USDCHF tiến tới kiểm tra 0.9200
Sau một ngày tăng mạnh, hôm nay USDCHF đang tiếp tục tăng 0.26%, và tiến đến kiểm tra kháng cự 0.9200. Trước đó, cặp tiền này đã kiểm tra kháng cự này 2 lần trong tháng Bảy, tuy nhiên đều thất bại và giảm sâu. Hiện tại USDCHF vẫn đang kiểm tra 0.9200. Trong trường hợp breakout thất bại, hỗ trợ gần nhất sẽ là 0.9180, và dưới mức đó sẽ là 0.9165.
Vàng giảm xuống gần đáy ngày, tiếp tục kiểm tra đường MA 200 ngày
Kim loại quý này tiếp tục ở thế thủ trong phiên Âu, và hiện đang giao dịch quanh mức $1,822-1,823. Việc lợi suất trái phiếu hồi phục trở lại đang gây áp lực lên vàng. Tuy vậy, nhu cầu cho đồng đô la hiện giờ vẫn chưa cao, ngăn không cho vàng giảm sâu hơn nữa. Thị trường sẽ để mắt tới dữ liệu bán lẻ tại Mỹ để có thêm xúc tác và quyết đoán hơn với kim loại này.
Hiện tại kháng cự gần nhất, cũng là kháng cự quan trọng nhất với vàng là đường MA 200 ngày. Một cú breakout khỏi đây sẽ là tiền đề để vàng quay trở lại $1,900.
Khả năng GBP giảm sâu là vẫn còn
Bảng Anh đang được giao dịch trên mức 1.38 khi các nhà đầu tư đợi Anh mở cửa trở lại vào thứ Hai tuần sau. Tuy nhiên, tâm lý risk-off hoàn toàn có thể đẩy giá GBP xuống thấp hơn nữa.
Chủng virus Delta đang tiếp tục hoành hành tại đây với hơn 48 nghìn ca ghi nhận trong thứ Năm. Điều này hoàn toàn có thể hãm lại đà tăng trưởng, gây ảnh hưởng tới GBP. Hơn nữa, kinh tế chậm lại sẽ khiến một số thành viên hawkish trong BoE thay đổi lập trường. Bất cứ bình luận dovish nào cũng có khả năng đạp GBP xuống.
Về phía Mỹ, dữ liệu bán lẻ và tâm lý người tiêu dùng sắp tới của đại học Michigan sẽ có ảnh hưởng nhất định tới GBPUSD. Ngoài ra, trong báo cáo sơ bộ niềm tin người tiêu dùng tháng 7, thị trường sẽ tập trung vào kỳ vọng lạm phát. Bất cứ tín hiệu nào cho thấy giá cả leo thang có thể đẩy cao đồng đô la.
Hiện tại, GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.3820.
Thành viên ECB Kazimir: Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa ra khỏi vùng nguy hiểm
Kazimir vẫn rao giảng sự thận trọng bất chấp triển vọng mùa hè lạc quan
Tỷ giá EUR/USD cho đến nay ít thay đổi, giao dịch không đổi ở mức 1.1810 và trong phạm vi chỉ 18 pips.
Cán cân thương mại Eurozone tháng 5 đạt 9.4 tỷ € so với 7.9 tỷ € dự kiến
Xuất khẩu điều chỉnh theo mùa đã giảm 1.5% so với tháng trước trong khi nhập khẩu tăng 0.7%, thặng dư thương mại giảm trong tháng 5 so với tháng 4. Quá trình điều chỉnh vẫn tiếp tục do các điều kiện thương mại vẫn đang được bình thường hóa kể từ sau đại dịch.
CPI tháng 6 YoY sau điều chỉnh khu vực Euro đạt 1.9% so với dự báo 1.9%
Không có gì thay đổi so với các ước tính ban đầu vì lạm phát cơ bản chỉ giữ ở mức dưới 1%, điều đó có thể cung cấp cho ECB thêm dư địa để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng lâu hơn nữa.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 16/07: Lợi suất phục hồi trở lại, thị trường FX diễn biến trái chiều
Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ đã xóa bỏ mức lỗ đầu ngày và chứng khoán châu Âu tăng điểm khi các nhà đầu tư đánh giá báo cáo thu nhập tăng vọt nhờ việc mở cửa kinh tế trở lại và sự đảm bảo của Cục Dự trữ Liên bang về việc tiếp tục chính sách hỗ trợ.
Giá vàng giảm nhẹ trong ngày hôm nay xuống $1,822/oz, tương đương 0.35% sau 3 ngày liền diễn biến tích cực.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng hồi phục đôi chút lên 1.32% khi tâm lý thị trường đã ổn định trở lại.
Trên thị trường hàng hóa, dầu thô đang chìm sâu quanh mức 71.56 USD/thùng và hướng đến tuần hoạt động kém nhất kể từ tháng 4. Khả năng OPEC+ đạt được một thỏa thuận tăng sản lượng đang ngày một trở nên rõ ràng hơn và những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu cũng đang đè nặng lên giá dầu.
Đồng USD không biến động nhiều và các đồng tiền chính khác cũng vậy. Sự chú ý có lẽ nằm ở đồng NZD khi có lúc tăng hơn 0.5% sau tin CPI tại New Zealand tăng vượt dự báo. JPY và CHF cũng yếu đi khá nhiều do sự phục hồi của lợi suất Mỹ và tâm lý lo ngại rủi ro đã mờ dần.
Commerzbank: Triển vọng USD/JPY vẫn tiêu cực sau khi phá vỡ đường xu hướng gần đây
Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại Commerzbank, duy trì xu hướng tiêu cực đối với USD/JPY. Mục tiêu là mức thấp nhất trong tháng 7 ở mức 109.54 - một nhịp giảm xuống dưới mức này sẽ mở ra con đường suy yếu hơn nữa.
Mức kháng cự tuần này tại 110.97.
PBOC cho biết sẽ không đặt thời gian biểu cho việc triển khai đồng nhân dân tệ kỹ thuật số
PBOC phát hành sách trắng về nghiên cứu phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số
Tuyên bố sẽ dần dần thúc đẩy với việc thí điểm nhân dân tệ kỹ thuật số
Trung Quốc được cho là người đi đầu trong số các nền kinh tế lớn trong việc tung ra tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, do đó, cuộc đàn áp của họ đối với tiền điện tử nói chung khá mạnh mẽ.
Thống đốc BOJ Kuroda: Sẽ không ngần ngại thực hiện các bước nới lỏng bổ sung nếu cần thiết
Thống đốc BOJ, Haruhiko Kuroda, phát biểu trong cuộc họp báo của mình:
- Nền kinh tế Nhật Bản vẫn trong tình trạng trầm trọng, nhưng đang bắt đầu cải thiện dần
- Tiêu dùng đình trệ do chi tiêu trong lĩnh vực dịch vụ yếu kém
- Hoạt động kinh tế sẽ vẫn ở mức thấp nhưng đã phục hồi trong bối cảnh tiến bộ của vắc xin
- Lạm phát sẽ dao động quanh mức 0% trong thời gian này, sau đó dần dần tăng tốc
Tâm trạng trầm lắng bao trùm thị trường châu Âu đầu phiên
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức đi ngang
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh không đổi
- Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.1%
Sau đợt thoái lui ngày hôm qua, thị trường chứng khoán đang ổn định hơn trong ngày hôm nay nhưng tâm trạng tổng thể vẫn khá trầm lắng. Các hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0.1% nhưng lợi suất TPCP tăng nhẹ trong đầu phiên âu.
Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào bản công bố dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ vào cuối ngày hôm nay để có thêm manh mối trước khi kết thúc tuần.
Visa và Mastercard vẫn duy trì hỗ trợ Binance bất chấp rào cản pháp lý đang “bủa vây” sàn giao dịch
Mặc dù nhiều tổ chức ngân hàng đã hạn chế người dùng của họ tiếp xúc với Binance, nhưng Visa và Mastercard đã khẳng định lại niềm tin của họ vào sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới.
Visa đang đối thoại với Binance để theo dõi sự phát triển vì công ty nhận thức được các vấn đề đang diễn ra với các cơ quan giám sát, bao gồm Cơ quan quản lý tài chính của Vương quốc Anh (FCA).
Mặt khác, đối với Mastercard lưu ý rằng họ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình này, bao gồm cả cách các sàn giao dịch đáp ứng các yêu cầu quy định của tổ chức.
Các chiến lược gia ngoại hối tại ngân hàng UOB có bình luận gì về EUR/USD?
Theo ý kiến của các Nhà chiến lược ngoại hối tại UOB, EUR/USD tích luỹ trong phạm vi 1.1770-1.1895. Trên khung H1, chúng tôi dự kiến EUR sẽ" giao dịch đi ngang trong khoảng 1,1800 đến 1.1870. Khả năng EUR vẫn nới rộng đà giảm nhưng khó có thể phá vỡ mức hỗ trợ chính tại 1.1770. Trong 1-3 tuần tới, việc đóng cửa hàng ngày dưới 1.1770 sẽ khiến EUR sẵn sàng hướng tới 1.1700. Khả năng cặp tiền giảm về 1.1700 hiện tại không phải là cao nhưng nó sẽ vẫn còn nguyên miễn EUR không tăng trên 1.1895.
Chính phủ Hoa Kỳ chi 10 triệu USD nhằm nghiên cứu giải trình tiền mã hóa
Theo báo cáo hôm của Bloomberg, chính quyền Biden dự định tăng cường nỗ lực theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa, đặc biệt là khi đề cập đến các cuộc tấn công ransomware. Chính phủ có kế hoạch giải quyết vấn đề an ninh mạng và vai trò thanh toán của tiền mã hóa trong các cuộc tấn công như vậy.
Báo cáo được đưa ra khi Bộ Ngoại giao gần đây đã công bố chương trình Phần thưởng cho Công lý của họ sẽ cung cấp tiền thưởng lên tới 10 triệu USD để hỗ trợ xác định các tác nhân chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Hoa Kỳ. Cơ quan chính phủ cho biết họ đã thiết lập một đường dây thông qua mạng trình duyệt Tor – được phát triển bởi các quan chức Hoa Kỳ để liên lạc internet ẩn danh – và có thể cung cấp các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa để biết thông tin liên quan về các cuộc tấn công ransomware.
BOJ giữ nguyên chính sách trong tháng 7, hạ triển vọng tăng trưởng năm tài chính 2021/22
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) giữ nguyên các thiết lập chính sách tiền tệ của mình sau khi kết thúc cuộc họp đánh giá chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày vào thứ Sáu.
Ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất chính sách chuẩn ở mức -10 điểm cơ bản trong khi duy trì cam kết mua J-REITS với tốc độ hàng năm lên tới 180 tỷ JPY.
BOJ đã công bố phác thảo kế hoạch của mình nhằm tăng cường tài trợ cho các hoạt động nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
Với phản ứng ban đầu của thị trường, USD/JPY ít thay đổi và giao dịch trong phạm vi 110.00.
New Zealand: Lạm phát thúc đẩy lợi suất và đồng Kiwi!
Chỉ số lạm phát được công bố bởi RBNZ đã tăng 2.2% theo quý trong quý 2 so với 2.0% trước đó. Con số Q1 đã được điều chỉnh lên 2.0% YoY từ 1.9% trước đó.
RBNZ dường như đã chuẩn bị sẵn sàng để tăng lãi suất trong những tháng tới với lạm phát vượt quá phạm vi mục tiêu. Lợi suất trái phiếu đang tăng cao cùng với cặp tiền NZD/USD lên mức 0.7023 sau khi tăng 0.53% trong ngày. Tuy nhiên, với sức mạnh được củng cố của dollar Mỹ, bất kỳ mức tăng bền vững nào đối với kiwi có thể đến đến từ sự chênh lệch so với AUD và các đồng tiền khác của G-10.
Thủ tướng Canada cho biết có thể cho phép những người Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ du lịch tại Canada từ tháng 8!
Thủ tướng Trudeau cho biết Canada có thể bắt đầu cho phép những người Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ vào Canada kể từ giữa tháng 8 để đi du lịch.
Biên giới Hoa Kỳ - Canada đã bị đóng cửa với các chuyến du lịch không thiết yếu trong một thời gian dài.
Lệnh bắt buộc đeo khẩu trang tại Los Angeles bắt đầu được áp dụng trở lại vào cuối tuần này
Lệnh bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả các địa điểm công cộng trong nhà một lần nữa sẽ được áp dụng do sự gia tăng đều đặn số ca nhiễm và nhập viện do COVID gây ra.
Los Angeles là thành phố lớn đầu tiên của Hoa Kỳ áp dụng lại biện pháp này bất kể tình trạng tiêm chủng.
Bản tin COVID-19: Tokyo ghi nhận số ca nhiễm cao nhất trong 6 tháng trở lại đây!
- Melbourne có đợt phong tỏa mới, gia nhập cùng Sydney khi biến thể Delta lan rộng.
- Số ca bệnh mới đạt mức cao nhất trong sáu tháng ở Tokyo chỉ hơn một tuần trước khi thành phố bắt đầu đăng cai Thế vận hội.
- Tại Mỹ, các quan chức y tế ở Missouri đã yêu cầu tiểu bang thành lập một bệnh viện khẩn cấp để xử lý sự gia tăng của số ca liên quan đến biến thể Delta.
- Tuy nhiên, các nhà khoa học hàng đầu cho biết hầu hết những người Mỹ đã tiêm phòng không cần tiêm lại trong nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm.
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng BOE thắt chặt chính sách nhanh hơn Fed!
Chênh lệch giữa TPCP Anh và TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 66 điểm cơ bản vào hôm qua, mức hẹp nhất kể từ tháng Ba. Động thái này bắt đầu sau khi hai nhà hoạch định chính sách của BOE báo hiệu rằng có thể phải sớm giảm bớt kích thích. Các thị trường đã đặt cược vào khả năng tăng lãi suất vào tháng 5 năm 2022, sớm hơn dự báo thời gian Fed thắt chặt gần 1 năm.
Tình hình COVID tại Australia tiếp tục diễn biến xấu!
Tiểu bang NSW (có thành phố Sydney) lại tiếp tục ghi nhận thêm 97 ca nhiễm mới hôm nay
Sydney đang bị phong tỏa, trong khi thành phố Melbourne đã áp đặt lệnh phong tỏa lần thứ năm và nghiêm ngặt hơn nhiều vào ngày hôm qua để đối phó với sự bùng phát tại địa phương.
Trong khi đó HSBC dự báo nền kinh tế Australia sẽ tiếp tục đình trệ do COVID.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 15/07: Thị trường chưa có chất xúc tác mới khi ông Powell vẫn kiên trì với quan điểm "dovish" của mình!
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell vẫn kiên trì với lo ngại về tính bền vững của sự phục hồi kinh tế. khi ông nhắc lại rằng vẫn còn quá sớm để thu hẹp biện pháp kích thích như mua tài sản mặc dù lạm phát đã tăng nhanh hơn dự kiến.
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.33% xuống 4360 điểm, Nasdaq 100 giảm 0.71% xuống 14794.7 điểm khi nhóm cổ phiếu năng lượng và công nghệ dẫn đầu đà giảm
- Chỉ số DXY đóng cửa tăng lên 92.58 và vẫn nằm dưới đường trendline
- Giá dầu thô WTI giảm 2.2% xuống $71.55/thùng do tồn kho dầu của Mỹ tăng và khả năng có thỏa thuận OPEC+ giúp tăng nguồn cung.
- Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 5 điểm cơ bản xuống 1.30%
- Giá vàng đi ngang trong phiên hôm qua và đóng cửa tăng nhẹ lên mốc $1829/oz
Diễn biến Covid-19 mới nhất trên toàn cầu
Chỉ còn hơn một tuần nữa cho đến khi Thế vận hội khai mạc vào ngày 23/7, số ca nhiễm mới ở Tokyo đạt mức cao nhất trong sáu tháng, Tokyo đã ghi nhận 1,308 trường hợp nhiễm Covid-19 mới vào thứ Năm. Các trường hợp nghiêm trọng cũng tăng lên 57 trường hợp từ 54 vào ngày trước đó. Kỷ lục ca nhiễm mới nhiều nhất trong ngày của Tokyo là 2,520 trường hợp mới vào ngày 7/1. Người đứng đầu Ủy ban Olympic Quốc tế cho biết các biện pháp chống virus đang được áp dụng và phát huy tác dụng.
Vào lúc nửa đêm, Melbourne đã bắt đầu phong tỏa kéo dài 5 ngày, cùng với Sydney quy định các hạn chế ở nhà khi chủng Covid-19 delta lan rộng. Thành phố lớn thứ hai của Úc, cùng với phần còn lại của bang Victoria, đang phải đóng cửa lần thứ năm kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Cảnh sát Singapore bắt đầu điều tra các quán karaoke ở trung tâm của một khu tập thể mới.
Châu Phi đã chứng kiến một triệu ca bệnh mới trong tháng qua và các bệnh viện đang ở thời điểm quá tải, châu lục này đang nằm trong tầm ngắm của làn sóng Covid nghiêm trọng nhất. Nam Phi có nguy cơ gia tăng số ca bệnh sau những ngày bạo loạn.
Chủ tịch Fed Chicago ông Evan: Kỳ vọng PCE lõi ở mức 3% vào cuối năm 2021
Nhận xét từ Chủ tịch Fed Chicago:
- Kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4.5% vào cuối năm 2021 cho dù còn một chặng đường dài phía trước
- Kỳ vọng tăng trưởng GDP 7% trong năm nay và 3% trong năm 2022
Về dự báo tăng trưởng, các nhà kinh tế đang bắt đầu chuyển một số tăng trưởng của năm nay sang năm 2022 khi các nút thắt vẫn tiếp diễn.
Sau một ngày yếu thế trên thị trường tiền tệ, đồng bạc xanh đang quay lại đường đua
Phiên giao dịch ngày hôm qua, đồng bạc xanh là đồng tiền yếu nhất trong nhóm G-7, thì trong phiên giao dịch ngày hôm nay dollar Mỹ đã cho thấy vị trí đồng tiền "vua".
Chỉ số DXY tăng 0.15% lên mức 92.509.
Các đồng tiền trong nhóm G7 đều giảm so với USD:
- JPY: -0.06%
- GBP: -0.07%
- EUR: -0.19%
- CHF: -0.34%
- AUD: -0.61%
- NZD: -0.72%
Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ gần như đi ngang trong ngày
Sau khi mở cửa ở mức 1.347%, Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ từ mức thấp 1.310% tăng lên 1.342%.
Mở cửa phiên giao dịch mới, tâm lý risk off "lên ngôi"!
Trong bối cảnh giới đầu tư đánh giá sự suy giảm tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và thông điệp "dovish" từ chủ tịch Fed bất chấp các ngân hàng trung ương trên toàn cầu có xu hướng " hawish", mở cửa phiên giao dịch mới, các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ giảm điểm: DowJones, S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 0.36%, 0.42% và 0.56%
Chỉ số S&P 500 đã giảm xuống sau khi chạm mức đỉnh mọi thởi đại vào phiên ngày hôm qua. Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Hoa Kỳ giảm xuống còn 1.32%. Netflix Inc. đã lên kế hoạch mở rộng sang trò chơi điện tử. Đồng bảng Anh biến động sau khi một nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh cho biết việc giảm hỗ trợ có thể sớm thực hiện.
Chỉ số DXY tăng 0.16% lên mức 92.518. Trên thị trường tiền tệ: tâm lý risk off quay trở lại, chỉ duy nhất đồng Yên Nhật tăng so với đồng bạc xanh, hiện duy trì mức tăng 0.06%; ở chiều ngược lại nhóm đồng tiền hàng hóa giảm mạnh nhất, dẫn đầu bởi đồng Aussie với mức giảm 0.55% so với USD.
Giá dầu thô WTI giảm 1.26% xuống mức $72.21/thùng sau khi số liệu dự trữ dầu thô của Mỹ công bố ngày hôm qua và thỏa thuận OPEC + tiềm năng để tăng nguồn cung.
Sau phiên tăng mạnh ngày hôm qua, giá vàng hiện đang chững lại giao dịch tại $1,826.38/thùng (giảm nhẹ 0.04%)
Dữ liệu sản xuất công nghiệp tháng 6 của Hoa Kỳ thấp hơn dự báo!
Dữ liệu sản xuất công nghiệp tháng 6 của Hoa Kỳ tăng 0.4% so với tháng trước, thấp hơn kỳ vọng của giới chuyên gia (dự báo đạt mức 0.6%). Sản lượng công nghiệp tháng 6 tăng 9,8% so với cùng kỳ.
Chỉ số DXY hiện tăng 0.15% giao dịch tại 92.501
USDJPY gặp kháng cự mạnh tại 110
Dù đô la đang mạnh lên sau dữ liệu thất nghiệp, cặp tiền này vẫn không thể breakout khỏi mức 110-110.10. Sau lần kiểm tra kháng cự thất bại vừa rồi, USDJPY giảm xuống 109.95. Hiện tại, USDJPY vẫn đang trong quá trình kiểm tra 110, nhưng sẽ cần động lực mua mạnh hơn để có thể bứt phá thực sự.
Đô la từ từ củng cố sức mạnh sau dữ liệu thất nghiệp
USD đang từ từ mạnh lên sau dữ liệu thất nghiệp đúng kỳ vọng. Chỉ số DXY tiến sát 92.6 điểm. Nhìn chung, các đồng tiền khác đều đang giảm sâu. GBP không trụ được lâu khi đã mất gần như toàn bộ mức tăng từ chiều. NZD, AUD đều đang giảm trên 0.5%. CHF và CAD cùng nhau giảm 0.4%. Vàng hiện đang ở mức $1,823.
Số liệu lao động tại Canada gây bất ngờ
Theo ADP, trong tháng Sáu, Canada ghi nhận mất đi 294 nghìn việc làm, trong khi đó tháng trước có thêm 101 nghìn. Đây là tháng đầu tiên Canada ghi nhận giảm việc làm sau 4 tháng tăng liên tiếp.
Dữ liệu thất nghiệp tại Mỹ có gì mới?
Số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đạt 360 nghìn, đúng bằng với kỳ vọng thị trường. Ngoài ra, số đơn tiếp tục đăng ký trợ cấp thất nghiệp đạt 3.241 triệu.
Sau Anh, tới lượt Ý gây sức ép lên Binance
Sàn giao dịch điện tử Binance sẽ không được phép hoạt động tại Ý, khi nước này tiếp tục theo chân nhiều quốc gia khác trong việc quản lý hoạt động của các sàn tiền ảo. Ngoài ra, các quốc gia như Thái Lan, Đức, Nhật Bản và Mỹ cũng đang bắt đầu nhắm vào sàn tiền ảo này
Các đồng tiền hàng hóa chịu sức ép
Ba đồng tiền nhạy cảm với giá cả hàng hóa, NZD, AUD và CAD, đang giảm sâu do sức ép từ đồng USD. Chỉ số DXY đang tăng mạnh lên mức 92.53 điểm. Trong khi đó, giá dầu giảm sâu, đang giao dịch gần mức $72/thùng. Đây là mức thấp nhất trong gần một tuần trở lại đây. Hiện tại, NZDUSD, AUDUSD và USDCAD đang được giao dịch quanh mức 0.7000, 0.7445 và 1.2536, tương ứng với mức giảm 0.44%, 0.40% cho NZD và AUD, còn USDCAD tăng 0.22%.
Đồ thị đáng chú ý: Sức hấp dẫn của các quỹ ETF
Dòng tiền đổ vào các quỹ ETF trong 7 tháng trước đang cao hơn bất cứ năm nào. Ở mức $483 tỷ, con số này sẽ sớm vượt tổng dòng tiền vào năm 2020 là $497 tỷ chỉ trong vài tuần, thậm chí vài ngày. Kể cả những nhà quản lý tiền thành công nhất cũng đang mở rộng sang mảng ETF để bắt kịp xu hướng.
Đồng bạc xanh lấy lại sức mạnh tiền phiên Mỹ
USD đang lấy lại sức mạnh trước khi phiên Mỹ với hai sự kiện chính là báo cáo thất nghiệp và ngày điều trần thứ hai của chủ tịch Powell bắt đầu. Chỉ số DXY tăng trở lại lên vùng 92.5 điểm. Các đồng tiền khác đều đang ghi nhận giảm trở lại. GBP sau đà tăng mạnh lên gần 1.3890 nhờ động thái hawkish của BoE cũng đã rớt xuống 1.3866. NZD quay trở lại hỗ trợ 0.7000. USDJPY tiến đến kiểm tra kháng cự 110. EUR giảm xuống vùng 1.1810. Vàng vẫn đang ổn định trong khoảng 1,825-1,830.
Kỳ vọng thất nghiệp tại Mỹ tháng này ra sao?
Thị trường đang kỳ vọng số đơn đăng ký thất nghiệp lần đầu đạt 360 nghìn trong tuần trước, mức thấp nhất trong đại dịch Covid, dù vẫn gần gấp đôi con số 200 nghìn trước dịch. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn đang lo ngại về việc không thể tìm được nhân lực, do trợ cấp thất nghiệp tốt hơn trước, lo ngại dịch bệnh, và vấn đề chăm sóc con nhỏ. Một số chuyên gia kỳ vọng rằng thiếu hụt lao động sẽ hạ nhiệt vào mùa thu. Ngoài ra, số lượng người tiếp tục đăng ký thất nghiệp cũng được kỳ vọng giảm xuống còn 3.3 triệu.
EURGBP quay đầu giảm sâu
Có lẽ EURGBP đang là cặp tiền "quay xe" mạnh nhất sau phát biểu hawkish từ BoE. Từ mức đỉnh ngày 0.8567, cặp tiền này lao mạnh xuống đáy tại 0.8510, rất gần với kháng cự tâm lý 0.8500. Hiện tại EURGBP đã hồi phục nhẹ lên 0.8516, nhưng vẫn giảm gần 0.3% trong ngày,
BoE nhắc tới thắt chặt, GBP bật tăng
Theo nhà hoạch định chính sách BoE Michael Saunders, nếu hoạt động kinh tế và các chỉ báo lạm phát vẫn đi theo xu hướng hiện tại, có thể việc cắt giảm kích thích tiền tệ sẽ thích hợp hơn để đưa lạm phát xuống với mức mục tiêu 2%. Và các lựa chọn bao gồm thắt chặt chương trình mua tài sản hiện tại trong thời gian từ 1-2 tháng tới, và trước khi đã mua vào đủ 150 tỷ bảng Anh.
Sau tin này, GBP tăng vọt lên gần 1.3890.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 15/07: Vàng tiếp tục mạnh lên trong khi thị trường FX diễn biến trái chiều
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong khi lợi suất tiếp tục giảm trong ngày hôm nay khi các nhà đầu tư “tiêu hóa” những bình luận “dovish” từ chủ tịch Fed Jerome Powell và sự chững lại của tăng trưởng tại Trung Quốc.
Vàng có lẽ là tài sản mạnh nhất trong tháng này, tăng từ mức đáy $1,750/oz lên $1,832/oz và hiện đang hướng tới ngày tăng giá thứ 3 liên tiếp.
Dầu thô trong khi đó sụt giảm tương đối đáng kể, mất gần 3 USD/thùng kể từ mức đỉnh ngày hôm qua sau khi hàng loạt trang báo đưa tin OPEC+ đã rất gần với một thỏa thuận sản lượng và tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tại Mỹ đều tăng lên.
Trên thị trường tiền tệ, sự trầm lắng đã trở lại trong bối cảnh chỉ số DXY không thể vượt qua mức 92.80 và ông Powell vẫn cam kết chính sách tiền tệ nới lỏng. Các đồng tiền trong nhóm G7 cũng diễn biến tương đối trái chiều, có vẻ như tâm lý risk-off cũng đang trở lại khi các đồng tiền rủi ro như AUD, NZD bị bán mạnh nhất trong khi JPY và CHF lại tăng lên. Từ giờ đến cuối tuần cũng sẽ không có tin tức nào quá đáng chú ý, ngoài trừ cuộc họp của BOJ và dữ liệu bán lẻ tại Mỹ.