Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ trong quý 3 là 200.3 tỷ USD, cao hơn mức dự kiến là 196.0 tỷ USD.
- Trước đó, thâm hụt được báo cáo là -212,1 tỷ USD (đã được điều chỉnh thành -216,8 tỷ USD).
Mặc dù những dữ liệu về kinh tế Hoa Kỳ đã có dấu hiệu cải thiện dần, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với thời điểm trước đại dịch COVID-19, một phần là do sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
Lịch kinh tế Mỹ hôm nay: Niềm tin người tiêu dùng và doanh số bán nhà hiện hữu là tâm điểm chú ý
Mặc dù Giáng sinh đã gần đến nhưng thị trường vẫn chưa thực sự chìm vào cảnh trầm lắng. Hôm nay có một vài dữ liệu kinh tế quan trọng có thể khiến thị trường biến động, nhưng có lẽ sẽ không có bất ngờ nào lớn.
- 22:00: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 12
- 22:00: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng sơ bộ của Eurozone
- 22:00: Doanh số bán nhà hiện hữu của Mỹ tháng 11
- 22:30: Dự trữ dầu hàng tuần của Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA)
- 01:00: Đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 20 năm
Dữ liệu cần quan tâm nhất là chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Mỹ. Dự kiến là 104.0 so với 102.0 của tháng trước. Do giá xăng giảm và thị trường chứng khoán phục hồi, thị trường kỳ vọng sẽ có một bất ngờ theo chiều hướng tích cực, điều này có thể giúp đồng USD tăng giá.
USD/CAD: Ngân hàng trung ương Canada (BOC) có thể cứng rắn hơn, Loonie hưởng lợi
USD/CAD đang test vùng hỗ trợ quanh mức 1.33. Các nhà kinh tế tại Scotiabank phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) vừa công bố Bản tóm tắt Bàn thảo cho quyết định chính sách tiền tệ vào ngày 6 tháng 12. Nội dung đáng chú ý là các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh rằng họ "cần thấy đà giảm của lạm phát lõi để tin chắc rằng chính sách tiền tệ đủ hạn chế" để đưa lạm phát trở lại mục tiêu. Cách diễn đạt này mang sắc thái "diều hâu" (ủng hộ thắt chặt chính sách tiền tệ) và có thể sẽ củng cố thêm cho đồng Loonie (CAD) của Canada.
- Về mặt kỹ thuật, biểu đồ cho thấy vùng kháng cự mạnh tại 1.3350/1.3360, với vùng kháng cự mạnh hơn ở 1.3400/1.3450. Ngược lại, vùng hỗ trợ nằm tại 1.3330/1.3335 và 1.3280.
USD/JPY giảm do kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất tăng cao
- Cặp USD/JPY giảm dần về gần 143.50 do kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất ngày càng mạnh mẽ.
- Các nhà hoạch định chính sách của Fed lo ngại sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ có thể khiến áp lực giá cả tiếp tục dai dẳng.
- Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) không có động thái hướng đến việc thoát khỏi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng khiến các nhà đầu tư bán tháo đồng yên Nhật.
Tổng hợp phiên Âu ngày 20/12: Bảng Anh trượt giá do lạm phát ở Anh giảm mạnh
Các tin chính:
- CPI tháng 11 của Vương quốc Anh +3.9% so với +4.4% y/y dự kiến
- Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của BOE hiện đã được định giá vào tháng 5 năm sau
- Đồng bảng Anh giảm khi dữ liệu CPI của Anh củng cố quan điểm của thị trường về việc cắt giảm lãi suất
- Quan chức ECB Nagel đưa ra cảnh báo cho các nhà giao dịch đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất sớm
- Tâm lý người tiêu dùng GfK tháng 1 của Đức -25.1 so với -27.0 dự kiến
- PPI tháng 11 của Đức -0.5% so với -0.3% m/m dự kiến
- Thặng dư tài khoản vãng lai của Eurozone trong tháng 10 là 34.0B Euro so với 31.2B Euro trước đó
Thị trường:
- NZD dẫn đầu đà tăng, GBP giảm trong ngày
- Chứng khoán châu Âu giao dịch trái chiều; Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán S&P 500 giảm 0.2%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 4.1 điểm cơ bản xuống 3.880%
- Vàng giảm 0.3% xuống 2,033.31 USD
- Dầu thô WTI tăng 1.4% lên 74.95 USD
- Bitcoin tăng 1.0% lên 42.923 USD
Trọng tâm chính của phiên giao dịch hôm nay là dữ liệu CPI của Anh, cho thấy lạm phát giảm mạnh hơn dự kiến vào tháng 11, củng cố kỳ vọng của thị trường về việc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cắt giảm lãi suất sớm hơn.
Trước khi công bố dữ liệu, khả năng BOE cắt giảm lãi suất vào tháng 5 chỉ khoảng 65%, nhưng hiện tại thị trường đã hoàn toàn tin tưởng vào điều này, thậm chí còn có khả năng cắt giảm lãi suất sớm hơn vào tháng 3.
Bảng Anh giảm sau tin, GBP/USD giảm từ 1.2710 xuống 1.2645 và giao dịch ổn định quanh mức này. Đồng USD ít biến động hơn, nhưng vẫn tăng nhẹ so với hầu hết các đồng tiền châu Âu.
EUR/USD giảm 0.4% xuống 1.0935, USD/CHF tăng 0.4% lên 0.8645, cả hai đều đạt mức đỉnh trong ngày. USD/JPY giảm nhẹ 0.2% xuống 143.50 do lợi suất trái phiếu giảm sau dữ liệu CPI của Anh.
Dù kỳ vọng về cắt giảm lãi suất tăng cao, thị trường chứng khoán châu Âu không bùng nổ như dự kiến. Thay vào đó, thị trường dường như đang chững lại, thiếu nhiều động lực. Các chỉ số châu Âu bắt đầu với những mức tăng nhỏ nhưng hiện không biến động nhiều, ngoại trừ FTSE 100 của Anh. Hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán của Mỹ cũng giảm nhẹ.
Giá dầu tăng mạnh khi các nhà giao dịch để mắt đến tình hình xung đột Biển Đỏ
Giá dầu tăng cao do lo ngại về sự gián đoạn thương mại toàn cầu và căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông sau các cuộc tấn công của Houthi vào các tàu ở Biển Đỏ.
Washington đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để bảo vệ thương mại Biển Đỏ khi các cuộc tấn công của phiến quân Yemen do Iran hậu thuẫn đã buộc các công ty vận tải lớn phải định tuyến lại, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn kéo dài đối với thương mại toàn cầu.
Người Houthis tuyên bố sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ để hỗ trợ phong trào Hamas cầm quyền ở Palestine - Gaza.
Khoảng 12% lưu lượng vận tải biển thế giới đi qua Biển Đỏ và qua Kênh đào Suez. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, tác động đến nguồn cung dầu cho đến nay vẫn còn hạn chế do phần lớn dầu thô Trung Đông được xuất khẩu qua eo biển Hormuz.
Cập nhật thị trường tiền tệ: USD tăng nhẹ, GBP suy yếu sau công bố lạm phát Vương quốc Anh
- USD tăng nhẹ khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng trong bối cảnh Fedspeak ít ôn hòa hơn. DXY hiện ở 102.37
- EURUSD giảm 0.36% xuống 1.0940. Tuy nhiên, EUR vẫn được hỗ trợ bởi những bình luận diều hâu gần đây của ECB.
- GBPUSD chịu áp lực giảm và hiện đã giảm xuống dưới 1.2700 khi dữ liệu từ Anh cho thấy lạm phát hàng năm đã giảm xuống 3.9% trong tháng 11 từ mức 4.6% trong tháng 10.
- USDCHF tăng 0.29% lên 0.8634
Goldman Sachs dự đoán BoE cắt giảm lần đầu lãi suất vào tháng 5 năm 2024
Goldman Sachs dự đoán BoE sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản cho mỗi cuộc họp bắt đầu từ tháng 5 năm 2024 cho đến khi lãi suất ngân hàng đạt 3% vào tháng 5 năm 2025. Dự đoán trước đó cho lần cắt giảm lãi suất đầu tiên là tháng 6 năm 2024.
Chủ tịch Bundesbank Nagel đưa ra cảnh báo cho các nhà giao dịch đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất sắp xảy ra
Chủ tịch Bundesbank Nagel cho biết:
-
"Tôi sẽ nói với tất cả những ai đang suy đoán về việc cắt giảm lãi suất sắp xảy ra rằng: Hãy cẩn thận. Cần phải duy trì mức lãi suất ổn định hiện tại để chính sách tiền tệ có thể phát huy hết tác dụng giảm lạm phát."
-
Lãi suất rất có thể đã đạt đỉnh.
Thị trường có vẻ không lắng nghe quan điểm của các quan chức ECB. Thị trường định giá 45% kịch bản ECB cắt giảm lãi suất vào tháng 3 với mức cắt giảm 36 điểm cơ bản.
Vàng giảm xuống dưới $2,037
Vàng giảm xuống dưới $2,037 khi USD tăng nhẹ, DXY vượt 102.30
Thị trường chứng khoán châu Âu biến động trái chiều, FTSE chạm đỉnh trong 3 tháng
FTSE đã tăng 1.3%, chạm đỉnh trong 3 tháng sau công bố lạm phát vương quốc Anh. Dữ liệu chính thức cho thấy lạm phát ở Anh chậm lại mạnh hơn dự kiến trong tháng 11, tạo thêm áp lực buộc BoE phải cắt giảm lãi suất vào năm 2024.
Tuần trước, BoE đã giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25% và cho biết chính sách tiền tệ “có thể cần phải hạn chế trong thời gian dài”.
Thặng dư tài khoản vãng lai của Châu Âu tiếp tục tăng
- Cán cân tài khoản vãng lai của khu vực Eurozone tháng 10: 34.0 tỷ EUR (Trước đó: 31.2 tỷ)
Điều đáng chú ý nhất trong sự phục hồi này là sự giảm giá của hàng hóa nhập khẩu trong khoảng một năm qua nhờ giá năng lượng giảm so với năm ngoái, thời điểm giá năng lượng tăng vọt do xung đột Nga-Ukraine.
Ifo: Ngày càng nhiều doanh nghiệp Đức dự định tăng giá sản phẩm
Báo cáo khảo sát mới nhất của Ifo cho thấy ngày càng nhiều các công ty Đức có kế hoạch tăng giá sản phẩm:
- Khảo sát cho thấy kỳ vọng về giá tăng lên 19.7 điểm, so với 18.1 điểm của tháng 11 và tiếp nối xu hướng tăng kể từ tháng 8. Đáng chú ý, ngành nhà hàng đặc biệt muốn tăng giá (87,6 điểm, tăng từ 45,9 điểm của tháng trước) khi họ muốn chuyển mức tăng thuế VAT mới sang khách hàng.
- Chi tiết theo ngành:
- Nhà hàng: 87.6 (Trước đó: 45.9)
- Bán lẻ: 29.8 (Trước đó: 26.6)
- Sản xuất: 3.6 (Trước đó: 2.6)
- Xây dựng: -1.0 (Trước đó: 4.2)
Commerzbank: Cần thời gian để thị trường ngừng kỳ vọng đồng Yên tăng giá
Các nhà kinh tế tại Commerzbank phân tích triển vọng của đồng Yên sau khi BoJ quyết định không thay đổi chính sách tiền tệ:
- Tất cả những ai từng kỳ vọng BoJ sẽ bình thường hóa chính sách tiền tệ vào tháng 12 hiện đều cho rằng mùa xuân 2024 là thời điểm có khả năng nhất. Có thể thấy là họ chưa hề từ bỏ niềm tin đó, kể cả khi rõ ràng việc xoay trục chính sách sẽ không xảy ra vào mùa xuân, họ sẽ đơn giản chuyển sang mùa hè, mùa thu, và cứ thế.
- Cái tôi muốn nói là: ngay cả khi việc bình thường hóa chính sách của BoJ không bao giờ xảy ra, thì kỳ vọng về điều đó cùng sự phục hồi của đồng Yên trong những tuần qua vẫn sẽ còn tồn tại một thời gian nữa.
Chứng khoán Anh dẫn đầu đà tăng
- Dữ liệu lạm phát CPI của Anh tiếp tục hỗ trợ đà tăng của thị trường chứng khoán.
- Chỉ số Eurostoxx tăng 0.2%
- Chỉ số DAX Đức tăng 0.2%
- Chỉ số CAC 40 Pháp tăng 0.3%
- Chỉ số FTSE Anh tăng 1.4%
- Chỉ số IBEX Tây Ban Nha tăng 0.4%
- Chỉ số FTSE MIB Ý tăng 0.2%
Cổ phiếu Anh dẫn đầu đà tăng nhờ kỳ vọng BoE sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn. Trong khi đó, thị trường tương lai Mỹ duy trì tâm lý thận trọng và hiện đang đi ngang. Nhìn chung, thị trường chứng khoán vẫn giữ vững trạng thái tích cực trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh
Thị trường thay đổi kỳ vọng sau dữ liệu CPI Anh Quốc tốt hơn dự báo
- Trước khi dữ liệu CPI của Anh được công bố, khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 5 là khoảng 65%.
- Sau khi dữ liệu CPI được công bố, xác suất cắt giảm lãi suất vào tháng 3/2024 tăng lên khoảng 50%.
- Thị trường OIS kỳ vọng cắt giảm 0.55% lãi suất từ giờ cho đến tháng 6/2024 và 1.37% cho cả năm 2024, tăng so với mức 1.17% trước khi có dữ liệu CPI.
Dữ liệu PPI của Đức giảm mạnh hơn dự báo
- Chỉ số PPI của Đức giảm 0.5% (Dự báo: -0.3%. Trước đó: -0.1%)
- Nguyên nhân chính khiến giá sản xuất giảm vẫn là giá năng lượng giảm mạnh. Nếu không tính đến yếu tố này, giá sản xuất chỉ giảm 0.1% so với tháng trước.
Tâm lý người tiêu dùng Đức tiếp tục hồi phục
- Tâm lý người tiêu dùng Đức của GfK: -25.1. (Dự báo: -27.0. Trước đó: -27.8)
Mặc dù tâm lý người tiêu dùng Đức có vẻ sẽ cải thiện khi bước vào năm mới, nhìn chung tâm lý vẫn ở mức khá tồi tệ. Yếu tố chính góp phần vào sự cải thiện này là kỳ vọng về thu nhập gia tăng, bên cạnh đó có sự gia tăng nhẹ trong ý định tiêu dùng/mua sắm và kỳ vọng kinh tế tích cực.
Chi tiết:
Lạm phát tại Anh Quốc tiếp tục hạ nhiệt
-
Dữ liệu CPI Anh Quốc tăng 3.9% so với cùng kỳ (Dự báo: 4.4%. Trước đó: 4.6%)
-
CPI lõi tăng 5.1% so với cùng kỳ (Dự báo: 5.6%. Trước đó: 5.7%)
Dữ liệu lạm phát tiếp tục chứng minh cho rằng việc thị trường kỳ vọng cắt giảm lãi suất nhanh hơn là có cơ sở. Đồng Bảng Anh đã giảm sau số liệu này và các nhà giao dịch cho rằng tháng 5/2024 có thể là thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên của BOE. Trước báo cáo, khả năng này xấp xỉ 65%, vì vậy hãy chờ xem thị trường sẽ phản ứng như thế nào trong phiên Châu Âu.
BlackRock, Nasdaq và SEC tổ chức cuộc họp về quỹ ETF Bitcoin
Bản ghi nhớ cho thấy họ đã gặp nhau để thảo luận về việc niêm yết ETF Bitcoin theo Quy tắc 5711(d) của Nasdaq. Quy tắc này liên quan đến các quy định, cụ thể là các biện pháp giám sát, bảo vệ nhằm đảm bảo tính toàn vẹn thị trường và chống lại các hoạt động gian lận". (Theo CoinDesk). Các bên liên quan này đã đã gặp nhau vào tháng 11 trước đó để thảo luận về vấn đề tương tự.
Đây chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi quỹ ETF Bitcoin chính thức được phê duyệt và nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn sàng để xem điều này sẽ thay đổi thị trường như thế nào trong năm tới.
Lịch kinh tế Châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế Châu Âu hôm nay có:
- 14h00: Tâm lý người tiêu dùng GfK của Đức
- 14h00: Dữ liệu PPI tháng 11 của Đức
- 14h00: Dữ liệu CPI của Anh
- 16h00: Cán cân tài khoản vãng lai khu vực Eurozone
Nhật Bản: Thu nhập sẽ tăng mạnh hơn chi phí sinh hoạt trong năm tới
- Tin tức từ Nikkei cho biết Văn phòng Nội các Nhật Bản đã đưa ra dự báo thu nhập sẽ tăng nhiều hơn giá cả trong năm tài chính 2024.
- Xét đến việc chính phủ đang gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp để tăng lương, dự báo này không quá bất ngờ.
- Điều này củng cố thêm nhận định rằng chính quyền Nhật Bản đang ám chỉ đến các cuộc đàm phán tiền lương vào mùa xuân năm tới nhằm khởi động quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Những điều cần lưu ý trước thềm dữ liệu CPI từ Anh Quốc
- Báo cáo CPI Anh Quốc sẽ được công bố vào 14h00 chiều nay
- Mức lạm phát được dự kiến sẽ tiếp tục giảm.
- Dữ liệu CPI của Anh sẽ khiến GBP biến động mạnh trong những ngày cuối năm..
Sau quyết định lãi suất và quan điểm "hawkish" của BoE vào tuần trước, dữ liệu CPI hôm nay sẽ đóng vai trò then chốt cho hướng đi tiếp theo của đồng Bảng Anh:
- Dự kiến CPI tăng 4.4% so với cùng kỳ, giảm nhẹ so với mức 4.6% của tháng 10, là mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2021 trong khi vẫn cao hơn gấp đôi mục tiêu 2.0% của BoE.
- CPI cốt lõi được dự báo giảm xuống 5.6%, so với mức 5.7% của tháng 10.
- Các nhà phân tích tại TD Securities nêu ra những yếu tố hỗ trợ cho đà giảm lạm phát bao gồm: “Giá xăng giảm 2% cùng và tỷ trọng lớn của nhóm thực phẩm sẽ giúp lạm phát tổng thể giảm . Lạm phát dịch vụ sẽ vẫn là yếu tố then chốt và chúng tôi dự kiến nó sẽ giảm xuống 6.5% YoY—thấp hơn 0.4% so với dự báo của BoE.”
- Trong tuyên bố chính sách tháng 12, BoE cho biết rằng “lạm phát đã giảm trở lại như mong đợi, trong khi mức tăng Thu nhập Trung bình Hàng tuần (AWE) của khu vực tư nhân khá tiêu cực. Tuy nhiên, các chỉ số then chốt cho thấy lạm phát dai dẳng của Anh vẫn ở mức cao.”
- BoE quyết định giữ lãi suất ở mức đỉnh 15 năm là 5.25% sau cuộc họp tháng 12 và không đưa ra thay đổi nào. Nhưng triển vọng kinh tế ảm đạm đã khiến thị trường cho rằng BoE sẽ có 4 lần cắt giảm lãi suất 0.25% bắt đầu từ tháng 6 trong năm 2024, tức giảm 1% trong năm 2024
- Do đó, dữ liệu lạm phát sắp tới của Anh rất quan trọng để đánh giá thời điểm thay đổi chính sách của BoE vào năm tới, điều tác động đáng kể đến sức mạnh của đồng nội tệ.
Daiwa: BOJ sẽ không thắt chặt chính sách tiền tệ vào tháng 1/2024
Phân tích viên tại Tập đoàn Chứng khoán Daiwa Nhật Bản bác bỏ khả năng BOJ thay đổi chính sách tiền tệ hiện tại vào tháng 1/2024:
- Việc BOJ từ bỏ chính sách lãi suất âm vào cuộc họp tháng 1 là "khó xảy ra".
- Về mặt lý thuyết, thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời điểm hiện tại sẽ không có lợi cho nền kinh tế.
- Thay vào đó, BOJ trước hết sẽ tạo nền tảng vững chắc cho ngành ngân hàng nhằm chuẩn bị cho một sự thay đổi.
Cập nhật phiên Á: PBOC giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản LPR
Thị trường FX giao dịch ảm đạm trong phiên Á. Kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh sắp tới đã phần nào làm giảm đi tâm lý của các nhà đầu tư sau cuộc họp chính sách BoJ hôm qua:
- USD/JPY đi ngang trong biên độ từ 143.75 -144
- USD tăng nhẹ, các đồng tiền chính khác giảm một vài pip so với đồng bạc xanh
PBOC đã giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 12. Do đó, PBOC không tung ra gói kích thích tiền tệ nào mới.
- Lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm: 3.45%
- Lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm: 4.20%
Hầu hết lãi suất áp dụng lên các khoản vay mới và dư nợ ở Trung Quốc đều dựa trên lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm, trong khi lãi suất 5 năm là chuẩn lãi suất cho việc thiết lập lãi suất thế chấp.
Một tin tức khác liên quan đến Bầu cử tại Hoa Kỳ là Tòa án tại bang Colorado đã loại ông Donald Trump ra khỏi cuộc bầu cử tổng thống 2024 do cuộc tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1/2021. Tin tức này không tác động đến biến động FX.
Quan chức ECB Lane sẽ có bài phát biểu về triển vọng Eurozone lúc 21:00 tối nay
Bài phát biểu của Thành viên Ban điều hành Philip Lane, đồng thời là Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ có bài phát biểu tại:
- Sự kiện: Hội thảo "Triển vọng khu vực đồng euro" Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội (ESRI) tổ chức tại Dublin
- Thời điểm: 21:00 tối nay hay 09:00 Giờ Miền Đông Hoa Kỳ
- Sau bài phát biểu sẽ là phần Q&A
BofA: Các nhà quản lý quỹ dự đoán nền kinh tế sẽ hạ cánh mềm vào năm 2023
Khảo sát các Nhà quản lý Quỹ Toàn cầu (FMS) gần đây nhất của Bank of America (BofA):
- Các nhà quản lý quỹ là những người 'lạc quan nhất' với tốc độ giảm ít nhất kể từ tháng 1/2022 khi dự báo nền kinh tế hạ cánh mềm vào năm tới
- Hơn một nửa kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu yếu hơn
- Tiến hành giảm nắm giữ tiền mặt (chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021) sang tăng lượng cổ phiếu, với cổ phiếu công nghệ "Magnificent Seven", ngân hàng và các doanh nghiệ có vốn hóa nhỏ