Cổ phiếu Mỹ tăng nhẹ, thị trường tập trung vào AI khi OpenAI đẩy nhanh tiến độ phát triển GPT mới
Đây là một tuần sôi động đối với các cổ phiếu công nghệ nhưng thị trường dường như đang chững lại trước báo cáo PCE vào ngày mai. Nasdaq đã giảm vào đầu tuần nhưng đã dần tăng trở lại.
Cổ phiếu Nvidia vẫn chưa tăng trở lại, hiện đang thấp hơn 10% so với mức kỷ lục được thiết lập vào tuần trước. Một số dữ liệu đáng thất vọng về mặt AI đã xuất hiện vào cuối ngày hôm qua khi OpenAI cho biết họ sẽ không phát hành GPT-4o trong vài tuần như đã hứa ban đầu mà thay vào đó sẽ bắt đầu triển khai trong một tháng, tất cả người dùng có sẽ quyền truy cập vào các tính năng giọng nói vào mùa thu nhưng khả năng chia sẻ video và màn hình sẽ chưa được phát hành.
"Chúng tôi đang cải thiện khả năng phát hiện và từ chối một số nội dung nhất định. Chúng tôi cũng đang nỗ lực cải thiện trải nghiệm của người dùng và chuẩn bị cơ sở hạ tầng của mình để mở rộng quy mô lên hàng triệu người", công ty cho biết.
Cổ phiếu NVDA giảm 1.3%, cổ phiếu Micron giảm 6% sau khi báo cáo thu nhập vào cuối ngày hôm qua.
Cổ phiếu Walgreen's và Levi's cũng giảm mạnh do báo cáo thu nhập.
Ngược lại, cổ phiếu Adobe tăng 3.3% với Google, Meta và Amazon cũng tăng vừa phải.
Nasdaq tăng 0.3% trong khi S&P 500 tăng 0.15%.
Cựu thành viên MPC Saunders dự kiến BoE sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 8
Ông cho biết:
- BoE có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 8
- Dự kiến lãi suất BoE sẽ giảm xuống còn 3.5% vào cuối năm 2025
Thị trường đang định giá 53% khả năng BoE sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 8 lãi suất vào cuối năm 2025 được dự đoán sẽ ở mức 4.01%.
Chủ tịch Fed Atlanta: Fed có thể sẽ cắt giảm 1 lần lãi suất trong năm nay và 4 lần vào năm 2025
- Lạm phát đang đi đúng hướng, có khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong quý IV
- Ông kỳ vọng sẽ có bốn lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025
- Ông muốn 'hoàn toàn chắc chắn' lạm phát sẽ trở lại mức 2% trước khi cắt giảm lãi suất lần đầu tiên
- Lạm phát vẫn là mối quan tâm chính, các doanh nghiệp cho biết họ không thấy có lo ngại nào phía trước đối với thị trường việc làm
- Có thể đạt được lạm phát 2% với thị trường việc làm vẫn thắt chặt theo tiêu chuẩn lịch sử
- Vẫn tự tin rằng lạm phát thị trường nhà ở sẽ 'trở lại bình thường'
- GDP và dữ liệu thị trường việc làm chỉ ra 'sự giảm tốc có trật tự' trong hoạt động kinh tế
Doanh số nhà chờ bán của Mỹ giảm trong tháng 5
Doanh số nhà chờ bán trong tháng 5 của Mỹ giảm 2.1%. Trong tháng trước, doanh số giảm 7.7%
Dầu thô WTI chạm mức 82 USD/thùng do rủi ro địa chính trị gia tăng
Có một số người tin rằng một cuộc chiến giữa Israel và Lebanon sắp xảy ra. Điều này đang hỗ trợ cho sự tăng giá của dầu trong ngày hôm nay.
Hiện tại, Israel và Lebanon không phải là những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch quan trọng nhưng nhiều người tin rằng điều đó sẽ dẫn đến chiến tranh giữa Israel và Iran.
Gã khổng lồ dược phẩm cảnh báo về tình hình người tiêu dùng Mỹ hiện tại
Chuỗi hiệu thuốc lớn thứ hai của Mỹ không hài lòng với những gì họ đang thấy từ người tiêu dùng.
Công ty này cho rằng ngành dược phẩm đang gặp nhiều thách thức và môi trường tiêu dùng của Mỹ tệ hơn dự kiến.
Cổ phiếu của Wallgreens Boots Alliance (WBA) giảm 19.7% trước giờ mở cửa.
Trong cuộc gọi hội nghị, công ty cho biết người dân đang cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu, buộc họ phải giảm giá sản phẩm. Công ty cũng cho biết những thay đổi sắp xảy ra đối với 25% trong số 9000 cửa hàng của mình và họ sẽ đóng cửa một 'phần đáng kể' trong ba năm tới.
Đồng đô la Mỹ giảm nhẹ sau một loạt dữ liệu kinh tế
Vừa qua, có năm dữ liệu kinh tế được công bố cùng lúc. Các con số dó dường như đã bám sát tình hình hiện tại của thị trường với các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu tương đối phù hợp và cán cân thương mại dự kiến sẽ là một lực cản nhỏ đối với GDP quý II. Kết quả là EURUSD tăng 15 pip.
Thị trường hợp đồng tương lai đang định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suấy 45 bps trong năm nay và con số đó đã giảm nhẹ trong tuần này khi một số người chỉ ra số liệu CPI của Úc và Canada nóng hơn như một dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương sẽ phải kiên nhẫn khi họ chống lại lạm phát dai dẳng, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở và tiền thuê nhà.
Hiện tại, DXY đang giảm xuống gần mức 105.700.
Hàng tồn kho bán buôn tháng 5 của Mỹ tăng mạnh
Hàng tồn kho bán buôn tháng 5 của Hoa Kỳ +0,6%, cao hơn nhiều so với +0.1% của tháng trước
Hàng tồn kho bán lẻ không tính ô tô chững lại ở mức 0.0%
Đây là bản phát hành ở cấp độ thấp hơn nhưng sẽ ảnh hưởng đến GDP quý II.
Cán cân thương mại hàng hóa của Mỹ tiếp tục thâm hụt trong tháng 5
Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ của Mỹ trong tháng 5 -100.62 tỷ USD, thâm hụt nhiều hơn so với mức -97.95 tỷ trước đó
Đây là dữ liệu cấp thấp và không có tác động đến thị trường.
Số đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ tăng trong tháng 5
- Đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ trong tháng 5 tăng +0.1%, cao hơn so với dự kiến -0.1%
- Đơn đặt hàng hàng hóa trừ vận chuyển -0.1%, thấp hơn so với dự kiến +0.2%. Tháng trước chỉ số này đi ngang
- Đơn đặt hàng phi quốc phòng -0.6% so với dự kiến 0.1%. Tháng trước là +0.3%
- Vận chuyển -0.3% so với +1.2% trước đó
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ thấp hơn dự kiến
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ: 233K, thấp hơn so với dự kiến 236K.
Số đơn xin tiếp tục trợ cấp: 1839K, cao hơn so với dự kiến là 1824K
Dữ liệu nằm trong phạm vi ước tính và không khiến thị trường quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, số đơn xin tiếp tục trợ cấp vừa thiết lập một mức cao mới trong chu kỳ.
Dữ liệu GDP chính thức quý I của Mỹ có gì đáng chú ý?
GDP chính thức của Mỹ trong quý I +1.4% q/q, phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế
Chi tiết:
- Chi tiêu của người tiêu dùng +2.0%
- Doanh số bán hàng cuối cùng được tính vào GDP +1.7%
- Chỉ số giảm phát GDP +3.1%
- PCE lõi +3.6%
- Lợi nhuận của các công ty -1.7%
- Lạm phát dịch vụ lõi +5.1%
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: USD/JPY thăm dò quanh mốc 160.00
Tin tức chính:
- Thống đốc BoJ Uchida: Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ diễn biến đồng nội tệ
- BOJ đang tiến hành khảo sát nhà đầu tư về kế hoạch giảm mua trái phiếu chính phủ.
- Quan chức ECB Kažimír: Chúng ta có thể mong đợi thêm một lần cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay
- BoE: Hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn đang xoay sở tốt với mặt bằng lãi suất hiện tại
- Phó Thống đốc RBA Hauser: Việc quyết định chính sách dựa trên một dữ liệu duy nhất là sai lầm
- Cung tiền M3 tại Eurozone cao hơn dự báo trong tháng 5
- Niềm tin người tiêu dùng tại Eurozone sụt giảm trong tháng 6
Thị trường:
- EUR và GBP dẫn đầu, CHF suy yếu nhất trong ngyaf
- Chứng khoán châu Âu giảm; HĐTL S&P 500 giảm 0.1%
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4,329%
- Vàng tăng 0.8% lên $2,315
- Dầu thô WTI tăng 0.4% lên $80.51
- Bitcoin tăng 0.4% lên $61,183
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra khá nhàm chán khi các đồng tiền chính không có biến động mạnh.
USD/JPY tiếp tục là tâm điểm khi giữ vững trên mốc 160.00 nhưng chưa có dấu hiệu bứt phá. Hãy xem liệu các nhà giao dịch Mỹ có muốn thử thách quyết tâm của các quan chức Nhật Bản hay không
Trong khi đó, đồng USD mất giá nhẹ trong ngày nhưng không đáng kể. EUR/USD đi ngang trong phạm vi hẹp khoảng 1.0690-00, chủ yếu do đợt đáo hạn quyền chọn sắp tới. AUD/USD đã tăng lên khoảng 0.6670 trước khi đi ngang ở mức 0.6650 sau khi Thống đốc RBA Hauser làm giảm đi tầm quan trọng của báo cáo CPI tháng 5.
Trên thị trường chứng khoán, tình hình tại khu vực Châu Âu không mấy khả quan khi chúng ta đến gần vòng bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc bầu cử Pháp vào cuối tuần này. Chỉ số CAC 40 giảm 0.6% nhưng tâm lý tiêu cực hầu như lan rộng. HĐTL S&P 500 cũng giảm 0.1%.
Bây giờ, thị trường sẽ chuyển sang phiên giao dịch Mỹ, với tâm điểm là Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần và GDP chính thức
Reuters: BOJ đang tiến hành khảo sát về kế hoạch giảm mua trái phiếu chính phủ
Reuters đưa tin, dựa trên các nguồn thân cận:
- Báo cáo lưu ý rằng cuộc khảo sát này dự kiến sẽ được sử dụng làm cơ sở cho cuộc thảo luận giữa BOJ và các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu vào ngày 9-10/07.
- Các nguồn tin cho biết thêm rằng cuộc khảo sát đang hỏi các nhà đầu tư về kỳ vọng của họ đối với phạm vi và tốc độ của quá trình giảm quy mô này.
Đây là một động thái thận trọng nhằm nắm bắt kỳ vọng của thị trường trước khi tiến hành bước tiếp theo. Việc này hoàn toàn bình thường và sẽ giúp các cuộc thảo luận diễn ra suôn sẻ hơn trong hai tuần tới.
Phó Thống đốc RBA Hauser: Việc quyết định chính sách dựa trên một dữ liệu duy nhất là sai lầm
- Chúng tôi không đưa ra chính sách dựa trên một dữ liệu tiêng lẻ
- Lạm phát có tăng nhẹ.
- Nhưng có thể do chính sách tiền tệ cần thêm thời gian để tác động đến lĩnh vực dịch vụ.
- Rõ ràng, phản ứng phù hợp đối với chính sách tiền tệ là nênkiên nhẫn.
- Lạm phát đang giảm dần, mặc dù có không được như kỳ vọng
OOnh Hauser đang nói rằng RBA không nên phản ứng vội vàng trước dữ liệu lạm phát mới nhất. Điều đó có nghĩa là họ vẫn sẽ theo dõi tình hình cho đến tháng 8. Nhưng nếu chúng ta nhận được nhiều báo cáo cho thấy lạm phát cứng đầu hơn, đặc biệt là trong báo cáo CPI quý 2 vào ngày 31 tháng 7, thì bức tranh có thể thay đổi lần nữa.
Các định chế tài chính dự báo ra sao về dữ liệu PCE lõi Mỹ ngày mai?
Chỉ số PCE lõi sẽ được công bố vào 19h30 thứ Sáu tuần này. Dưới đây là dự báo của các phân tích viên từ 7 ngân hàng lớn:
-
Deutsche Bank: Chúng tôi dự báo PCE lõi sẽ tăng 0.2% và dự báo tăng trưởng của mức thu nhập và tiêu dùng sẽ tăng lên 0.4% và 0.3% so với tháng trước (Trước đó: 0.3% và 0.2%).
-
TD Securities: Dựa trên dữ liệu CPI và PPI trước đó, chúng tôi cũng dự báo chỉ số PCE và PCE lõi sẽ không tăng trong tháng 5. Ngoài ra, mức tiêu dùng cá nhân có thể tăng 0.3% với thu nhập tăng 0.4% so với tháng trước
-
Charles Schwab: Chúng tôi cho rằng PCE lõi sẽ tăng 0.1%.
-
Citi: Citi Research dự báo PCE lõi sẽ tăng 0.15% so với tháng trước và có thể nằm trong khoảng từ 0.1% đến 0.2%, suy yếu đáng kể so với mức 0.25% của tháng 4, trong khi so với cùng kỳ từ PCE lõi sẽ tăng 2.6% so với mức trước đó là 3.8%. Đáng chú ý nhất, giá của nhiều mặt hàng dịch vụ trong rổ CPI đã giảm trong tháng 5 như một số thiết bị giải trí và xe hơi.
-
MUFG: Dữ liệu PCE lõi sẽ chỉ tăng 0.1% m/m vào tháng 5. Cùng với các chỉ báo hàng đầu cho thấy nhu cầu lao động của Mỹ tiếp tục suy yếu, điều này đang khuyến khích thị trường đặt cược trở lại vào việc Fed cắt giảm lãi suất nhiều lần trong nửa cuối năm nay.
-
ING: Nếu PCE lõi của Mỹ thực sự giảm 0.1% so với tháng trước đúng như dự báo, thì đà giảm ngắn hạn của đồng USD so với các đồng tiền châu Âu có thể sẽ không quá rõ ràng bởi thị trường vẫn có thể ưu tiên các vị thế phòng thủ trước cuộc bỏ phiếu của Pháp vào Chủ nhật.
-
Rabobank: Dựa trên đầu vào từ dữ liệu CPI, PPI và giá nhập khẩu, PCE lõi dự kiến sẽ ở mức 0.1% so với tháng trước và 2.6% so với cùng kỳ
Một ví Bitcoin từ kỷ nguyên Satoshi "thức dậy sau giấc ngủ đông"
Theo dữ liệu từ công ty phân tích chuỗi khối Lookonchain, ví Bitcoin này thuộc về một thợ đào coin và đã kiếm được 50 BTC dưới dạng phần thưởng đào vào tháng 7 năm 2010, thời điểm BTC được giao dịch ở mức $0.05.
Đối với những nhà đầu tư kỳ cựu, thời điểm từ năm 2009 đến năm 2011 được gọi là kỷ nguyên Satoshi, khi người tạo ra Bitcoin, Satoshi Nakamoto, vẫn còn hoạt động trên các diễn đàn trực tuyến.
Thông tin của ví Bitcoin trên (Nguồn: Lookonchain)
Đây là một trong những đồng Bitcoin được đào đầu tiên, khi phần thưởng khối còn là 50 BTC so với mức 3.125 BTC hiện tại và hashrate của mạng lưới Bitcoin đang chạm mức cao nhất mọi thời đại. Vào thời điểm đó, giá trị của số BTC nắm giữ chỉ vỏn vẹn $25, nhưng hiện chúng đã đáng giá hơn 3 triệu USD.
Được biết, hoạt động đầu tiên của ví này sau giấc ngủ đông 14 năm là chuyển tất cả số BTC có được qua sàn giao dịch Binance.
BoE: Hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn đang xoay sở tốt với mặt bằng lãi suất hiện tại
Theo Báo cáo ổn định tài chính BoE được công bố ngày hôm nay:
- Bộ đệm vốn nghịch chu kỳ được duy trì ở mức 2%
- Quản lý rủi ro trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm cần được cải thiện để giảm thiểu lỗ hổng kinh tế
- Mức độ rủi ro của thị trường tài chính toàn cầu "về cơ bản không thay đổi" so với quý 1
- Nhiều hộ gia đình Anh đang xoay sở được dù chi phí sinh hoạt và mặt bằng lãi suất cao
- Doanh nghiệp Anh vẫn tin tưởng vào triển vọng kinh tế tích cực
Mặc dù không có trích dẫn trực tiếp về chính sách tiền tệ nào trong báo cáo, nhưng cần lưu ý đến thông điệp được đưa ra. Đó là các hộ gia đình và doanh nghiệp đang xoay xở để đối phó với tình hình hiện tại. Nói cách khác, BOE vẫn có thể duy trì lãi suất ở mức hiện tại nếu cần thiết.
Thống đốc BoJ Uchida: Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ diễn biến đồng nội tệ
Phó thống đốc BOJ Shinichi Uchida phát biểu:
- Đồng Yên mất giá là yếu tố khiến lạm phát gia tăng
- Chúng tôi đang theo dõi diễn biến đồng nội tệ nhằm cập nhật chính sách tiền tệ một cách hiện quả
Nhận định này được trích dẫn từ một quan chức văn phòng Nội các Nhật Bản, vì vậy nó không hoàn toàn giống như tuyên bố cứng rắn thông thường. Nhưng dù sao, đây cũng là điều đáng chú ý. USD/JPY hiện vẫn giao dịch quanh vùng 160.30-50.
Vàng hồi lên $2312/oz sau khi các nhà đầu tư chốt lời trong phiên thứ Tư
Vàng hồi lên trên $2310/oz trong phiên Âu sau khi các nhà đầu tư bán khống tiến hành chốt lời vào tối qua, từ mức $2330/oz. Kim loại quý chịu áp lực bởi những bình luận hawkish từ các quan chức Fed khi liên tục rao giảng rằng họ cần phải đạt được nhiều tiến bộ hơn trong việc giảm lạm phát trước khi cân nhắc cắt giảm lãi suất.
Cập nhật phiên Âu: USD giảm so với các đồng tiền chính
Lịch trình kinh tế phiên Âu không có nhiều điều đáng chú ý. USD giảm nhẹ so với các đồng tiền chính. JPY có nhịp hồi nhẹ sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1986 so với USD vào đêm qua.
USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 5, trên 106 trong phiên thứ Tư. Chỉ số DXY này vẫn đang trong giai đoạn tích lũy và dao động gần 106 vào phiên Âu. Khảu vị rủi ro ảm đạm, với HĐTL Hoa Kỳ giảm nhẹ, trong khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm duy trì trên 4.3% - sau khi tăng gần 2% vào thứ Tư.
Về mặt dữ liệu, tâm lý kinh tế khu vực đồng Euro đã sụt giảm trong tháng 6, với niềm tin trong ngành sản xuất trở thành lực cản nhẹ. Thêm vào đó, kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng tăng nhẹ phản ánh triển vọng mơ hồ về tương lai bất chấp những cải thiện trong quý I.
Ngoài ra, quan chức ECB Kažimír đã đưa ra một số bình luận về chính sách tiền tệ và gợi ý rằng các nhà đầu tư có thể mong đợi thêm một lần cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay.
Cập nhật các thị trường khác:
- Vàng tăng 0.60% lên $2313/oz trong ngày
- Dầu WTI tăng 0.60% lên $81.40/thùng
- BTC tăng 1.4% lên 61,015 USD
Niềm tin người tiêu dùng tại Eurozone sụt giảm trong tháng 6
- Niềm tin tiêu dùng: -14 (dự báo: -14)
- Niềm tin nền kinh tế: 95.9 (dự báo: 96.2, trước đó: 96)
- Niềm tin ngành công nghiệp: -10.1 (dự báo: -9.6, trước đó: -9.9)
- Niềm tin ngành dịch vụ: 6.5 (dự báo: 6.4, trước đó: 6.5)
Tâm lý kinh tế khu vực đồng Euro đã sụt giảm trong tháng 6, với niềm tin trong ngành sản xuất trở thành lực cản nhẹ. Thêm vào đó, kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng đã tăng nhẹ từ 12.5 lên 13.1 trong tháng 6 - phản ánh triển vọng mơ hồ về tương lai bất chấp những cải thiện trong quý I.
Quan chức ECB Kažimír: Chúng ta có thể mong đợi thêm một lần cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay
Bình luận của nhà hoạch định chính sách ECB, Peter Kažimír vè triển vọng lãi suất:
- Chúng ta có thể mong đợi về một lần cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay
Ông kỳ vọng rằng ECB sẽ đứng ngoài quan sát trong "mùa hè" này, tức lãi suất được giữ nguyên trong tháng 7. Đây cũng là điều mà thị trường mong đợi trong giai đoạn này.
Phe bán GBP/USD hướng tới hỗ trợ 1.2600
Trên khung D1, GBP/USD chịu thêm áp lực sau khi phá qua hỗ trợ quan trọng 1.2700. Hỗ trợ trước mắt là mốc 1.2600, với mục tiêu tiếp theo là đường EMA 200 ngày quanh 1.2590 và mức 1.2667, với mức Fibo 61.8% của pha giảm từ đỉnh tháng 3 là 1.2900 đến đáy tháng 4 tại 1.2300.
Chỉ báo RSI dao động trong phạm vi 40-60 cho thấy cắp tỷ giá có xu hướng tích lũy trong ngắn hạn.
Cung tiền M3 tại Eurozone cao hơn dự báo trong tháng 5
- +1.6% so với cùng kỳ (dự báo: 1.5%, trước đó: 1.3%)
Nhìn vào dữ liệu thành phần, tăng trưởng hàng năm của các khoản vay hộ gia đìn và các doanh nghiệp phi tài chính đều tăng từ 0.2% lên 0.3% vào tháng 5.
Chứng khoán châu Âu trái chiều đầu phiên thứ Năm
- HĐTL Eurostoxx tăng 0.2%
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0.3%
- Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0.2%
- Chỉ số FTSE của Anh giảm 0.1%
- Chỉ số IBEX củaTây Ban Nha giảm 0.4%
- Chỉ số FTSE MIB của Ý đi ngang
Chỉ số CAC40 khá ổn định trong tuần trước thềm diễn ra vòng bầu cử đầu tiên ở Pháp vào cuối tuần - một trong số các sự kiện lớn với EUR và các tài sản trong khu vực.
Thống đốc BOE Bailey sẽ có bài phát biểu vào 16:30 chiều nay
Bài phát biểu của Thống đốc Bailey dự kiến sẽ có một vài chi tiết nhỏ về chính sách tiền tệ, nối tiếp các bình luận của BoE vào tuần trước và đưa ra một số tín hiệu dovish tính tế. Ngoài ra, báo cáo ổn định tài chính dự kiến sẽ được công bố vào lúc 16:00 chiều nay.
Trọng tâm phiên Mỹ hôm nay là dữ liệu Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Hoa Kỳ tiếp tục là một trong số các báo cáo hàng tuần quan trọng nhất, do đây là một chỉ báo kịp thời về thị trường lao động. Số đơn xin trợ cấp lần đầu tiếp tục dao động quanh mức thấp của chu kỳ, trong khi Số đơn yêu cầu tiếp tục trợ cấp ổn định ở mức 1,800,000 đơn.
Phản ứng của thị trường ngày càng nhạt nhòa khi các nhà đầu tư không còn quá xa lạ với các dữ liệu này. Tuy nhiên, trong 2 tuần qua, dữ liệu bắt đầu không đạt kỳ vọng, mặc dù vẫn dao động quanh mức thấp của chu kỳ và đây là điều cần để mắt tới.
Trong tuần này, Số đơn yêu cầu trợ cấp lần đầu dự kiến tăng 236,000 so với mức 238,000 trước đó, trong khi Số đơn yêu cầu tiếp tục trợ cấp đạt 1,824,000 - thấp hơn so với mức 1,828,000 trước đó. Nếu mức tăng đối với Số đơn xin trợ cấp lần đầu vượt mốc 260,000 và chạm đỉnh chu kỳ thì chúng ta sẽ thấy phản ứng mạnh mẽ từ thị trường.
Lịch trình kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch trình kinh tế phiên Âu hôm nay không có nhiều điều cần chú ý. Một số nhà hoạch định chính sách ECB và BoE dự kiến có bài phát biểu vào chiều nay, bao gồm:
- 15:00 - Quan chức ECB Kazimir (cử tri hawkish)
- 16:30 - Thống đốc BoE Bailey
- 19:15 - Quan chức ECB Elderson (cử tri trung lập)
Thị trường sẽ chuyển rời sự chú ý sang báo cáo GDP quý I, Đơn đặt hàng lâu bền tháng 5 và Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ trong phiên Mỹ.
Phân tích kỹ thuật EUR/USD: EUR/USD phục hồi nhẹ sau 2 phiên lao dốc, xu hướng giảm vẫn còn nguyên
EUR/USD phục hồi sau những phiên giảm điểm trước đó, giao dịch quanh mức 1.0690 trong phiên Á hôm thứ Năm. Biểu đồ ngày cho thấy xu hướng giảm của cặp tiền này.
Bên cạnh đó, chỉ số RSI 14 ngày đang đi ngang dưới mức 50, cho thấy động lực yếu đối với cặp EUR/USD.
EUR/USD có thể test vùng hỗ trợ tại 1.0670. Đà lao dốc tiếp theo sẽ củng cố xu hướng giảm, có khả năng đẩy cặp tiền này xuống tiệm cận 1.0640.
Ngược lại, EUR/USD có thể gặp kháng cự tại đường EMA 14 ngày ở mức 1.0732. Vượt qua mức này EUR/USD có thể test mức tâm lý 1.0800. Kháng cự tiếp theo xuất hiện quanh mức 1.0900 và mức đỉnh ba tháng tại 1.0915 vào ngày 4/6.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx gần như không thay đổi đầu phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức không thay đổi
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh không thay đổi
Hợp đồng tương lai chúng khoán Mỹ giảm nhẹ sau khi cổ phiếu công nghệ bất ngờ tăng cuối phiên hôm qua. Hiện tại, hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.2% trong phiên.
Quyền chọn FX hết hạn vào ngày 27/6 lúc 10 giờ sáng theo giờ New York
Đợt hết hạn đầu tiên là EUR/USD tại mức 1.0650 và 1.0700. Các mốc này có khả năng giúp EUR/USD duy trì ở mức hiện tại trước phiên Mỹ.
Sau đó là đợt hết hạn của USD/JPY tại mức 160.00 và ngày mai cũng sẽ có nhiều đợt hết hạn hơn. Tuy nhiên, cặp tiền này đang bị kẹt trong một cuộc chiến tâm lý với khả năng Tokyo can thiệp. Vì vậy, đây vẫn là yếu tố quan trọng hơn vì phe mua USD/JPY vẫn đang kiên quyết giữ USD/JPY trên mức này.
Cuối cùng là đợt hết hạn của USD/CAD tại mức 1.3675 và 1.3700. Điều này ít nhất sẽ giúp USD/CAD được kiểm soát nhiều hơn trong phiên giao dịch sắp tới.
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Trong phiên giao dịch sắp tới, dữ liệu về cung tiền M3 và niềm tin người tiêu dùng của khu vực đồng Euro sẽ được công bố. Đây không phải là những dữ liệu quá quan trọng. Do đó, trọng tâm vẫn sẽ là cặp USD/JPY cho đến trước khi phiên Mỹ bắt đầu. Sau đó, dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố, điều này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà giao dịch.
- 1500 - Cung tiền M3 tháng 5 của khu vực đồng Euro
- 1600 - Niềm tin người tiêu dùng cuối cùng tháng 6 của khu vực đồng Euro
- 1600 - Niềm tin về kinh tế, về công nghiệp và dịch vụ tháng 6 của khu vực đồng Euro
Giá vàng gần như đi ngang quanh mức đáy trong 2 tuần, "chật vật" dưới mốc 2300 USD/oz
Giá vàng gần đi ngang quanh mức đáy trong gần hai tuần, dao động trong biên độ hẹp quanh mốc 2,300 USD trong phiên Á hôm thứ Năm. Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu vĩ mô quan trọng của Hoa Kỳ, với trọng tâm là chỉ số PCE vào thứ Sáu.
Mọi ánh mắt trên thị trường hiện đều đổ dồn vào đồng yên
Vấn đề then chốt là liệu đà tăng cao hơn nữa có dẫn đến sự can thiệp từ Tokyo vào thời điểm này hay không. Đây phần lớn là một trò chơi tâm lý. Phe mua USD/JPY hay chính quyền Nhật Bản sẽ nắm phần thắng? Điều cần theo dõi là liệu động thái này có được coi là "đi quá xa, quá nhanh" hay không.
Trong tháng 4, chỉ mất hai ngày để USD/JPY tăng từ 155 lên 160. Lần này, đà tăng diễn ra trong khoảng bốn tuần. Nhưng dù sao thì cặp tiền này vẫn quay trở lại ngưỡng quan trọng.
USD/JPY hôm qua đã chạm mức đỉnh 160.87 và hiện đang giao dịch quanh mức 160.30. Vì vậy, chưa thể khẳng định phe mua USD/JPY hoàn toàn nắm quyền kiểm soát. Chắc chắn có một chút thận trọng. Nhưng nếu mọi thứ không thay đổi, có vẻ như phe mua sẽ tiếp tục đẩy USD/JPY tăng lên các mốc đỉnh mới, cho đến khi Tokyo quyết định can thiệp.
Cập nhật thị trường phiên Á: USD/JPY vẫn là tâm điểm chú ý của thị trường khi nguy cơ Nhật Bản can thiệp ngày càng tăng
Phiên giao dịch tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hôm nay diễn ra khá trầm lắng, với rất ít thông tin đáng chú ý.
Tâm điểm chú ý của thị trường là đồng yên tiếp tục yếu đi, khiến cặp USD/JPY giao dịch tiệm cận mức 161, nhưng sau đó đã giảm nhẹ so với mức đỉnh. Mặt khác, chỉ số DXY đã sụt giảm xuống tiệm cận 106.00 trong phiên Á hôm nay.
Chứng khoán châu Á giảm sau khi các công ty công nghệ lớn tại Mỹ lao dốc vào cuối phiên Mỹ. Chứng khoán Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Trung Quốc đều giảm điểm, khiến chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương ghi nhận mức giảm đầu tiên sau ba phiên. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ trượt dốc sau khi các công ty công nghệ lớn bị ảnh hưởng bởi triển vọng của Micron Technology.
Giá vàng ổn định sau hai phiên giảm, hiện giao dịch quanh mốc 2300 USD/oz
Giá dầu giao dịch trong biên độ hẹp trước đợt loạt dữ liệu kinh tế tiếp theo của Mỹ.
Giá Bitcoin tăng nhẹ trong phiên Á lên trên 61,057 USD.
Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ chỉ số PCE của Hoa Kỳ vào thứ Sáu. Dữ liệu này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động đến kỳ vọng của thị trường về các quyết định chính sách trong tương lai của Fed. Trong khi đó, báo cáo kinh tế Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm - bao gồm dữ liệu GDP quý 1 cuối cùng, đơn đặt hàng lâu bền, dữ liệu thất nghiệp và doanh số bán nhà - cũng sẽ tác động đến thị trường.
USD/CAD "chật vật" dưới mốc 1.3700 khi tìm kiếm động lực mới
Cặp USD/CAD giảm nhẹ trong phiên Á vào thứ Năm và hiện giao dịch tiệm cận mốc 1.3700, gần như không thay đổi trong phiên do các nhà giao dịch đang chờ dữ liệu vĩ mô của Hoa Kỳ công bố.
Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ chỉ số PCE của Hoa Kỳ vào thứ Sáu. Dữ liệu này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động đến kỳ vọng của thị trường về các quyết định chính sách trong tương lai của Fed, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cặp USD/CAD. Trong khi đó, báo cáo kinh tế Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm - bao gồm dữ liệu GDP quý 1 cuối cùng, đơn đặt hàng lâu bền, dữ liệu thất nghiệp và doanh số bán nhà - sẽ được xem xét để tìm kiếm các cơ hội giao dịch ngắn hạn.
AUD/USD ổn định trên mức 0.6650 do lo ngại lạm phát tại Úc tăng cao
AUD/USD vẫn ổn định sau khi tăng nhẹ trong phiên trước, giao dịch quanh mức 0.6650 trong phiên Á vào thứ năm. Đồng AUD được hỗ trợ do lo ngại lạm phát gia tăng, thúc đẩy suy đoán rằng RBA có thể tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 8.
Hôm thứ Năm, kỳ vọng chỉ số CPI của Úc đã tăng lên 4.4% trong tháng 6, từ mức 4.1% của tháng 5, cho thấy áp lực lạm phát đang nằm trên phạm vi mục tiêu 2 -3% của RBA do chi phí dịch vụ liên tục tăng cao.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á khi USDJPY tăng chạm đỉnh 38 năm ở 160.82 vào cuối ngày thứ Tư
Lần cuối cùng USDJPY vượt mức 160 hai tháng trước, khiến chính phủ Nhật Bản phải hỗ trợ đồng yên trong đợt can thiệp tiền tệ đầu tiên của nước này kể từ năm 2022.
Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki hôm thứ Năm cho biết nước này “quan ngại sâu sắc về tác động ngoại hối đối với nền kinh tế”
Theo cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế của Reuters, tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng năm của Nhật Bản trong tháng 5 đạt 3%, cao hơn dự báo thị trường là 2%.
Dữ liệu chính thức cho thấy hôm thứ Năm cho thấy lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tăng 3.4% so với cùng kỳ từ tháng 1 đến tháng 5, đạt 2.75 nghìn tỷ nhân dân tệ (378.41 triệu USD).
- Nikkei 225 giảm 1.01% trong khi Topix giảm 0.45%
- Kospi gaimr 0.35%, trong khi Kosdaq tăng 0.16%.
- S&P/ASX 200 giảm 0.99%
- HangSeng giảm 1.61%
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi: Sẽ thực hiện các động thái thích hợp đối với các biến động tỷ giá hối đoái quá mức
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi cho biết:
- Sẽ không bình luận về mức và khả năng xảy ra can thiệp tiền tệ
- Sẽ thực hiện các động thái thích hợp đối với các biến động tỷ giá hối đoái quá mức.
- Điều quan trọng là tiền tệ phải biến động ổn định, phản ánh các nguyên tắc cơ bản.
- Các biến động tỷ giá hối đoái nhanh chóng không mong muốn