Đức: PMI sản xuất S&P chính thức giảm trong tháng 9
PMI sản xuất chính thức tháng 9 của Đức đạt 47.8, dự báo đạt 48.3.
PMI sản xuất tháng 8: 48.3
Hoạt động sản xuất của Đức đã suy giảm liên tiếp 3 tháng, bị ảnh hưởng số lượng đơn đặt hàng mới ngày càng u ám do chi phí năng lượng tăng cao đã đặt ra hồi chuông cảnh báo về triển vọng kinh doanh
Phil Smith, Phó Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết "chi phí năng lượng tăng cao, vốn đã khiến một số doanh nghiệp cắt giảm sản lượng, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, khi kỳ vọng của các nhà sản xuất về sản lượng tương lai giảm mạnh trong tháng 9 sau khi đóng cửa Đường ống Nord Stream 1. "
"Nếu nhu cầu tiếp tục giảm trong những tháng tới như các doanh nghiệp kỳ vọng, chi phí chắc chắn sẽ tăng cao hơn nữa, do đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận."
PMI sản xuất chính thức của Thụy Sĩ tăng vượt dự báo
PMI sản xuất Thụy Sĩ chính thức tháng 9 đạt 57.1, dự báo đạt 54.6
PMI sản xuất tháng 8: 56.4
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, HĐTL Mỹ chao đảo trước những bất ổn kinh tế
Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên đầu tuần khá chật vật khi khủng hoảng năng lượng trong khu vực tiếp tục leo thang. Cổ phiếu của Credit Suisse giảm xuống mức thấp kỷ lục khi các nhà giao dịch duy trì nhận định đầy ảm đạm về công ty này. Một quỹ giao dịch trao đổi được liên kết với Brazil đã tập hợp tại Paris sau khi cuộc chạy đua cho vị trí Tổng thống của quốc gia này đi đến hồi kết. HĐTL S&P 500 giao tháng 12 ít biến động trong khi HĐTL Nasdaq giảm 0.3%. Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm trước lo ngại chính sách diều hâu của các ngân hàng trung ương toàn cầu đang làm tăng nguy cơ suy thoái và giảm thu nhập.
- DAX -1.59%
- CAC -1.75%
- FTSE -1.16%
- IBEX -0.75%
- Euro Stoxx 50 -1.63%
- STOXX 600 -1.52%
Bên cạnh giá cổ phiếu của Credit Suisse, bảng Anh cũng là tâm điểm của phiên Âu hôm nay. GBP/USD tăng vọt hơn 150 pips trong bối cảnh kỳ vọng các kế hoạch tài chính của chính phủ sẽ quay đầu, trước khi điều chỉnh giảm 60 pip do Bộ trưởng Tài chính Anh Kwarteng chính thức bác bỏ kế hoạch cắt giảm thuế 45%. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng tới đà tăng trong ngày, bảng Anh tiếp tục cải thiện ngày thứ 5 liên tiếp. USD suy yếu nhẹ trong bối cảnh thị trường toàn cầu 'đau đầu' trước tác động của thắt chặt tiền tệ đối với nền kinh tế sau khi các ngân hàng trung ương bao gồm cả Fed nhắc lại quyết tâm kiềm chế lạm phát. Trader đang mong chờ dữ liệu việc làm của Mỹ cuối tuần này để đánh giá triển vọng nền kinh tế và chính sách của Fed. Nhiều đồng tiền chính khác cũng đã nắm bắt cơ hội cải thiện nhờ USD suy yếu.
Lo ngại lạm phát toàn cầu gia tăng khi giá dầu tăng lên mức 82 USD/thùng bởi tin tức OPEC+ đang xem xét cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày vào cuộc họp tuần này. Vàng ghi nhận ngày thứ 5 tăng liên tiếp, hiện giao dịch ở mức $1,662.68/oz.
Chứng khoán châu Âu nhuốm màu đỏ ngay đầu phiên
Thị trường điều chỉnh trở lại sau tuyên bố bác bỏ kế hoạch cắt giảm thuế thu nhập 45% của Bộ trưởng Tài chính Anh Kwarteng. Các chỉ số chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm mạnh ngay đầu phiên.
- DAX -116.32 điểm, tương đương -0.96%
- CAC -58.87 điểm, tương đương -1.02%
- FTSE -46.51 điểm, tương đương -0.67%
- IBEX -31.55 điểm, tương đương -0.43%
- Euro Stoxx 50 -31.55 điểm, tương đương -0.95%
- STOXX 600 -3.38 điểm, tương đương -0.87%
Tây Ban Nha: PMI sản xuất S&P chính thức giảm 3 tháng liên tiếp!
PMI sản xuất tháng 9 của Tây Ban Nha tiếp tục giảm. Các đơn đặt hàng mới lại giảm và số lượng người mất việc làm ghi nhận tăng liên tiếp 3 tháng.
PMI sản xuất S&P chính thức tháng 9 đạt: 49, dự báo đạt 49.9.
PMI sản xuất S&P tháng 8 đạt 49.9.
Chi tiết tuyên bố bác bỏ kế hoạch cắt giảm thuế của Bộ trưởng Tài chính Anh Kwarteng
Ông Kwarteng tuyên bố trong một tweet gần đây rằng chính phủ Anh sẽ không cắt giảm 45% thuế thu nhập:
- Từ việc hỗ trợ các doanh nghiệp Anh đến giảm gánh nặng thuế cho những người được trả lương thấp nhất, Hế hoạch Tăng trưởng của chúng tôi đã đề ra cách tiếp cận mới nhằm xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng hơn.
- Tuy nhiên, rõ ràng là việc cắt giảm thuế 45% là hành động đi lệch khỏi sứ mệnh quan trọng hàng đầu để giải quyết những thách thức mà đất nước của chúng ta đang phải đối mặt.
- Vậy nên tôi xin tuyên bố chúng tôi sẽ không thực hiện kế hoạch cắt giảm thuế suất 45%. Chúng tôi xin thông cảm và lắng nghe.
- Điều này cho phép chúng tôi tập trung thực hiện các phần chính của gói tăng trưởng.
- Đầu tiên là Cam kết Giá Năng lượng sẽ hỗ trợ hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp.
- Thứ hai, giảm thuế để bỏ tiền lại vào túi của hơn 30 triệu người dân chăm chỉ và phát triển nền kinh tế Anh.
- Thứ ba, thúc đẩy cái cách nguồn cung, bao gồm cả việc tăng tốc các dự án cơ sở hạ tầng chính, để dịch chuyển Vương Quốc Anh.
Bảng Anh quét hai chiều sau pha 'quay xe' kế hoạch thuế của chính phủ Anh
Tỷ giá GBP/USD vọt mức cao nhất trong phiên, giao dịch quanh 1.12 sau khi Bộ trưởng Tài chính Anh Kwarteng xác nhận bác bỏ kế hoạch cắt giảm 45% thuế. Động thái này đã giúp thị trường bớt căng thẳng song câu hỏi đặt ra là sự thoải mái này sẽ kéo dài bao lâu.
GBP/USD hiện đã điều chỉnh giảm 80 pip xuống mức 1.1168 trước giờ mở cửa phiên Âu.
Bộ trưởng Tài chính Anh Kwarteng tuyên bố sẽ không bãi bỏ thuế suất 45%
Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng đã tweet trên trang cá nhân rằng Chính phủ Anh đang phản đối kế hoạch bỏ 45% thuế thu nhập cho những người có thu nhập cao nhất của đất nước.
CPI của Thụy Sĩ hạ nhiệt trong tháng 9!
- CPI tháng 9 giảm 0.2% so với tháng trước và tăng 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
- CPI tháng 8 tăng 0.3% so với tháng trước và tăng 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Lạm phát lõi bao gồm các mặt hàng dễ biến động như nhiên liệu và giá thực phẩm không thay đổi so với tháng 8 và tăng 2.0% so với cùng kỳ năm ngoái.
HĐTL chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng theo GBP
Việc tỷ giá GBP/USD tăng cao hơn đã kéo theo phản ứng lạc quan của đa số tài sản với các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán và TPCP của Hoa Kỳ. Tỷ giá EUR/USD cũng tăng và USD/JPY đang giảm. Liệu tín hiệu khởi sắc có thể duy trì cho đến khi phiên giao dịch Mỹ mở cửa sau đó hay không có thể phụ thuộc vào những gì ông Kwarteng phát biểu.
Các đại sứ EU đã gặp nhau sáng nay để thảo luận về các lệnh trừng phạt đối với Nga
"Các đại sứ EU sẽ gặp nhau vào lúc 14h để thảo luận về các lệnh trừng phạt mới nhất chống lại Nga, với phần lớn nhất là giới hạn giá đối với xuất khẩu dầu đường biển của quốc gia này - một biện pháp được nhóm các nền kinh tế tiên tiến G7 đồng ý đưa vào hành động."
Áp lực đang gia tăng đối với EU trong việc đưa ra phản ứng nhanh chóng và kiên quyết đối với các động thái mới nhất của Moscow, đặc biệt là sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập bốn khu vực của Ukraine hôm thứ sáu. Tuy nhiên, có một số quốc gia vẫn đang không đồng thuận với lệnh trừng phạt như Hungary, Síp, Hy Lạp và Malta - những quốc gia có đội tàu vận chuyển dầu hầu hết từ Nga. "
Anh cân nhắc bỏ kế hoạch cắt thuế 45%, GBP tăng mạnh
Bộ trưởng Tài chính Kwarteng nhiều khả năng sẽ tuyên bố bỏ kế hoạch cắt thuế 45% đã được đề xuất trước đó.
GBP đang tăng hơn 100pip sau tin
OPEC+ có thể cắt giảm hơn 1.5 triệu thùng dầu/ngày
- Với bằng chứng về sự suy giảm kinh tế ở khắp mọi nơi và giá dầu thô gần như đi ngang trong năm, không có gì ngạc nhiên khi biết rằng các-ten đề cập đến việc OPEC cắt giảm sản lượng dầu.
- Cho đến nay, mức cắt giảm cao nhất được đề cập là 1 triệu thùng mỗi ngày, nhưng chuyên gia Amena Bakr tại Công ty Energy Intel vừa báo cáo rằng việc cắt giảm 1.5 triệu thùng cũng đang được cân nhắc.
EU dự định tăng thêm các nguồn vốn thông qua các kế hoạch giảm nợ
Theo Financial Times:
- "Brussels muốn cho các thủ đô của EU thêm thời gian để kiềm soát các khoản nợ của họ và tạo điều kiện cho đầu tư công như một phần của việc xem xét lại các quy định về thâm hụt của EU."
- "Ủy ban Châu Âu sẽ đưa ra một đề xuất vào cuối tháng 10 để cải cách Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng, theo đó, sẽ đưa ra các kế hoạch trong nhiều năm, dành cho từng quốc gia cụ thể với các nguồn vốn để kiểm soát gánh nặng nợ của họ."
- “Ý tưởng là để các quốc gia thành viên có quyền sở hữu lớn hơn đối với các kế hoạch giảm nợ của họ khi có thể tự điều chỉnh nhiều hơn hiện nay. Nhưng một khi các quốc gia thống nhất kế hoạch của họ với ủy ban và hội đồng, chúng sẽ cần được chuyển giao để dễ thực thi hơn. Điều đó sẽ giúp cân bằng quyền sở hữu của quốc gia thành viên với việc thực thi chặt chẽ."
- Trước cuộc họp của nhóm Euro, tỷ giá EUR/USD lại một lần nữa tụt giảm, xuống mức 0.9790, giảm 0.09% trong ngày.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Giá dầu giữ vững mức tăng cao
OPEC+ được dự đoán sẽ cắt giảm sản lượng dầu khoảng 1 triệu thùng/ngày đã được cho là lý do đằng sau mức tăng của dầu trước giờ mở cửa giao dịch tương lại vào tối chủ nhật ở Mỹ.
Giá dầu đã tăng khá nhiều trong khi chỉ có một mức thoái lui nhỏ:
Tỷ giá hối đoái đối với tiền tệ hàng hóa đã đảo chiều từ biến động của giá dầu. USD/CAD đã có thời điểm giảm xuống dưới 1.3750 trong khi AUD/USD và NZD/USD đều tăng.
EUR/USD tăng trong khi GBP/USD giảm nhe, trở lại dưới 1.1125.
USD/JPY và USD/CHF khá ổn định. Bản tóm tắt cuộc họp tháng 9 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã được công bố vào hôm nay bao gồm các ý kiến đưa ra những suy nghĩ về lạm phát gia tăng, cho biết nó sẽ tiếp tục và thậm chí có thể vượt mức đỉnh. Bản tóm tắt cũng cho biết, BoJ sẽ cần thông báo rõ ràng về những thay đổi chính sách với các thị trường vào thời điểm cần thiết.
Thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch trái chiều.
Thị trường Trung Quốc đã đóng cửa từ hôm nay đến hết tuần này để nghỉ lễ Tuần lễ Vàng.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của RBA sẽ diễn ra vào ngày mai
Theo Scotia:
- Các nhà phân tích tại ngân hàng cho rằng không chỉ 50bp mà mức tăng lãi suất 25bp cũng có khả năng xảy ra
- Biên bản cuộc họp ngày 6 tháng 9 chỉ ra rằng đã có cuộc thảo luận xung quanh mức tăng 25bps và 50bps. "Họ thừa nhận rằng chính sách tiền tệ hoạt động có độ trễ và lãi suất đã được tăng lên khá nhanh, tiến gần hơn đến các thiết lập bình thường.” Vài ngày sau cuộc họp, trước khi công bố biên bản, Thống đốc Lowe cho biết ông hy vọng rằng lãi suất sẽ dừng lại ở mức 2.5–3.5% với mức tăng nhẹ nữa trong các cuộc họp sắp tới.
- Điều đáng chú ý là các động thái đều diễn ra trước các hành động tích cực hơn của Cục Dự trữ Liên bang vào ngày 21 tháng 9 khi dot plot diều hâu hơn. AUD là một trong số các đồng tiền chịu tổn thương khi đối mặt với sức mạnh của USD và đã tiếp tục giảm kể từ đó theo xu hướng giảm trong dài hạn từ tháng 4 đến nay. Diễn biến này có thể cho thấy mức tăng 50bps là hợp lý hơn khi đồng tiền này đang suy yếu do áp lực giá nhập khẩu.
Mục tiêu lãi suất tiền mặt RBA hiện tại là 2.35%
IMF cho biết chiến tranh Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu tồi tệ nhất kể từ năm 2008
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết đây có thể là cuộc khủng hoảng an ninh lương thực tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu 2007-2008, với khoảng 345 triệu người hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực đe dọa tới tính mạng. Một tài liệu nghiên cứu mới của IMF ước tính rằng 48 quốc gia tiếp xúc nhiều nhất với tình trạng thiếu lương thực phải đối mặt với việc các hóa đơn nhập khẩu của họ tăng lên 9 tỷ USD vào năm 2022 và 2023 do giá thực phẩm và phân bón tăng đột ngột do chiến sự tại Ukraine.
Goldman Sachs nói gì về việc cắt giảm dự báo giá dầu 2023?
Goldman Sachs dự đoán giá dầu Brent trung bình đạt 100 USD/thùng từ tháng 10 đến tháng 12 và 108 USD/thùng vào năm 2023.
Đặc biệt, nhu cầu của Trung Quốc giảm sẽ ảnh hưởng đến giá dầu
- GS kỳ vọng việc Trung Quốc mở cửa trở lại từ các chính sách zero COVID sẽ không xảy ra cho đến mùa hè năm sau, khiến nhu cầu dầu năm 2023 không thay đổi so với quý 4 năm nay.
Goldman Sachs nhấn mạnh các vấn đề bên cung sẽ hỗ trợ giá:
- Đầu tư, năng lực sản xuất dự phòng và hàng tồn kho đều ở mức thấp
- Các bản phát hành của chính quyền Biden từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược sẽ dừng vào mùa thu này
- Lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với nhập khẩu dầu từ đường biển của Nga sẽ có hiệu lực vào tháng 12
Các quan chức ECB nào sẽ phát biểu ngày hôm nay?
Hôm nay, có một cuộc họp Eurogroup tại Luxembourg. Giá năng lượng cao cùng với lạm phát, và các tác động kinh tế của chúng, sẽ là những chủ đề nóng. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Lagarde tham dự và dự kiến sẽ phát biểu, cùng với thành viên ECB Fabio Panetta
16:00 - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha Pablo Hernández De Cos sẽ có bài phát biểu tại một hội nghị tài chính ở Barcelona
Các quan chức Fed nào sẽ phát biểu hôm nay?
- 20:05 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta Raphael Bostic phát biểu chào mừng và khai mạc tại hội nghị Technology-Enabled Disruption (TED) năm 2022, do các Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, Richmond và Dallas tổ chức
- 22:45: Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Richmond Thomas Barkin cũng phát biểu tại hội nghị "Techology-Enabled Disrupt" do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, Dallas và Richmond tổ chức
- 1:15: Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Thành phố Kansas, Esther George phát biểu về "Thanh toán" trước Hội nghị chuyên đề Payments của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago
Nhu cầu dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ của Mỹ giảm trong tháng 7
Nhu cầu đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Mỹ đã giảm 428,000 thùng/ngày trong tháng 7 xuống 20.3 triệu thùng từ mức cao nhất trong 34 tháng vào tháng 6, theo báo cáo Hàng tháng của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Trong khi đó, nhu cầu đối với xăng động cơ thành phẩm giảm 378.000 thùng/ngày xuống 8.7 triệu thùng/ngày trong tháng 7, mức thấp nhất kể từ tháng 2. Sản lượng dầu thô tăng 0.1% lên 11.8 triệu thùng/ngày trong tháng 7, cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020.
ANZ kì vọng OPEC+ cắt giảm tới 1 triệu thùng/ngày
ANZ nhận xét về điều họ kì vọng từ cuộc họp OPEC+ vào thứ Tư:
- OPEC+ đã phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng can thiệp để hỗ trợ giá. Chúng tôi nghi ngờ rằng nó sẽ được chuyển sang để chống lại sự giảm giá quá mức trên thị trường bằng cách thông báo cắt giảm sản lượng. Bất cứ sự cắt giảm nào dưới 500 nghìn thùng/ngày sẽ bị thị trường "coi rẻ". Do đó, chúng tôi nhận thấy cơ hội cắt giảm đáng kể tới 1 triệu thùng/ngày.
Về dầu WTI
- Dầu thô đã tìm thấy một số hỗ trợ vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Sáu sau khi Trung Quốc ban hành hạn ngạch xuất nhập khẩu dầu thô mới khi nước này tìm cách vực dậy nền kinh tế của mình.
Sẽ không có tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay
Hôm nay, Trung Quốc đang trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần. Vì vậy, sẽ không đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay.
Hiện USD/CNH đang giảm xuống 7.1338
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết biến động tỷ giá mạnh mẽ là điều không mong muốn
Theo ông Suzuki:
- Theo dõi chặt chẽ biến động tỷ giá
- Sẽ phản ứng kịp thơci
- Điều quan trọng là để thị trường hoạt động ổn định phản ánh các nguyên tắc cơ bản
- Các biến động tiền tệ mạnh mẽ là điều không mong muốn
Ông lại lặp lại những điều ta vẫn thường được nghe.
Dầu tăng vọt trước đồn đoán về việc OPEC+ cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày
Dầu đang tăng trở lại, mở cửa tạo gap lên trước những đồn đoán OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng tới 1 triệu thùng/ngày.
Tóm tắt cuộc họp BOJ tháng 9: Lạm phát cơ bản có khả năng tăng chậm hơn vào năm 2023
- Lạm phát tiêu dùng cơ bản của Nhật Bản có khả năng tăng tốc vào cuối năm, tốc độ tăng hẹp sau đó
- Dự báo nhiều loại hàng hóa tăng giá
- Vẫn còn nhiều thách thức để đạt được mục tiêu lạm phát 2% khi chưa chắc Nhật Bản sẽ ghi nhận tăng trưởng lương bền vững
- Chúng ta phải từ tốn, xem xét kỹ lưỡng mà không có bất kỳ ý tưởng có sẵn nào rằng rủi ro lạm phát của Nhật Bản có thể vượt xa kỳ vọng kể cả với các biến động thị trường FX
- Chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng các động thái tiền lương, cơ chế đằng sau động thái giá của Nhật Bản khi các chỉ số hiện có phần lớn bị ảnh hưởng bởi biến động giá nhập khẩu
- Có khả năng Nhật Bản sẽ ghi nhận tăng trưởng lương lương cao do thị trường lao động thắt chặt
- Chương trình cứu trợ đại dịch nên được loại bỏ dần vì Nhật Bản mới chỉ đi được nửa chặng đường trong việc chấm dứt đại dịch
- BOJ phải duy trì chính sách nới lỏng vì chênh lệch sản lượng vẫn âm, mặc dù có rủi ro lạm phát vượt quá kỳ vọng
- BOJ phải duy trì chính sách nới lỏng cho đến khi lạm phát vượt quá 2% ổn định
- Hiện tại, không cần phải thay đổi định hướng chính sách tiền tệ ngay lập tức vì chúng ta đang trong giai đoạn cần giám sát chặt chẽ về việc liệu Nhật Bản có trong chu kỳ tiền lương-giá cả hay không
- Một số nói rằng phân kỳ lãi suất đã thúc đẩy đồng yên mất giá
- Đồng yên yếu thúc đẩy nhập khẩu, giá lương thực tăng trong ngắn hạn, nhưng thúc đẩy hoạt động kinh tế trong trung và dài hạn
Tâm lý các nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản đã giảm trong 3 quý liên tiếp
Cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản về các doanh nghiệp.
Tâm lý sản xuất đã giảm trong 3 quý liên tiếp, thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2022.
Lĩnh vực phi sản xuất đã cải thiện trong 2 quý liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2019.
PMI sản xuất tháng 9 của Nhật Bản có gì đáng chú ý?
PMI sản xuất chính thức tháng 9 của Nhật Bản: 50.8 (trước đó 51.5)
Trích dẫn báo cáo:
- "Sự suy yếu trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản vẫn tiếp diễn trong tháng 9 và thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. Các đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ mạnh nhất trong hai năm - lạm phát cao đang làm xói mòn sức mua của khách hàng, trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đang ảnh hưởng đến xuất khẩu.
- "Đồng yên suy yếu cũng không giúp thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu và thay vào đó đang đẩy lạm phát nhập khẩu tăng mạnh và khiến áp lực giá trong nước tăng thêm.
- "Các chỉ số hướng tới tương lai từ cuộc khảo sát cho thấy xu hướng giảm của sản lượng có vẻ sẽ tiếp tục kéo dài trong quý 4. Các đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ mạnh hơn nhiều so với sản lượng, cho thấy sự yếu kém hơn nữa trong sản xuất. Lượng hàng tồn kho tăng, hiệu quả bán hàng kém, cũng cho thấy điều kiện nhu cầu cơ bản đối với hàng hóa Nhật Bản yếu như thế nào. "
Quan chức BOJ cho biết ước tính CPI của các công ty trong 5 năm tới đạt mức 2%
Một quan chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết ước tính lạm phát doanh nghiệp trong 5 năm đã lên tới 2%. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Ngân hàng bắt đầu tổng hợp dữ liệu vào tháng 3 năm 2014.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 30.09: Chứng khoán cùng các đồng tiền hàng hóa chao đảo trong phiên cuối tháng
Phiên thứ Sáu tuần trước là phiên cuối tuần, đồng thời là phiên cuối tháng và cuối quý, do đó thị trường phần nào cũng có những biến động tương đối khó lường. Tuy vậy, với báo cáo PCE lõi tiếp tục cao hơn kỳ vọng tại mức 4.9% (kỳ vọng 4.7%), thị trường tiếp tục lo rằng Fed sẽ phải thắt chặt mạnh hơn để kìm hãm lạm phát. Đây cũng chắc chắn không phải tin vui gì cho thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Chốt phiên, cả 3 chỉ số chứng khoán chính tại Mỹ đều giảm điểm. Tháng 9 cũng là tháng buồn nhất của các chỉ số kể từ khi dịch Covid bắt đầu:
- Chỉ số Dow Jones -1.7%, cả tuần -2.9%, cả tháng -8.8%
- Chỉ số S&P 500 -1.5%, cả tuần -2.9%, cả tháng -9.3%
- Chỉ số Nasdaq -1.5%, cả tuần -2.7%, cả tháng -10.5%
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất cũng đã tăng trên khắp các kỳ hạn sau báo cáo PCE. Hiện tại, lợi suất trái phiếu 2 năm tiếp tục tiến sát 4.3%, lợi suất 5 năm đang rất gần mức 4.2%, lợi suất 10 năm vượt 3.8% và lợi suất 30 năm tiến sát 3.8%. Thị trường trái phiếu toàn cầu đã bị đảo lộn sau khi chính phủ Anh công bố gói tài khóa khổng lồ 2 tuần trước, nhưng hiện đã ổn định trở lại khi BoE tuyên bố can thiệp tạm thời.
Trên thị trường tiền tệ, các đồng tiền hàng hóa đã có một phiên buồn khi cổ phiếu bị đạp mạnh. AUD và NZD là 2 đồng tiền yếu nhất phiên; NZD tiến sát đáy Covid-19 từ tháng 4/2020, đồng thời cũng đã đóng cửa tại mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009. CAD cũng gặp khó khi giá dầu giảm. Một đồng tiền khác cũng đã suy yếu tương đối mạnh là CHF, nhiều khả năng đã bị dòng tiền cuối tháng đưa đẩy.
- Chỉ số DXY +0.36%, cả tuần -0.75%, cả tháng +3.2%
- EURUSD -0.15%, cả tuần +1.17%, cả tháng -2.5%
- GBPUSD +0.35%, cả tuần +2.8%, cả tháng -4.01%
- AUDUSD -1.56%, cả tuần -2%, cả tháng -6.46%
- NZDUSD -2.3%, cả tuần -2.5%, cả tháng -8.55%
- USDJPY +0.22%, cả tuần +0.99%, cả tháng +4.15%
- USDCHF +1.21%, cả tuần +0.65%, cả tháng +0.96%
- USDCAD +1.08%, cả tuần +1.76%, cả tháng +5.34%
Vàng sau khi tăng gần $15 từ đầu phiên đã thoái lui trở lại, chịu sức ép từ lợi suất và USD tăng, chốt phiên gần như không đổi tại mức $1,660.7/oz. Cả tuần này, vàng đã tăng 1.08% ($17.7/oz), và cả tháng đã giảm gần 3% (hơn $50/oz). Giá dầu tiếp tục suy yếu; dầu WTI giảm gần $2/thùng và đóng cửa lại dưới $80/thùng bất chấp những kỳ vọng rằng OPEC+ sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng trong cuộc họp ngày 5/10.
Tuần này sẽ tiếp tục là một tuần bận rộn, với quyết định lãi suất từ RBA và RBNZ vào thứ Ba và thứ Tư. ISM cũng sẽ công bố số liệu PMI sản xuất và dịch vụ tại Mỹ vào các ngày thứ Hai và thứ Tư. ADP sẽ công bố báo cáo việc làm vào thứ Tư, sau đó sẽ là bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu. Một số quan chức ngân hàng trung ương cũng sẽ phát biểu trong tuần này, có thể kể đến như chủ tịch ECB Christine Lagarde.
Nick Timiraos nói về việc Fed có thể thắt chặt chính sách quá tay
Vào tháng 6, ông Timiraos từ WSJ đã nói trong giai đoạn các thành viên Cục Dự trữ Liên bang blackout 2 tuần trước khi họp
- "Một chuỗi các báo cáo lạm phát đáng lo ngại trong những ngày gần đây có thể khiến các quan chức Cục Dự trữ Liên bang xem xét việc tăng lãi suất 0.75 điểm phần trăm trong tuần này."
Kể từ đó, những gì ông nói đều được chú ý.
Ông cũng đã tweet về việc Fed có thể đang thắt chặt quá tay. Ta sẽ không quan tâm nhiều nếu ai đó khác nói về việc này:
Số liệu PMI tại Úc có gì đáng chú ý?
Chỉ số PMI Sản xuất tháng 9 tại Úc đạt 53.5, giảm so với mức 53.8 điểm của tháng trước.
Thủ tướng Anh sẽ hoãn bỏ phiếu về việc giảm thuế
Việc hoãn nhằm phản ứng với một cuộc 'nổi loạn' giữa các thành viên trong đảng của bà.
Theo Telegraph Anh:
- Các nghị sĩ sẽ không bỏ phiếu thông qua quyết định gây tranh cãi cho đến khi họ biết được tiền cho kế hoạch lấy từ đâu ra trong kế hoạch trung hạn của Thủ tướng vào ngày 23/11, các nguồn tin chính phủ cho biết.
Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand cho biết RBNZ nên tăng lãi suất thêm 50bp trong tuần này
Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand điều hành một "Shadow Board" bao gồm các nhà phân tích học thuật và khu vực tư nhân.
- Ngân hàng Dự trữ New Zealand nên tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 3.50% tại cuộc họp tháng 10 sắp tới
- Chỉ có một thành viên không khuyến nghị mức tăng lớn như vậy do lo ngại về niềm tin của doanh nghiệp & người tiêu dùng và chi phí tài chính ngày càng tăng
- Các thành viên của Shadow Board nhấn mạnh rằng những hạn chế trong nước, đặc biệt là lao động, đang khiến lạm phát duy trì ở mức cao.
RBNZ họp vào Thứ Tư, ngày 5/10. Dự kiến sẽ có một đợt tăng lãi suất 50bp.
S&P hạ triển vọng tín nhiệm Anh
Vào cuối ngày thứ Sáu, cơ quan xếp hạng Standard & Poor's đã cắt giảm triển vọng xếp hạng tín nhiệm nợ chính phủ của Anh xuống từ "ổn định" xuống "tiêu cực".
Đây là phản ứng trước kế hoạch cắt giảm thuế của Thủ tướng Truss nhằm đảm bảo nợ chính phủ sẽ tiếp tục tăng.
- Khoảng 45 tỷ bảng Anh (50 tỷ USD) chi phí cắt giảm thuế vĩnh viễn, không hoàn lại đã được Thủ tướng Kwarteng công bố ngày 23/9, gây ra làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu và tiền tệ (GBP) của Vương quốc Anh.
- Ngân hàng Trung ương Anh đã tung ra một chương trình mua trái phiếu khẩn cấp vào thứ Tư để điều tiết thị trường trái phiếu Anh
- GBP đã phục hồi
Tin đồn về việc một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới có nguy cơ phá sản
ABC Australia báo cáo rằng một ngân hàng đầu tư lớn đang trên bờ vực sụp đổ, trích dẫn 'một nguồn đáng tin cậy'.
Tất cả đều hướng tới Credit Suisse. Ngân hàng đã kẹt trong thảm họa Archegos từ tháng 2 năm 2021, và giá cổ phiếu Credit Suisse đã sập từ $14.90 về $3.90. Hơn nữa, các hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS) đang gặp khó.
"Tôi biết không dễ dàng để duy trì sự tập trung giữa rất nhiều câu chuyện bạn đọc trên các phương tiện truyền thông - đặc biệt, với nhiều tuyên bố không chính xác được đưa ra. Tôi mong các bạn không nhầm lẫn giữa hiệu suất giá cổ phiếu của chúng ta với nền tảng vốn và thanh khoản mạnh mẽ của ngân hàng."
Hôm nay, Charlie Gasparino từ Fox Business đã báo cáo rằng:
"Giám đốc điều hành Ulrich Koerner đã gặp gỡ các nhà đầu tư tổ chức lớn lo lắng rằng công ty đang có nền tảng tài chính bất ổn và đảm bảo với họ rằng ngân hàng có nguồn vốn mạnh, thanh khoản cao, v.v. Một nhà đầu tư lớn nói với tôi "mảng ngân hàng và quản lý tài sản rất tốt, nhưng mảng ngân hàng đầu tư là một thảm họa. Các hợp đồng CDS của ngân hàng giao dịch như thể một vụ Lehman sắp xảy ra."
Điều này có thể khiến Credit Suisse chào phiên thứ Hai rất ảm đạm, và có thể xấu hơn nữa nếu điều này là đúng.
Ngân hàng sẽ phải bác bỏ điều này quyết liệt nhất có thể, nếu không, họ sẽ bị khách hàng rút tiền hàng loạt và các bên hợp tác cắt hạn mức tín dụng.
GDPNow Fed Atlanta nâng dự báo tăng trưởng quý III
Công cụ theo dõi GDPNow của Fed Atlanta điều chỉnh dự báo tăng trưởng quý III từ 0.3% lên 2.4%.
Chiến lược giao dịch MUFG tuần này: Short GBPUSD
Theo MUFG, các trader nên xem xét thiết lập các vị thế bán GBP / USD mức hiện tại. MUFG short GBPUSD theo lệnh thị trường, mục tiêu là 1.0450 và cut loss 1.1450.
"Niềm tin vẫn còn mong manh và không có nhiều dấu hiệu quay đầu, chúng tôi tin rằng GBPUSD sẽ giảm trở lại.
USDCAD chạm 1.38 khi dòng tiền cuối tháng gây áp lực lên đồng Loonie
Khẩu vị rủi ro xấu đi và dầu giảm là 2 yếu tố chính khiến CAD suy yếu, nhưng có lẽ dòng tiền cuối tháng đang đưa đồng tiền này đi xa.
Cặp tiền đã chốt phiên tại 1.3827. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ đợt dịch Covid tháng 5/2020.
Chủ tịch Fed Richmond: Fed sẽ kiên trì với chính sách thắt chặt và không tuyên bố chiến thắng quá sớm
Theo ông Thomas Barkin:
- Có những dấu hiệu áp lực lạm phát đang giảm bớt, nhưng có thể mất thời gian để thấy được trong dữ liệu
- Cải thiện nguồn cung, tuyển dụng dễ dàng hơn, các lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng áp lực giá chỉ là tạm thời là tiến độ cho thấy lạm phát đang giảm
- Lạm phát sẽ không thể đoán trước được
- Fed sẽ kiên trì với chính sách thắt chặt và không tuyên bố chiến thắng quá sớm.
- Thoải mái với việc tăng lãi suất của Fed
- Sẽ tốt nếu Fed thắt chặt quá tay và lạm phát giảm