Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Quan điểm 24 giờ tới: “Thứ Sáu tuần trước, chúng tôi giữ quan điểm rằng “trong khi có dư địa cho USD vượt lên trên ngưỡng kháng cự chính tại 6.4660, thì nó khó có thể duy trì bên trên mức này”. Kỳ vọng của chúng tôi đã không thành hiện thực khi cặp tiền giảm bớt sau khi chạm mức 6.4640. Đà đi lên đã phần nào suy yếu và điều này cùng với các điều kiện quá mua cho thấy khả năng duy trì đà tăng của USD là không cao. Đối với ngày hôm nay, USD dự kiến sẽ giao dịch trong phạm vi 6.4440/6.4660”.
1-3 tuần tới: “Không có nhiều thứ để bổ sung vào bản cập nhật của chúng tôi từ thứ Sáu tuần trước (ngày 18 tháng 6). Như đã nhấn mạnh, "động lượng tăng mạnh hơn chúng tôi dự đoán và mức tiếp theo cần chú ý bên trên 6.4660 là 6.4800". Khả năng tăng giá vẫn còn nguyên miễn là cặp tiền không di chuyển xuống dưới 6.4270. Trong khi đó, điều kiện quá mua trong ngắn hạn có thể dẫn đến tình trạng đi ngang trong vài ngày tới".
Đồng USD vẫn đang điều chỉnh nhẹ trong ngày, với chỉ số DXY giảm 0.14% xuống 92.189. EUR/USD và GBP/USD đều có mức tăng 0.13%, nhưng cả 2 cặp tiền này đều vẫn đang ở dưới đường MA 200 ngày. AUD và NZD có mức tăng mạnh nhất tính đến thời điểm hiện tại, lên lần lượt 0.75 và 0.6962.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã phá qua đáy tháng 3, có lúc giảm xuống 1.35% khi niềm tin vào reflation trade sụp đổ, lợi suất các kỳ hạn dài khác cũng suy yếu nghiêm trọng. Không có sự kiện nào đáng chú ý trong ngày hôm nay và có lẽ thị trường đang chờ đợi những cơ hội “buy on dip” khác với đồng dollar vì hiện tại “taper” sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Sự thay đổi lập trường sang hawkish của Fed đã củng cố sức mạnh đồng USD và điều này có vẻ như cũng đang tác động lên bitcoin. Ngoài ra, một số "mỏ đào" Bitcoin tại Trung Quốc đóng cửa cũng được coi là lý do cho sự suy yếu hiện nay. BTC hiện giảm 7.1% trong ngày, giao dịch quanh 33,100 USD
Trung Quốc cũng đang thắt chặt nguồn cung thép và than đá, các biện pháp để kiềm chế lạm phát do sự gia tăng giá hàng hóa.
Kể từ khi xuất hiện tin tức Trung Quốc sẽ can thiệp vào thị trường hàng hóa, chỉ số hàng hóa Bloomberg đã giảm liên tục từ mức 95 xuống chỉ còn 90.66.
Khối lượng mở vị thế trên thị trường vàng tương lai đã kéo dài xu hướng giảm với khoảng 8.8 nghìn vào thứ Sáu. Khối lượng đã đảo ngược hai phiên tăng liên tiếp và giảm khoảng 129.5 nghìn hợp đồng.
Giá vàng dường như đã giao dịch mức xung quanh 1,760 USD cho đến nay. Khối lượng và số lượng mở vị thế ngày thứ Sáu đã cho thấy khả năng tăng giá. Tình trạng bán quá mức hiện tại của kim loại màu vàng cũng củng cố ý kiến rằng có khả năng vàng sẽ phục hồi. Mốc 1,800 USD/ ounce sẽ trở thành mục cho bất kỳ nỗ lực tăng giá nào.
Giá Dầu vẫn hỗ trợ nhờ nhu cầu phục hồi và trữ lượng tồn kho thấp. Vòng đàm phán thứ sáu để khôi phục thỏa thuận hạt nhân sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn còn nhiều bất đồng. Dẫu biết nếu thoả thuận này đạt được, giá dầu sẽ suy yếu trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện tại, sự trì hoãn hiện tại vẫn tiếp tục thúc đẩy giá dầu trong bối cảnh thị trường chịu ảnh hưởng bởi dư âm sau cuộc họp của Fed.
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục chìm trong sắc đỏ sau dư trấn của cuộc hop FOMC. Chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 1.3% trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 1 tháng sau khi giảm 3.70%. Chỉ số ASX 200 của Úc đứng thứ hai về mức giảm với 1.9%. Thị trường chứng khoán Đài Loan, Hàn Quốc và New Zealand giảm trong khoảng 1.5% đến 1.0% .
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ đạt mức thấp nhất trong 4 tháng khi lợi suất TPCP kỳ hạn 30 năm giảm xuống dưới mức 2%, khiến đường cong lợi suất "phẳng".
Dầu thô vẫn tiếp tục tăng cao với hợp đồng tương lai dầu thô Brent và WTI tăng lần lượt 0.04% và 0.45% tại 73.69 USD/thùng và 71.62 USD/thùng.
Trên thị trường FX, AUD và NZD đều có nhịp tăng cao. EUR tăng nhẹ và JPY tăng mạnh mẽ, khiến USD/JPY hướng tới mức thấp nhất trong phiên 109.8 do tâm trạng risk-off bao trùm thị trường. GBP/USD giảm xuống dưới mốc 1.3800 trong bối cảnh đồng bạc Xanh được củng cố sức mạnh và traders dần mất niềm tin vào khả năng vương quốc Anh khôi phục trạng thái trước đại dịch.
GBP/USD tiếp tục nới rộng đà giảm trong 7 phiên trước đó vào thứ Hai. Cặp tiền này giao dịch trong một biên độ giao dịch rất hẹp trước khi trượt xuống dưới mốc 1,3800. Hiện GBP/USD đang giao dịch ở mức 1.3794 sau khi giảm 0.12% trong ngày.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục giảm sau khi các nhà đầu tư tìm hiểu về rủi ro lạm phát và lãi suất của Fed. Đường cong lợi suất đi ngang khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng hơn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Traders dường như mất niềm tin vào GBP khi vương quốc Anh kéo dài thời gian tái mở cửa nền kinh tế lâu hơn dự kiến do số ca nhiễm vi-rút mới tăng cao. Trong môi trường thiếu vắng chất xúc tác hiện nay, biến động của USD vẫn tiếp tục dẫn dắt biến động cặp tiền.
Dollar Úc và New Zealand vẫn tăng giá so với dollar Mỹ nhưng hiện đã có nhịp giảm nhẹ. Đồng EUR, GBP và CAD cũng đang giảm nhẹ. Tâm trạng ưa chuộng rủi ro đang dần giảm trên thị trường đã thúc đẩy đồng Yên tăng mạnh mẽ, khiến cho USD/JPY hướng tới mức thấp nhất trong phiên là 109.8.
Chỉ số chứng khoán Nhật Bản đang giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng. Lợi suất TPCP cũng tiếp tục suy yếu.
Cổ phiếu Nhật Bản sụt giảm vào thứ Hai - theo sau sự sụt giảm mạnh của Phố Wall vào cuối tuần, sau khi quan chức Cục Dự trữ Liên bang James Bullard gây bất ngờ cho thị trường khi báo hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Động thái bán tháo được chứng kiến trên hầu hết các nhóm ngành với 33 chỉ số phụ trong ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo giao dịch thấp hơn, trong khi chỉ có một cổ phiếu tăng điểm trong rổ chỉ số Nikkei chuẩn.
Chỉ số Nikkei lần đầu tiên giảm xuống dưới 28,000 kể từ ngày 20 tháng 5 sau khi giảm 3.54% xuống 27,938.16 trước đó, trong khi Topix giảm 2.69% xuống 1,894.23.
Trong số đó, chỉ số ngành hàng không giảm ít nhất, giảm 0.43%, tiếp theo là các hãng hàng không và các nhà phát triển than và dầu, lần lượt giảm 0.72% và 1.16%.
Dư âm cuộc họp FOMC đang lan tỏa trên diện rộng khắp các thị trường, khiến giao dịch reflation trade không còn được ưa chuộng. Thị trường chứng khoán châu Á bị bán tháo dữ dội: Nikkei 225 giảm 3.39%, Hang Seng giảm 1%, Kospi giảm 1.11%. Trong khi đó các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng chứng kiến sắc đỏ.
Lợi suất 10 năm tại Mỹ giảm về 1.40%, mức thấp nhất trong vòng 2 tháng đã khiến vàng hồi phục lên $1,776/oz trong đầu phiên. Có thể thấy dòng tiền đang chuyển dịch từ các tài sản rủi ro như cổ phiếu sang tài sản trú ẩn như trái phiếu, vàng.
Lợi suất giảm đang khiến USD/JPY thoái lui về 110.00 cũng như nhiều đồng tiền khác tăng so với USD. Trong đó mạnh nhất là các đồng AUD, NZD tăng lần lượt 0.43% và 0.55% sau khi bị bán tháo liên tiếp và đã có dấu hiệu quá bán.
Lợi suất TPCP Mỹ 10 năm đã giảm về mức 1.40% lần đầu tiên trong 3 tháng, điều này đã nâng đỡ giá vàng hồi phục sau 6 phiên liên tiếp bị bán tháo. GIá vàng hiện đang ở mức $1,774/oz.
Westpac cho rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm QE vào nửa đầu năm 2022, và lãi suất chính sách sẽ được nâng vào cuối năm 2022. Họ cũng dự báo Fed sẽ công bố chi tiết các kế hoạch vào cuộc họp FOMC tháng 9.
ASB dự báo RBNZ sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 5/2022, khi họ cho rằng:
Doanh số bán lẻ tại Úc tháng 5 tăng 0.1% so với tháng trước, mức tăng thấp hơn dự báo 0.4%. Tuy vậy thông tin này không tác động lên thị trường và đồng Aussie.
Chỉ số Nikkei 225 đã giảm hơn 3% trong phiên hôm nay. Có lẽ điều này đến từ dư âm của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên thứ 6 tuần vừa rồi.
Một ngày sau khi Ebrahim Raisi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Iran, các nhà ngoại giao của nước này và các cường quốc trên thế giới đã thất bại trong việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân: chấp nhận thu hẹp hoạt động hạt nhân và đổi lại, Mỹ sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với quốc gia giàu dầu mỏ. Vòng đàm phán thứ sáu tại Vienna đã kết thúc vào Chủ nhật với những khoảng cách đáng kể vẫn còn. Một điểm thảo luận chính: Iran cần có sự đảm bảo từ Hoa Kỳ rằng các chính phủ trong tương lai sẽ không phá vỡ thỏa thuận như Donald Trump đã làm vào năm 2018, hoặc tái áp dụng các lệnh trừng phạt.
Những dư âm sau cuộc họp FOMC và bình luận hawkish của ông Bullard cho rằng nền kinh tế đã phục hồi nhanh hơn dự báo, lạm phát có thể đạt 2.5-3% trong năm 2022 và đó là một biểu hiện buộc Fed phải tăng lãi suất, tất cả đều khiến USD tăng vọt phiên thứ 3 liên tiếp, chỉ số DXY cán mốc 92.32 lần đầu tiên trong 2 tháng, xác nhận mức tăng 0.46% trong phiên và hơn 2% trong tuần vừa rồi. Các đồng tiền G-7 khác lao dốc, dẫn đầu là NZD khi giảm hơn xuống 0.693, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. AUD/USD thủng mốc 0.75 còn USD/CAD tăng vượt 1.24. GBP/USD cũng giảm 0.90% xuống dưới 1.38.
Chính sách thắt chặt cũng khiến tăng trưởng toàn cầu bị hạ nhiệt, các chỉ số chứng khoán giảm điểm. Dow Jones giảm 1.58% xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4, S&P 500 giảm 1.31%, còn Nasdaq giảm 0.92%.
Vàng giảm xuống $1,764/oz sau khi tăng lên $1,797/oz. Giá dầu ở mức $71.29/thùng.
Sau khi chứng kiến doanh số bán lẻ tháng 5 thất vọng, Fed New York đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của mình. Cụ thể:
Ông Sefcovic, Phó chủ tịch EC cho biết:
Bình luận của ông Bullard, thành viên hội đồng FOMC cho rằng, nền kinh tế đã phục hồi nhanh hơn dự báo, lạm phát có thể đạt 2.5-3% trong năm 2022 và đó là một biểu hiện buộc Fed phải tăng lãi suất. Điều này đã khiến USD tăng vọt, chỉ số DXY cán mốc 92.30 lần đầu tiên trong 2 tháng, xác nhận mức tăng 0.22% trong phiên hôm nay và gần 2% trong tuần này. Các đồng tiền G-7 khác lao dốc, dẫn đầu là NZD khi giảm 0.92% xuống 0.6937, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. AUD/USD thủng mốc 0.75 còn USD/CAD tăng vượt 1.24. GBP/USD cũng giảm 0.68% xuống 1.383.
Chính sách thắt chặt cũng khiến tăng trưởng toàn cầu bị hạ nhiệt, các chỉ số chứng khoán giảm điểm. Dow Jones giảm 1.37%, S&P 500 giảm 0.94% xuống kiểm tra đường MA 50 ngày tại 4,182, còn Nasdaq giảm 0.48%.
Vàng rũ bỏ hoàn toàn đà tăng trong phiên hôm nay khi quay trở lại mức tham chiếu $1,772/oz sau khi tăng lên $1,797/oz. Giá dầu đang ở mức $71.2/thùng.
Tỷ giá NZD/USD đã giảm xuống mức 0.694, mức thấp nhất tỏng 7 tháng. Đồng USD tiếp tục mạnh lên trên diện rộng sau những bình luận hawkish của ông Bullard, điều này khiến các tỷ giá so với USD đều giảm.
OPEC dự báo sản lượng dầu tại Mỹ sẽ tăng 200 nghìn thùng/ngày trong năm nay, và tăng khoảng 500-1,200 nghìn thùng/ngày trong năm 2022.
Cặp tiền này tiếp tục củng cố sức mạnh khi chạm mốc 1.2400, cao nhất trong 7 tuần trở lại đây. Dư âm cuộc họp Fed vẫn đang là yếu tố chính hỗ trợ đà tăng cho USDCAD. Bình luận của giám đốc Fed Saint Louis Bullard về động thái hawkish cũng đã đẩy chỉ số DXY vượt 92 điểm. Ngoài ra, giá dầu giảm cũng gây sức ép lên đồng CAD, một đồng tiền vốn nhạy cảm với giá hàng hóa.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2380.
Đồng bạc xanh tiếp tục là đồng tiền mạnh nhất trong ngày hôm nay, khi dư âm từ cuộc họp FOMC vẫn còn. Vừa xong, giám đốc Fed Saint Louis Bullard có nói về việc Fed hawkish hơn đã đẩy chỉ số DXY vượt 92 điểm. Đuối nhất trong ngày hôm này là hai đồng tiền từ châu Đại Dương: cả AUD và NZD đã ghi nhận mức giảm 0.5% trong ngày.
Dầu WTI và Brent tiếp tục bước vào tích lũy, lần lượt quanh mức $70 và $72. Vàng ghi nhận tăng nhẹ trong ngày ở mức 0.3%. Trước đó, vàng đã tiến $1,800, tuy nhiên sau phát biểu của Bullard, đã quay trở lại vùng giá $1,779.
Theo Chủ tịch Fed Saint Louis James Bullard, động thái hawkish của Fed sau cuộc họp 16/6 là do kinh tế phục hồi tốt hơn kỳ vọng. Theo ông, Fed khá bất ngờ trước tăng trưởng vài tháng trở lại đây, và dữ liệu kinh tế phục hồi rất khả quan, và hy vọng sẽ có nhiều tin tốt từ nền kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát trên thực tế nghiêm trọng hơn dự báo, và rủi ro tăng giá vẫn còn khi mở cửa kinh tế trở lại. Fed sẽ phải nhanh nhẹn để đối phó với các tình huống.
Sau phát biểu này, chỉ số DXY bật tăng và vượt mức 92 điểm, hiện tại đang ở quanh 92.08.
Chủng Covid Delta tiếp tục hoành hành tại Anh. Trong số 806 bệnh nhân nhập viện do chủng này, 527 người chưa được tiêm vắc xin, và 84 người đã được tiêm đủ 2 mũi. Đồng bảng Anh chịu ảnh hưởng lớn từ việc này, khi đã lập đáy ngày tại 1.3855 (thấp nhất trong hơn 1 tháng).
Ngoài ra, tiểu bang California (Mỹ) cho phép lao động đã tiêm đầy đủ vắc xin không bắt buộc đeo khẩu trang. Tại Mỹ, khoảng 65% người lớn đã tiêm ít nhất 1 mũi. Mỹ cũng đã nới lỏng cấm vận với Iran, Venezuela và Syria, cho phép xuất khẩu hạ nhiệt Covid.
Dư âm từ cuộc họp Fed vẫn còn đó khi các chỉ số lớn tại châu Âu đều chìm trong sắc đỏ:
Ngoài ra, các hợp đồng tương lai tại Mỹ cũng đang ghi nhận giảm:
Sau cuộc họp Fed tạo đà bán tháo mạnh mẽ, vàng chính thức đánh mất mức $1,800 đầu phiên Mỹ hôm qua. Mất đi các mốc hỗ trợ quan trọng đã khiến tâm lý với vàng suy yếu đi rất nhiều, và lập đáy ngày mới tại $1767, đồng thời cũng là mức giá thấp nhất trong gần 6 tuần. Sang đến hôm nay, có vẻ như nhiều nhà đầu tư đang bắt đáy, đưa vang lên đỉnh ngày mới tại $1,797, hướng trở lại mức $1,800. Đây là mức tâm lý quan trọng với vàng. Vượt được $1,800 sẽ đưa vàng trở lại cuộc đua tăng giá, quay trở lại kiểm tra đường MA 200 ngày.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức $1,792.7.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura, ông kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sẽ quay trở về mức trước đại dịch trong năm nay. Theo ông, đầu tư tư nhân và tăng lương sẽ là hai yếu tố chủ chốt để đạt được mục tiêu này. Cả xuất và nhập khẩu tại Nhật Bản đã quay về mức trước dịch, hỗ trợ đà tăng thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, các biện pháp củng cố tài khóa sẽ tiếp tục được triển khai.
Đồng Yên Nhật không có phản ứng tức thời với tin này, USDJPY hiện đang giao dịch quanh mức 110.10.
USDCAD đang bay cao, vượt được 1.2203 và 1.2264 chỉ trong vỏn vẹn 1 ngày, đồng thời bứt phá khỏi đường MA 55 ngày và mức Fibonacci 38.2% từ tháng Tư. Đường MA 55 ngày đã chặn phần lớn đà tăng của cặp tiền này từ đầu năm đến giờ, do đó vượt được nó đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho xu hướng của cặp tiền trong 1-2 tháng tới.
Kháng cự tiếp theo sẽ ở 1.2405, sau đó là 1.2500, và có tiềm năng quay lại mức kháng cự cứng 1.2639, một điểm uốn trung-dài hạn quan trọng. Hỗ trợ gần nhất sẽ là 1.2264. Việc đóng cửa dưới mức này dự báo một thị trường nhiều biến động, và đưa hỗ trợ xuống 1.2156.
Dầu thô WTI đang được giao dịch trong khoảng hẹp giữa vùng giá $70-71 hôm nay, sau hai ngày chịu cảnh bán tháo do áp lực mạnh lên từ đồng đô la. Mặc dù đã đánh mất đỉnh $72.99, nhiều khả năng giai đoạn điều chỉnh này sẽ không kéo dài lâu trước nhu cầu tăng mạnh. Tuy nhiên, tiến triển trong đàm phán giữa Iran và Mỹ có thể gây sức ép lên giá dầu.
Phía dầu thô Brent cũng đi theo kịch bản tương tự khi cũng đã rơi từ đỉnh $75 xuống tích lũy quanh vùng $72-73. Hiện tại, dầu WTI đang được giao dịch quanh mức $70.6, còn dầu Brent đang được giao dịch quanh mức 72.5.
Dòng tiền chảy vào và ra khỏi nền kinh tế khu vực đồng euro vẫn đang dần quay trở lại mức trước đại dịch và điều này sẽ cần thời gian vì các điều kiện thương mại cũng đang dần hồi phục.
Đồng EUR vẫn tăng nhẹ trong ngày, giao dịch quanh mức 1.1914
Đồng yên Nhật mất 0.35% so với đô la Mỹ trong tuần tính đến ngày 18 tháng 6, đánh bại tất cả các đồng tiền thị trường phát triển khác
• Đồng tiền hoạt động kém nhất trong số các đồng tiền thị trường phát triển là krona Thụy Điển, mất 2.79% so với đồng đô la
• Đồng krone của Na Uy biến động mạnh nhất và đồng đô la Canada là loại tiền tệ G10 ít biến động nhất trong 30 ngày qua
• Từ đầu năm đến nay, đồng đô la Canada là đồng tiền G10 hoạt động tốt nhất với mức tăng 2.94% so với đồng đô la
• Đồng yên Nhật có kết quả tồi tệ nhất trong năm tính đến thời điểm hiện tại, mất 6.18%
Hợp đồng tương lai chứng khoán chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong ngày hôm nay sau khi cổ phiếu công nghệ “gồng gánh” thị trường vào thứ năm. Trong khi đó, lợi suất TPCP Mỹ vẫn liên tục sụt giảm, với kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức 1.475%.
Giá vàng phục hồi gần 20 USD lên $1,790/oz, đưa chỉ số RSI khung daily ra khỏi vùng quá bán. Giá dầu có ngày suy yếu thứ 2 liên tiếp nhưng dầu WTI vẫn duy trì bên trên mức 70 USD/thùng vì nhìn chung, triển vọng nhu cầu năng lượng đang rất tích cực.
EUR/USD bật lên sau khi chạm mức 1.19 và nhờ chỉ số PPI ấn tượng, đạt 1.5% so với dự kiến 0.7%. Trái ngược hoàn toàn là đồng GBP, mất 0.24% xuống 1.3891 khi dữ liệu bán lẻ giảm 1.4%, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng tăng 1.6%. Các đồng có NHTW hawkish khác là NZD và CAD cũng đang suy yếu sau khi thị trường hàng hóa bị chính quyền Trung Quốc can thiệp, mở bán kho dự trữ để kìm hãm đà tăng. Cả AUD và NZD đều vừa phá qua đường MA 200 ngày, điều này có thể thu hút thêm lực bán trong thời gian tới. 2 đồng tiền nhạy cảm với rủi ro là JPY và CHF tăng nhẹ so với USD.
Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào đầu năm 2023 khi các chỉ số chính mà các nhà hoạch định chính sách đặt ra cho nền kinh tế sẽ được đáp ứng vào thời điểm đó, nhà kinh tế trưởng của Westpac Banking Corp. cho biết.
“Báo cáo việc làm tháng 5 là một yếu tố thay đổi cuộc chơi lớn đối với chính sách”, Bill Evans viết trong một báo cáo nghiên cứu hôm thứ Sáu. “Sự phục hồi giờ đây rõ ràng đang tự duy trì và nhu cầu về các chính sách kích thích khẩn cấp đã giảm bớt đáng kể”.
Nhận xét thêm của Kuroda:
Ngay cả khi các ngân hàng trung ương lớn khác có thể chịu áp lực về mặt lạm phát, BOJ đang đối mặt với những thách thức hoàn toàn khác. Dù có đại dịch hay không, nhìn thấy lạm phát đạt mức 2% ở Nhật Bản chỉ là một giấc mơ viển vông đối với các nhà hoạch định chính sách và đây chắc chắn sẽ là một cuộc tranh luận kéo dài thêm một thập kỷ nữa.
Thống đốc BOJ, Haruhiko Kuroda, phát biểu trong cuộc họp báo của mình: