Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Sau hai phiên điều chỉnh, lực cầu đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, dẫn đầu đà tăng là nhóm những doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phục hồi kinh tế.
Hầu hết các lĩnh vực chính trong rổ S&P 500 đều tăng, cổ phiếu hàng hóa và công nghiệp nằm trong số những nhóm tăng mạnh nhất. Chỉ số Russell 2000 về các vốn hóa nhỏ vượt trội hơn. CSX Corp. đã đạt được mức tăng ấn tượng sau khi có triển vọng doanh thu mạnh mẽ.
Cổ phiếu tăng lên khi các nhà giao dịch "lọc" kết quả kinh doanh của công ty để biết các dấu hiệu về việc liệu lợi nhuận dự đoán có mang lại dự báo tăng trưởng mạnh hơn hay không? Nhịp điều chỉnh đầu phiên NewYork bị chi phối bởi lo ngại về sự bùng phát các trường hợp Covid-19 trên khắp thế giới là tiềm ẩn rủi ro cho sự phục hồi kinh tế, và tâm lý e ngại khi các cổ phiếu giao dịch gần mức cao nhất mọi thời đại.
Russell Price - nhà kinh tế trưởng tại Ameriprise, cho biết: “Với bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và đang tăng tốc, dường như có rất ít lý do để các nhà đầu tư giảm tỷ trọng cổ phiếu vào thời điểm này".
Bộ ba chỉ số trên phố Wall, DowJones, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 0.49%, 0.52% và 0.62%.
Thị trường chứng khoán khu vực châu Âu, sắc xanh cũng được lan tỏa. Các chỉ số kết thúc phiên giao dịch như sau:
Trên thị trường tiền tệ:
Trên thị trường hàng hóa:
Phát biểu của thống đốc NHTW Canada ông Macklem:
Sự suy yếu của đồng dollar Mỹ và lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ ở mức thấp hơn thúc đẩy đà tăng cho kim loại.
Vàng đã tăng hơn 10 USD trong giờ qua và chạm mức 1,797 USD - mức cao nhất kể từ ngày 25/2. Sau đó, đã quay trở lại và dao động quanh mức 1,790 USD, tăng 0.65% trong phiên giao dịch.
Trong những phút qua, lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đã phục hồi, làm giảm bớt đà tăng giá của kim loại quý này. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ chạm mức thấp nhất ngày 1.55% và sau đó tăng lên 1.58%. Chỉ số DXY đã không thể giữ được sự phục hồi và đang quay trở lại mức 91.15.
Vàng đang ghi nhận 4 phiên tăng điểm trong số 5 ngày giao dịch qua. Kể từ thứ Sáu, vàng đã tăng hơn $50 và hiện đang kiểm tra tại vùng $1,800. Mức cản mạnh tiếp theo ở trên nằm ở $1,815.
Đồng dollar không duy trì được đà tăng, chỉ số DXY giảm xuống mức 91.151 (giảm 0.06%)
Sau khi BoC công bố quyết định, tỷ giá USD/CAD đã giảm hơn 150 điểm trong ngắn hạn và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm của Canada tăng 4.4 điểm cơ bản lên 0.339%, cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.
Diễn biến các đồng tiền so với USD:
Chỉ số Nasdaq 100 đang mất dần động lực sau khi tăng vọt lên trên mức 14,000 vào tuần trước.
Trong vòng chưa đầy một tuần, chỉ báo Sức mạnh GTI đã 2 lần xuất hiện tín hiệu bán kỹ thuật, mặc dù hiện tại chỉ số này đang thoái lui quay trở lại mức 70. Ngoài ra, Nasdaq đang chịu áp lực bởi cổ phiếu Netflix khi doanh nghiệp này báo cáo kết quả kinh doanh tồi tệ nhất trong tám năm.
Số liệu dự trữ dầu thô trong tuần gần nhất của Hoa Kỳ tăng 594 nghìn thùng, vượt trội hơn so với mức dự báo giảm 2.97 triệu thùng và so với số liệu tuần trước đó giảm 5.9 triệu thùng.
Phản ứng thị trường:
Trong một quyết định được giới đầu tư mong chờ, Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) hôm thứ Tư đã thông báo rằng giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0.25% sau cuộc họp chính sách vào tháng Tư. Ngoài ra, BoC bất ngờ điều chỉnh giảm quy mô chương trình mua tài sản từ 4 tỷ CAD xuống 3 tỷ CAD mỗi tuần.
Phản ứng thị trường:
Ngân hàng Canada giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 0.25%, phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Phản ứng thị trường:
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ kéo dài nhịp điều chỉnh sang ngày thứ ba liên tiếp, trong bối cảnh kết quả kinh doanh gây thất vọng từ các doanh nghiệp khổng lồ và mối lo ngại ngày càng gia tăng về sự bùng phát làn sóng Covid mới.
S&P 500 tiếp tục chuỗi giảm dài nhất kể từ đầu tháng 3, trong khi Nasdaq 100 chìm trong sắc đỏ sau khi Netflix báo cáo số lượng người đăng ký bổ sung thấp hơn nhiều so với ước tính của Phố Wall.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết các trường hợp nhiễm Covid-19 đang gia tăng ở tất cả các khu vực, ngoại trừ châu Âu. Đồng tiền của các quốc gia mà số ca nhiễm vi-rút đang gia tăng hoạt động kém hiệu quả hơn so với những quốc gia có chủng ngừa.
Trên thị trường tiền tệ:
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ lên mức 1.56%
Trên thị trường hàng hóa:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các ca nhiễm Covid đang gia tăng ở tất cả các khu vực, ngoại trừ châu Âu, đặc biệt Ấn Độ dẫn đầu sự gia tăng ở châu Á. Ấn Độ đã báo cáo mức kỷ lục hơn 2,000 trường hợp tử vong vào thứ Tư, trong khi số trường hợp gia tăng gần 300,000 người.
Một số quốc gia đang quay trở lại các biện pháp thắt chặt chặt chẽ hơn. Tokyo và Osaka đề xuất chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp, tìm cách ngăn chặn các trường hợp gia tăng trước Thế vận hội. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang xem xét các hạn chế đối với những người chưa sử dụng vắc xin mặc dù đủ điều kiện sử dụng.
Tại Đức, hạ viện chuẩn bị thông qua luật phong tỏa gây tranh luận của Thủ tướng Angela Merkel vào cuối ngày thứ Tư, khi các quan chức phản đối để kiểm tra một làn sóng Covid mới.
Giá dầu WTI vừa có nhịp giảm xuống mưc 60.95 USD/thùng, thiết lập mức thấp nhất trong một tuần!
CPI đã tăng lên 2.2% trong tháng 3 từ mức 1.1% trong tháng 2, thấp hơn một chút so với dự báo 2.3%
Nếu trừ đi nhóm giá thực phẩm và năng lượng thì CPI lõi tháng 3 của Canada tăng lên 1.4% so với cùng kỳ năm ngoái, con số này như dự báo của giới chuyên gia.
Phản ứng thị trường
⁃ JPY tăng so với tất cả các đồng tiền trong nhóm G-10 khi sự gia tăng trong các ca nhiễm Covid-19 thúc đẩy nhu cầu về tài sản trú ẩn. Đồng USD cũng phục hồi nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp. Vàng tăng khi lợi suất của Mỹ tích luỹ ở mức thấp trong 1 tháng trở lại đây.
⁃ Tỷ giá USD/JPY giảm trở lại vùng 108 và có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 5/3. Các vị thế Short USD/JPY bởi các quỹ đòn bẩy được hấp thụ bởi nhu cầu mua liên quan đến các hợp đồng quyền chọn và các quỹ giao dịch vĩ mô, theo Bloomberg. EUR/USD và GBP/USD giảm nhẹ nhưng vẫn tích luỹ trên các mốc tâm lý 1.20 và 1.39
TIN TỨC CHÍNH ĐÁNG CHÚ Ý
⁃ Lạm phát ở New Zealand tăng nhẹ trong quý đầu tiên, củng cố kỳ vọng ngân hàng trung ương có thể không cần phải cắt giảm lãi suất thêm nữa.
⁃ Mới bắt đầu cuộc chiến đề cử gay gắt, khối bảo thủ của Angela Merkel đang hướng tới một cuộc chiến khó khăn với Đảng Xanh để điều hành nước Đức khi thủ tướng Merkel rời nhiệm sở sau 4 nhiệm kỳ dẫn dắt sau cuộc bầu cử tháng 9 tới đây.
⁃ Có một số ý kiến cho rằng đồng nhân dân tệ (CNY) kỹ thuật số sẽ tác động hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống tài chính toàn cầu, nhưng thực sự thì điều đó không nghiêm trọng như vậy, cựu Thống đốc PBOC Zhou Xiaochuan cho biết tại Diễn đàn Boao.
⁃ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã sa thải Bộ trưởng Thương mại Ruhsar Pekcan trong một sắc lệnh hôm thứ Tư mà không nêu lý do. Ông Erdogan gọi tên ông Mehmet Mus cho vị trí bộ trưởng thương mại mới.
⁃ Dầu giảm trong bối cảnh lo ngại virus đang trỗi dậy sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ ở một số nền kinh tế, và tồn kho của Mỹ tăng nhẹ.
QUAN ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC
⁃ Scotiabank: Long CNH/JPY do Nhân dân tệ có thể hưởng lợi từ sức mạnh của đồng Euro.
⁃ Brazil cần thận trọng hơn về lạm phát, cựu giám đốc ngân hàng trung ương nói.
Giá dầu thô WTI trong vài phút vừa qua đã lao dốc mạnh mẽ xuống mức $61.83/thùng, tương ứng mức giảm 2.5% trong ngày hôm nay. Không có một tin tức rõ ràng nào tác động lên giá dầu, có lẽ áp lực bán xảy ra trước thời điểm hợp đồng tương lai dầu WTI tháng 6 đáo hạn trong hôm nay.
Một điều thú vị là tròn một năm về trước, giá dầu WTI đã lần đầu tiên giảm xuống mức âm.
Điều này khiến tỷ giá USD/CAD bật tăng trở lại 0.35% lên 1.258.
Quan điểm của Citi về USD/CAD trước thềm cuộc họp chính sách BoC tháng 4 vào ngày mai.
UOB cho rằng, chính sách tiền tệ của ECB sẽ được giữ nguyên.
ECB cho biết, trong quý tới PEPP sẽ được triển khai với tốc độ cao hơn đáng kể so với những tháng đầu năm nay, ủng hộ quan điểm của UOB rằng gói kích thích này sẽ còn khả dụng cao trong thời gian dài.
Mùa báo cáo thu nhập đã khiến các nhà đầu tư tại Mỹ tỏ ra thận trọng, các chỉ số chứng khoán chính giảm điểm: Dow Jones giảm 0.36%, S&P 500 giảm 0.17%. Lạm phát tại Mỹ tăng đã khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Dẫn đầu đà giảm là các cổ phiếu năng lượng cũng như cổ phiếu tài chính.
Trong khi đó, đồng Dollar đã quay đầu tăng sau khi giảm trong suốt phiên buổi sáng, mặc dù không có những tin tức tác động cụ thể. Chỉ số DXY đang ở mức 91.08. GBP/USD không thể chinh phục ngưỡng 1.40 và đã quay đầu giảm, hiện là đồng tiền yếu nhất nhóm G-7. Tương tự, EUR/USD cũng đã false break trước đường MA 100 ngày và thu hẹp đáng kể đà tăng xuống 1.204. Vượt trội nhất nhóm G-7 là NZD và AUD, tăng lần lượt 0.39% và 0.27% lên mức cao nhất 1 tháng.
Lợi suất 10 năm tại Mỹ giảm xuống 1.59%, vàng tăng nhẹ lên $1,773/oz. Dầu thô WTI đi ngang.
Tỷ giá EUR/USD đã xóa sạch toàn bộ đà tăng trong phiên hôm nay và giảm xuống mức 1.2026. Trên đồ thị kỹ thuật D1, tỷ giá đã thất bại trong việc phá vỡ đường MA 100, và chúng ta có thể chứng kiến một nhịp giảm trong phiên Mỹ. Hỗ trợ gần nhất của cặp tiền là đường MA 200 tại 1.191.
Các ca nhiễm virus đang gia tăng ở Nhật Bản, với Tokyo đã báo cáo 711 trường hợp nhiễm mới hôm nay - con số cao nhất kể từ ngày 26 tháng 1.
Osaka đưa ra quyết định chính thức yêu cầu ban bố tình trạng khẩn cấp cũng như sau khi báo cáo 1,153 trường hợp mới vào ngày hôm qua.
Tình hình Covid ở Nhật Bản có vẻ đang đe dọa đến triển vọng kinh tế một lần nữa.
S&P 500 futures giảm 0.4%.
Có vẻ như sự sụt giảm của chứng khoán Mỹ đang kéo dài hơn với hợp đồng tương lai được đánh dấu thấp hơn sau khi có một khởi đầu khá ổn định vào buổi sáng.
Sự thay ở đây cũng cho thấy lợi suất trái phiếu kho bạc giảm trở lại dưới 1.60% với sự suy giảm của đồng dollar.
EUR/USD giảm xuống 1.2050 trong khi GBP/USD đã giảm xuống mức thấp 1.3971 hiện tại.
Có lẽ nguồn cung cấp vaccine sẽ không phải là vấn đề nhưng việc triển khai chắc chắn cần phải đạt tốc độ nhanh chóng vì hầu hết các quốc gia trong EU đang phải vật lộn để đạt được ít nhất 10% số lượng tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày hôm nay.
Bên cạnh đó, Đức đã cung cấp 21.9 triệu liều vaccine tính đến ngày 18/4 nhưng chỉ 6.6% (5.5 triệu) dân số của nước này đã được tiêm chủng đầy đủ.
Pháp cũng đứng ở vị trí thứ 3 với 17.0 triệu liều vaccine được tiêm vào ngày 17/4 nhưng chỉ có 6.7% (4.5 triệu) dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Hợp tác với Crypto.com, một nền tảng tiền mã hóa hàng đầu toàn cầu, tạp chí Time hiện đang chấp nhận thanh toán tiền mã hóa một lần cho đăng ký kỹ thuật số 18 tháng của mình. Người dùng chọn thanh toán bằng token CRO sẽ được hoàn tiền lên tới 10% cho giao dịch mua của họ. Giá trị đăng ký gói sản phẩm trị giá 49 USD.
Tùy chọn thanh toán bằng tiền mã hóa hiện chỉ có sẵn ở Hoa Kỳ và Canada, dự kiến triển khai toàn cầu vào tháng 7/2021. Keith Grossman, chủ tịch của tạp chí Time, cho biết quan hệ đối tác với Crypto.com đại diện cho những đổi mới tiếp theo, cho phép ấn phẩm của công ty xây dựng tiến bộ trên cộng đồng 2.3 triệu người đăng ký hiện có.
Ủy viên Thị trường Nội bộ của Liên minh Châu Âu (EU) Thierry Breton cho biết rằng sẽ có đủ vắc xin cho 70% dân số của khối vào tháng Bảy.
Nhà bán lẻ điện tử trực tuyến của Mỹ Newegg đã thêm Dogecoin (DOGE) làm phương thức thanh toán chính thức trong bối cảnh sự gia tăng mạnh mẽ đang diễn ra của đồng tiền mã hóa chú chó đáng yêu này.
Newegg đã thông báo hôm thứ Ba rằng công ty đã thêm tùy chọn thông qua nền tảng thanh toán tiền mã hóa BitPay.
Công ty chia sẻ tính năng mới được giới thiệu cùng với Ngày Doge – một ngày lễ cộng đồng tiền mã hóa do những người đề xuất DOGE thúc đẩy sẽ được tổ chức vào ngày 20/04. Theo các báo cáo trực tuyến, những người ủng hộ Dogecoin hy vọng sẽ thấy DOGE đạt 1 USD trong hôm nay.
Giám đốc thương hiệu cấp cao của Newegg, ông Andrew Choi nói rằng động lực phát triển xung quanh tiền mã hóa là “không thể phủ nhận”. Ông lưu ý: “Sự gia tăng gần đây về giá trị Dogecoin nhấn mạnh nhu cầu giúp khách hàng mua hàng bằng loại tiền mã hóa phổ biến này dễ dàng hơn.”
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều hôm thứ Ba sau khi sự yếu kém trong lĩnh vực công nghệ đã kéo các chỉ số của Hoa Kỳ từ mức đỉnh mọi thời đại và các nhà đầu tư đang cân nhắc về báo cáo thu nhập doanh nghiệp cùng mức tăng đột biến gần đây trong các ca lây nhiễm vi-rút mới. Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Úc đều giảm trong khi thị trường Trung Quốc tăng nhẹ với chỉ số Hang Seng tăng 0.07% lên 29,125.65 do "phớt lờ" những bình luận tiêu cực của chủ tịch Tập Cận Bình . Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng tăng sau khi hợp đồng tương lai Chỉ số Nasdaq 100 phụ thuộc nhiều vào các công nghệ đã hoạt động kém hiệu quả trong phiên giao dịch Hoa Kỳ. Ngoài ra, hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 cũng giảm 0.53%.
Giá Vàng đang giao dịch quanh mức 1,770 USD và hiện đang tích luỹ sau mức tăng của lợi suất. Bất chấp những lo ngại trong số ca lây nhiễm vi-rút tại một số nước EM, giá dầu thô vẫn tiếp tục đưởng hưởng lợi từ nhu cầu hồi phục sau đại dịch tại những thành phố lớn như Bắc Kinh cũng như trong bối cảnh mùa lái xe của Hoa Kỳ đang đến gần. Hiện dầu thô WTI đang được giao dịch tại $64.16/brl sau khi tăng 1.07% trong ngày trong khi số liệu của dầu thô Brent là $67,89/brl với mức tăng 1.16%.
Trên thị trường FX, Đồng đô la Mỹ giảm trong ngày thứ hai liên tiếp bất chấp đà tăng lợi suất TPCP quanh mức 1.6%, với tỷ giá EUR/USD hiện đang ở 1.2060 - mức cao nhất kể từ đầu tháng Ba. Tỷ giá GBP/USD đã cố gắng tận dụng sự suy yếu của đồng đô la và quá trình tiêm chủng bắt đầu có tiến triển tích cực để tăng lên trên mức 1.40. Các đồng tiền hàng hóa cũng được hưởng lợi lớn trong ngày hôm nay với AUD/USD tăng lên 0.78 mặc dù Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang quá cao.
Tiền điện tử đã và đang nới rộng đà giảm của mình, với Bitcoin đang chịu áp lực và được giao dịch quanh 55,000 USD và Ethereum đã có ngày giảm thứ 6 liên tiếp và hiện đang ở mức 21.40 USD. Tuy nhiên, dường như đây chỉ là một sự điều chỉnh lành mạnh, XRP hiện đang ở mức khoảng 1.30 USD trong khi Dogecoin, bắt đầu như một trò đùa, hiện có giá khoảng 0.4176 USD
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết trong báo cáo bán niên được công bố hôm thứ Ba (14/5) rằng lãi suất thấp và các yếu tố cơ cấu sẽ tiếp tục gây thêm áp lực đến lợi nhuận của các tổ chức tài chính ngay cả sau khi tác động của đại dịch Covid-19 lắng xuống.
Báo cáo Ổn định Tài chính (FSR) của BOJ được công bố sau khi tiến hành đánh giá hệ thống ngân hàng của đất nước. Theo đánh giá, hệ thống tài chính của Nhật Bản nói chung ổn định mặc dù đại dịch tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Tâm lý rủi ro của nhà đầu tư được cải thiện, dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán, các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng mạnh. Ngoài ra, hệ thống tài chính của Nhật Bản có khả năng chống chịu với các cú sốc nhưng với chi phí tín dụng tăng cao. Các ngân hàng có thể phải chịu tổn thất do nắm giữ chứng khoán của mình và khả năng gián đoạn nguồn vốn bằng Dollar của các ngân hàng là cũng là một trong những rủi ro
Phản ứng thị trường
Tỷ giá USD/JPY đã tăng 0.31% lên mức cao hằng ngày 108.31 sau khi chạm mức thấp nhất trong 7 tuần là 107.97 nhờ mức tăng mới của lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ.
Li Bo, phó thống đốc ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBoC), nói rằng thế vận hội mùa đông sắp tới có khả năng trở thành cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với đồng tiền mã hóa của ngân hàng trung ương Trung Quốc (CBDC) bởi người dùng nước ngoài.
Ngân hàng trước đó đã công bố kế hoạch thử nghiệm CBDC vào tháng 8/2020. Li cho biết vào ngày 18/4 với hội đồng CNBC tại diễn đàn Boao cho châu Á rằng: “Đối với Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sắp tới, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp CBDC không chỉ cho người dùng trong nước mà còn cho các vận động viên quốc tế và du khách quốc tế.”
Bên cạnh đó, Li cho biết PBoC không có ý định thay thế sự thống trị của đồng USD làm đồng tiền dự trữ của thế giới. Thay vào đó, ngân hàng trung ương chỉ tập trung vào việc sử dụng nội địa của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.
Thị trường đang không có xu hướng rõ ràng do sự đối lập giữa những gì còn xót lại từ đà giảm nặng nề trong phiên giao dịch New York ngày hôm qua và tâm lý tích cực hơn của thị trường đối với chứng khoán Mỹ hôm nay.
Các doanh nghiệp Anh đã ghi nhận hoạt động thương mại tích cực vào tuần trước khi quốc gia này mở cửa trở lại sau ba tháng bị phong tỏa, Financial Times đưa tin, trích lời của các chuyên gia kinh tế rằng các dữ liệu không chính thức đã xác nhận dự báo về sự phục hồi mạnh mẽ trong quý hai.
Quan điểm về tỷ giá trong 24 giờ tới: “Chúng tôi không lường trước được đà tăng đột ngột của đồng EUR, đẩy tỷ giá vượt qua vùng kháng cự cứng từ 1.2000/10 (và đạt mức đỉnh 1.2048). Động lực tăng vẫn mạnh mẽ và EUR/USD có thể tiến xa hơn về 1.2065. Trong ngày hôm nay, ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1.2115 khó có thể chạm đến. Các vùng hỗ trợ là 1.2015, tiếp theo là 1.1995.”
“Vào thời điểm mà hầu hết các nền kinh tế lớn đang phải đối mặt với một làn sóng mới của COVID, Úc đã phần lớn hạn chế được đợt bùng phát khi chỉ có khoảng 30,000 ca nhiễm tại địa phương và 910 ca tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu.”
“Nền kinh tế 2 nghìn tỷ dollar của Úc được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 4,4% trong năm nay và 3,2% vào năm 2022 (cao hơn so với mức tăng 3.5% và 3.0% tương ứng trong cuộc thăm dò hồi tháng 1). ”
Quỹ ETF iShares Gỗ & Lâm nghiệp Toàn cầu (WOOD) trị giá 393 triệu USD đã tăng gần gấp đôi trong năm qua và hiện đang ở mức cao kỷ lục. Trong khi đó, quỹ Direxion Daily Homebuilders & Materials Bull 3X Shares (NAIL) có đòn bẩy gấp 3 lần với giá trị 475 triệu USD, là quỹ chứng khoán hoạt động tốt thứ hai của Hoa Kỳ trong năm nay.
"Đầu tiên, mặc dù nó có độ nhạy độc đáo đối với lãi suất kỳ hạn dài, đồng Yên sẽ được hưởng lợi với các cặp chéo khác trong G10 khác nếu lợi suất kỳ hạn ngắn của Hoa Kỳ di chuyển theo dự báo Fed dovish của chúng tôi. Thứ hai, các nhà đầu cơ đã chuyển sang bán ròng JPY, còn chúng tôi thì không thấy bằng chứng cho thấy luồng tiền chảy ra từ trái phiếu Nhật Bản đang tăng lên đáng kể ".
"Thứ ba, JPY có vẻ như được định giá thấp hơn khoảng 14% so với ước tính dài hạn theo mô hình GSDEER của chúng tôi về và TWI đang ở mức thấp so với lịch sử", GS cho biết thêm.
PBOC đặt lãi suất cơ bản cho khoản vay 1 năm tại Trung Quốc ở mức 3.85%, kỳ hạn 5 năm là 4.65%. Cả hai đều không thay đổi và như mong đợi.
LPR (loan prime rate) được đặt tham chiếu theo lãi suất của cơ sở cho vay trung hạn (MLF) của PBOC, lãi suất cho vay tham chiếu được quy định hàng tháng bởi 18 ngân hàng.
Đó là những gì OPEC + có thể đang làm khi tổ chức này thảo luận về việc có nên bỏ qua cuộc họp cấp bộ trưởng quy mô đầy đủ vào tuần tới và chọn cho ủy ban giám sát nhỏ hơn gặp mặt hay không. Đây là một tín hiệu cho thấy liên minh không cần phải điều chỉnh lại chiến lược hiện tại, từng bước khôi phục sản lượng dầu thêm 2 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7. Các đại biểu của OPEC +, giấu tên, cho biết các cuộc đàm phán về các cuộc họp sắp tới đang tiếp tục và chưa có gì được quyết định.
Bài phát biểu của ông sẽ đề cập đến những rủi ro và thách thức mà thế giới đang phải đối mặt cũng như những giải pháp mà Trung Quốc có thể đem đến.
Thị trường chứng khoán châu Á có vẻ sẽ theo chân "các đồng nghiệp" tại Mỹ suy yếu khi Nikkei 225 giảm 1.38% xuống 29,284.69 ngay đầu phiên. Các chỉ số chính tại Mỹ ngày hôm qua đều chìm trong sắc đỏ, dẫn đầu bởi Tesla sau khi một chiếc xe không người lái của hãng đã gây tai nạn làm 2 người chết. S&P 500 giảm 0.53% xuống 41,63.27 và Nasdaq mất 0.98%, đóng cửa tại 13,914.77, thể hiện sự thận trọng của các nhà đầu tư sau đà tăng mạnh trước đó.
Về kim loại quý, vàng đã không thể duy trì đà tăng trước đó mặc dù đồng USD bị bán tháo trên diện rộng ngày hôm qua. Vàng tăng lên mức đỉnh tại $1,790/oz vào phiên Âu nhưng sau đó đã đảo chiều xuống quanh vùng $1,770/oz.
Giá dầu tăng nhẹ trong ngày hôm qua với dầu WTI tăng 0.65% lên $63.48/thùng, không có tin tức gì đáng chú ý trên thị trường dầu thô ngày hôm qua và đà tăng vẫn được duy trì nhờ nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày một cải thiện. Lượng tồn kho dầu thô tích lũy trong đại dịch của các nước phát triển đã gần như biến mất hoàn toàn và các tổ chức như OPEC+ và IEA cũng đưa ra dự báo rất lạc quan đối với dầu thô.
Đồng dollar nới rộng đà suy yếu, giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 12 năm ngoái, chỉ số DXY mất tới 0.58% xuống 91.081. Tin tức về lô hàng vắc-xin mới cung cấp đến châu Âu đã cải thiện triển vọng phục hồi kinh tế tại lục địa già, đẩy EUR/USD bứt phá ngưỡng kháng cự quan trọng 1.20. GBP mới là đồng tiền tâm điểm hôm qua, khi tăng tới gần 200 pips áp sát vùng 1.40 mà không có yếu tố dẫn dắt rõ ràng nào, theo JP Morgan thì các quỹ phòng hộ đã mua vào tích cực đồng Cable. Câu chuyện tương tự diễn ra trên cả các đồng beta cao và các đồng lợi suất thấp, đều có mức tăng mạnh mẽ so với USD. Trong đó, đáng chú ý là USD/JPY đang giao dịch tại mức kỹ thuật quan trọng là đường MA 50 ngày tại 108.00.
Tỷ giá GBP/USD hiện tăng 1.05% lên mức 1.3988, nhờ sự suy yếu đến từ đồng USD. Đối với câu chuyện của nước Anh, không có một chất xúc tác nào rõ rệt ngoại trừ yếu tố dòng tiền, khi các quỹ phòng hộ đang tích cực mua vào. Việc Anh ra lệnh hạn chế khách du lịch đến từ ổ dịch Ấn Độ có lẽ giúp đỡ nền kinh tế nước này dễ dàng hồi phục hơn.
Kháng cự gần nhất của tỷ giá là 1.40, sau đó là mức đỉnh của tháng 3 tại 1.401.
Sau khi vượt mức kháng cự 1.20 thành công, cặp tiền này tiếp tục mở rộng đà tăng và hiện đang ở mức 1.2024, tăng 0.35%.
Citi cho biết, nếu tỷ giá này đóng cửa trên 1.2011 trong phiên hôm nay, tỷ giá hoàn toàn có thể tiến xa hơn nữa mà không chịu bất cứ áp lực gì. Mục tiêu tiếp theo tỷ giá hướng đến là đường MA 100 ngày tại 1.2058.
Citi cũng cho biết 3 lý do để EUR/USD tiếp tục duy trì động lượng bullish là: