Giá dầu giảm mạnh sau tin tức OPEC tiếp tục tạm ngưng kế hoạch tăng sản lượng
Trước đó, OPEC tạm ngưng kế hoạch tăng sản lượng dầu cho đến tháng 04/2025 và sau đó dần dần nới lỏng quy định này sau quý 01/2025 cho đến năm 2026.
Đã có một đợt tăng giá nhẹ $69 USD nhưng điều đó đã nhanh chóng đảo ngược với giá dầu hiện đang giảm xuống mức đáy trong ngày. Dầu đã không thể duy trì được lực mua trong cả hai phiên hôm qua và hôm nay.
Trên khung đồ thị giờ, mô hình cờ đuôi nheo đang dần hình thành và có thể khiến giá dầu gặp nhiều khó khăn trong năm tới:
OCBC: BoJ có thể vẫn sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12
Phân tích từ các chuyên viên tại OCBC:
- Quan chức BoJ Nakamura cho biết điều quan trọng là BoJ phải thận trọng khi điều chỉnh chính sách nhằm giảm mức độ nới lỏng tiền tệ. Xác suất tăng lãi suất của BoJ tháng 12 đã giảm xuống 36.3% từ mức 57.3% một tuần trước.
- Dữ liệu liên quan đến giá cả, thị trường lao động, tăng trưởng tiền lương tiếp tục củng cố quan điểm rằng BoJ có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Xu hướng của USD/JPY vẫn nghiêng về phía giảm khi Fed cắt giảm và BoJ tăng lãi suất. Rủi ro đối với xu hướng này là sự chậm lại trong tốc độ bình thường hóa chính sách của cả hai NHTW.
OPEC+ được cho là đã đạt được thỏa thuận trì hoãn việc tăng sản lượng
- Các nguồn tin cho biết, các thỏa thuận trì hoãn sẽ được duy trì trong 3 tháng.
Giá dầu thô WTI vẫn đi ngang sau tin. Nếu tất cả những điều này vẫn chưa đủ để đưa dầu trở lại trên mốc $70, thì khoảng thời gian sắp tới sẽ còn khó khăn hơn khi mà mẫu hình cờ đuôi nheo đang được hình thành trong những tháng gần đây.
Doanh số bán lẻ tháng 10 của Eurozone giảm mạnh so với dự báo
- Doanh số bán lẻ giảm 0.5% so với tháng trước (Dự báo: -0.3%, Tháng trước: +0.5%)
Đây là một khởi đầu kém cho quý cuối cùng đối với doanh số bán lẻ của khu vực đồng euro. Dưới đây là phân tích chi tiết cho từng thành phần:
BoE: Kỳ vọng lạm phát của doanh nghiệp Anh ở mức 2.7% trong năm 2025
- Kỳ vọng lạm phát cho năm tới: 2.7% (trước đó: 2.6%)
- Kỳ vọng lạm phát cho ba năm tới: 2.6% (không thay đổi)
- Kỳ vọng tăng trưởng tiền lương cho năm tới: 4.0% (trước đó: 4.1%)
Khảo sát được thực hiện trên các doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn của Vương quốc Anh để đánh giá nhận thức của họ về giá cả và tiền lương. Khảo sát cũng cho biết các công ty Anh kỳ vọng tăng trưởng tiền lương sẽ giảm về 4%, so với mức tăng 5.5% trong ba tháng qua.
Chỉ số PMI xây dựng của Vương quốc Anh cao hơn dự báo trong tháng 11
Chỉ số PMI xây dựng: 55.2 (Dự báo: 53.4, Tháng trước: 54.3)
Mức tăng vọt trong tháng trước được thúc đẩy bởi mức tăng mạnh nhất trong hai năm vừa qua của hoạt động thương mại, giúp bù đắp cho sự suy yếu trong hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, tăng trưởng đơn đặt hàng mới cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng, trong khi điều kiện việc làm cũng giảm về mức đáy 3 tháng.
Istat: Hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ý 2024 - 2025
Dự báo tăng trưởng GDP năm 2024: 0.5% (trước đó là 1.0%)
Dự báo tăng trưởng GDP năm 2025: 0.8% (trước đó là 1.1%)
Dự báo trước đó được Istat đưa ra vào tháng 6. Hiện tại, dự báo được công bố vào cuối năm cho thấy sự điều chỉnh lớn. Kinh tế châu Âu nói chung đã có nửa đầu năm 2024 tương đối ổn định, nhưng đã suy yếu đáng kể trong nửa cuối năm. Các mức thuế của Trump dự kiến sẽ làm triển vọng kinh tế năm tới thêm phần thách thức.
Cập nhật kỳ vọng của thị trường về lãi suất điều hành của các NHTW lớn
Cắt giảm lãi suất vào cuối năm:
- Fed: 18 điểm cơ bản (xác suất 71% cho việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới). 2025: 85 điểm cơ bản
- ECB: 29 điểm cơ bản (xác suất 85% cho việc cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). 2025: 154 điểm cơ bản
- BoE: 2 điểm cơ bản (xác suất 92% không thay đổi lãi suất tại cuộc họp sắp tới). 2025: 78 điểm cơ bản
- BoC: 36 điểm cơ bản (xác suất 57% cho việc cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). 2025: 106 điểm cơ bản
- RBA: 3 điểm cơ bản (xác suất 88% không thay đổi lãi suất tại cuộc họp sắp tới). 2025: 66 điểm cơ bản
- RBNZ: 36 điểm cơ bản (xác suất 56% cho việc cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). 2025: 98 điểm cơ bản
- SNB: 41 điểm cơ bản (xác suất 65% cho việc cắt giảm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). 2025: 96 điểm cơ bản
Tăng lãi suất vào cuối năm:
- BoJ: 9 điểm cơ bản (xác suất 62% không thay đổi lãi suất tại cuộc họp sắp tới). 2025: 48 điểm cơ bản
Đức: PMI xây dựng Đức tháng 11 đạt mức đáy 7 tháng
Theo dữ liệu đuọc công bố bởi HCOB:
- PMI xây dựng Đức tháng 11: 38.0 (Trước đó: 40.2)
Dữ liệu này ghi nhận ở mức thấp nhất trong bảy tháng qua, càng củng cố nhận định về tình trạng suy thoái tiếp diễn trong lĩnh vực xây dựng tại Đức. Số đơn đặt hàng mới sụt giảm mạnh, kỳ vọng cho năm tới cũng suy giảm đáng kể. HCOB nhận định:
"Trước bối cảnh khủng hoảng chính trị, tháng 11 là một tháng khó khăn đối với ngành xây dựng khi tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Điều đặc biệt đáng lo ngại là mức giảm bảy điểm trong chỉ số HĐTL. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 3, điều này có lẽ đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường.
Số đơn đặt hàng mới giảm mạnh, cho thấy rằng tình trạng suy thoái của ngành xây dựng sẽ còn tiếp tục kéo dài. Hoạt động xây dựng đã chậm lại, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở, trong khi xây dựng thương mại cũng chịu tác động nặng nề. Hoạt động kỹ thuật dân dụng cũng giảm, mặc dù mức suy giảm đã chậm lại một chút. Các nhà thầu phụ chịu tác động nặng nề nhất, với chỉ số sử dụng nhà thầu phụ chạm mức thấp nhất trong hơn 25 năm qua.
Các công ty xây dựng đã cắt giảm việc làm với tốc độ tương đương tháng trước. Với tình trạng suy giảm hoạt động xây dựng nghiêm trọng, chúng tôi dự đoán có thể sẽ có thêm nhiều đợt cắt giảm việc làm đáng kể trong những tháng tới."
Châu Âu: Chứng khoán diễn biến "thận trọng" trong đầu phiên
- Eurostoxx đi ngang
- DAX (Đức): +0.2%
- CAC40 (Pháp): -0.1%
- FTSE (Anh): -0.1%
- IBEX (Tây Ban Nha): +0.4%
- FTSE MIB (Ý): +0.2%
DAX biến động nhẹ trong đầu phiên, tuy nhiên, chỉ số này dự kiến tiếp tục kéo dài đà tăng và vượt mốc 20,000 trong tuần này. Cùng lúc đó, HĐTL S&P 500 giảm 0.1%, với tâm lý nhà đầu tư được kiểm soát đầu phiên giao dịch châu Âu.
Equinor và Shell thành lập liên doanh dầu khí tại Anh
Vào thứ Năm, công ty Equinor và Shell của Na Uy đã công bố kế hoạch hợp nhất tài sản dầu khí ngoài khơi tại Anh vào một liên doanh, được đồng sở hữu với tỷ lệ ngang bằng bởi cả hai công ty.
“Đơn vị này dự kiến sẽ sản xuất hơn 140,000 thùng dầu quy đổi mỗi ngày vào năm 2025,” đại diện Equinor cho biết trong một tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh rằng liên doanh này sẽ trở thành đơn vị sản xuất dầu độc lập lớn nhất tại khu vực Biển Bắc của Anh.
Liên doanh này sẽ đặt trụ sở tại Aberdeen, Scotland, và được thành lập nhằm duy trì sản xuất dầu khí trong nước cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho Anh, theo Equinor.
Công ty mới sẽ bao gồm các cổ phần của Equinor tại các mỏ Mariner, Rosebank và Buzzard, cùng với tài sản của Shell tại các mỏ Shearwater, Penguins, Gannet, Nelson, Pierce, Jackdaw, Victory, Clair và Schiehallion, theo tập đoàn Na Uy.
Ngoài ra, một loạt giấy phép thăm dò cũng sẽ nằm trong thỏa thuận này, Equinor cho biết thêm.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Dữ liệu đáng chú ý duy nhất trong phiên châu Âu sẽ là Doanh số Bán lẻ khu vực Eurozone. Trong phiên Mỹ, chúng ta sẽ có số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ được công bố. Thị trường đã quen với các con số ổn định hoặc tốt, vì vậy khả năng dữ liệu này gây biến động là thấp, trừ khi có sự chênh lệch đáng kể so với dự báo. Cuộc họp OPEC+ cũng sẽ diễn ra ngày hôm nay, dự kiến sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng đến cuối quý 1 năm 2025.
- 20:30 giờ Việt Nam: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ luôn là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi hàng tuần. Đây là thước đo nhanh về tình trạng của thị trường lao động.
Số đơn xin trợ cấp lần đầu vẫn nằm trong khoảng 200K-260K kể từ năm 2022, trong khi số đơn trợ cấp liên tục duy trì gần mức đỉnh của chu kỳ.
Dự báo tuần này:
Đơn xin trợ cấp lần đầu: 215K (Trước đó: 213K)
Đơn trợ cấp liên tục: 1.905K (Trước đó: 1.908K)
- Phát biểu của các đại diện NHTW (theo giờ Việt Nam)
17:00: Ông Boris Vujcic, thành viên hội đồng thống đốc ECB (trung lập - có quyền bỏ phiếu).
0:00 (ngày hôm sau): Bà Megan Greene, thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) thuộc BoE (trung lập - có quyền bỏ phiếu).
0:15 (ngày hôm sau): Ông Thomas Barkin, Chủ tịch Fed Richmond (trung lập - có quyền bỏ phiếu).
HĐTL Eurostoxx giảm 0.2% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL DAX (Đức): -0.1%
- HĐTL FTSE (Anh): -0.1%
Biến động này đã phản ánh tâm lý ảm đạm hơn dữ liệu HĐTL của Hoa Kỳ. HĐTL S&P 500 được dự báo có thể giảm 0.1%. Cổ phiếu khởi đầu tháng 12 với dữ liệu tích cực với chỉ số DAX tăng hơn 3% và CAC 40 tăng gần 1%. Tương tự, S&P 500 đang ở mức cao kỷ lục mới và đã tăng 0.9% từ đầu tuần cho đến nay. Nasdaq tăng 2.7% trong ba ngày đầu tháng 12.
Đức: Số lượng đơn hàng công nghiệp tháng 10 tích cực hơn dự kiến
Theo dữ liệu mới nhất được công bố bởi Destatis:
Số lượng đơn hàng công nghiệp tháng 10: giảm 1.5% so với tháng trước (Dự kiến: -2.0%; Trước đó: +4.2%)
Đà tăng trong số lượng đơn hàng công nghiệp tháng 9 phần lớn đến từ một đơn đặt hàng lớn trong lĩnh vực đóng tàu, đồng thời hạn chế đà giảm của số liệu tháng 10. Điều này đã phần nào giải thích được sự biến động trong dữ liệu vài tháng qua. Về mặt tổng thể, trong tháng 10, số lượng đơn hàng công nghiệp trong nước giảm 5.3%, trong đó số đơn quốc tế tăng 0.8%.
Thụy Điển: Tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 ổn định
Theo dữ liệu vừa mới được công bố:
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 tại Thụy Điển: 2.6% (Dự kiến: 2.7%; Trước đó: 2.6%)
Tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ đi ngang trong tháng 11. Tuy nhiên, mức thất nghiệp chưa điều chỉnh chạm 2.6%, tăng từ mức 2.5% trước đó. Kể từ năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp tại Thụy Điển đã chứng kiến một xu hướng tăng, phản ánh tình trạng suy giảm nhẹ đối với thị trường lao động. Đối với mức 2.6%, dữ liệu theo mùa này nhất quán với dữ liệu hồi tháng 12/2021 trước đó.
Quan chức BoJ Nakamura: Tôi muốn xem xét kỹ hơn dữ liệu trước khi đưa ra quyết định
- Tôi đã không đồng ý các quyết định tăng lãi suất vào tháng 3 và tháng 7 vì tôi muốn xem xét thêm nhiều dữ liệu hơn
- Nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang trong quá trình phục hồi
- BoJ vẫn chưa quyết định tăng lãi suất vào tháng 12, tháng 1 hoặc sau đó
USD/JPY hiện đang giảm xuống dưới mốc 150.00
Bản tin FX Châu Á - Thái Bình Dương: Bitcoin chạm mốc $100,000
- Bitcoin lập đỉnh 103,700 USD trong phiên
- Vàng giảm 0.10% xuống mức 2,646.75 USD/oz
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ: 4.138%, +1.7 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ: 4.193%, +1.0 điểm cơ bản
- Dầu thô WTI gần như không đổi ở mức 68.55 USD/thùng
- Chỉ số Nikkei 225 tăng 0.44%
- Chỉ số Shanghai composite +0.16%
- Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông -1.0%
- Chỉ số CSI300 -0.13%
- Chỉ số Kospi -0.45%
Giá Bitcoin sẽ biến động như thế nào sau khi vượt 100,000 USD?
Với việc Bitcoin chạm mốc 103,000 USD ở thời điểm hiện tại, có khả năng đồng tiền này sẽ tiếp tục tăng 5-10% trước khi giảm mạnh do hoạt động chốt lời.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch có thể tiếp tục chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ vào ngày mai.
Viện Kinh tế Đức: Tỷ lệ thất nghiệp của Đức sẽ tăng lên 6.2% vào năm 2025
- Tỷ lệ thất nghiệp của Đức sẽ tăng lên 6.2% vào năm 2025 từ mức 6.0% vào năm 2024
- Nền kinh tế vẫn trong tình trạng khủng hoảng
- Nền kinh tế dự kiến chỉ tăng trưởng 0.1% vào năm 2025, sau khi suy giảm 0.2% vào năm 2024
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Trong khi mọi con mắt đổ dồn vào việc Bitcoin chạm mức 103,500 đô la, các chỉ số chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương đang có một ngày giao dịch trái chiều:
- Nikkei 225 tăng 0.45%
- Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1.01%
- CSI300 của Trung Quốc giảm 0.13%
- S&P/ASX của Úc tăng 0.17%
- Kospi của Hàn Quốc giảm 0.45%
Bitcoin đạt 100,000 USD lần đầu tiên trong lịch sử
Bitcoin đã tăng 126% kể từ tháng 1, đạt mốc 100,000 USD nhờ ba yếu tố chính: nhu cầu từ quỹ ETF, sự kiện bitcoin halving vào tháng 4 và chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của Donald Trump.
Trong năm nay, các quỹ ETF tại Mỹ đã thu hút hơn 31 tỷ USD dòng vốn đổ vào và nguồn cung giảm sau sự kiện halving Bitcoin vào tháng 4. Sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, thị trường gia tăng dự đoán về khả năng thiết lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia, cùng với đó xu hướng chấp nhận và tích hợp Bitcoin vào hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, do Michael Saylor của MicroStrategy tiên phong, cũng là những yếu tố thúc đẩy đợt tăng giá này.
Giá Bitcoin lần đầu tiên đạt 100,000 USD, đánh dấu cột mốc lịch sử của thị trường tiền điện tử sau một năm tăng trưởng mạnh mẽ.
Thành viên BoJ Nakamura: Không tự tin vào việc tiền lương sẽ tăng trưởng bền vững
- Chúng ta đang ở một giai đoạn quan trọng, cần xem xét nhiều dữ liệu để điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế
- Kỳ vọng về kịch bản "hạ cánh mềm" của kinh tế Mỹ đang tăng lên
- Kinh tế Nhật Bản đang phục hồi ở mức vừa phải
- Tiêu dùng trong nước thiếu động lực
- Tôi lo ngại lạm phát có thể không đạt mục tiêu 2% từ năm tài khóa 2025 trở đi
- Dự báo tăng trưởng của tôi thấp hơn dự báo trong cuộc họp của BoJ vì người tiêu dùng có thể hạn chế chi tiêu và các khoản đầu tư doanh nghiệp có thể bị trì hoãn
- Những thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Nhật Bản là cần thiết để lạm phát đạt 2% một cách ổn định, và điều này sẽ cần thời gian
- Việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ được tiến hành từ từ
Phản ứng thị trường:
- Bình luận của Nakamura mang tính dovish
- Tỷ giá USD/JPY đã tăng trở lại từ mức thấp 150.175 lên mức hiện tại 150.51.
- Mức cao nhất hôm nay đạt 150.767.
- Mức giá mục tiêu tiếp theo là khu vực dao động từ 151.198 đến 151.27.
Trump muốn thực hiện thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza ngay lập tức
- Theo thông tin từ cố vấn của Trump, Trump muốn thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn được thực thi ngay lập tức, muộn nhất là trước ngày 20 tháng 1.
- Nhiều khả năng Biden cũng có cùng mong muốn này.
Thương mại Úc: Cán cân thương mại tháng 10 ghi nhận mức thặng tăng đáng kể
- Thặng dư thương mại: 5.953 tỷ USD (Dự báo: 4.550 tỷ USD, Tháng trước: 4.609 tỷ USD)
- Nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ: +0.1% so với mức -3.1% tháng trước.
- Xuất khẩu hàng hóa/dịch vụ: +3.6% so với mức -4.3% tháng trước.
Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng trưởng trở lại sau khi giảm mạnh trong tháng trước. Thặng dư thương mại cao hơn dự báo.
Tỷ giá AUD/USD tăng nhẹ từ 0.6421 lên 0.6429 ở thời điểm hiện tại.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.2716
Dự kiến: 7.2664
Đầu tư trái phiếu nước ngoài của Nhật Bản tăng mạnh trong tuần
- Đầu tư trái phiếu nước ngoài của Nhật Bản: +922.4 tỷ JPY, so với -779.1 tỷ JPY tuần trước.
- Đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu: -607.7 tỷ JPY, so với -445.8 tỷ JPY tuần trước.
- Đầu tư nước ngoài vào trái phiếu Nhật Bản: +176.1 tỷ JPY, so với -314 tỷ JPY tuần trước.
- Đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài: -544.7 tỷ JPY, so với -316.7 tỷ JPY.
Quan chức Fed San Francisco Mary Daly: Không cần phải vội vàng trong việc đưa ra quyết định
- Cần phải điều chỉnh chính sách một cách thận trọng
- Sẽ chờ đến cuộc họp vào tháng 12 để đưa ra quyết định chính thức
- Chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu lạm phát 2% và tăng trưởng bền vững
- Lạm phát vẫn là thách thức lớn mà mọi người đang phải đối mặt.
Beige Book: Hoạt động kinh tế ghi nhận mức tăng nhẹ ở hầu hết các khu vực
- Kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế tăng vừa phải ở hầu hết các khu vực.
- Tỷ lệ lao động ổn định hoặc tăng nhẹ.
- Tăng trưởng tiền lương giảm xuống mức vừa phải, ngoại trừ các vị trí mới hoặc công việc yêu cầu trình độ cao ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.
- Lạm phát ở mức vừa phải
- Chi tiêu tiêu dùng ổn định.
- Hoạt động sản xuất có sự khác biệt giữa các khu vực.
- Thị trường bất động sản có dấu hiệu ổn định ở một số khu vực.
Chi tiết đáng chú ý:
- Chi phí bảo hiểm là yếu tố gây áp lực lớn lên lạm phát.
- Các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa dự phòng trước khả năng áp dụng thuế nhập khẩu.
- Nhu cầu về trung tâm data đang thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ trong việc sử dụng điện.
Triển vọng:
- Kỳ vọng về tăng trưởng của doanh nghiệp tăng nhẹ.
- Hầu hết các khu vực đều lạc quan về nhu cầu sẽ tăng trong những tháng tới.
- Có một số rủi ro về các chính sách thương mại và nhập cư
- Các doanh nghiệp thận trọng với kế hoạch tuyển dụng dù nhu cầu có triển vọng tích cực.
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Nền kinh tế Mỹ hiện tại đang trong trạng thái rất tích cực
- Chúng tôi cảm thấy rất tự tin về chính sách tiền tệ hiện tại.
- Nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái rất tốt.
- Mối quan hệ giữa Fed và Bộ Tài chính sẽ bị ảnh hưởng dưới chính quyền mới.
- Fed đang trên đà tiến tới điều chỉnh lãi suất về mức trung lập, mặc dù các rủi ro giảm phát thấp hơn so với dự đoán, vì vậy Fed cần thận trọng trong việc xác định mức lãi suất trung lập.
- Tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với dự báo tháng 9 và lạm phát cao hơn một chút so với kỳ vọng
- Một yếu tố quan trọng giúp Fed duy trì sự độc lập là tổ chức này không phụ thuộc vào ngân sách chính phủ, mà tự tài trợ cho các hoạt động của mình.
Chính phủ Pháp thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
Theo thông tin, có 331/574 nghị sĩ ủng hộ việc này. Thủ tướng Michel Barnier, người từng dẫn dắt các đàm phán Brexit, giờ đây sẽ phải đàm phán về việc buộc phải từ chức của mình.
Dù kết quả này đã được dự đoán từ trước, hiện chưa rõ Tổng thống Macron sẽ giải quyết tình hình như thế nào. Vì không thể tổ chức bầu cử sớm trước tháng 7, nên có khả năng Macron sẽ bổ nhiệm một thủ tướng mới để tạm thời duy trì ổn định trong chính phủ, với kế hoạch ngân sách chủ yếu là tiếp tục các khoản chi hiện tại.
Bà Marine Le Pen cho biết bà có thể ủng hộ việc thông qua ngân sách năm 2025 bằng cách sử dụng một "dự thảo luật đặc biệt". Một lựa chọn khác là Tổng thống Macron có thể kêu gọi bầu cử tổng thống sớm, nhưng ông đã bác bỏ khả năng này trong phát biểu hôm qua.
Thị trường Pháp không biến động nhiều trước thông tin này.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường 04/12: Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc xanh sau các phát biểu của chủ tịch Powell về nền kinh tế Mỹ, chính phủ Pháp “sụp đổ” sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
Vào phiên thứ Tư, thị trường chứng khoán Mỹ thiết lập các kỷ lục mới sau khi chủ tịch Jerome Powell khẳng định nền kinh tế đang trong tình trạng "cực kỳ tốt". Cả ba chỉ số chính đều thiết lập các kỷ lục mới khi kết thúc phiên giao dịch. Chỉ số Dow Jones tăng 308.51 điểm, tương đương 0.69%, chốt phiên ở mức 45,014.04, lần đầu tiên vượt mốc 45,000 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0.61% lên mức 6,086.49 điểm. Nasdaq Composite vượt trội hơn với mức tăng 1.3% lên 19,735.12 điểm. Nvidia dẫn đầu nhóm "Magnificent Seven" với mức tăng gần 65% trong năm nay. Cổ phiếu của Salesforce và Marvell Technology cũng tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh khả quan, củng cố kỳ vọng rằng cả hai công ty sẽ tiếp tục hưởng lợi từ làn sóng tăng trưởng trong ngành trí tuệ nhân tạo. Salesforce tăng gần 11% sau khi công bố doanh thu quý ba vượt kỳ vọng. Marvell Technology cũng vượt dự báo lợi nhuận và đưa ra hướng dẫn tích cực cho quý tư, giúp cổ phiếu tăng 23%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2023. Tại hội nghị DealBook của New York Times ở New York, chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết các quan chức có thể thận trọng khi hạ lãi suất về mức trung lập. Báo cáo Beige Book cũng cho thấy hoạt động kinh tế ở Mỹ tăng nhẹ trong tháng 11, với các doanh nghiệp lạc quan hơn về triển vọng trong nhu cầu.
- Dow Jones: 0.69%
- S&P 500: 0.61%
- Nasdaq Composite: 1.3%
Trên thị trường FX, chỉ số DXY ghi nhận mức tăng 0.1% lên 106.354. Trong khi đó, đồng đồng thị trường Pháp không biến động mạnh sau thông tin chính phủ Pháp sụp đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. EUR/USD chỉ giảm 0.01%, giao động quanh mức 1.0509. GBP/USD giảm 0.03% xuống 1.2696 trong phiên giao dịch hôm qua, sau khi Thống đốc Bailey dự báo 4 đợt giảm lãi suất năm 2025. Các nhà giao dịch kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ giữ lãi suất ở mức 4.75%, đồng thời chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ và phát biểu của Chủ tịch Fed Powell. USD/CAD chịu ảnh hưởng sau kết của tích cực của báo cáo ADP về tăng trưởng việc làm. USD/CAD giảm 0.06% xuống 1.4060 sau công bố, hiện đang tăng trở lại lên 1.4075.
- Chỉ số DXY: +0.10%
- EURUSD: -0.01%
- GBPUSD: +0.03%
- AUDUSD: -0.09%
- USDJPY: -0.15%
- USDCAD: +0.03%
- NZDUSD: +0.15%
- USDCHF: -0.03%
Trên thị trường hàng hoá, giá vàng giằng co quanh mốc 2,650 USD/oz sau dữ liệu ADP tích cực tháng 11, cùng với PMI dịch vụ của Mỹ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong ba tháng. Cùng với đó là do bất ổn chính trị tại Hàn Quốc và Pháp đã thúc đẩy nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn. Hàn Quốc chứng kiến biến động khi các nghị sĩ thúc ép Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức sau tuyên bố thiết quân luật ngắn ngủi. Giá dầu thô giảm trong phiên khi OPEC+ đang hướng đến quyết định trì hoãn tăng sản lượng, cùng với đó là báo cáo của EIA cho thấy tồn kho nhiên liệu tăng và nhu cầu diesel giảm. Giá dầu Brent giảm 1.7%, đóng cửa ở mức 72.165 USD/thùng. Giá dầu WTI đóng cửa ở mức 69 USD/thùng. BTC ghi nhận hiệu suất vững chắc, hướng tới 99,000 USD. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống còn 4,18%. Khả năng thị trường dự đoán Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25% trong tháng này đã tăng lên khoảng 70%. Ngoài ra, thị trường cũng kỳ vọng tổng cộng 80 điểm cơ bản sẽ được cắt giảm trước cuối năm sau. Tại Pháp, hợp đồng tương lai trái phiếu vẫn giữ đà tăng sau khi lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen liên minh với phe cánh tả để lật đổ chính phủ, mở ra giai đoạn tranh chính trị gây cãi tiếp theo, ảnh hưởng đến tài sản của quốc gia trong nhiều tháng qua.
Tổng thống Pháp Macron muốn nhanh chóng bổ nhiệm Thủ tướng mới nếu chính phủ bị lật đổ
Một trong các nguồn tin cho biết ông Macron hy vọng có thể chọn được người thay thế ngay vào thứ Bảy, khi một danh sách khách mời nổi tiếng, bao gồm Tổng thống đắc cử Donald Trump, sẽ gặp mặt tại Paris để tham dự lễ khánh thành lại Nhà thờ Notre-Dame. "Chưa có quyết định nào được đưa ra," điện Elysee cho biết trong phản hồi về yêu cầu bình luận.
Số liệu đơn đặt hàng tại các nhà máy ở Mỹ tháng 10 cho thấy tín hiệu tích cực
- Tổng đơn đặt hàng: +0.2%, đúng như dự báo, tháng trước: -0.5%
- Đơn đặt hàng nhà máy (trừ lĩnh vực vận tải): +0.2%, tháng trước: +0.1%
- Đơn đặt hàng hàng tiêu dùng lâu bền: +0.3%, dự báo: +0.2%, tháng trước: -0.7%
- Hàng tiêu dùng lâu bền (trừ lĩnh vực vận tải): +0.2%, khớp với dự báo sơ bộ, so với mức +0.1% của tháng trước.
- Hàng tiêu dùng lâu bền (trừ lĩnh vực quốc phòng): +0.5%, so với mức -1.1% trước đó.
- Hàng tiêu dùng lâu bền không quốc phòng (trừ máy bay): -0.2%, đúng như dự báo sơ bộ, so với 0.7% của tháng trước
Dữ liệu cho thấy đơn đặt hàng tại các nhà máy đang cải thiện, đặc biệt trong lĩnh vực hàng tiêu dùng lâu bền, nhưng một số chỉ số vẫn cho thấy sự chậm lại trong các mặt hàng không quốc phòng và không liên quan đến vận tải.
Chỉ số PMI dịch vụ tháng 11 tại Mỹ được ISM công bố giảm so với kỳ vọng
- Chỉ số PMI dịch vụ được ISM công bố ở mức 52.1 (Kỳ vọng 55.5, Tháng trước: 56.0)
- Chỉ số việc làm: 51.5 so với 53.0 trước đó.
- Chỉ số đơn đặt hàng mới: 53.7 so với 57.4 trước đó
- Đơn hàng tồn kho: 45.9 so với 57.2 trước đó
- Đơn hàng tồn đọng: 47.1 so với 47.7 trước đó
- Đơn hàng xuất khẩu mới: 49.6 so với 51.7 trước đó
- Nhập khẩu: 53.8 so với 50.2 trước đó
Dữ liệu cho thấy lĩnh vực dịch vụ đang tăng trưởng chậm lại, với các đơn hàng mới và tồn kho giảm, nhưng giá cả đầu vào vẫn ở mức cao.
NATO thay đổi kế hoạch cung cấp vũ khí hỗ trợ Kyiv chuẩn bị cho đàm phán ngừng bắn
NATO đang điều chỉnh kế hoạch hỗ trợ Ukraine, chuyển từ mục tiêu giành chiến thắng sang việc đặt Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào vị thế tốt nhất để đối phó với Nga hoặc đàm phán ngừng bắn. NATO tăng cường viện trợ vũ khí khi lực lượng Ukraine dần mất ưu thế, với nguy cơ một thỏa thuận ngừng bắn có thể dẫn đến việc các vùng lãnh thổ của sẽ Ukraine bị Nga chiếm giữ.
Dù Nga không cho thấy dấu hiệu muốn tham gia đàm phán, NATO và các đồng minh bắt đầu thảo luận về các kịch bản ngừng bắn, bao gồm việc thiết lập vùng phi quân sự do châu Âu kiểm soát. Zelenskiy đã gợi ý rằng giải pháp ngoại giao là cần thiết, dù có thể chấp nhận một số vùng lãnh thổ phía đông bị chiếm giữ, với điều kiện nhận được đảm bảo an ninh cho phần còn lại của Ukraine.
Các cuộc thảo luận này diễn ra khi NATO tiếp tục đẩy mạnh viện trợ vũ khí. Dù khả năng Ukraine gia nhập NATO còn là một chặng đường dài, Zelenskiy yêu cầu đảm bảo an ninh chặt chẽ từ Mỹ và đồng minh trong trường hợp Nga vi phạm thỏa thuận ngừng bắn
PMI dịch vụ chính thức của Mỹ tháng 11 thấp hơn so với ước tính sơ bộ
- PMI dịch vụ chính thức: 56.1 (Sơ bộ: 57.0, Trước đó: 55.0)
- PMI tổng hợp chính thức: 54.9 (Sơ bộ: 55.3, Trước đó: 54.1)
- Ngành dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 3/2022
- Số đơn hàng mới tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2022
- Số lượng việc làm giảm tháng thứ 4 liên tiếp dù hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ
- Lạm phát chi phí đầu ra giảm xuống mức thấp nhất trong 4.5 năm
PMI dịch vụ của Canada tháng 11 đạt mức cao nhất kể từ năm 2023
- PMI dịch vụ: 51.2 so với 50.4 tháng trước
- PMI tổng hợp: 51.5 so với 50.7 của tháng trước
- Tăng trưởng việc làm đạt mức cao nhất trong 14 tháng qua
- Chi phí đầu vào vẫn ở mức cao dù đã giảm nhẹ so với mức đỉnh tháng 10
- Số đơn hàng xuất khẩu giảm do căng thẳng thương mại
Quan chức Fed Barkin lạc quan về xu hướng lạm phát hiện tại
- Nền kinh tế đang tăng trưởng tích cực đáp ứng được cả hai mục tiêu của Fed (ổn định lạm phát và việc làm)
- Việc đưa lãi suất về mức trung lập cần được thực hiện chậm rãi và thận trọng hơn
- Mức lãi suất trung lập được dự đoán trong khoảng từ 2.5% đến 3.75%
- Các khảo sát lãnh đạo các doanh nghiệp cho thấy tâm lý lạc quan tăng đáng kể kể từ sau cuộc bầu cử
- Quyết định thay đổi kế hoạch cắt giảm lãi suất cần được cân nhắc kỹ lưỡng
- Việc thuế quan có tác động mạnh lên lạm phát hay không phụ thuộc vào cách Fed phản ứng