Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Lợi suất trái phiếu Mỹ phục hồi sau dữ liệu PCE ngày hôm qua giúp phục hồi nhu cầu USD và làm suy yếu JPY.
Tuy nhiên, kỳ vọng BoJ tăng lãi suất vào tháng 12, lo lắng về chiến tranh thương mại và rủi ro địa chính trị có thể hạn chế tổn thất cho JPY.
Liên quan đến công đoàn Hiệp hội công nhân kim loại, máy móc và sản xuất Nhật Bản (JAM), chủ yếu bao gồm các công ty sản xuất vừa và nhỏ trên khắp Nhật Bản. Có thông tin cho biết họ sẽ yêu cầu tăng lương cơ bản là 15,000 JPY trở lên trong các cuộc đàm phán lương mùa xuân sắp tới.
Có thể thấy đây sẽ trở thành mức tăng lương cao nhất từ trước đến nay của công đoàn ngành. Tuy nhiên, có thông tin cho biết mục tiêu sẽ là kêu gọi tăng tổng lương hơn 19,500 yên.
Đây sẽ là một dấu hiệu tích cực khác đối với chính phủ Nhật Bản và BoJ. BoJ coi đây là bằng chứng cho thấy áp lực lạm phát đã gia tăng và sẽ tiếp tục bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Quốc hội Nhật Bản sẽ triệu tập phiên họp bất thường từ thứ Năm đến ngày 21/12. Các nghị sĩ dự kiến thảo luận về kế hoạch ngân sách bổ sung cùng các chủ đề khác. Trong các phiên họp như vậy, người đứng đầu NHTW thường được yêu cầu xuất hiện tại các cuộc họp của ủy ban ngân sách hoặc tài chính để giải thích quan điểm về chính sách tiền tệ, lạm phát và nền kinh tế.
Chưa có ngày cụ thể cho sự xuất hiện của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda. Tuy nhiên, sự xuất hiện và quan điểm của ông sẽ được giám sát chặt chẽ sau khi các nhà đầu tư gia tăng kỳ vọng về việc triển vọng lãi suất của BoJ trong cuộc họp chính sách tháng 12. Thị trường định giá 60% BoJ sẽ điều chỉnh tăng lãi suất, tăng từ mức khoảng 30% đầu tháng 11.
Ông Ueda khẳng định sẽ cẩn trọng trong các phát biểu về chính sách của BoJ sau khi đợt tăng lãi suất ngày 31/7 bị chỉ trích vì đã gây bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư, dẫn đến sự hỗn loạn trên thị trường vào đầu tháng 8. Động thái này đã khiến chứng khoán Nhật Bản "rơi xuống vực thẳm".
Thị trường sẽ theo dõi liệu ông Ueda có đưa ra những tuyên bố cụ thể để phản đối hay ủng hộ kỳ vọng lãi suất của thị trường. Nếu ông chỉ lặp lại những gì đã nói trước đây, điều đó có thể được coi là dấu hiệu cho thấy quan điểm của thị trường là chính xác.
Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán BoJ sẽ tăng lãi suất vào tháng 4 và tháng 10 năm 2025, đưa lãi suất chính sách lên 1.0% vào cuối năm 2025.
Theo dự báo, BOJ có khả năng sẽ tăng lãi suất hai lần để đạt mức 1.5% trong năm 2026.
JPMorgan chỉ ra rằng trong bối cảnh toàn cầu, BOJ sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách riêng của mình, cho thấy lợi suất của TPCP Nhật Bản có thể kém hơn so với các thị trường phát triển khác trong năm nay.
Bộ Tài chính Hàn Quốc thông báo sẽ tiếp tục gia hạn chính sách cắt giảm thuế nhiên liệu thêm hai tháng, kéo dài đến tháng 2 năm 2025.
Kể từ năm 2021, Hàn Quốc đã triển khai loạt biện pháp cắt giảm thuế nhiên liệu nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân trong bối cảnh giá dầu thế giới biến động và áp lực lạm phát gia tăng. Các đợt gia hạn cắt giảm thuế đã diễn ra liên tục.
Dòng thời gian điều chỉnh mức thuế:
Cục Thống kê New Zealand đã công bố dữ liệu việc làm tháng 10/2024:
Trong tuyên bố đi kèm quyết định cắt giảm lãi suất 50bps hôm qua, RBNZ cho biết tăng trưởng tiền lương đang chậm lại, số lượng việc làm đang giảm và dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng. Mức đỉnh tỷ lệ thất nghiệp đã được điều chỉnh xuống còn 5.2%. Hiện tại, tính đến quý III/2024, tỷ lệ thất nghiệp điều chỉnh theo mùa của New Zealand là 4.8%, tăng từ 4.6% ở quý trước Đây cũng là mức cao nhất kể từ quý IV/2020.
Cuộc họp chính sách sắp tới của RBNZ sẽ diễn ra vào tháng 2.
Giá đóng cửa trước đó: 7.2470.
PBOC bơm 190 tỷ nhân dân tệ thông qua các hợp đồng reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.5%.
470 tỷ nhân dân tệ từ các hợp đồng reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay.
Một khoản rút ròng 280 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở.
Theo ghi nhận của cục Thống kê Úc (ABS) về dữ liệu quý III:
Dữ liệu này loại trừ lĩnh vực khai khoáng.
Theo công bố của ANZ:
Theo ANZ:
Theo kì vọng trước đó, được kì vọng sẽ giữ nguyên mức lãi suất như hiện tại trong cuộc họp tháng này. Tuy nhiên, NHTW này đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất 25bps, xuống mức 3%.
Dự báo của BoK:
- Tăng trưởng GDP 2024: 2.2% (Dự báo trước đó: 2.4%)
- Lạm phát 2024: 2.3%
- Tăng trưởng GDP 2025: 1.9% (Dự báo trước đó: 2.1%)
- Lạm phát 2025: 1.9%
- Lạm phát 2026: 1.9%
- Tăng trưởng kinh tế 2026: 1.8%
BoK cũng thực hiện động thái cắt giảm lãi suất vào tháng trước. NHTW này cho rằng lạm phát đã ổn định, điều kiện kinh tế phù hợp với quyết định đó. Dương như, ở kỳ họp này, NHTW đã cắt giảm do kỳ vọng tăng trưởng giảm sút.
Trong phiên giao dịch thứ Tư, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ giảm điểm với thanh khoản thấp sau khi các nhà đầu tư thực hiện động thái chốt lời sau những đà tăng mạnh trong tháng 11. Chỉ số S&P 500 giảm 0.38% xuống còn 5,998.74 điểm, chấm dứt chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp. Nasdaq mất 0.6% còn 19,060.48 điểm. Dow Jones giảm 138.25 điểm, tương đương 0.31%, đóng cửa ở mức 44,722.06 điểm, sau khi tăng hơn 140 điểm trong phiên trước đó. Các nhà đầu tư dường như đã chốt lời ở những cổ phiếu công nghệ hiệu suất tốt trong năm nay, lý giải đà giảm trong phiên vừa rồi của Nasdaq. Cụ thể, Nvidia, đã tăng hơn 173% trong năm 2024, mất hơn 1% trong phiên. Meta Platforms giảm 0.8% mặc dù đã tăng khoảng 60% trong năm. Hai cổ phiếu Dell và HP lần lượt giảm hơn 12% và 11% sau khi đưa ra dự báo lợi nhuận kém. Những diễn biến này diễn ra sau khi có số liệu về chỉ số PCE. Chỉ số được Fed ưa chuộng này tăng 0.2% trong tháng 10 và 2.3% so với cả năm, phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế. Như dự đoán, chỉ số PCE lõi (loại trừ thực phẩm và năng lượng) tăng 0.3% so với tháng trước và 2.8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường FX, đồng USD giảm mạnh trước thềm nghỉ lễ Tạ ơn. Đà giảm của đồng tiền này còn đến từ các dữ liệu kinh tế cho thấy sự ổn định của nền kinh tế Mỹ, và đánh giá rủi ro của các nhà đầu tư từ việc ứng cử viên Donald Trump có thể phát động cuộc chiến thuế quan "không thể thắng". Ngoài ra, với dữ liệu điều chỉnh của GDP cho thấy mức tăng 2.8% trong quý III như dự kiến, kịch bản hạ lãi suất dường như không còn đủ thuyết phục theo góc nhìn của các quan chức. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn định giá khả năng này lên 67%. Tỷ giá USD/JPY đã "lao dốc", chạm mức đáy năm tuần tại 150.91 khi kết phiên. Đồng USD yếu đã đẩy cặp EUR/USD tăng 0.74% lên 1.0564 USD, chạm mức đỉnh trong một tuần. Cùng với đó, chỉ số DXY đã giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần, ghi nhận mất 0.74% xuống 106,06 trong phiên hôm qua. Các tuyên bố của Trump hồi thứ Hai về việc áp thuế lớn đối với Canada cũng đã đẩy đồng tiền này xuống thấp và khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Giá vàng tăng trong ngày thứ Tư, phục hồi từ mức đáy một tuần, nhờ đà suy giảm của USD. Tuy nhiên, đà tăng ban đầu đã được thu hẹp lại sau khi số liệu kinh tế cho thấy lạm phát có dấu hiệu tăng trưởng, cho thấy Fed có thể thận trọng với việc cắt giảm lãi suất thêm. Kết phiên, giá vàng chỉ tăng 0.11%, chạm mốc 2,635 USD/oz. Giá dầu giảm nhẹ trong ngày thứ Tư khi thị trường đánh giá thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, đồng thời chờ đợi cuộc họp của OPEC+ vào Chủ nhật, nơi nhóm này có thể trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu. Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 0.13 USD, giao dịch ở mức 72.32 USD/thùng. Cùng với đó, HĐTL dầu WTI mất 0.21 USD, chạm mức 68.72 USD/thùng. Bitcoin đã quay trở lại mức trên 96,000 USD, phục hồi nhẹ sau đợt điều chỉnh trong tuần này. Lợi suất TPCP Mỹ giảm trong ngày thứ Tư. Lợi suất TPCP 10y giảm 5.4 điểm cơ bản xuống còn 4.248%, trong khi lợi suất trái phiếu 2 năm giảm 3.3 điểm cơ bản xuống 4.221%.
HĐTL S&P 500 giảm nhẹ. Với kỳ nghỉ lễ Tạ ơn của Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào ngày mai, đây cũng là lý do khiến USD tụt dốc.
Lợi suất TPCP và USD giảm trong khi Bitcoin tăng cao hơn 2.7%.
Trọng tâm tiếp tục đổ dồn vào báo cáo PCE sắp tới.
GDP quý 3 của Hoa Kỳ: +2.8% q/q, dự kiến: +2.8%
Chi tiết:
Các đơn xin vay thế chấp đã tăng vọt trong tuần qua, nhờ sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động mua. Điều đó đã bù đắp cho sự sụt giảm trong hoạt động tái cấp vốn, với lãi suất trung bình tiếp tục duy trì ở mức cao hơn.
Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) sẽ công bố dữ liệu chỉ số PCE tháng 10, chỉ báo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang, vào thứ Tư lúc 22h00 tối nay theo giờ Việt Nam.
Mặc dù dữ liệu lạm phát PCE thường sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho thị trường, nhưng dữ liệu lần này sẽ có ảnh hưởng khá khó đoán tới định giá của đồng USD. Bởi dữ liệu này được công bố với các dữ liệu kinh tế vĩ mô khác, bao gồm đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần, Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tháng 10 và ước tính GDP quý 3. Không chỉ vậy, ngày mai là thời điểm mà thị trường Mỹ sẽ nghỉ lễ Tạ Ơn.
Chỉ số PCE lõi, không bao gồm giá lương thực và năng lượng, được dự báo sẽ tăng 0.3% so với tháng trước, tương đương với mức tăng của tháng 9, và tăng 2.8% so với cùng kỳ (Trước đó: 2.7%). Trong khi đó, dữ liệu PCE chung được dự đoán sẽ tăng 2.3% so với cùng kỳ (Trước đó: 2.1%)
Với lãi suất tiền gửi kỳ hạn một tuần ở mức 4.75% và cao nhất trong nhóm G10, đồng GBP có thể đang nhận được dòng vốn chảy vào khi thị trường cân nhắc về tốc độ và quy mô của các chính sách mới của Trump, chuyên viên phân tích từ ING, Chris Turner, lưu ý:
Trong tháng này, vàng vẫn giảm khoảng 3.5% và sắp ghi nhận tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 6. Và nếu xu hướng tiếp diễn, đây sẽ là tháng giảm giá mạnh nhất đối với kim loại quý này trong năm nay. Điều đó cho thấy tâm lý tăng giá đối với vàng trong mười hai đến mười bốn tháng qua mạnh mẽ như thế nào, khi mà mức giảm chỉ 3% đã được coi là "xấu".
Sự phục hồi vào tuần trước đã giúp hạn chế đà giảm sau bầu cử của vàng, mặc dù vẫn có lực cản khiến cho kim loại quý này phải kiểm tra lại mức Fibonacci thoái lui 38.2% của nhịp phục hồi vào tuần trước.
Nhịp phục hồi hôm nay diễn ra khi giá vàng giữ vững mức kỹ thuật trên vào hôm qua, trong khi phe mua đẩy giá vượt đường MA 200 giờ (đường màu xanh). Tuy nhiên, do giá vẫn nằm dưới đường MA 100 giờ (đường màu đỏ), nên xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng vào lúc này.
Mặc dù việc giá vàng điều chỉnh giảm trong tháng này có thể là đúng lúc, nhưng mức độ điều chỉnh hầu như không đáng kể. Nó thậm chí không gây ra ảnh hưởng lớn nào đối với đà tăng của vàng trong năm nay.
Triển vọng đối với vàng vẫn tích cực và sắp tới sẽ là một giai đoạn thuận lợi hơn đối với kim loại quý này. Mặc dù tích cực trên lý thuyết, nhưng sự di chuyển một chiều của giá vàng trong năm nay là điều duy nhất cần lưu ý khi bước vào tháng 12 và tháng 1.
Sự phục hồi gần đây nhất vẫn chưa có nhiều ý nghĩa về mặt kỹ thuật. Nhưng nó cho thấy rằng người mua vẫn đang ở trong cuộc chơi và sẵn sàng can thiệp để duy trì đà tăng trong năm nay. Việc kiểm tra đường MA 100 ngày vào đầu tháng này cũng tái khẳng định điều đó. Mức MA 100 giờ gần $2,660 sẽ là một bài kiểm tra quan trọng đối với vàng.
Đồng USD đang dần suy yếu, với chỉ số DXY đã giảm về mức 106.42, theo chuyên viên phân tích từ OCBC:
PCE so với cùng kỳ (Y/Y):
PCE so với tháng trước (M/M):
PCE lõi so với cùng kỳ (Y/Y):
PCE lõi so với tháng trước (M/M):
Chúng ta có thể bỏ qua chỉ số PCE chung vì thị trường sẽ tập trung vào các số liệu PCE lõi. Có sự đồng thuận khá mạnh mẽ cho mức 2.8% so với cùng kỳ năm trước và 0.3% so với tháng trước. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì các nhà phân tích có thể ước tính PCE một cách đáng tin cậy sau khi CPI và PPI được công bố, do đó thị trường đã biết điều gì sẽ xảy ra.
Do đó, trừ khi có sự bất ngờ, dữ liệu PCE sẽ không ảnh hưởng đến mức định giá hiện tại của thị trường là khoảng ba lần cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2025.
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5 và dữ liệu một lần nữa khẳng định triển vọng ảm đạm của nền kinh tế Đức.
XAU/USD duy trì đà tăng trong ngày lên trên 2,650 USD/oz. Sự phục hồi của giá vàng một phần được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn trước rủi ro địa chính trị và các kế hoạch thuế quan của Tổng thống tái đắc cử Donald Trump. Ngoài ra, việc lợi suất TPCP giảm cũng đẩy đồng USD giảm về các khu vực đáy hàng tuần và hỗ trợ vàng duy trì đà tăng từ đêm qua, từ vùng 2,600 USD - mức thấp nhất trong một tuần.
Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP giảm khắp các kỳ hạn:
Chỉ số DXY đã giảm mạnh xuống dưới 106.40 vào đầu phiên Âu, trước khi hồi nhẹ lên 106.50 (ở thời điểm viết bài).
Hamas đã bày tỏ sự đánh giá cao đối với những nỗ lực của Lebanon và Hezbollah trong việc đạt được một thỏa thuận chung bảo vệ người dân Lebanon, đồng thời hy vọng thỏa thuận này sẽ mở đường cho việc kết thúc một cuộc chiến ở Gaza. Hamas cũng đổ lỗi cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chính là người đã cản trở thỏa thuận ngừng bắn.
Khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, quân đội Israel đã phát đi cảnh báo yêu cầu người dân ở miền Nam Lebanon không di chuyển về các khu vực mà quân đội Israel đã yêu cầu sơ tán.
Thỏa thuận ngừng bắn này quy định chỉ các lực lượng quân sự và an ninh chính thức mới được phép mang vũ khí tại Lebanon, bao gồm Quân đội Lebanon và các lực lượng an ninh nội bộ. Thỏa thuận cũng nhấn mạnh cam kết thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Jordan cho rằng thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon là bước đầu tiên để giảm căng thẳng trong khu vực và thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza.
Schnabel là thành viên có lập trường "hawkish" trong Hội đồng chính sách, nhưng bà cũng thừa nhận sẽ điều chỉnh quan điểm khi các dữ liệu thay đổi. Hiện tại, bà đang phản đối kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ. Thị trường hiện định giá khoảng 71% khả năng ECB cắt giảm lãi suất 25bps trong tháng tới.
Những bình luận này cho thấy nhiều khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất 25bps thay vì các biện pháp mạnh tay hơn. Hiện tại, thị trường lãi suất đang định giá khoảng 71% cơ hội hạ lãi suất 25bps trong tháng tới.
Cổ phiếu châu Âu giảm và hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng giảm nhẹ khi giới đầu tư tập trung vào các quyết định bổ nhiệm nội các của Donald Trump, trong lúc chờ đợi các dữ liệu kinh tế từ Mỹ để định hình triển vọng lãi suất Fed.
Tại Pháp, rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ Eurozone do căng thẳng chính trị xoay quanh ngân sách quốc gia, dẫn đến lo ngại về sự sụp đổ của chính phủ Pháp. Thủ tướng Michel Barnier có thể đang gặp khó khăn trong việc thông qua ngân sách cho năm tới, dẫn đến nguy cơ Pháp không thể duy trì tình hình tài chính ổn định.
Sự chú ý của các nhà đầu tư sẽ chuyển sang các dữ liệu kinh tế Mỹ trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn, bao gồm chỉ số lạm phát PCE, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần và cập nhật về tăng trưởng kinh tế. Các quan chức Fed đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc cắt giảm lãi suất một cách thận trọng, theo biên bản cuộc họp FOMC được công bố đêm qua.
Tại New Zealand, RBNZ đã hạ lãi suất chính sách thêm 50bps, nhưng đồng thời đưa ra tín hiệu hạ nới lỏng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới nếu nền kinh tế tiến triển như mong đợi.
Chính sách thuế quan của Donald Trump tiếp tục thu hút sự chú ý, khi ông bổ nhiệm Jamieson Greer làm Đại diện Thương mại Mỹ và Kevin Hassett làm Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Được biết, Greer là người có vai trò quan trọng trong các quyết định chính sách thương mại của Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng của người Pháp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 khi lo ngại về tình hình việc làm bắt đầu gia tăng. Chỉ số về nguy cơ thất nghiệp tăng từ mức 33 vào tháng 10 lên 42 vào tháng 11, đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2021.
JPY tiếp tục tăng giá trong ngày, kéo cặp USDJPY giảm xuống dưới 152 - vùng đáy 3 tuần khi bước vào phiên Âu, trong bối cảnh USD giảm nhẹ trên diện rộng. Mối đe dọa từ các chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, cùng với cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày một leo thang, trở thành yếu tố thúc đẩy dòng tiền đổ vào các tài sản trú ẩn như Yên.
Dù vậy, sự không chắc chắn về khả năng BoJ có tiếp tục tăng lãi suất trong bối cảnh bất ổn chính trị trong nước có thể là yếu tố cản trở đối với triển vọng tăng giá của đồng JPY. Ngoài ra, tâm lý lạc quan đến từ thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, cùng với sự gia tăng lợi suất TPCP Mỹ, có thể làm giảm nhu cầu mua JPY - một đồng tiền có lợi suất thấp - trước thềm công bố loạt dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng của Mỹ.
Hôm nay, phiên giao dịch châu Âu dự kiến sẽ yên ắng do thiếu đi xúc tác từ các số liệu kinh tế đáng chú ý. Tuy nhiên, bước sang phiên Mỹ, nhiều báo cáo quan trọng sẽ được công bố sớm hơn thường lệ do kỳ nghỉ lễ tại Hoa Kỳ. Phần lớn các báo cáo này sẽ không tác động mạnh đến tâm lý thị trường, ngoại trừ dữ liệu lạm phát PCE và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần.
Thị trường vẫn đang kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất khoảng 3 lần vào năm 2025, bất chấp các dữ liệu kinh tế gần đây vẫn tích cực. Để thay đổi kỳ vọng này, các nhà đầu tư cần nhận được thêm nhiều tín hiệu rõ rệt hơn về tiến trình giảm lạm phát.
Các báo cáo quan trọng hôm nay:
20:30: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp
20:30: Chỉ số PCE tháng 10
Diễn biến trên thị trường tương lai châu Âu tương tự với xu hướng được ghi nhận trên thị trường Hoa Kỳ, với HĐTL S&P 500 gần như không biến động, mặc dù lực mua tăng mạnh vào cuối phiên hôm qua đã giúp Phố Wall khép phiên tăng nhẹ.
Theo các nguồn tin nội bộ, OPEC+ dự kiến sẽ họp vào cuối tuần này và đang cân nhắc việc trì hoãn kế hoạch khôi phục lại sản lượng, vốn được kỳ vọng sẽ diễn ra vào tháng 1, do lo ngại dư cung. Thông tin này giúp ngăn giá dầu giảm sâu hơn sau thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah.
Thị trường dầu mỏ gần đây dao động trong biên độ hẹp, chịu tác động bởi cả tín hiệu tích cực và tiêu cực:
Robert Rennie, chuyên gia từ Westpac Banking Corp. đã nhận định: "Giá dầu Brent dao động trong khoảng 70-75 USD/thùng được coi là hợp lý ở thời điểm hiện tại. OPEC+ gần như chắc chắn sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng ít nhất đến hết quý I năm sau."
Viện Dầu khí Mỹ (API) báo cáo lượng tồn kho dầu thô của Mỹ tuần trước giảm 5.9 triệu thùng, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8 nếu được xác nhận bởi dữ liệu chính phủ vào thứ Tư. Canada cảnh báo rằng các mức thuế do Trump đề xuất, áp dụng lên khoảng 4 triệu thùng dầu thô nhập khẩu từ Canada, có thể đẩy giá xăng và giá năng lượng tại Mỹ tăng cao.
Cặp USD/JPY đang tiến tới kiểm tra lại đường MA 200 ngày, hiện ở mức 151.97. Vào đầu tháng, giá đã chạm đến mức hỗ trợ này sau đó bật tăng trở lại sau khi có kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Hiện tại, áp lực bán có thể đẩy giá kiểm tra lại vùng này một lần nữa.
Ở các cặp tiền khác, NZD/USD tăng vọt sau khi RBNZ điều chỉnh kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Cặp NZD/USD hiện tại đang chịu áp lực giảm từ đỉnh 0.5880 xuống mức 0.5863. Giá đang dao động gần đường MA 200 giờ tại 0.5861, một ngưỡng hỗ trợ quan trọng trong ngắn hạn. Nếu giá phá vỡ xuống dưới mức này, xu hướng ngắn hạn sẽ chuyển sang trung lập, với mức hỗ trợ tiếp theo nằm tại đường MA 100 giờ, hiện ở 0.5846.
Về xu hướng dài hạn, NZD/USD có dấu hiệu phục hồi từ vùng đáy 2 năm tại 0.5800. Hỗ trợ này đã từng giữ vững trong đợt giảm mạnh vào tháng 10/2023, được xác nhận trên cả biểu đồ ngày và tuần, cho thấy đây là vùng kỹ thuật quan trọng cần lưu ý.
Hôm nay, thị trường châu Âu có thể sẽ khá trầm lắng do thiếu các báo cáo dữ liệu quan trọng. Tâm điểm sẽ hướng về dữ liệu kinh tế Mỹ khi hàng loạt báo cáo sẽ được công bố trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn bắt đầu từ ngày mai.
Lịch kinh tế phiên châu Âu sẽ không có nhiều dữ liệu gây biến động mạnh trên thị trường:
Westpac kỳ vọng RBNZ sẽ cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản lãi suất vào cuộc họp tiếp theo của RBNZ vào ngày 19 tháng 2.
Trích dẫn của WPAC (tóm tắt):