Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Giá dầu tăng 2% trong ngày sau khi Ả Rập Saudi và Nga kêu gọi thêm các thành viên OPEC + tham gia cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, dầu thô đang hướng tới tuần giảm thứ 7 liên tiếp do lo ngại về thặng dư nguồn cung toàn cầu và nhu cầu yếu của Trung Quốc.
Ả Rập Saudi và Nga, hai nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã kêu gọi tất cả các thành viên OPEC + tham gia một thỏa thuận cắt giảm sản lượng vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu, chỉ vài ngày sau cuộc họp của nhóm. Trước đó, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng tổng cộng 2.2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong quý đầu tiên của năm tới. Viktor Katona - nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler cho biết:
Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng vẫn gần mức cao kỷ lục hơn 13 triệu thùng/ngày
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô của nước này trong tháng 11 giảm 9% so với một năm trước do mức tồn kho cao, các chỉ số kinh tế yếu và đơn đặt hàng chậm lại từ các nhà lọc dầu độc lập làm suy yếu nhu cầu.
Thị trường cũng đang tìm kiếm các tín hiệu chính sách tiền tệ từ báo cáo việc làm hàng tháng chính thức của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay, dự kiến sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm trong tháng 11 được cải thiện và tiền lương tăng vừa phải. Điều đó sẽ củng cố quan điểm rằng Fed đã hoàn tất việc tăng lãi suất trong chu kỳ này.
Giá dầu thô Brent và WTI tương lai đang trên đà giảm khoảng 4% trong tuần, mức giảm lớn nhất trong 4 tuần.
Reuters trích dẫn ba nguồn tin thân cận với BOJ:
Theo khảo sát của BoE:
Phát ngôn từ Bộ Chính trị Trung Quốc thông qua phương tiện truyền thông nhà nước:
Mặc dù tình hình kinh tế tại Trung Quốc đã ổn định trong vài tháng qua, nhu cầu nội đia vẫn đang gặp khó khăn và cần thêm một cú hích để đưa mọi thứ trở lại đúng hướng.
Thị trường vẫn đang cho thấy tâm lý thận trọng.
Tiếp tục là một khởi đầu tốt đẹp cho chứng khoán Châu Âu với DAX đang tìm cách tạo mức đỉnh mới trong ngày. Trong khi đó hợp đồng tương lai S&P 500 của Mỹ ảm đạm hơn sau những mức tăng hôm qua và hiện giảm 0.1%
Các nhà phân tích tại TD Securities (TDS) cung cấp dự báo về báo cáo của thị trường lao động Mỹ tháng 11:
Cổ phiếu châu Âu có vẻ sẽ kết thúc tuần với một phiên tăng giá nữa mặc dù tâm lý thị trường có vẻ thận trọng hơn trong ngày hôm nay. Trong khi đó, hợp đồng tương lai của Mỹ hiện đi ngang khi nhà giao dịch đang chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ nhằm tìm kiếm manh mối vị thế tiếp theo
Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng thì lạm phát cơ bản sẽ ở mức cao là 3.8% mặc dù có một vài dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát trong nền kinh tế Đức đang giảm dần. Lạm phát dịch vụ được ghi nhận ở mức 3.4% cũng góp phần khiến giá cả tăng cao hơn trong tháng.
Không có quá nhiều tin tức quan trọng trong phiên châu Âu ngày hôm nay, ngoại trừ số liệu CPI cuối tháng 11 của Đức được công bố vào 14h00. Trọng tâm của thị trường sẽ xoay quanh báo cáo việc làm của Mỹ vào lúc 20h30 nhằm đánh giá thị trường lao động và ảnh hưởng của nó đến các thị trường khác.
Giá vàng (XAU/USD) tiếp tục tích cực trong ngày thứ sáu, tuy vậy vẫn tích lũy quanh $2,030 do niềm tin ngày càng tăng rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt.
Tuy nhiên, nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo NFP của Mỹ để tìm kiếm manh mối từ thị trường lao động, điều sẽ thúc đẩy khả năng cắt giảm lãi suất sớm của Fed và hỗ trợ cho triển vọng của kim loại quý
Bên cạnh đó, sự phục hồi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giúp đồng USD tiếp tục đà phục hồi của mình. Bên cạnh đó, xu hướng tăng giá của thị trường chứng khoánlà một yếu tố khác góp phần kiềm chế các tài sản trú ẩn như vàng
Một vài biến số ảnh hưởng đến giá vàng bao gồm kỳ vọng ôn hòa của Fed, triển vọng kinh tế toàn cầu u ám (đặc biệt là ở Trung Quốc) và căng thẳng địa chính trị.
Tin tức chính:
Tâm điểm thị trường tiếp tục là diễn biến của đồng Yên. Sau một phiên thứ Năm đầy biến động, USD/JPY đi ngang tích lũy trong phiên Châu Á và hiện ở mức 143.66, mặc dù đã có lúc giảm hơn 130 pips sau dữ liệu GDP và việc làm gây thất vọng. Trái phiếu chính phủ Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng trở lại đỉnh ba tuần.
Cuối tuần này, một dữ liệu quan trọng là dữ liệu lạm phát của Trung Quốc sẽ được công bố vào 8h30 sáng ngày mai.
Các nhà phân tích tại Barclays đưa ra mục tiêu 4.800 điểm cho chỉ số S&P 500, tăng 4.6% so với mức hiện tại vào năm 2024.
Họ cho biết năm 2023 là một năm đầy biến động, chứng tỏ chu kỳ hiện tại là không bình thường:
Nhà kinh tế trưởng tại Oxford Economics phân tích cho biết rằng, sự biến động của thị trường trái phiếu và chứng khoán trong tháng 11 đã khiến điều tài chính trở nên nới lỏng hơn:
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ họp vào ngày 12-13/12. Kỳ vọng chung của thị trường là Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất hiện tại là 5.25%-5.5%.
Lịch trình cuộc họp FOMC trong năm 2024:
Dự báo về các dữ liệu quan trọng như sau:
Kết quả cao hơn mức dự báo có thể cho thấy thị trường lao động mạnh mẽ hơn dự kiến, từ đó giảm bớt kỳ vọng của thị trường về khả năng cắt giảm lãi suất nhiều lần vào năm tới.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết lạm phát giảm trong tháng 10 chủ yếu là do giá thực phẩm giảm, đặc biệt là giá thịt lợn. Nhu cầu tổng thể ở Trung Quốc hiện đang suy yếu, mặc dù Chính phủ liên tục bổ sung các biện pháp kích thích từng phần nhằm thúc đẩy tiêu dùng. Tất nhiên, phần lớn nỗ lực của chính phủ đều hướng vào lĩnh vực bất động sản đang ngập trong nợ nần.
MUFG dự báo BoJ sẽ loại bỏ chính sách lãi suất âm (NIRP) vào tháng 3/2024:
Cuộc họp tiếp theo của BoJ sẽ diễn ra vào ngày 18-19/12, nhưng nếu Thống đốc Ueda không đưa ra thông điệp gì đáng chú ý thì rát có thể tín hiệu chính sách mới sẽ được đưa ra trong Cuộc họp của các Ủy viên Hội đồng Keidanren (Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản) diễn ra vào ngày 25/12.
Doanh số bán hàng sản xuất của New Zealand trong quý III:
Các sản phẩm sữa và thịt là những mặt hàng có nguồn thu xuất khẩu lớn nhất tại New Zealand và hiện chúng đã giảm 1% trong quý.
Trưởng bộ phận Ổn định tài chính RBA, Andrea Brischetto cho biết:
Dường như căng thẳng tài chính sẽ không phải là rào cản đối với việc RBA tiếp tục tăng lãi suất cao hơn.
Vào hôm thứ Năm, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã có cuộc họp báo tại Mexico:
Nhận định từ ING:
Ngoài ra:
Goldman Sachs (GS) đã điều chỉnh dự báo cho quý II và hiện đang kỳ vomgj ECB sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong cuộc họp tháng 4. Các nhà phân tích dự kiến ECB sẽ cắt giảm 25bp vào tháng 4/2024, sau đó là 25 bp tại mỗi cuộc họp để cân bằng tổng mức cắt giảm trong năm:
GS kỳ vọng lãi suất tiền gửi của ECB sẽ đạt 2.25% vào đầu năm 2025 (hiện tại là 4%)
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết Nhật Bản vẫn đang theo dõi chặt chẽ các biến động tỷ giá. Trong khi JPY đang suy yếu nhanh chóng, ông Suzuki là một trong số các quan chức đưa ra một vài biện pháp hỗ trợ JPY.
Điều đáng mừng là các quan chức đã giữ cho tỷ giá USD/JPY không tăng quá nhiều so với mức 150 mà không cần phải bán USD từ dự trữ để mua JPY.
Về sự sụp đổ của USD/JPY đêm qua, ông Suzuki đã từ chối bình luận về biến động tỷ giá và cách ứng phó với những sự kiện này.
Vào hôm thứ Năm, NHTW Liên bang Nga cho biết các nhà xuất khẩu đã tăng doanh số bán ngoại tệ lên 13.9 tỷ USD trong tháng 11 từ mức 12.5 tỷ USD trong tháng 10 do:
Thống đốc NHTW Nga Elvira Nabiullina đã mạnh mẽ phản đối các biện pháp kiểm soát vốn của Tổng thống Putin:
Lợi suất JBG 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh 3 tuần tại 0.8%
Các nhà đầu tư yêu cầu mức lợi suất cao hơn khi phải đối mặt với rủi ro lãi suất tăng cao hơn tại Nhật Bản.
Tiền lương thực tế tiếp tục giảm do tỷ lệ lạm phát tăng vọt tại Nhật Bản.
Tăng trưởng kinh tế trong quý III ban đầu được cho là giảm 0.5%, nhưng thực tế giảm mạnh hơn ở mức 0.7%. Trong khi đó, lạm phát ở mức cao với chỉ số giảm phát ở mức 5%. Hôm qua, Thống đốc BoJ Ueda dã cảnh báo rằng nền kinh tế Nhật bản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức vào cuối năm nay và đầu năm sau.