nhẹ, hiện giao dịch trên 2450 USD/oz.
Tiền điện tử bị bán tháo mạnh, BTCUSD dao động dưới 54,000 trong phiên. Việc Bitcoin, Ether và các đồng tiền điện tử khác lao dốc bất ngờ hiện đã khiến hơn 740 triệu USD trong các vị thế đòn bẩy bị xóa sổ trên toàn thị trường tiền điện tử trong 24 giờ qua, với hơn 644 triệu USD trong các vị thế long có đòn bẩy bị thanh lý, theo dữ liệu của CoinGlass.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi: Giá cổ phiếu được xác định bởi nhiều yếu tố bao gồm tình hình kinh tế, hoạt động của công ty
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi cho biết:
- Sẽ không bình luận về các biến động tỷ giá hối đoái trong ngày
- Theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường với tinh thần cảnh giác cao độ
- Giá cổ phiếu được xác định bởi nhiều yếu tố bao gồm tình hình kinh tế, hoạt động của công ty
USDJPY giảm xuống gần 145.00
USD/JPY vẫn chịu áp lực bán mạnh gần 145.00 trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Hai, kéo dài đà giảm của thứ Sáu. Nỗi lo suy thoái gia tăng ở Hoa Kỳ và xung đột leo thang ở Trung Đông làm giảm khẩu vị rủi ro, tạo thêm động lực cho đà tăng của đồng Yên - đồng tiền trú ẩn.
Thị trường chờ đợi chỉ số PMI dịch vụ ISM của Hoa Kỳ.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á
Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đà bán tháo từ tuần trước, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu thương mại quan trọng từ Trung Quốc và Đài Loan trong tuần này, cũng như các quyết định của ngân hàng trung ương từ Úc và Ấn Độ.
- Thị trường Nhật Bản dẫn đầu mức lỗ trong khu vực khi Nikkei 225 và Topix giảm tới 7%. Các công ty giao dịch lớn như Mitsubishi, Sumitomo và Marubeni đều giảm khoảng 10%. Cả Nikkei và Topix đều đang tiến gần đến vùng quá bán khi đã giảm gần 20% so với mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 11 tháng 7. Đà lao dốc của Thứ Hai diễn ra sau sự sụp đổ vào Thứ Sáu khi Nikkei 225 và Topix lần lượt giảm hơn 5% và 6%. Chỉ số Topix đã ghi nhận ngày tồi tệ nhất trong tám năm, trong khi Nikkei ghi nhận ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
Khu vực dịch vụ của Trung Quốc đã mở rộng với tốc độ nhanh hơn vào tháng 7, với chỉ số PMI tăng lên 52.1 vào tháng 7, tăng từ mức 51.2 vào tháng 6.
Cuộc khảo sát của Caixin cho biết sự tăng tốc của tăng trưởng là do tăng trưởng kinh doanh mới nhanh hơn, "được hỗ trợ bởi những cải thiện bền vững về điều kiện nhu cầu cơ bản và việc mở rộng các dịch vụ cung cấp".
- Taiwan Weighted Index giảm gần 8%
- S&P/ASX 200 giảm 2.72%. RBA sẽ bắt đầu cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày vào thứ Hai. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35%, nhưng thị trường sẽ theo dõi tuyên bố chính sách tiền tệ để biết rõ liệu RBA có còn cân nhắc tăng lãi suất hay không.
- Kospi giảm 4.76%, trong khi Kosdaq giảm 4.63%.
- HangSeng giảm 0.82%
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1345
- Dự kiến: 7.1912
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2000
- PBOC bơm 0.67 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.7%
- 302 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
- Một khoản rút ròng tương đương 301 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
Vàng tăng trở lại ngưỡng $2,440
Vàng giảm hơn 0.7% xuống dưới $2,415 đầu phiên Á trước khi tăng trở lại ngưỡng $2,440 ở thời điểm hiện tại
Bitcoin giảm xuống dưới 53,000 USD, 600 triệu USD trong các vị thế long có đòn bẩy bị xóa sổ
BTC giảm 10% từ 58,350 USD xuống mức đáy ở 52,500 USD trong vòng chưa đầy hai giờ vào ngày 5 tháng 8. BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại 54,648 USD tại thời điểm hiện tại.
Việc Bitcoin, Ether và các đồng tiền điện tử khác lao dốc bất ngờ hiện đã khiến hơn 740 triệu USD trong các vị thế đòn bẩy bị xóa sổ trên toàn thị trường tiền điện tử trong 24 giờ qua, với hơn 644 triệu USD trong các vị thế long có đòn bẩy bị thanh lý, theo dữ liệu của CoinGlass.
PMI Caixin Trung Quốc tháng 7 có gì đáng chú ý?
- PMI dịch vụ Caixin Trung Quốc tháng 7: 52.1 - kéo dài chuỗi tăng trưởng lên 19 tháng liên tiếp
- Dự kiến: 51.4
- Trước đó: 51.2
Báo cáo chỉ ra rằng:
- Tăng trưởng doanh nghiệp mới tăng tốc với tốc độ vững chắc
- Tăng trưởng việc làm nhanh nhất trong gần một năm
- Giá cả không đổi mặc dù chi phí đầu vào tăng
- Chỉ số PMI tổng hợp giảm xuống 51.2 từ 52.8, mức thấp nhất trong 9 tháng
- Ngành sản xuất phải đối mặt với áp lực lớn hơn dịch vụ
Biên bản cuộc họp tháng 6 của BoJ có gì đáng chú ý?
Biên bản cuộc họp tháng 6 của BoJ:
- Một số thành viên Hội đồng Thống đốc cho biết giá nhập khẩu tăng do đồng yên gần đây giảm, tạo ra rủi ro lạm phát tăng
- Một thành viên cho biết lạm phát do chi phí đẩy có thể làm tăng lạm phát cơ bản nếu dẫn đến kỳ vọng lạm phát cao hơn, tăng lương
- Một thành viên cho biết chi phí lao động cao hơn có thể làm tăng lạm phát tiêu dùng
- Một thành viên cho biết BoJ có thể cần xem xét điều chỉnh mức độ nới lỏng tiền tệ vì lạm phát có thể vượt quá do áp lực chi phí đẩy
- Một thành viên cho biết BoJ phải tăng lãi suất vào thời điểm thích hợp mà không chậm trễ
- Một thành viên cho biết việc tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau khi lạm phát cho thấy sự phục hồi rõ ràng, dữ liệu xác nhận kỳ vọng lạm phát tăng cao
- Các thành viên đồng ý rằng đồng yên yếu gần đây đẩy lạm phát lên, đảm bảo sự cảnh giác trong việc định hướng chính sách tiền tệ
- Một thành viên cho biết chính sách tiền tệ của BoJ không nên bị ảnh hưởng bởi các biến động tỷ giá hối đoái ngắn hạn
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 02.08: Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ lao dốc khi báo cáo việc làm yếu làm dấy lên nỗi lo ngại mới rằng suy thoái kinh tế có thể xảy ra
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi một báo cáo việc làm đáng thất vọng thúc đẩy các nhà đầu tư lo ngại rằng Fed đã mắc sai lầm vào tuần trước khi giữ nguyên lãi suất và nền kinh tế đang suy thoái. Cục Thống kê Lao động cho biết bảng lương phi nông nghiệp đã tăng 114,000 vào tháng trước sau khi điều chỉnh giảm so với hai tháng trước đó. Thu nhập trung bình theo giờ cũng thấp hơn dự báo. Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng trong tháng thứ tư liên tiếp lên 4.3% - mức đỉnh trong gần 3 năm. Vào thứ Sáu, Nasdaq ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp khi đã giảm hơn 10% so với mức kỷ lục được thiết lập vào tháng trước. S&P 500 cũng ghi nhận tuần thứ ba liên tiếp chìm trong sắc đỏ, giảm 2% trong tuần và giảm 5.7% so với mức đỉnh mọi thời đại. Dow Jones chấm dứt chuỗi bốn tuần tăng điểm, giảm 2% trong tuần và giảm 3.9% với mức đỉnh mọi thời đại.
- Dow Jones: -1.51%
- S&P 500: -1.84%
- Nasdaq: -2.43%
Trên thị trường FX, USD yếu nhất, JPY mạnh nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY giảm 1.08% xuống 103.20. USDJPY giảm 1.91%, đóng cửa tại 146.42. Thị trường chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6 của BoJ được công bố vào thứ Hai. EURUSD tăng 1.11% lên 1.0910. USDCHF giảm 1.91% xuống 0.8565.
- DXY: -1.08%
- EURUSD +1.11%
- GBPUSD +0.49%
- AUDUSD +0.12%
- NZDUSD +0.11%
- USDJPY -1.91%
- USDCHF -1.85%
- USDCAD -0.04%
Vàng giảm 0.16% xuống $2,442. Bitcoin giảm hơn 4% xuống $58,200. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm từ 3.941% xuống mức đáy trong ngày ở 3.787%, trước khi điều chỉnh nhẹ và đóng cửa ở 3.797%. Trong tuần, lợi suất trái phiếu 10 năm đã giảm 39.4 bps. Đây là mức giảm lớn nhất trong 1 tuần kể từ tháng 7 năm 2011 khi lợi suất giảm 54 bps. Dầu thô WTI giảm mạnh vào thứ Sáu sau khi một báo cáo việc làm yếu kém làm dấy lên nỗi lo ngại mới rằng suy thoái kinh tế có thể sắp xảy ra. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI đáo hạn tháng 9 giảm $2.79, hay 3.66%, xuống $76.81/ thùng. Hợp đồng tương lai dầu thô Brent đáo hạn tháng 10 giảm $2.71, hay 3.41%, xuống $76.81/ thùng. Dầu thô WTI giảm 4.7% trong tuần, trong khi dầu thô Brent giảm 5.3% mặc dù căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Cập nhật phiên Mỹ: Cổ phiếu Mỹ kéo dài đà giảm sau dữ liệu NFP
Những dữ liệu đáng chú ý trong ngày hôm nay
- Bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 của Mỹ thấp hơn nhiều so với dự báo
- Tỷ lệ thất nghiệp 4.3%, cao hơn so với dự kiến 4.1%
Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ khi lo ngại suy thoái kinh tế:
- Chỉ số Dow Jones giảm 2.35% xuống 39401
- Chỉ số S&P 500 giảm 2.55% xuống 5307
- Chỉ số Nasdaq giảm 2.92% xuống 16689
- Chỉ số Russell 200 giảm 4.08% xuống 2,096
Lợi suất TPCP Mỹ giảm mạnh:
Chỉ số DXY giảm 1.20% xuống 103.16.
Giá vàng tăng ngay sau dữ liệu NFP tuy nhiên đang giảm mạnh, XAU/USD giảm 0.90% xuống 2,424 USD/oz.
Dầu WTI giảm 3.72% xuống 73.47 USD/thùng.
BTCUSD giảm 3.84% xuống 62,791 USD
Citigroup: Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 bps vào tháng 9 và tháng 11
Citigroup dự đoán Fed sẽ tung ra đòn mạnh trong thời gian tới.
Các nhà kinh tế tại Citigroup hiện đang dự báo Fed sẽ cắt giảm 50 bps lãi suất vào tháng 9 và một lần nữa vào tháng 11.
Có khả năng lợi suất trái phiếu kho bạc sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Goldman Sachs: Fed sẽ cắt giảm lãi suất ba lần liên tiếp trong năm nay
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs hiện thấy Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps tại cả ba cuộc họp còn lại trong năm nay. Trước đó, họ dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất hai lần.
"Báo cáo hôm nay cho thấy tình hình thị trường lao động đang hạ nhiệt quá mức", Goldman viết.
Ngoài ra, các nhà kinh tế tại đó cho rằng có khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50 bps vào tháng 9 nếu báo cáo việc làm tháng 8 tiếp tục yếu.
Từ ghi chú:
"Bảng lương phi nông nghiệp tăng 114 nghìn vào tháng 7, thấp hơn kỳ vọng chung. Cơ cấu ngành cũng yếu, vì ngành chăm sóc sức khỏe chiếm hơn một nửa số việc làm tăng vào tháng 7 và chỉ số khuếch tán bảng lương giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016. Khảo sát hộ gia đình cũng yếu, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.3%. BLS lưu ý rằng Bão Beryl "không có tác động rõ rệt nào đến dữ liệu việc làm và thất nghiệp quốc gia trong tháng 7". Mặc dù vậy, số lượng công nhân không đi làm do thời tiết trong khảo sát hộ gia đình đã tăng 280 nghìn và số lượng công nhân thất nghiệp tạm thời tăng 249 nghìn, chiếm 70% mức tăng trong tổng số công nhân thất nghiệp trong tháng này. Ước tính của chúng tôi về tốc độ tăng trưởng việc làm cơ bản dựa trên các cuộc khảo sát bảng lương và hộ gia đình hiện ở mức 146 nghìn sau khi điều chỉnh cho việc tính thiếu nhập cư trong số liệu thống kê chính thức. Thu nhập trung bình theo giờ tăng 0.2% so với tháng trước vào tháng 7, thấp hơn kỳ vọng. Ước tính của chúng tôi về tốc độ cơ bản của mức tăng trưởng thu nhập trung bình theo giờ là +3.9% y/y. Báo cáo hôm nay chỉ ra rằng sự suy yếu trong các điều kiện thị trường lao động hiện đã hạ nhiệt quá mức. Do đó, hiện chúng tôi kỳ vọng một loạt các đợt cắt giảm lãi suất 25bps liên tiếp vào tháng 9, tháng 11 và tháng 12. Chúng tôi cho rằng sự chậm lại trong tăng trưởng việc làm trong báo cáo tháng 7 có thể đang chưa được điều chỉnh, nhưng nếu báo cáo việc làm tháng 8 cũng yếu và xác nhận sự chậm lại trong tăng trưởng việc làm, thì việc Fed cắt giảm 50bps có thể xảy ra tại cuộc họp tháng 9."
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ phục hồi nhẹ
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất là 3.79% sau khi có báo cáo bảng lương phi nông nghiệp, nhưng kể từ đó đã phục hồi trở lại mức 3.86%. Mức đáy chỉ cao hơn một chút so với mức thấp nhất trong tháng 12 là 3.78%, thời điểm đó cũng có nhiều sự lo lắng đáng kể về suy thoái kinh tế đang rình rập và việc Fed cắt giảm lãi suất nhanh chóng.
Thị trường trái phiếu đã đi đầu trong sự thay đổi của thị trường trong tuần này và nếu lợi suất phục hồi từ mức này, sẽ có một số hy vọng cho cặp USD/JPY và thậm chí có thể là cổ phiếu.
Thị trường định giá 63% khả năng Fed cắt giảm 50 bps lãi suất tại cuộc họp FOMC sắp tới. Powell đã được hỏi về khả năng đó sau cuộc họp FOMC tuần này và đã nói rằng:
- Bạn biết đấy, tôi không muốn nói và thực sự cụ thể về những gì chúng tôi sẽ làm.
- Tất nhiên, tôi vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào cho đến hôm nay.
Đáng chú ý là quan chức Fed sẽ có nhiều buổi bình luận trong thời gian tới.