AUD/USD điều chỉnh khỏi mức đỉnh trong ngày
- AUD/USD liên tục cho thấy tín hiệu tích cực, chạm đỉnh trong ngày ở mức 0.69710.
- Hiện tại, cặp tiền đã giảm xuống mức 0.69552.
Bitcoin nối dài đà tăng, vượt ngưỡng $24,100
Trên khung H1, BTC liên tục tăng ấn tượng, hiện đã chạm mốc $24,128.88.
Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Sentix tháng 8 của Eurozone là -25.2, giảm so với dự kiến
- Chỉ số niềm tin tháng 8 dự kiến là -24.7.
- Chỉ số niềm tin tháng 7 là -26.4.
Niềm tin các nhà đầu tư khu vực đồng Euro tăng lên so với tháng 7 nhưng vẫn không loại bỏ được lo ngại rằng một cuộc suy thoái gần như chắc chắn sẽ xảy ra trong khu vực.
EUR/USD giảm xuống dưới 1.0200 sau khi bật tăng
- Cách đây không lâu, EUR/USD đã tăng vọt lên trên mốc 1.0210.
- Hiện EUR/USD đã nhanh chóng giảm hơn 20 pip xuống dưới mức 1.0200, giao dịch ở 1.0190.
Trung Quốc công bố cuộc tập trận mới xung quanh Đài Loan
Quân đội Trung Quốc vừa công bố các cuộc tập trận quân sự mới vào không phận và hải phận của Đài Loan chỉ sau 1 ngày dự kiến kết thúc các cuộc tập trận bắn đạt thật lớn nhất từ trước đến nay để phản đối chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi.
Các cuộc tập trận chung sẽ tập trung vào hoạt động chống tàu ngầm và tấn công trên biển - xác nhận lo ngại của một số nhà phân tích an ninh và ngoại giao rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì sức ép lên khả năng phòng thủ của Đài Loan.
Hiện vẫn chưa rõ thời gian và địa điểm chính xác của các cuộc tập trận mới nhất, nhưng Đài Loan đã nới lỏng các hạn chế bay gần sáu khu vực tập trận trước đó của Trung Quốc xung quanh hòn đảo.
Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt giảm!
- Dẫn đầu mức giảm là lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm.
- Nguyên nhân chính được cho là khẩu vị rủi ro tích cực hơn.
Dollar dần suy yếu sau NFP công bố tuần trước
Hợp đồng tương lai lãi suất của Fed vẫn đang đứng trước khả năng tăng lãi suất thêm 75 bp là 68%. Trước NFP, con số này chỉ khoảng 42%.
USD đang giảm cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc. Lợi suất 10 năm giảm 4 bp trong ngày xuống 2.79%, một lần nữa giữ dưới MA100 ở mức 2.86%.
- EUR/USD vẫn bị mắc kẹt trong giai đoạn đi ngang, tiếp tục xoay quanh mức 1.0200.
- GBP/USD phục hồi khá tốt sau khi gần chạm mức 1.2000 một lần nữa vào cuối tuần trước. Cặp tiền này hiện đang tăng 0,3% lên 1.2105.
- AUD/USD ít nhiều đã xóa bỏ sự suy yếu sau NFP với sự hỗ trợ của khẩu vị rủi ro tích cực hơn trong ngày, hiện giao dịch ở 0.6959.
Số liệu tiền gửi tại SNB có gì đáng chú ý?
Số tiền gửi tại SNB tuần này tăng từ 635.3 tỷ CHF lên 642.5 tỷ CHF.
Một mức tăng khiêm tốn. Báo cáo cho thấy SNB vẫn chưa can thiệp nhiều.
UOB có nhận định gì về USDJPY?
Theo UOB, USDJPY đã tăng lên 135.49 trước khi thoái lui và đóng cửa tăng 1.6% trong phiên thứ Sáu tại 136.97, phiên tăng mạnh nhất trong gần 2 tháng. Động lực tăng ngắn hạn đã được củng cố và cặp tiền hoàn toàn có thể tăng lên 136, nhưng 136.50 sẽ là một thử thách lớn hơn. Hỗ trợ trước mắt sẽ là 134.
ING có nhận định gì về EURUSD?
Theo ING, Moody's đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Ý từ "ổn định" xuống "tiêu cực." Điều này sẽ gây ra nhiều nghi ngờ và ECB chắc chắn sẽ phải can thiệp, hoặc thông qua tái đầu tư vào PEPP, hoặc sử dụng công cụ mới TPI, và cả 2 đều không có lợi cho EUR.
Dù cặp tiền nhiều khả năng sẽ kẹt trong biên độ 1.01-1.03, EUR vẫn là kèo dưới, và EURUSD phục hồi là cơ hội sell on rally.
Khẩu vị rủi ro được cải thiện, các đồng tiền hàng hóa hồi phục
Chứng khoán tiếp tục hồi phục với các chỉ số châu Âu tăng điểm, còn HĐTL chứng khoán Mỹ cũng đang khởi sắc. AUD và NZD đều đang tăng so với USD, với AUDUSD vượt 0.6950
NZDUSD cũng đang tăng lên 0.6250, còn USDCAD giảm xuống dưới 1.2900.
Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo CPI Mỹ vào thứ Tư để có thêm xúc tác.
Phân tích HĐTL dầu thô: Đà giảm nhiều khả năng sẽ tiếp tục
Số liệu từ CME cho thấy open interest trên thị trường HĐTL dầu WTI đã giảm 30 nghìn hợp đồng, còn khối lượng giao dịch tăng thêm 73 nghìn hợp đồng.
Dầu WTI tăng nhẹ trong phiên thứ Sáu giữa tình hình OI giảm, cho thấy rằng đà hồi phục có thể không kéo dài lâu, và giá sẽ sớm trở lại xu hướng giảm.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Âu: Chứng khoán chào tuần mới tích cực, thị trường FX trầm lắng trước thềm báo cáo lạm phát Mỹ
Các chỉ số chứng khoán châu Âu hôm nay đa phần đều chào tuần mới trong sắc xanh. Về cơ bản, đợt tăng lần này có vẻ như là một pha catch-up với đà hồi phục của chứng khoán Mỹ cuối phiên thứ Sáu sau báo cáo NFP, dù kỳ vọng thắt chặt mạnh tay hơn đúng ra phải gây sức ép lên cổ phiếu:
- Chỉ số DAX +0.88%
- Chỉ số CAC +0.77%
- Chỉ số FTSE 100 +0.57%
- Chỉ số FTSE MIB +0.68%
- Chỉ số IBEX +0.85%
Trên thị trường tiền tệ, AUD đang là đồng tiền tăng mạnh nhất trong phiên, còn lại hầu hết các đồng tiền khác đều chưa có nhiều thay đổi. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo lạm phát Mỹ để có thêm xúc tác. Lạm phát được kỳ vọng sẽ giảm trong tháng 7 xuống 8.7% YoY, nhưng đây vẫn là một mức rất cao, và một báo cáo vượt kỳ vọng sẽ lại thổi phồng kỳ vọng Fed tăng lãi suất. Thị trường đang định giá 70% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 75bp trong cuộc họp tháng 9:
- Chỉ số DXY -0.08%
- EUR +0.07%
- GBP +0.32%
- AUD +0.65%
- NZD +0.2%
- JPY -0.22%
- CHF +0.18%
- CAD +0.3%
Vàng tăng nhẹ lên $1,776/oz. Dầu WTI cũng đang tăng nhẹ lên $90/thùng.
Phân tích HĐTL vàng: Đà giảm sẽ không kéo dài lâu?
Open interest trên thị trường HĐTL vàng phiên trước đã giảm 7 nghìn hợp đồng, còn khối lượng giao dịch giảm 13.3 nghìn.
Vàng phiên thứ Sáu đã giảm cùng OI và khối lượng giao dịch, tín hiệu cho thấy rằng đà giảm nhiều khả năng sẽ không kéo dài.
HĐTL Eurostoxx tăng nhẹ trước giờ mở cửa!
- HĐTL chỉ số Eurostoxx + 0.6%
- HĐTL chỉ số DAX + 0.5%
- HĐTL chỉ số FTSE + 0.3%
Đà tăng này bắt kịp sự phục hồi của chứng khoán Mỹ vào thứ Sáu, sau dự liệu NFP nóng. Mặc dù vậy, tâm lý thị trường hôm nay trầm lắng hơn, với việc các hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ không thay đổi trước giờ bước vào phiên giao dịch châu Âu.
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Bảy của Thụy Sĩ có gì nổi bật?
Dữ liệu mới nhất do SECO công bố ngày 8 tháng 8 năm 2022 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đạt 2.2%, đúng bằng dự kiến.
Tỷ lệ thất nghiệp chưa điều chỉnh cũng được ghi nhận ổn định ở mức 2.0%, tái khẳng định các điều kiện thị trường lao động vững chắc khi đại dịch phục hồi. Số người thất nghiệp đã đăng ký giảm từ 92,511 người trong tháng 6 xuống còn 91,474 người vào tháng 7.
RBNZ: Kỳ vọng lạm phát giảm nhẹ, dự báo mức tăng 50bp vào tuần tới - Goldman Sachs
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs lưu ý rằng họ vẫn tiếp tục nhận định RBNZ tăng lãi suất 50 bps vào tuần tới, mặc dù kỳ vọng lạm phát quý 3 đã giảm nhẹ.
“Chúng tôi lưu ý rằng các kỳ vọng trung và dài hạn vẫn được giữ vững quanh biên độ mục tiêu 1-3% của RBNZ”
”Chúng tôi tiếp tục dự đoán RBNZ sẽ tăng 50bp lên 3% tại cuộc họp tháng 8."
USD/CHF: Kháng cự "cứng" tại đường MA 100!
USD/CHF vừa chạm đáy mới trong ngày 0.9610. Tỷ giá hiện tại đang dao động quanh mốc 0.9614, không thay đổi!
Với sự thoái lui của RSI và sự giằng co gần đây của đường MACD, USD/CHF có khả năng mở rộng đà giảm về phía 0.9600.
Trong trường hợp phe bán USD/CHF phá vỡ mức hỗ trợ 0.9570, không thể loại trừ khả năng cặp tiền lao dốc xuống đáy tháng, 0.9470.
Ngoài ra, trên khung 4 giờ, đường MA 100 và 200 là kháng cự quan trọng tiếp theo, lần lượt ở 0.9635 và 0.9650.
Hàn Quốc cấp tốc mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng!
Hàn Quốc đang tìm cách mua thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng để bổ sung cho kho dự trữ trước mùa đông.
Bộ Năng lượng cho biết hôm thứ Hai, nhà nhập khẩu lớn thứ ba thế giới về nhiên liệu làm lạnh đang tìm kiếm thêm đơn hàng để đáp ứng nhu cầu tương lai gia tăng và đang nhắm mục tiêu nâng lượng hàng tồn kho lên khoảng 90% vào tháng 11, từ mức khoảng 34% hiện tại, Bộ Năng lượng cho biết. Điều đó xảy ra sau những đợt nắng nóng vào mùa hè và những bất ổn quốc tế từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, Bộ cho biết.
Động thái mua thêm LNG có khả năng làm sự tăng cạnh tranh, đẩy giá lên gần mức kỷ lục sau khi Nga xâm lược Ukraine cuối tháng Hai.
Đây không phải là một cuộc khủng hoảng thường thấy!
Chỉ có một từ để mô tả báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vào thứ Sáu tuần trước: Cháy 🔥!
Và trong bối cảnh lo lắng về suy thoái kinh tế, những con số này đã giúp xoa dịu nỗi lo sợ ở một mức độ nhất định bất chấp thực tế là số liệu GDP tiếp tục gây thất vọng ở Mỹ. Người ta có thể lập luận rằng dữ liệu thị trường lao động luôn tụt hậu nhưng hiện tại, các nhà hoạch định chính sách có thể tiếp tục câu chuyện của họ về thị trường: Đây không phải là một cuộc khủng hoảng thường thấy!
Đồng Dollar tăng cao hơn cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc với tỷ giá USD/JPY đang tìm cách giữ đà tăng trên 135.00 trong tuần mới. Đây có phải là nơi mà đồng Dollar tìm cách bứt phá đỉnh mới? Hay phản ứng sau NFP sẽ mờ dần?
Tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào dữ liệu lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ vào thứ Tư.
Hãy nhớ rằng mặc dù điều kiện thị trường lao động vẫn khá lạc quan, nhưng rủi ro lạm phát đình trệ đang tiếp tục hình thành. Đã có nhiều so sánh về tình trạng hiện tại của nền kinh tế với năm 1973. Một điều thú vị cần lưu ý là trong bất kỳ năm nào mà nền kinh tế Mỹ tạo ra hơn 3 triệu việc làm (như năm nay), chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một cuộc suy thoái. Và chỉ một lần nó rơi vào tình trạng suy thoái vào năm sau. Bạn có muốn đoán xem đó là khi nào không? Đúng vậy .. 1973.
Trung Quốc sẽ tiếp tục các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan
Các cuộc tập trận và hoạt động quân sự được cho là đã kết thúc vào ngày hôm. Nhưng có vẻ như điều đó sẽ không đúng với quân đội Trung Quốc tuyên bố rằng các cuộc tập trận sẽ tiếp tục diễn ra xung quanh Đài Loan vào thứ Hai.
CPI tháng 7 của Hoa Kỳ liệu có gây bất ngờ?
Dữ liệu Lạm phát của Cleveland "hiện được dự báo" đang ở mức 10 hoặc dưới 9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên chỉ số này vẫn đánh giá thấp lạm phát thực trong vài tháng gần đây.
Hơn nữa, trong khi chỉ số PMI cho thấy áp lực giá giảm bớt, các doanh nghiệp nhỏ thì không đồng ý với điều này.
Giá xăng bán lẻ các loại đã giảm hơn 7% so với tháng trước theo NSA và khoảng một nửa so với dữ liệu được điều chỉnh theo mùa. Giá khí đốt tự nhiên giảm khoảng 5% theo tháng.
Giá xe đã qua sử dụng dường như đã giảm và ước tính giảm khoảng 0.1% so với tháng trước trong khi giá xe mới khá ổn định.
EUR/USD vẫn giằng co dưới 1.0200!
Tỷ giá EUR/USD giảm mạnh vào cuối tuần trước sau dữ liệu NFP của Hoa kỳ. Tuy nhiên, cặp tiền hiện đã phục hồi nhẹ lên mốc 1.0183, tăng 0.05% trong ngày.
Sự biến động nhẹ của EUR/USD có thể liên quan đến việc không có nhiều dữ liệu quan trọng trên lịch kinh tế trong ngày hôm nay. Tuy nhiên, sự diều hâu đối với động thái tiếp theo của Fed và sự bi quan xung quanh Eurozone có thể khiến cặp tiền tụt dốc.
Mặt khác, Báo cáo việc làm của Mỹ cho tháng 7 và căng thẳng Trung-Mỹ về Đài Loan có thể là yếu tố chính hỗ trợ cho đồng đô la Mỹ. Sau dữ liệu, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cho biết vào cuối tuần rằng Fed còn lâu mới hoàn thành việc chống lạm phát. Nhà hoạch định chính sách cũng nói thêm, “Mức tăng 50 bps chắc chắn đang diễn ra. Chúng ta cần giữ một tinh thần cởi mở”.
Đảo Hải Nam tiếp tục phong tỏa khi các ca mắc Covid gia tăng!
Hòn đảo nghỉ mát Hải Nam của Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố khi một đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lan rộng. Đồng thời, động thái này cũng khiến hàng chục nghìn khách du lịch mắc kẹt tại điểm nghỉ mát nổi tiếng nhất quốc gia.
Tỉnh Hải Nam đã báo cáo 504 trường hợp vào Chủ nhật, nâng tổng số trường hợp đang nhiễm bệnh lên gần 1,500.
Hơn 81 triệu khách du lịch đã đến thăm hòn đảo vào năm 2021 và chi tiêu cho du lịch đã tăng lên 250 tỷ nhân dân tệ (37 tỷ USD), tăng khoảng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
NZDUSD giảm sau khi kỳ vọng lạm phát New Zealand được công bố!
Kỳ vọng lạm phát tăng trở lại 4.86% trong 1 năm tới và 3.07% trong 2 năm!
NZDUSD giảm sau tin.
Kỳ vọng lạm phát tại New Zealand tăng cao trở lại!
Từ Khảo sát về kỳ vọng của Ngân hàng Dự trữ New Zealand
- Kỳ vọng một năm 4.86%
- 2 năm 3.07%
- Kỳ vọng về Lãi suất tiền mặt cuối cùng (OCR) tiếp tục tăng với mức tăng 50 điểm cơ bản dự kiến trong quý này
- Kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn được duy trì ở gần hoặc trong phạm vi biên độ mục tiêu RBNZ là 1-3%
- Kỳ vọng thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhất mọi thời đại
- Giá nhà dự kiến sẽ giảm trong năm tới nhưng tăng nhẹ trong hai năm tiếp theo
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán phân hóa, kỳ vọng lạm phát tại New Zealand tăng trở lại
Chứng khoán khu vực ghi nhận sắc xanh đỏ xen lẫn ở các chỉ số:
Trên thị trường Fx, DXY hiện đang giữ ở mức không đổi, các cặp tiền chính cũng ít biến động, NZDUSD giảm 20 pip sau khi kỳ vọng lạm phát tại New Zealnd được công bố.
Vàng điều chỉnh $3/oz trong phiên sáng về $1772/oz. Dầu WTI hồi phục nhẹ 0.65% lên $89.11/thùng.
BTC chưa vượt qua mốc $23.3k. Thị trường tiền điện tử tương đối ảm đạm.
Các quỹ đầu cơ giảm vị thế mua ròng USD trên thị trường tương lai
Theo số liệu mới nhất của báo cáo COT, các quỹ đầu cơ tiếp tục giảm nhẹ vị thế net-long USD tuần vừa rồi.
Iran sẽ chấp nhận thỏa thuận hạt nhân với Mỹ?
Theo các thông tin từ WSJ:
- Nhà đàm phán cấp cao của Liên minh châu Âu tại cuộc đàm phán cho biết vào tối Chủ nhật nhưng vẫn chưa rõ liệu thỏa thuận cuối cùng có được chấp nhận hay không.
- Enrique Mora của EU, điều phối viên của các cuộc đàm phán, cho biết văn bản của một thỏa thuận có thể được hoàn thành trong vài giờ tới. Tuy nhiên, Iran yêu cầu đóng cửa cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc điều tra chương trình hạt nhân của nước này thì mới chấp nhận thỏa thuận trên.
Nếu thỏa thuận được củng cố thì sẽ có nhiều dầu Iran chảy trở lại trên thị trường toàn cầu.
Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres với phát biểu về cuộc chiến Nga-Ukraine
- Sau nhiều thập kỷ nguy cơ đối đầu hạt nhân trở lại
- Bất kỳ cuộc tấn công vào một nhà máy hạt nhân là một hành động tự sát
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7695
- Ước tính: 6.7717
- Mức đóng cửa phiên trước: 6.7630
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 05.08: Báo cáo NFP của Mỹ gây bất ngờ, thị trường biến động mạnh!
Số liệu NFP tháng 7 tại Mỹ tăng gấp 2 lần dự kiến (528 nghìn so với 250 nghìn). Tỷ lệ thất nghiệp 3.5% so với 3.6% dự kiến.
Chứng khoán Mỹ điều chỉnh mạnh sau khi NFP được công bố nhưng nhanh chóng hồi phục sau đó, thậm chí chỉ số Dow Jones đóng cửa ghi nhận mức tăng hơn 0.2%.
- Chỉ số Dow Jones +0.23%
- Chỉ số S&P 500 -0.16%
- Chỉ số Nasdaq -0.50%
Trên thị trường Fx, DXY bật tăng 0.88% ngay sau NFP, đạt mức cao nhất tại 106.930. Đóng phiên chỉ số điều chỉnh về 106.577 (+0.78%).
Các cặp tiền chính ghi nhận biến động như sau:
- EURUSD -0.63%
- GBPUSD -0.74%
- AUDUSD -0.82%
- NZDUSD -0.90%
- USDJPY +1.64%
- USDCHF +0.76%
- USDCAD +0.55%
Vàng rơi hơn $23 về $1765/oz, lực mua tương đối mạnh đã đưa giá quay trở về vùng $1775.8/oz (-0.85%) khi kết phiên.
Giá dầu WTI tăng hơn 3% sau tin nhưng áp lực bán mạnh đã khiến con số này giảm về 0.58% khi thị trường đóng cửa, giá tăng lên vùng $88.53/thùng.
BTC ghi nhận phiên tăng đầu tiên sau 1 tuần giao dịch ảm đạm. Sau 2 phiên cuối tuần, hiện giá BTC đang dao động quanh $23.26k.
Tâm điểm hôm nay là kỳ vọng lạm phát theo quý của New Zealand công bố vào lúc 10h00 theo giờ Việt Nam.
Goldman Sachs lạc quan về chứng khoán Trung Quốc trong 12 tháng tới
Thông tin từ Goldman Sachs vào thứ Sáu, một triển vọng tăng giá đối với chứng khoán Trung Quốc.
GS nói rằng có thể có nhiều biến động trong ngắn hạn do rủi ro địa chính trị tuy nhiên họ lạc quan vì:
- Triển vọng phục hồi kinh tế trong quý III
- Lạm phát được kiềm chế
- Nới lỏng chính sách trong khu vực và toàn cầu
Goldman Sachs dự đoán Fed tăng lãi suất thêm 50bp vào tháng 9
GS nhận định dữ liệu NFP đang cho thấy tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức mạnh mẽ, giải tỏa nghi ngờ cho Cục Dự trữ Liên bang.
- "Fed thậm chí còn phải đi xa hơn chúng ta nghĩ trước đây."
GS duy trì dự báo tăng lãi suất 50bp tại cuộc họp FOMC ngày 20-21 tháng 9.
ANZ giảm dự báo nhu cầu dầu ngắn hạn cho năm 2022 và 2023!
ANZ sửa đổi dự báo nhu cầu dầu được công bố vào cuối tuần trước.
- Dầu thô ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 4 trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu yếu hơn.
- Các chỉ số nhu cầu phần lớn ổn định vì vận tải hàng không toàn cầu được cải thiện khi các biên giới quốc tế được mở lại. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy giá cao đã ảnh hưởng đến nhu cầu xăng dầu. Nhu cầu xăng của Mỹ giảm khoảng 7% trong tháng Bảy. Chiến lược không COVID của Trung Quốc đang khiến tình trạng này gia tăng.
- Chúng tôi đã điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu ngắn hạn cho năm 2022 và 2023 xuống lần lượt là 0.3 và 0.5 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dầu cho năm 2022 hiện được ước tính sẽ tăng 1.8 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 99.7 triệu thùng/ngày, chỉ thấp hơn mức cao trước đại dịch.
Và, về phía cung cấp:
- Rủi ro thiếu hụt nguồn cung vẫn còn cao. Các biện pháp trừng phạt của châu Âu vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Sự gia tăng nguồn cung ít ỏi của OPEC cho thấy khả năng hạn chế của thị trường trong việc xử lý tình trạng thiếu hụt kéo dài.
Kỳ vọng lạm phát của New Zealand sẽ được công bố trong sáng nay!
Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ công bố kỳ vọng lạm phát theo quý vào lúc 10h00 theo giờ Việt Nam.
Trước đó, kỳ vọng lạm phát trong 2 năm tới đạt mức cao nhất trong hơn 30 năm.
JP Morgan dự đoán Fed tăng lãi suất thêm 75bp vào tháng 9
JP Morgan dự báo mức tăng 75bp vào tháng 9 và nhận định thêm về số liệu NFP:
- Các con số sẽ xoa dịu nỗi lo suy thoái nhưng lại làm tăng thêm lo ngại rằng Fed còn việc phải làm
- Chúng tôi nghĩ rằng có thể sẽ tăng 75 điểm cơ bản vào tháng 9.
Coinbase tiếp tục phải đối mặt với hai vụ kiện mới
- Thứ năm vừa qua, công ty luật Bragar Eagel & Squire tiết lộ rằng mình sẽ kiện Coinbase vì đã đưa ra những tuyên bố không trung thực về hoạt động kinh doanh của mình.
- Công ty Pomerantz LLP cũng đã đệ đơn kiện sàn giao dịch này, yêu cầu sàn giao dịch này phải bồi thường cho bất kì tổn thất phát sinh nào do vi phạm luật chứng khoán liên bang.
- Trong cả hai cáo buộc, Coinbase đã không tiết lộ rằng tiền điện tử của khách hàng đã được kí quỹ tại Coinbase, khiến nó trở thành tài sản phá sản phải tuân theo thủ tục phá sản. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng trở thành chủ nợ không được đảm bảo của công ty.
CPI sẽ là tâm điểm trong tuần tới!
Hôm qua, Chủ tịch Fed Cleveland, Loretta Mester, nói rằng bà muốn chứng kiến lạm phát giảm trong vài tháng trước khi tạm dừng tăng lãi suất. Một thử nghiệm quan trọng sẽ dành cho dữ liệu tháng Bảy được đưa ra vào thứ tư. Báo cáo đó sẽ thiết lập nhịp điệu tuần giao dịch tới và là một rủi ro lớn đối với USD cũng như thị trường chứng khoán.
Khí đốt tại châu Âu tiếp tục tăng do Nga thắt chặt nguồn cung
- Khí đốt tại châu Âu tăng ba tuần liên tiếp do nỗi lo về việc Nga tiếp tục thắt chặt nguồn cung, dẫn đến thiếu hụt khí đốt.
- Nguồn cung từ đường ống Nord Stream giảm xuống còn 20% công suất vì lý do kĩ thuật. Tuy nhiên nhiều ý kiến chỉ ra rằng hành động này thực chất nhắm vào những lệnh trừng phạt và châu Âu áp đặt lên Nga.
- Đức tiếp tục bày tỏ quan điểm rằng việc cắt giảm nguồn cung thực chất không phải vì lí do kĩ thuật.