Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm dẫn đầu đà giảm!
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm, kiềm chế đà tăng của USD trong thời điểm thị trường chờ đợi quyết định chính sách của Fed.
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi mọi con mắt đổ dồn vào quyết định chính sách của Fed được công bố rạng sáng thứ 5:
- S&P500 giảm 0.07% trong khi Nasdaq Composite giảm 0.40% do sự sụt giảm của cổ phiếu công nghệ. Cổ phiếu Nvidia giảm 2.1% khi các nhà đầu tư đánh giá tin tức từ Nvidia GTC.
- Dow Jones tăng 0.39%
Fed Atlanta hạ dự báo GDP quý 1 năm 2024
- Fed Atlanta hạ dự báo GDP quý 1 năm 2024 xuống 2.1% từ 2.3% trước đó
Dự báo trên được coi là phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế đang chậm lại và thị trường kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm nay. Sau những công bố gần đây của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ và Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang, dự báo hiện tại về tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cá nhân thực tế trong quý đầu tiên và tăng trưởng tổng đầu tư tư nhân trong nước thực tế trong quý đầu tiên đã giảm từ 2.2% và 3.0% xuống lần lượt 1.9% và 2.7%.
Bitcoin giảm xuống dưới $63,000
BTCUSDT giảm hơn 7% trong ngày xuống $62,700 khi khẩu vị rủi ro ảm đạm, thị trường chờ đợi cuộc họp chính sách tháng 3 của FOMC
Vàng giảm xuống $2,051
XAUUSD giảm 0.44% xuống $2,051 trong bối cảnh USD tăng mạnh khi thị trường chờ đợi quyết định chính sách của Fed được công bố rạng sáng ngày 21 tháng 3
USDCAD chạm đỉnh trong năm sau công bố dữ liệu lạm phát Canada
USDCAD tăng 0.52% lên 1.3605 khi giá cả ở Canada giảm nhanh hơn dự kiến trong bối cảnh lạm phát ở Mỹ vẫn còn dai dẳng.
Giá dầu thô duy trì gần mức đỉnh trong 4 tháng
Giá dầu thô giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì gần mức đỉnh trong 4 tháng trong bối cảnh triển vọng xuất khẩu dầu từ Nga tăng bất chấp việc Ukraine tấn công các nhà máy lọc dầu của nước này.
-
Hợp đồng tương lai dầu thô Brent giao tháng 5 giảm 12 cent xuống 86.77 USD/thùng
-
Giá dầu WTI của Mỹ giảm 14 cent xuống 82.02 USD.
Trong phiên trước đó, giá giao ngay dầu thô Brent và WTI đều đạt mức đỉnh kể từ tháng 11, do xuất khẩu dầu thô từ Ả Rập Saudi và Iraq giảm, cũng như các dấu hiệu về nhu cầu và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Số lượng nhà xây mới ở Mỹ tháng 2 cao hơn ước tính
- Số lượng nhà xây mới ở Mỹ tháng 2: 1.521M
- Dự kiến: 1.425M
- Trước đó: 1.331M (được điều chỉnh thành 1.374M)
- Số lượng giấy phép xây dựng: 1.518M
- Dự kiến: 1.495M
- Trước đó: 1.470M
Về dữ liệu số lượng giấy phép xây dựng:
- Các đơn vị nhà ở được cấp phép xây dựng vào tháng 2 ở mức hàng năm được điều chỉnh theo mùa là 1,518,000; tăng 1.9% so với cùng kỳ tháng trước và 2.4% so với cùng kỳ năm trước.
- Số giấy phép cho một gia đình trong tháng 2 ở mức 1,031,000; tăng 1.0% so với cùng kỳ tháng trước
- Số lượng căn hộ được cấp phép trong các tòa nhà có từ 5 căn hộ trở lên ở mức 429,000
Về dữ liệu số lượng nhà xây mới:
- Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân bắt đầu xây dựng vào tháng 2: 1,521,000, đánh dấu mức tăng 10.7% so với cùng kỳ tháng trước và 5.9% so với cùng kỳ năm trước.
- Nhà ở cho một gia đình bắt đầu xây dựng vào tháng 2: 1,129,000, tăng 11.6% so với cùng kỳ tháng trước
- Nhà ở trong các tòa nhà có từ 5 căn hộ trở lên: 377,000.
Về dữ liệu số nhà ở được hoàn thiện:
- Số lượng nhà ở thuộc sở hữu tư nhân hoàn thiện trong tháng 2: 1,729,000, tăng 19.7% so với cùng kỳ tháng trước và 9.6% so với cùng kỳ năm trước.
- Số lượng nhà ở dành cho một gia đình hoàn thiện trong tháng 2: 1,072,000, tăng 20.2% so với cùng kỳ tháng trước.
- Số lượng nhà ở trong các tòa nhà có từ 5 căn hộ trở lên: 644,000.
CPI tháng 2 của Canada thấp hơn dự kiến
- CPI tháng 2 của Canada: tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước
- Dự kiến: tăng 3.1% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0.6% so với cùng kỳ tháng trước
- Trước đó: tăng 2.9% so với cùng kỳ năm trước
- CPI lõi của Ngân hàng Canada: tăng 2.1% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0.1% so với cùng kỳ tháng trước
- Trước đó: tăng 2.4% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0.1% so với cùng kỳ tháng trước
- CPI lõi SA: giảm 0.1% so với cùng kỳ tháng trước
- Trước đó: giảm 0.1% so với cùng kỳ tháng trước
- Trimmed CPI: 3.2% so với 3.4% tháng trước
- Median CPI: 3.1% so với 3.3% tháng trước
- Common CPI: 3.1% so với 3.4% tháng trước
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Đồng JPY giảm mạnh sau động thái lịch sử của BOJ
BOJ:
- BOJ tuyên bố chấm dứt chính sách lãi suất âm và tạm dừng chương trình kiểm soát đường cong lợi suất (YCC)
- USD/JPY tiếp tục tăng lên mức 150.00
- Thống đốc BOJ Ueda: Chúng tôi sẽ thực hiện bình thường hóa chính sách tiền tệ
- Thống đốc BOJ Ueda: Chúng tôi đang ở giai đoạn có thể tiến hành tăng lãi suất dần dần
- Thống đốc BOJ Ueda: Tốc độ tăng lãi suất phụ thuộc vào nền kinh tế và triển vọng giá cả
RBA:
- RBA tuyên bố giữ nguyên lãi suất tiền mặt ở mức 4,35%, như dự kiến
- Thống đốc RBA Bullock: Chúng tôi đang phản ứng với dữ liệu khi chúng được công bố
- Thống đốc RBA Bullock: Chúng tôi đạt được nhiều bước tiến trong cuộc chiến chống lạm phát
Tiêu đề:
- Quan chức ECB De Guindos: Sẵn sàng thảo luận về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6
- Quan chức ECB De Cos: Chúng tôi có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6 nhưng dữ liệu cần ủng hộ điều đó
- Chỉ số điều kiện hiện tại ZEW của Đức tăng nhẹ so với dự báo
- SNB đã bán ra khoảng 150 tỷ USD ngoại tệ trong cả năm 2023
- Chính phủ Thụy Sĩ hạ dự báo lạm phát cho năm nay
Thị trường:
- CHF mạnh nhất, JPY yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu Châu Âu diễn biến trái chiều; HĐTL S&P 500 giảm 0.4%
- Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4.320%
- Vàng giảm 0.2% xuống $2.155,38
- Dầu thô WTI đi ngang ở mức $82.13
- Bitcoin giảm 6.7% xuống $63,050 USD
Đây là một sự kiện lịch sử khi BOJ quyết định chấm dứt chính sách lãi suất âm và tạm dừng chương trình kiểm soát đường cong lợi suất. Nhưng sau tất cả những thông tin đã được rò rỉ từ tuần trước, tuyên bố này khá nhàm chán và điều đó thể hiện rõ trong diễn biến giá của đồng JPY. Chưa kể BOJ không đưa ra định hướng rõ ràng về quá trình bình thường hóa. Thống đốc Ueda thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng ông sẽ không coi động thái ngày hôm nay là một phần của quá trình đó.
USD/JPY hiện đã tăng lên mốc 150.00 và JPY cũng là đồng tiền yếu nhất trong nhóm G10. Điều này khiến USD được hỗ trợ với EUR/USD giảm 25 pip trong ngày và tiếp cận một số mức hỗ trợ quan trọng trên biểu đồ ngày, vì vậy đây là một điều cần lưu ý trước thềm cuộc họp của Fed vào ngày mai.
Bên cạnh đó, RBA cũng thực hiện một quyết định hawkish hơn và đồng AUD cũng giảm theo sau đó. AUD/USD hiện giảm giảm 44 pip trong khi NZD/USD cũng bị ảnh hưởng và giảm về mức 0.6050.
Thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn sau khi thị trường Mỹ giảm điểm vào cuối ngày hôm qua. Nhà đầu tư đang lo lắng trước thềm cuộc họp của Fed vào ngày
Commerzbank: Áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu sẽ hỗ trợ đồng CAD tăng giá
Các nhà kinh tế tại Commerzbank phân tích báo cáo CPI có thể tác động như thế nào đến đồng CAD:
- Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát dự báo CPI tăng 0.6% so với tháng trước (chưa điều chỉnh theo mùa), tương ứng với mức tăng 0.26% sau khi đã điều chỉnh
- Nếu số liệu hôm nay xác nhận áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu, thị trường có thể giảm bớt kỳ vọng cắt giảm lãi suất và điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho đồng CAD.
- Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dự báo của Bloomberg có mức độ sai số tương đối bởi số lượng người tham gia khảo sát dữ liệu lạm phát của Canada đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Đây là điều cần lưu ý cho báo cáo hôm nay.
Thị trường trái phiếu là tâm điểm chú ý trước thềm cuộc họp của Fed
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm có thể giảm nhẹ trong ngày nhưng ở mức 4.31%, cao hơn 0.25% mức đáy ngày thứ Hai tuần trước. Các nhà giao dịch cũng thận trọng hơn sau loạt dữ liệu của Mỹ được công bố trong tuần trước, trong khi khả năng Fed cắt giảm lãi suất hoàn toàn vào tháng 6 hiện chỉ còn khoảng 63%. Liệu mức đỉnh của tháng 2 là 4.35% liệu có thể kiềm chế lợi suất cho đến khi cuộc họp của FOMC diễn ra vào rạng sáng ngày kia?
Bên cạnh đó, phát biểu của chủ tịch Fed cùng với dữ liệu Dot plot sẽ được phân tích để xem liệu có bất kỳ thay đổi nào đối với kỳ vọn cắt giảm 0.75% lãi suất trong năm nay hay hay không. Nhưng nếu Powell vẫn để bỏ ngỏ thời điểm cắt giảm lãi suất, hãy tiếp tục theo dõi Fed cho đến khi các dữ liệu quan trọng tiếp theo được công bố.
ING: Chỉ số DXY sẽ giao dịch quanh mức 103.5/104 trong ngày hôm nay
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng Bạc xanh:
- Không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ được công bố trước cuộc họp của FOMC vào thứ Tư.
- Với việc thị trường hiện chỉ dự báo Fed cắt giảm 0.68% trong năm nay, cuộc họp FOMC có thể tác động tiêu cực một chút đến đồng USD.
- Tuy nhiên, nếu dot plot của Fed chỉ thể hiện mức giảm 0.5% trong năm nay có thể tiếp tục thúc đẩy vị thế mua USD nhằm phòng ngừa rủi ro thua lỗ
- Dữ liệu cần lưu ý của Mỹ là lượng nhà ở khởi công xây dựng. Đảng Dân chủ đang bắt đầu gây áp lực lên Fed về tình hình đóng băng thị trường nhà đất. Vì vậy, số liệu này thấp hơn dự báo có thể tác động tiêu cực đến đồng USD.
Chi phí nhân công theo giờ của khu vực Eurozone tăng so với cùng kỳ
- Chi phí tiền lương theo giờ trong quý 4/2023 đã tăng 3.1% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Tổng chi phí nhân công theo giờ đã tăng 3.4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số điều kiện hiện tại ZEW của Đức tăng nhẹ so với dự báo
- Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp ZEW của Đức tháng 3, Chỉ số điều kiện hiện tại ở mức -80.5 (Dự báo: -82.0. Trước đó là -81.7)
- Chỉ số triển vọng nền kinh tế ở mức 31.7 (Dự báo là 20.5. Trước đó là 19.9)
ZEW cho biết niềm tin của nhà đầu tư Đức được cải thiện khi kỳ vọng về kinh tế tăng lên khi ECB có khả năng cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong thời gian tới. Tình hình kinh tế tuy cũng đã được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn ở mức rất thấp.
ING: Một đợt cắt giảm lãi suất bất ngờ của SNB có thể khiến đồng USD/CHF tăng mạnh
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng CHF trước cuộc họp của SNB vào thứ Năm:
- Dữ liệu được công bố hôm nay cho thấy SNB vẫn bán ra ngoại tệ trong quý 4 năm ngoái. Họ có thể đã chuyển sang vị thế mua trong quý này, nhưng điều đó sẽ chỉ được xác nhận cho đến cuối tháng 6.
- Tâm điểm chính là cuộc họp về lãi suất của SNB vào thứ Năm, được dự báo sẽ là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của NHTW này, một phần bởi SNB sẽ chỉ họp bốn lần trong một năm so với mức tám lần của ECB.
- Một đợt cắt giảm lãi suất bất ngờ của SNB có thể sẽ khiến USD/CHF tăng mạnh không chỉ bởi đồng CHF suy yếu mà còn do EUR/USD có thể giảm khi một NHTW lớn của châu Âu cắt giảm lãi suất, điều sẽ gián tiếp thúc đẩy đà tăng của đồng bạc xanh
Đà tăng của USD tiếp tục được củng cố trong phiên Âu
Trong phiên Âu, đà tăng của USD được củng cố sau khi USDJPY vượt mốc 150. USD đang tưng 0.35%, hưởng lợi từ tâm lý thị trường hôm nay.
- EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.0848 và hướng tới kiểm tra hỗ trợ MA 200 ngày ở mức 1.0838.
- USDJPY vẫn đang tăng hơn 0.8% lên 150.37. Cặp tiền giao dịch ổn đỉnh quanh đỉnh ngày và phe mua đang sẵn sàng để gia tăng vị thế.
- AUD/USD giảm 0.7%, mở rộng đà giảm của tuần trước xuống 0.6513, đồng thời phe bán cũng đang hướng tới mốc 0.6500
- GBP/USD giảm 0.3% xuống đáy 2 tuần tại 1.2688, với hỗ trợ quan trọng cần chú ý là đường MA 100 ngày ở mức 1.2613
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm đang giao dịch gần mức cao nhất kể từ đầu tuần tại 4.35%. Và đây là nguyên nhân lý giải tại sao phe bán USDJPY chật vật trong việc gây áp lực lên cặp tiền sau cuộc họp chính sách mang tính lịch sử của BoJ vào sáng nay.
Quan chức ECB De Cos: Lãi suất có thể bắt đầu cắt giảm vào tháng 6 nhưng còn cần chờ thêm dữ liệu
- Triển vọng lạm phát đang được cân bằng
- Nhưng dự báo tăng trưởng đang nghiêng về suy thoái
Ngoại trừ bất kỳ cú sốc hoặc bất ngờ nào về dữ liệu, ECB có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
Chính phủ Thụy Sĩ hạ dự báo lạm phát năm 2024
- Dự báo CPI năm 2024 ở mức 1.5% (trước đó: 1.9%)
- Dự báo CPI năm 2025 giữ nguyên ở mức 1.1%
- Dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 giữ nguyên ở mức 1.1%
- Dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 giữ nguyên ở mức 1.7%
Chính phủ Thụy Sĩ cho biết thêm rằng nhu cầu toàn cầu sẽ duy trì dưới mức trung bình lịch sử ít nhất là cho đến cuối năm sau.
Thống đốc BoJ Ueda: Xu hướng tăng lương mở rộng sẽ là yếu tố để BoJ cân nhắc quyết định chính sách tiếp theo
- BOJ đang theo dõi chặt chẽ xem liệu xu hướng tăng lương mạnh mẽ có thể mở rộng ở các doanh nghiệp nhỏ hơn hay không
- Nếu xu hướng tăng lương mở rộng, đây sẽ là yếu tố để BoJ cân nhắc quyết định chính sách tiếp theo
Cập nhật FX: USDJPY hiện đã thoái lui về gần 150.
Thặng dư thương mại tháng 2 của Thụy Sĩ giảm nhẹ
- Đạt 3.66 tỷ CHF (trước đó: điều chỉnh giảm từ 4.74 tỷ CHF xuống 4.70 tỷ CHF)
- Nguyên nhân là do xuất khẩu giảm 1.2%, trong khi nhập khẩu tăng 4.2% trong tháng
HĐTL Eurostoxx giảm 0.2% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức giảm 0.2%
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh giảm 0.2%
Các chỉ số châu Âu giảm sau khi chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc xanh, nhưng thu hẹp phần nào đà tăng từ đầu phiên. Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm cổ phiếu công nghệ đang tụt lại, với HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.1% trong khi Nasdaq giảm 0.2%.
Quan chức ECB de Guindos: Sẵn sàng thảo luận về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6
- ECB vẫn chưa thảo luận bất cứ điều gì về lãi suất trong tương lai
- Chúng tôi cần thêm bằng chứng về triển vọng lạm phát
- Chúng tôi sẽ ra quyết định chính sách dựa trên các nguồn dữ liệu, trong đó nhân tố chính là tốc độ tăng lương
- Trong cuộc họp tháng 6, chúng tôi sẽ công bố một số dự báo mới và sẵn sàng thảo luận về việc cắt giảm lãi suất
Chưa kể, dữ liệu tiền lương quý I cũng sẽ được công bố vào cuối tháng 5. Đây sẽ là một phần trong số các dữ liệu quan trọng mà thị trường cần chú ý.
SNB đã bán khoảng $150 tỷ ngoại tệ trong năm 2023 để ngăn chặn lạm phát nhập khẩu
- Chỉ tính riêng trong quý IV, SNB đã bán ra 22.7 tỷ CHF ngoại tệ và đây là mức thấp nhất trong số các quý còn lại.
- Tính trong cả năm 2023, tổng số ngoại tệ được bán ra là 132.9 tỷ CHF (khoảng $150 tỷ). Đây là một bước nhảy vọt so với mức 22.3 tỷ CHF được bán vào năm 2022.
- Lý do để SNB hành động như vậy là để giảm bớt tác động của lạm phát nhập khẩu đối với nền kinh tế bằng cách hỗ trợ đồng CHF.
- NHTW này đã thành công trong việc ngăn chặn lạm phát khi xem xét các dữ liệu lạm phát trong những tháng qua
Thống đốc BoJ Ueda: Chúng ta đang ở giai đoạn có thể "từ từ" tiến hành các đợt tăng lãi suất
Ông Ueda cho biết kết quả tích cực từ cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân là yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định tăng lãi suất ngày hôm nay. Do đó, BoJ có thể "từ từ" tiến hành các đợt tăng lãi suất trong tương lai.
Thống đốc BoJ Ueda: Điều tiết chính sách tiền tệ thông qua việc ấn định lãi suất ngắn hạn như các NHTW khác
- BoJ vẫn chưa đặt tên cho khung chính sách mới
- Chúng tôi sẽ điều tiết chính sách tiền tệ thông qua việc ấn định lãi suất ngắn hạn giống như bất kỳ NHTW nào khác
- Mặt bằng lãi suất sẽ do thị trường quyết định
- Các điều kiện tài chính nhằm thích ứng với nền kinh tế vẫn được duy trì và sẽ tiếp tục củng cố vững chắc nền kinh tế cũng như giá cả
- Sẽ xem xét các phương án nới lỏng chính sách nếu cần, bao gồm cả những phương thức đã sử dụng trước đây
- Vẫn còn một chặng đường để đạt mục tiêu giá ở mức 2% khi đánh giá kỳ vọng lạm phát
Thống đốc BoJ Ueda: Tốc độ tăng lãi suất trong tương lai phụ thuộc vào triển vọng kinh tế và lạm phát
Ông Ueda đã đưa ra một số bình luận sơ bộ về triển vọng chính sách trong tương lai:
- Chúng tôi sẽ xem xét việc giảm mua vào JBG tại một thời điểm nhất định trong tương lai
- Tốc độ tăng lãi suất trong tương lai phụ thuộc vào triển vọng kinh tế và lạm phát
Thống đốc BoJ Ueda: Khung chính sách QQE về lãi suất âm và kiểm soát YCC đã hoàn thành nhiệm vụ của mình
Trong buổi họp báo sau quyết định chính sách tháng 3, Thống đốc BoJ Ueda cho biết:
- Các biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn đã phát huy hết vai trò của mình
- Tuy nhiên, các điều kiện tài chính phù hợp với tình hình kinh tế vẫn sẽ được duy trì trong thời điểm hiện tại
- Khẳng định chu kỳ tích cực của vòng xoáy tiền lương - giá cả
- Đánh giá rằng mục tiêu lạm phát 2% bền vững hiện đã nằm trong tầm tay
- Tiếp tục mua JGB với "số lượng gần như trước đó"
- Sử dụng lãi suất chính sách ngắn hạn làm công cụ trọng yếu của chính sách tiền tệ
Các bình luận của ông Ueda chủ yếu nhắc lại những tuyên bố được đề cập trong quyết định chính sách trước dó. USDJPY hiện vẫn tăng 0.8% lên 150.37.
Quyết định chính sách của RBA "ngụ ý ngầm" về động thái hạ lãi suất
- ADU mất giá sau khi RBA ngầm thay đổi chính sách trong tuyên bố hôm nay
- RBA không đề cập trực tiếp đến việc cắt giảm lãi suất nhưng đây là bước đi tương tự như những gì Fed và ECB đã thực hiện trước đây để định hướng thị trường đi đến việc hạ lãi suất.
- Thay vì đề cập đến việc tăng lãi suất như trước đây, RBA giờ đây tuyên bố "không loại trừ bất kỳ khả năng nào".
Thị trường phản ứng như thế nào với tuyên bố này?
- Đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên được thị trường dự đoán vào tháng 9 năm nay.
- Tuy nhiên, các nhà giao dịch cũng dự đoán khả năng cắt giảm lãi suất có thể xảy ra sớm hơn, vào tháng 8, với tỷ lệ cược hiện tại là gần 74% so với 58% trước đó.
- Tổng mức cắt giảm lãi suất dự kiến trong năm nay là gần 35 bps trước khi RBA quyết định chính sách, sau tin là 42bps.
Chứng khoán Nhật Bản tăng bất chấp việc BoJ tăng lãi suất
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng hơn 0.8%, tiệm cận mốc 40,000 điểm sau khi BoJ ra quyết định tăng lãi suất do động thái này đã được dự đoán từ trước.
Các ngân hàng Nhật Bản hưởng lợi lớn từ việc BoJ loại bỏ lãi suất âm
Các ngân hàng Nhật Bản sẽ kiếm được hàng tỷ Yên tiền lãi trên các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sau khi BoJ loại bỏ lãi suất âm.
- Các ngân hàng lớn, bao gồm cả Mitsubishi UFJ Financial Group, đang gửi gần 106.7 nghìn tỷ Yên (712 tỷ USD) tại BoJ và không được hưởng lãi.
- BoJ thông báo sẽ bắt đầu trả lãi 0.1% từ ngày 21/03 cho các tài khoản vãng lai, không bao gồm dự trữ bắt buộc
- Mặc dù có thể hưởng lãi, các ngân hàng có thể sẽ chuyển tiền sang các kênh đầu tư sinh lời cao hơn, ví dụ như TPCP khi lợi suất tăng.
AUD/USD cắm đầu giảm hơn 0.61% sau quyết định chính sách của RBA
AUD/USD hiện đã giảm hơn 0.61%, xuống còn 0.652 sau khi RBA quyết định giữ nguyên lãi suất.
USD/JPY giao dịch quanh mức 150.00 sau tin
USD/JPY hiện đã tăng gần 0.6%, giao dịch quanh mức 150.00
Động thái này diễn ra sau khi BoJ quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, khiến đồng JPY suy yếu.
Thống đốc RBA Bullock: Nỗ lực kiềm chế lạm phát đang cho thấy hiệu quả
Thống đốc RBA, Michelle Bullock, bình luận sau quyết định chính sách tiền tệ trước đó:
- Lạm phát vẫn ở mức cao
- Dữ liệu gần đây cho thấy RBA vẫn đang đi đúng hướng
- RBA cần thêm bằng chứng để củng cố niềm tin về triển vọng lạm phát quay trở lại mục tiêu trong thời gian hợp lý
- Còn quá sớm để loại trừ bất cứ điều gì
- Chúng tôi đã thay đổi triển vọng lạm phát dựa trên dữ liệu
- Chúng tôi chưa đủ cơ sở cho rằng lãi suất sẽ không đổi
- Nhưng chúng tôi đang trên đường đạt được mục tiêu lạm phát
Qua phát biểu của Thống đốc Bullock, có thể thấy RBA đang hướng tới việc cắt giảm lãi suất nhưng bà Bullock đang cố gắng không quá thẳng thắn về điều đó.
AUD/USD hiện giảm xuống mức thấp mới trong ngày, giảm 0.4% xuống 0.6530.
Cập nhật thị trường FX phiên Á: Quyết định chính sách của BoJ và RBA phù hợp với dự đoán
Thị trường đang hướng về quyết định chính sách từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA):
- RBA giữ nguyên lãi suất nhưng giọng điệu trong tuyên bố ít diều hâu hơn, thậm chí có phần ôn hòa hơn.
- Đồng AUD giảm sau tin.
- BoJ tuyên bố chấm dứt chính sách lãi suất âm, chấm dứt kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), ngừng mua chứng chỉ quỹ ETF và J-REIT
- Đồng JPY mất giá sau tin.
- Thị trường đang chờ đợi cuộc họp báo của Thống đốc Ueda
- Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đạt được thỏa thuận tạm thời để cấp ngân sách cho chính phủ đến ngày 30/9.
- Phản ứng của đồng Yên sau lần tăng lãi suất đầu tiên trong 17 năm và chấm dứt lãi suất âm sau 8 năm đến nay vẫn còn dè dặt.
BoJ chính thức chấm dứt chính sách lãi suất âm và kiểm soát đường cong lợi suất
- Lãi suất chính sách được nâng lên mức 0.00% - 0.10%
- Trước đó: -0.10%
- Tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ việc tăng lãi suất là 7-2
- Trong trường hợp lợi suất tăng nhanh, BoJ sẽ tiếp tục mua JGB
- Bỏ phiếu nhất trí về việc ngừng mua ETF và J-REIT
- Có khả năng tiền lương sẽ tiếp tục tăng ổn định trong năm nay
- Chu kỳ lành mạnh giữa tiền lương và lạm phát đã trở nên vững chắc hơn trong bối cảnh dữ liệu gần đây
- BoJ đánh giá rằng mục tiêu ổn định lạm phát sẽ đạt được một cách bền vững và ổn định vào cuối thời kỳ dự báo trong báo cáo triển vọng tháng 1
- USD/JPY tăng sau tin
RBA giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 4.35%
Quyết định chính sách của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA):
- Giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 4.35%, phù hợp với dự báo.
- RBA khẳng định: "Định hướng lãi suất để đảm bảo lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu trong một thời gian hợp lý vẫn chưa chắc chắn và Hội đồng không đưa ra phán quyết nào về việc tăng hay giảm lãi suất".
- AUD giảm sau tin
Thống đốc BoJ Ueda đề xuất chấm dứt lãi suất âm!
Theo Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản:
- Thống đốc BoJ Ueda đề xuất chấm dứt lãi suất âm
Bình luận "Suy thoái kinh tế nghiêm trọng" từ Bộ tài chính New Zealand được coi là lý do khiến NZD bị bán ra
Từ báo cáo hai tuần một lần của Bộ tài chính New Zealand:
- Một loạt các chỉ số được công bố trong hai tuần qua xác nhận New Zealand đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng và ngụ ý rằng có thể GDP quý có tháng 12 gần như không thay đổi và GDP bình quân đầu người sẽ sụt giảm liên tục.
- NZD/USD hiện ở mức 0.6077