Quan chức ECB Lane: Tăng trưởng tiền lương đang đi đúng hướng
Quan chức ECB Philip Lane cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC:
- Xu hướng tiền lương đang đi theo đúng dự báo của chúng tôi
- Tuy vậy, ECB cần có thời gian để xoay trục chính sách
- Chúng tôi (quan chức ECB) cần tránh đưa ra định hướng rõ ràng và các quyết định chính sách phải được thống nhất trong từng cuộc họp.
ING: EUR/USD sẽ giảm về dưới mức 1.0900 vào tuần tới
EUR/USD đang giao dịch quanh mức 1.0900. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Việc ECB xem xét lại nguyên tắc vận hành đã không ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường khi kết quả của đợt xem xét này nằm trong dự đoán của nhà đầu tư
- Đồng EUR đang cho thấy đấu hiệu phục hồi tốt mặc dù trong ngắn hạn đồng tiền này có thể trải qua một vài nhịp điều chỉnh.
- Dự báo của chúng tôi là EUR/USD sẽ quay trở lại dưới mức 1.0900 vào tuần tới.
ING: Đồng USD có tiềm năng phục hồi trong ngắn hạn
Các nhà kinh tế tại ING tiếp tục tin rằng USD sẽ phục hồi trong ngắn hạn:
- Chúng tôi cho rằng USD có khả năng phục hồi trong những ngày tới.
- Mặc dù vậy, các số liệu được công bố hôm nay - bao gồm doanh số bán lẻ tháng 2, chỉ số PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp - đều có thể gây thêm áp lực cho đồng tiền này nếu chúng đi theo chiều hướng tiêu cực.
- Dự báo của chúng tôi là chỉ số DXY sẽ vượt qua mốc 103.00 trong tuần này.
OECD: UBS sáp nhập với Credit Suisse có thể gây ra rủi ro kinh tế mới cho Thụy Sĩ
OECD không phải bên đầu tiên và chắc chắn cũng không phải bên cuối cùng chỉ ra những lo ngại xoay quanh việc Credit Suisse sáp nhập với UBS vào năm ngoái. OECD nhận định:
- Việc UBS tiếp quản Credit Suisse hiện đang tạo ra "rủi ro và thách thức mới" cho nền kinh tế Thụy Sĩ
- UBS vốn đã là một ngân hàng quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu trước khi sáp nhập với Credit Suisse. Do đó quy mô của UBS thậm chí còn trở nên lớn hơn sau khi tiếp quản Credit Suisse, và theo định chế cho rằng UBS là tổ chức 'too big to fail", ngân hàng này sẽ phải thắt chặt các quy định hơn nữa.
Điều này đặt ra lo ngại về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, vì UBS hiện đang nắm giữ khoảng 25% thị phần tiền gửi và cho vay trong nước. Mặc dù hoạt động sáp nhập có thể giúp Thụy Sĩ bảo vệ hệ thống tài chính vào thời điểm đó, nhưng hiện lại gây ra một vấn đề đau đầu khác do bản thân ngân hàng này đang nắm giữ lượng tài sản làm giảm sản lượng kinh tế của chính Thụy Sĩ.
Các nhà đầu tư sẽ chờ đợi xem liệu các cơ quan quản lý trong nước sẽ xử lý vấn đề này như thế nào trong những tháng tới, nhưng ít nhất ở thời điểm hiện tại vẫn chưa phải vấn đề quá lớn. Đối với nền kinh tế Thụy Sĩ, OECD dự báo tăng trưởng năm 2024 là 0.9% và 1.4% vào năm 2025 - cả hai đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình dài hạn là 1.8%.
IEA nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm 2024
IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024 thêm 110,000 thùng/ngày lên 1.3 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng "suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ là một trong số các trở ngại ảnh hưởng đến việc tiêu thụ dầu, cải thiện hiểu suất sử dụng phương tiện nhưng cũng đồng thời mở rộng doanh số bán xe điện". Trong khi "tăng trưởng kinh tế sẽ trở lại xu hướng mạnh mẽ trong lịch sử sau nhiều năm chịu biến động do đại dịch COVID-19".
Ngoài ra, IEA cũng lưu ý tằng triển vọng kinh té yếu hơn, cùng với sự cải thiện trong hiệu suất sản xuất và gia tăng doanh số bán xe điện sẽ hạn chế tăng trưởng của thị trường dầu mỏ. Nhưng nếu việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ được duy trì đến năm 2024, thị trường có thể thâm hụt nhẹ thay vì thặng dư cung trong năm nay.
CPI tháng 2 của Tây Ban Nha giảm xuống 2.8% như dự báo
- CPI: +2.8% so với tháng trước (dự báo: 2.8%, trước đó: 3.4%)
- HICP: +2.9% so với tháng trước (dự báo: 2.9%, trước đó: 3.5%)
Lạm phát cơ bản hàng năm vẫn ổn định ở mức 3.5%, chỉ giảm nhẹ so với mức 3.6% trong tháng 1.
Quan chức ECB Stournaras: Phù hợp để cắt giảm lãi suất 4 lần trong năm nay
- Chúng ta cần sớm bắt đầu cắt giảm lãi suất
- Không nên phóng đại nguy cơ xảy ra lạm phát vòng xoáy tiền lương - giá cả
- Không chấp nhận lập luận rằng ECB không thể cắt giảm lãi suất trước Fed
- 4 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024 có vẻ hợp lý
- Chúng ta phải cắt giảm lãi suất 2 lần trước kỳ nghỉ mùa hè
Tất cả các bình luận trên đều khẳng định động thái hạ lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6. ECB sẽ không họp vào tháng 8 sau khi ra quyết định chính sách vào giữa tháng 7. Bởi vậy, dựa trên quan điểm của ông Stournaras, ECB sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 và tháng 7, sau đó chờ đợi để đánh giá dữ liệu trong tháng 8 trước khi họp trở lại vào tháng 9.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc có chuyến thăm Úc và New Zealand trong tuần tới
Các cuộc hội đàm giữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Úc - New Zealand sẽ là khởi đầu cho các cuộc trao đổi cấp cao giữa các quan chức 3 nước. Đối với Úc và New Zealand, Trung Quốc vẫn là một đối tác thương mại quan trọng và điều đó cũng được thể hiện rõ qua tương quan giữa các đồng NDT và AUD, NZD theo thời gian.
Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Nhật Bản: BoJ đang dần đạt mục tiêu lạm phát
- Khả năng đạt được mục tiêu lạm phát của BoJ ngày càng cao
- Loại bỏ chính sách lãi suất âm sẽ phản ánh việc Nhật Bản đang dần thoát khỏi tình trạng giảm phát
- Nhưng điều này sẽ không thay đổi hoàn toàn cách các ngân hàng Nhật Bản quản lý các tài sản của họ
Các bình luận này đều không có gì mới và chỉ nhắc lại về khả năng BoJ chuẩn bị xoay trục chính sách. Trọng tâm lúc này vẫn là thời điểm họ thực sự thắt chặt sẽ diễn ra vào tháng 3 hay tháng 4. Các nhà đầu tư có phần e dè trong vài ngày qua khi BoJ thực hiện tiếp cận một cách thận trọng hơn.
HĐTL Eurostoxx đi ngang trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức đi ngang
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh tăng 0.1%
HĐTL Mỹ hồi nhẹ, với HĐTL hiện tăng 0.2% và Nasdaq tăng 0.3% sau khi các chỉ số Hoa Kỳ thoái lui khỏi các mức cao kỷ lục trong phiên thứ Tư.
PPI tháng 2 của Thụy Sĩ thấp hơn dự báo
- +0.1% so với tháng trước (dự báo: 0.2%, trước đó: -0.5%)
Thị trường giao dịch ảm đạm trong phiên Âu khi thiếu đi xúc tác từ các dữ liệu kinh tế EU quan trọng
USD hồi nhẹ trong phiên Á, với CHF dẫn đầu đà giảm trong số các đồng tiền chính. USDJPY vẫn là tâm điểm của thị trường và hiện đang giao dịch quanh 147.90. Dường như các nhà đầu tư không chịu tác động bởi triển vọng hawkish hơn của BoJ trong cuộc họp tuần tới, bất chấp tâm lý lạc quan ban đầu về kết quả của cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân.
Trong phiên Âu, không có dữ liệu quan trọng nào tại EU được công bố và thị trường có vẻ sẽ giao dịch ảm đạm khi thiếu đi xúc tác từ các dữ liệu kinh tế quan trọng.
- 14:30 - Chỉ số giá xuất nhập khẩu tháng 2 của Thụy Sĩ
- 15:00 - CPI tháng 2 tại Tây Ban Nha
Trọng tâm vẫn sẽ là doanh số bán lẻ, PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ được công bố tối nay. Do đó, nhu cầu giao dịch có thể giảm nhẹ cho đến khi bước vào phiên Mỹ.
Doanh số bán lẻ Mỹ được kỳ vọng sẽ phục hồi trong tháng 2
- Báo cáo doanh số bán lẻ tại Mỹ dự kiến được công bố 14/03, với kỳ vọng doanh số bán lẻ sẽ phục hồi sau khi giảm 0.8% trong tháng 1/2024.
- Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ gần đây có nhiều biến động do lo ngại về chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed.
- Chỉ số DXY đang phục hồi sau khi chạm đáy trong nhiều tuần tại 102.3 (ngày 8/3).
- Nguyên nhân là do kỳ vọng Fed có thể bắt đầu giảm lãi suất với tháng 6.
- Lạm phát cao hơn dự kiến trong tháng 2/2024 là yếu tố chính thúc đẩy đồng USD tăng.
Henning Koch: Cuộc khủng hoảng bất động sản ở Đức có thể kéo dài thêm 2 năm nữa
- Thị trường bất động sản Đức đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.
- Giám đốc điều hành mảng bất động sản của Commerzbank, Henning Koch, dự đoán cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài thêm 2 năm nữa.
- Ông Koch cho rằng nhiều nhà đầu tư sẽ rút tiền khỏi thị trường và nhiều chủ sở hữu bất động sản sẽ phải bán tài sản do khó khăn.
- Commerz Real, một công ty con của Commerzbank, đang tìm kiếm cơ hội mua lại các bất động sản giảm giá.
- Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rủi ro gia tăng trong lĩnh vực bất động sản thương mại (CRE) do lãi suất tăng.
- Các ngân hàng lớn nhìn chung có thể quản lý được rủi ro từ bất động sản, nhưng một số ngân hàng chuyên biệt đang gặp khó khăn.
- Deutsche Pfandbriefbank (PBB) là một ví dụ, khi chứng kiến giá cổ phiếu và trái phiếu giảm mạnh
- PBB đang gia hạn thêm các khoản vay để hỗ trợ chủ sở hữu bất động sản vượt qua khó khăn.
Thị trường FX ảm đạm: USD ổn định, USD/JPY vẫn là tâm điểm chú ý
- Thị trường FX ảm đạm trong tuần này, với đồng USD ổn định
- USD/JPY vẫn là cặp tiền tệ được quan tâm nhất, hiện đang giao dịch quanh mức 147.9.
- Mặc dù có những lạc quan ban đầu về kết quả đàm phán lương, thị trường vẫn không kỳ vọng rằng BoJ sẽ có quan điểm diều hâu hơn trong cuộc họp tuần tới.
- Phiên giao dịch ở châu Âu hôm nay có vẻ sẽ là một phiên đi ngang khác, khi thị trường chờ đợi loạt dữ liệu của Mỹ được công bố.
- Dữ liệu quan trọng sắp tới bao gồm doanh số bán lẻ, chỉ số giá sản xuất PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần.
Công đoàn công nghiệp lớn nhất Nhật Bản: Mức tăng lương trung bình mà các công ty đưa ra cao nhất kể từ năm 2013
- UA Zensen là công đoàn công nghiệp lớn nhất Nhật Bản, đại diện cho người lao động chủ yếu tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Trong bối cảnh đàm phán lương, UA Zensen kêu gọi mức tăng lương tối thiểu là 6% trong năm nay, cao hơn đáng kể so với mức yêu cầu trung bình của các tập đoàn lớn.
- Mức tăng lương trung bình do 231 công ty thành viên đề xuất của công đoàn là mức cao nhất kể từ năm 2013.
- Mặc dù chưa có con số chính xác, nhưng UA Zensen là một trong những công đoàn quan trọng nhất của Nhật Bản.
BIO tuyên bố ủng hộ Đạo luật An ninh Sinh học của Mỹ
- BIO, tổ chức thương mại lớn nhất thế giới về ngành công nghệ sinh học, tuyên bố ủng hộ Đạo luật An ninh Sinh học của Mỹ
- Đạo luật này nhằm cắt đứt quan hệ với một số công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhất Trung Quốc, bao gồm cả WuXi AppTec.
- Động thái này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dược phẩm Mỹ và nguồn cung cấp thuốc trên toàn cầu.
- Cổ phiếu WuXi AppTec và WuXi Biologics Cayman giảm tới 9% sau tin.
AUD/USD giảm nhẹ khi RBA có khả năng phải tiếp tục tăng lãi suất
AUD/USD giảm nhẹ 0.1 %, giao dịch quanh mức 0.661 sau khi tăng trong phiên trước đó do Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) cho biết họ có thể phải tiếp tục tăng lãi suất.
Cập nhật thị trường FX phiến Á: Thị trường ảm đạm trước loạt dữ liệu sắp được công bố
Thị trường ngoại hối (FX) ảm đạm khi nhà đầu tư chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế mới sắp được công bố, bao gồm:
- Kết quả cuộc đàm phán lương ở Nhật Bản, dự kiến công bố vào ngày 15/03.
- Cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vào thứ Ba tuần tới (ngày 19/3), với kỳ vọng BoJ sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm.
- Cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào thứ Tư tuần tới (ngày 20/3).
Diễn biến thị trường FX:
- USD/JPY tăng nhẹ, dao động trong biên độ hẹp quanh 147.6 - 147.8.
- Động thái này diễn ra sau nhận định của cựu quan chức BoJ Hideo Hayakawa rằng quá trình nới lỏng chính sách sẽ rất chậm chạp do tính thận trọng của Thống đốc BoJ Ueda.
- USD cũng tăng nhẹ, AUD/USD giảm mạnh trong phiên
MUFG kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản sẽ bắt đầu thắt chặt chính sách vào tuần tới.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản họp vào ngày 18 và 19 tháng 3. Mọi cuộc họp trong khoảng hai năm qua đều khiến thị trường háo hức chờ đợi một lối thoát khỏi chính sách cực kỳ dễ dàng. Nhưng cuối cùng, thời điểm đó dường như đã đến gần. Nếu không có cuộc họp tháng 3 này thì tháng 4 (ngày 25 và 26) mới được kỳ vọng.
Theo MUFG:
- Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng kết quả đàm phán lương tích cực trong tuần này sẽ bật đèn xanh cho BoJ bắt đầu thắt chặt chính sách vào tuần tới.
- Để giảm bớt tác động thị trường từ việc thoát khỏi lãi suất âm và kiểm soát đường cong lãi suất, BoJ sẽ nhấn mạnh rằng đây sẽ là một quá trình bình thường hóa chính sách dần dần, không giống như các chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương lớn khác trong những năm gần đây.
- Nếu BoJ đưa ra định hướng thận trọng về tương lai bên cạnh việc tăng lãi suất gây nghi ngờ về sự cần thiết phải tăng thêm, điều đó có thể khiến đồng Yên suy yếu hơn nữa trong thời gian tới do khuyến khích sử dụng các giao dịch chênh lệch do đồng Yên tài trợ.
Cập nhật USD/JPY, tăng nhẹ trong phiên:
Cựu giám đốc điều hành BOJ cho biết một khi Ngân hàng từ bỏ lãi suất âm, các động thái tiếp theo sẽ diễn ra rất chậm
Với tính cách rất thận trọng của Ueda, ông ấy có thể sẽ mất nhiều thời gian và tiến hành một cách cẩn thận.
Cựu giám đốc điều hành Ngân hàng Nhật Bản Hideo Hayakawa hôm nay đã phát biểu rằng Thống đốc Ueda sẽ không vội bình thường hóa chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo.
Hayakawa hy vọng Ueda sẽ thay đổi khuôn khổ hiện tại của BOJ thành khuôn khổ chính thống kết hợp mục tiêu lãi suất ngắn hạn với định hướng về lộ trình chính sách tiền tệ trong tương lai
“Với tính cách rất thận trọng của ông Ueda và sự tập trung vào việc xây dựng sự đồng thuận trong nội bộ, ông ấy có thể sẽ mất nhiều thời gian và tiến hành cẩn thận trong việc bình thường hóa chính sách,”
Thông tin từ Reuters.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đài Loan lo ngại về phản ứng dây chuyền lạm phát giá điện
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đài Loan phát biểu về lạm phát:
- Chúng tôi lo ngại khả năng tăng giá điện sẽ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền lên kỳ vọng lạm phát
- Chúng tôi sẽ rất thận trọng khi thảo luận về lãi suất lần này
- Mục tiêu của chúng tôi là giữ CPI ở mức khoảng 2% trong trung và dài hạn
- Nếu CPI duy trì ở mức trên 2% trong thời gian dài, kỳ vọng lạm phát sẽ cao, khiến lạm phát khó giảm
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0974
Giá đóng cửa trước đó: 7.1870
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ tới Australia vào tuần tới để hội đàm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ gặp Ngoại trưởng Australia Penny Wong để hội đàm tại Canberra vào thứ Tư, ngày 20 tháng 3.
Chuyến thăm diễn ra khi quan hệ giữa hai nước ấm lên phần nào. Ví dụ, Trung Quốc đang trong quá trình dỡ bỏ thuế quan đối với rượu vang Úc.
Các cuộc đàm phán sẽ không chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế như dỡ bỏ rào cản thương mại mà còn các vấn đề nhạy cảm hơn như nhân quyền và an ninh khu vực.
ANZ đã nâng dự báo giá vàng cuối năm lên 2,300 USD từ mức 2,200 USD
Về mặt kỹ thuật, ANZ lưu ý khoảng 2,195 USD là mức kháng cự quan trọng, phá vỡ mục tiêu kháng cự này, giá sẽ đẩy lên trên 2,200 USD.
ANZ cảnh giác với sự điều chỉnh trước mắt, "một sự điều chỉnh giá lành mạnh sắp xảy ra:",:
- RSI gợi ý mức quá mua
- Nếu một đợt điều chỉnh bắt đầu, giá có thể giảm trở lại mức hỗ trợ chính là 2,100 USD
- Giá tiến xa hơn có thể thiên về yếu tố cơ bản hơn là kỹ thuật.
Các yếu tố tăng giá bao gồm:
- “Trong khi các nhà đầu cơ đã tăng đặt cược tăng giá gần đây, vị thế không phù hợp với cường độ của đợt tăng giá mới nhất,”
- “Hơn nữa, việc ngừng đầu tư vào các Quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng vẫn đang tiếp tục. Mức độ đầu tư ít vào vàng nên được coi là động lực tiềm năng. Điều này không chỉ hạn chế khả năng thanh lý mạnh mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho việc mua mới.”
- sự không chắc chắn ngày càng tăng về triển vọng kinh tế và địa chính trị
- ANZ cảnh báo rằng giá cao hơn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vật chất
- Các ngân hàng trung ương tiếp tục mua tài sản này
Fitch cảnh báo Trung Quốc: Sự sụp đổ tài sản đang tiếp tục "không suy giảm"
Fitch cắt giảm dự báo tăng trưởng Trung Quốc năm 2024 xuống 4.5% từ 4.6%.
Các nhà phân tích tại Fitch nói rằng sự sụp đổ tài sản của Trung Quốc tiếp tục không suy giảm:
- Doanh số bán nhà hiện nay có vẻ sẽ giảm mạnh trở lại trong năm nay
- và rộng hơn.
- Bằng chứng về áp lực giảm phát đang gia tăng
Fitch chỉ ra một điều tích cực, nói rằng việc nới lỏng tài chính đang được đẩy mạnh về mặt vật chất. Các nhà phân tích cho rằng sự thúc đẩy này đã làm giảm bớt tác động đến dự báo GDP.
FOMC họp vào tuần tới - "rủi ro có vẻ hơi diều hâu"
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) họp vào ngày 20 và 21 tháng 3. Kỳ vọng của thị trường về cuộc họp hiện ở mức trên 50% một chút về đợt cắt giảm lãi suất vào ngày 25 tháng 6.
Các nhà phân tích tại Wolfe Research ở Mỹ đang đưa ra một mối lo ngại:
- “Chúng tôi cho rằng rủi ro sẽ hơi diều hâu vào tuần tới”
- “Sau hai lần công bố CPI mạnh, chúng tôi không tin Fed sẽ sẵn sàng cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 6 với chỉ thêm 2.5 chỉ số CPI được công bố kể từ đây (CPI tháng 5 được công bố vào ngày thứ 2 của FOMC tháng 6).”
- “Điều này sẽ được phản ánh trong việc Fed có khả năng hai lần cắt giảm thay vì ba trong năm 2024, mặc dù đây chưa phải là dự báo có nhiều khả năng nhất của chúng tôi”
Tuyên bố của BOJ là vào ngày 19.
Cuộc họp FOMC sẽ diễn ra vào ngày 21.
BOJ có kế hoạch thảo luận về việc chấm dứt lãi suất âm tại cuộc họp vào tuần tới
Theo Truyền thông Nhật Bản (Nikkei):
- Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ thảo luận về việc có nên chấm dứt chính sách lãi suất âm tại cuộc họp bắt đầu vào thứ Hai hay không.
- Việc tăng lương của các công ty lớn khiến mục tiêu ổn định giá 2% của ngân hàng trung ương nằm trong tầm tay.
- Với việc ngày càng có nhiều nhà hoạch định chính sách của BOJ ủng hộ ý tưởng, quyết định này được cho là dựa trên kết quả của cuộc đàm phán tiền lương hàng năm của Nhật Bản, sẽ được liên đoàn lao động hàng đầu Rengo công bố vào thứ Sáu.
Đầu tuần này, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết kết quả của các cuộc đàm phán hàng năm giữa liên đoàn lao động và người sử dụng lao động sẽ ảnh hưởng đến quyết định của ông, họ sẽ là một "sự cân nhắc quan trọng".
“Tôi hy vọng sẽ đưa ra quyết định phù hợp dựa trên cái nhìn toàn diện về kết quả đàm phán và các yếu tố khác”, ông nói.
Fitch kỳ vọng cả Fed và ECB sẽ cắt giảm lãi suất 3 lần, tổng cộng 75 điểm cơ bản vào cuối năm nay
Fitch đưa ra dự báo cho Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang và Hội đồng Thống đốc của Ngân hàng Trung ương Châu Âu:
- Chúng tôi kỳ vọng cả Fed và ECB sẽ cắt giảm lãi suất ba lần, với tổng số 75 điểm cơ bản, vào cuối năm nay.
- Nhưng cả hai ngân hàng trung ương đều muốn thấy thêm dữ liệu cho thấy tiến trình giảm lạm phát gần đây là bền vững trước khi bắt đầu quá trình nới lỏng chính sách.
- Chúng tôi đã lùi ngày dự báo cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sang tháng 7 so với kỳ vọng trước đó của chúng tôi là tháng 6.
- Chúng tôi cũng đã lùi ngày cắt giảm lãi suất đầu tiên của ECB sang tháng 6 thay vì tháng 4.
Thông tin thêm từ Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEO) của công ty cho tháng 3 năm 2024.
Tăng dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2024 thêm 0.3 điểm phần trăm lên 2.4%, phản ánh
- "một sự điều chỉnh tăng mạnh đối với dự báo tăng trưởng của Mỹ lên 2.1%, từ mức 1.2% trong GEO tháng 12 năm 2023"
- điều chỉnh dự báo tăng trưởng Trung Quốc năm 2024 giảm xuống 4.5% từ 4.6%
- hạ dự báo tăng trưởng khu vực đồng euro xuống 0.6% từ 0.7%
Goldman Sachs Asset Management tái thâm nhập thị trường bất động sản thương mại Hoa Kỳ
Goldman Sachs đang quay trở lại lĩnh vực bất động sản thương mại. GS Asset Management sẽ khởi động lại việc "tích cực đầu tư" vào bất động sản thương mại của Hoa Kỳ trong năm nay khi cho biết thị trường đang chạm đáy.
GSAM nhìn thấy cơ hội mua: "Lý do là sự kết hợp của kỳ vọng lãi suất giảm, chúng tôi cảm thấy như thị trường đang chạm đáy và chúng tôi bắt đầu thấy giá sàn do phe mua trên thị trường đặt ra"
- đã bắt đầu chi nhiều tiền mặt hơn vào bất động sản ở châu Âu và Nhật Bản trong ba tháng qua
- Sức mạnh cơ sở của nền kinh tế sẽ hỗ trợ sự phục hồi của thị trường Hoa Kỳ, nhưng "Chúng tôi không nghĩ rằng đây sẽ là một sự phục hồi hình chữ V rất sắc nét - chúng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chạm đáy trong một thời gian, vì rất nhiều tình huống sử dụng đòn bẩy quá cao trong loại tài sản này đã được giải quyết"
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen: Lãi suất sẽ không quay trở lại thấp như trước đại dịch
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen cho biết:
- Có vẻ như lãi suất sẽ không quay trở lại mức thấp như trước đại dịch Covid-19.
- Các giả định về lãi suất trong kế hoạch ngân sách của Biden là “hợp lý” và phù hợp với nhiều dự báo
- Mỹ thực hiện các bước để đảm bảo ngành công nghiệp xe điện trong nước thành công trước sự cạnh tranh của Trung Quốc
- Các quy định về tín dụng thuế đối với các công ty/ tổ chức nước ngoài được quan tâm sẽ khiến xe điện do Mỹ sản xuất ngày càng gặp khó khăn trong việc chứa pin của Trung Quốc
Khi được hỏi liệu có cần thêm thuế quan của Mỹ đối với xe điện Trung Quốc hay không, Biden cho biết ông cam kết đảm bảo rằng ngành công nghiệp xe điện của Hoa Kỳ sẽ thành công.
Công cụ theo dõi tăng trưởng tiền lương của Atlanta trong tháng 2 vẫn ở mức 5%
Công cụ theo dõi số người thay đổi công việc giảm xuống 5.3% từ 5.6%
Công cụ theo dõi tăng trưởng tiền lương của Fed Atlanta là 5.0% trong tháng 2 như tháng 1. Số người thay đổi công việc trong tháng 2 là 5.3%, giảm từ mức 5.6% trong tháng 1. Số người không thay đổi công việc là 4.7%, không thay đổi so với tháng một.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 13.03: Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong ngày không có dữ liệu kinh tế nào đáng chú ý
Cổ phiếu bị đẩy khỏi mức đỉnh mọi thời đại trong bối cảnh một số cổ phiếu công nghệ lớn trượt dốc, trong khi các nhà giao dịch đang chờ đợi các chỉ số về lạm phát và doanh số bán lẻ để tìm manh mối về các bước tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang. Fed đang trong giai đoạn tạm dừng phát biểu trước quyết định lãi suất vào thứ năm tới.
Dow Jones: + 0.10%
S&P 500: -0.19%
NASDAQ: -0.54%
Trên thị trường FX, AUD mạnh nhất, CHF yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. Các tỷ giá mở rộng phạm vi biến động trong phiên nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn phạm vi biến động trung bình trong 22 ngày. Phạm vi GBPUSD chỉ bằng 55% mức trung bình. USDCAD là 46% và NZDUSD là 54% mức trung bình trong tháng. Thị trường chờ đợi dữ liệu PPI và doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ có khả năng thúc đẩy thị trường thoát khỏi tình trạng ảm đạm trong tuần này
DXY: -0.13%
EURUSD +0.19%
GBPUSD +0.03%
AUDUSD +0.23%
NZDUSD +0.09%
USDJPY +0.07%
USDCHF +0.19%
USDCAD -0.15%
Vàng tăng hơn 16.75 USD tương đương 0.78% lên mức 2,174.50 USD. Bitcoin tăng khoảng $1,700 lên mức $73.242. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt tăng bất chấp cuộc đấu giá trái phiếu kỳ hạn 30 năm diễn ra mạnh mẽ. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 3.5 bps lên 4.189%, kỳ hạn 30 năm tăng 3.0 bps lên 4.341%. Giá dầu thô tăng sau khi dữ liệu tồn kho dầu được công bố giảm bất ngờ. Dầu thô WTI lên mức đỉnh $79.9/ thùng.
USD/CHF chuẩn bị tiếp cận mức hỗ trợ 0.8762
USDCHF không biến động nhiều. Phạm vi giao dịch chỉ là 21 pip. Con số này nhỏ hơn mức trung bình 51 pip trong tháng giao dịch vừa qua.
Mặc dù hành động giá bị hạn chế nhưng tốt nhất vẫn nên lưu ý và chuẩn bị sẵn sàng cho các biến động giá mới.
Dữ liệu tồn kho dầu hàng tuần giảm mạnh so với dự kiến
- Dữ liệu tồn kho dầu hàng tuần giảm 1.536 triệu thùng so với ước tính tăng 1.338 triệu thùng
- Tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 0.888 triệu thùng so với ước tính giảm 0.150 triệu thùng
- Lượng xăng tồn kho giảm 5.662 triệu so với ước tính giảm 1.900 triệu thùng
- Cushing giảm 0.220 triệu thùng so với mức tăng 0.701 triệu thùng vào tuần trước
Dầu WTI tăng mạnh trong ngày trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô được công bố
Dầu WTI tăng hơn 2 USD lên gần 80 USD trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô được công bố vào lúc 21h30.
Chứng khoán Mỹ mở cửa biến động nhẹ và trái chiều
Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow và S&P gần như không biến động. Chỉ số NASDAQ giảm. Hôm qua S&P đóng cửa ở mức kỷ lục. Chỉ số NASDAQ cố gắng đóng cửa trên mức đỉnh kỷ lục tại 16,274.94, nhưng lại giảm khoảng 9 điểm vào cuối ngày. Hôm nay, chỉ số NASDAQ đã thoái lui một phần mức tăng 250 điểm so với ngày hôm qua.
- Chỉ số công nghiệp trung bình Dow tăng 80 điểm hay 0.21% lên mức 39,086
- Chỉ số S&P tăng 3.97 điểm hay +0.02% lên mức 5,121
- Chỉ số NASDAQ giảm 40 điểm hay -0.24% xuống mức 16,223.60.
- Russell 2000 vốn hóa nhỏ đang giao dịch tăng 4.61 điểm hay +0.22% lên mức 2,070.23.
Một số động lực hôm nay bao gồm:
- Cổ phiếu Tesla -1.75% xuống mức 174.51 USD.
- Cổ phiếu Nvidia giảm 1.57%
- Cổ phiếu Meta -0.87%
Phân tích kỹ thuật NZDUSD
Trên biểu đồ khung ngày, NZDUSD đã bật lên trên mức hỗ trợ quan trọng 0.6050 và kiểm tra thất bại mức 0.6218 - giá mà phe mua sẽ cần phải phá vỡ để bắt đầu nhắm tới các mức đỉnh mới.
Trên biểu đồ khung 1 giờ, nếu giá phá vỡ xuống dưới đường phản xu hướng màu đen, có thể kỳ vọng sẽ giảm giá xuống vùng hỗ trợ chính. Mặt khác, phe mua nên dựa vào đường ngược xu hướng để xác định vị trí bứt phá lên trên đường xu hướng giảm.