Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ đã tăng lên mức đỉnh kể từ ngày 4 tháng 9. Lợi suất trái phiếu hiện tại là 3.817%, tăng 3.6 điểm cơ bản trong phiên.
Lợi suất trái phiếu đạt mức thấp nhất trong tháng 9 tại 3.599%, kể từ đó, lợi suất đã tăng 21.7 điểm cơ bản. Fed đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào ngày 18 tháng 9, lợi suất trái phiếu sau đó đã tăng lên 3.638% trước khi tăng cao hơn và đóng cửa ở mức 3.713% trong phiên.
Đồng franc Thụy Sĩ tiếp tục giảm sau quyết định của SNB, giảm 2% so với đồng euro.
Phản ứng dữ dội chống lại đồng franc Thụy Sĩ đang tiếp tục diễn ra sau quyết định tăng lãi suất chính sách lên 75 bps như dự kiến của SNB ngày hôm nay.
EUR/CHF đã vọt lên nhanh chóng từ 0,9470 lên 0,9600 trước khi tiếp tục tăng trên 0.9700 thời điểm hiện tại. Đồng franc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 12 tháng 9 so với đồng euro.
Bitcoin đang mất 2% trong 24 giờ qua, dao động quanh 19.1 nghìn USD. Những nỗ lực đạt được mức tăng trong ngày đã bị phá vỡ bởi phản ứng bất lợi của thị trường sau các dự báo và bình luận của Fed. BTCUSD đã giảm 8 trong 9 ngày qua.
Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử giảm 2% xuống 900 tỷ USD trong ngày. Ethereum vẫn rất tệ khi giảm 5.5% trong 24 giờ qua, trong khi các altcoin hàng đầu đang biến động trong phạm vi từ -2.2% (DogeCoin) đến +3.5% (XRP).
Một tòa án của Hoa Kỳ đã yêu cầu Tether - công ty phát hành USDT, cung cấp dữ liệu dự trữ USD, bao gồm các bản sao kê tài khoản từ các ngân hàng và tổ chức khác.
Trong khi đó, một dự luật mới đã được đưa ra tại Quốc hội Hoa Kỳ đề xuất cấm việc tạo ra các stablecoin thuật toán như TerraUSD trong hai năm.
XRP đã tăng 22% trong sáu ngày qua trong bối cảnh có thể có một vụ kiện tại tòa án SEC chống lại Ripple Labs với yêu cầu từ cả hai phía được giải quyết nhanh chóng.
"White Hacker" đã nhận được 400 ETH (khoảng 531 nghìn USD) từ Arbitrum để xác định một lỗ hổng trong mã giao thức của Arbitrum có thể dẫn đến mất hàng triệu đô la tiền mặt.
Đây là động thái quan trọng trên thị trường tài chính nhưng chưa đủ nếu các nhà chức trách Nhật Bản thực sự muốn ngăn chặn sự sụt giảm của đồng yên. Trong quá khứ cũng đã có những sự can thiệp của các ngân hàng trung ương và nếu không có sự phối hợp hiệu quả thì tác động lạc quan lớn khó có thể diễn ra.
Cần phải có một mục tiêu cuối cùng trong việc thực hiện động thái như vậy và nếu phân kỳ chính sách vẫn diễn ra sẽ đẩy Nhật Bản vào thế khó.
Triển vọng kinh tế u ám cùng cuộc khủng hoảng năng lượng sâu sắc ở châu Âu khiến cho đồng euro chưa thể quay lại 0.9900 dù USD suy yếu mạnh sau tin Nhật Bản can thiệp thị trường FX.
Cặp tiền vừa tăng gần 40 pip nhưng vẫn giao dịch ở mức thấp là 0.9886.
USD suy yếu trên diện rộng sau khi BoJ/Bộ Tài chính Nhật Bản can thiệp vào tỷ giá JPY cũng đang hỗ trợ GBP. Cặp cable trở lại trên 1.13 trước thềm quyết định của BoE lúc 6h chiều tối nay.
BoE cũng sẽ là ngân hàng trung ương cuối cùng công bố quyết định lãi suất, khép lại 1 tuần vô cùng bận rộn với tận 4 cuộc họp.
Ta đã có một Fed cực kỳ hawkish, một BoJ tuyên bố can thiệp để hạ nhiệt USDJPY, một SNB nhạt nhẽo, vậy liệu BoE có gây thêm bất ngờ gì?
Đừng quên rằng BoE là ngân hàng trung ương đầu tiên tăng lãi suất, và quyết định của họ lúc đó đã gây nhiều bất ngờ. Giờ đây, với kinh tế Anh đi vào lòng đất, liệu BoJ có đem tới một bất ngờ dovish?
Tin BoJ/Bộ Tài chính can thiệp đang khiến USDJPY bị đạp rất mạnh, và có vẻ sự suy yếu của USD đang lan rộng ra khắp các đồng tiền khác. Chỉ số DXY giảm về 110.78 điểm, thoái lui gần như toàn bộ đà tăng từ FOMC.
Cặp tỷ giá này đã giảm từ 145.80 xuống mức thấp nhất hiện tại là 142.48 sau khi các nhà chức trách Nhật Bản tiến hành mua đồng yên, bán đô la lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm 1998.
Đây là một động thái lịch sử trên thị trường và là một tín hiệu lớn về quyết tâm của họ.
Theo quan chức tiền tệ cấp cao của Nhật Bản ông Kanda, BoJ và chính phủ Nhật sẽ triển khai mua JPY, bán USD để can thiệp vào thị trường. Đây là lần can thiệp đầu tiên kể từ tháng 6/1998.
SNB đã tăng lãi suất thêm 75 bps lên 0.50%, kết thúc kỷ nguyên lãi suất âm nhưng có vẻ các thị trường đã kỳ vọng một mức tăng cao hơn. ĐỊnh hướng chính sách của họ vẫn giữ nguyên và họ thậm chí còn nâng cao dự báo lạm phát. Đây là một gợi ý tiềm năng rằng SNB sẽ thắt chặt chính sách hơn nữa.
EUR/CHF đã chứng kiến một mức tăng đột biến từ 0.9470 lên 0.9600 và giá đang chạy lên gần kháng cự ngắn hạn từ các đường MA hàng giờ chính. Kháng cự tại 0.9612-0.9617 sẽ là vùng cần theo dõi vì phe bán có thể dựa vào đó để tận dụng phản ứng ban đầu đối với quyết định chính sách của SNB.
Trong khi đó, USD/CHF cũng đang tìm cách bứt phá lên trên đường MA 100 ngày ở mức 0.9681. USD/CHF có thể sẽ kiểm tra lại mức cao nhất của tháng 7 và đầu tháng 9 ở khoảng 0.9850-0.9886.
Thị trường chứng khoán châu Âu sập mạnh trong bối cảnh khả năng 'hạ cánh mềm' giảm sau khi Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản và báo hiệu thắt chặt hơn nữa. Các chỉ số chính đồng loạt giảm sâu hơn 1% ngay khi phiên Âu mở cửa. Chỉ số Stoxx 600 nhanh chóng giảm 1.4% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 5/7, vốn đã suy giảm trước đó vào phiên Á. Các hợp đồng S&P 500 cũng mất 0.7%, ghi nhận đà giảm hơn 20% kể từ mức đỉnh trong tháng Một đầu năm nay. Hiện các chỉ số đã ổn định trở lại nhưng vẫn duy trì sắc đỏ.
DAX -0.24%
CAC -0.47%
FSTE -0.16%
IBEX -0.07%
Euro stoxx 50 - 0.31%
STOXX 600 - 0.48%
Đồng tiền biến động mạnh nhất hôm nay gọi tên yên Nhật. Sau khi công bố giữ nguyên định hướng chính sách tiền tệ và hàng loạt phát biểu của Thống đốc Kuroda, USD/JPY tăng vọt lên trên 145 nhưng nhanh chóng giảm hơn 1% sau khi BOJ có động thái can thiệp vào thị trường FX khiến cặp tiền bay hơn 1%. Điều này khiến cho USD lao đao, thoái lui toàn bộ đà tăng có được kể từ FOMC. GBP nhân cơ hội này quay trở lại trên 1.1300 trong khi EUR vẫn chật vật dưới 0.9900. SNB tăng lãi suất thêm 0.75% như dự kiến, khiến CHF suy yếu so với USD và EUR.
Giá vàng suy yếu trong ngày, tranh thủ tăng được hơn $14 nhờ USD suy yếu, hiện có giá $1,670/oz. Dầu thô WTI cũng được hưởng lợi nhưng không quá đáng kể, hiện giao dịch ở mức $84.1/thùng.
Đồng bảng Anh, đồng euro cũng đã giảm so với đô la.
Thống đốc Kuroda đã nhắc đến hai đồng tiền lớn này đầu tiên. Tuy nhiên, cả đồng euro và bảng Anh đều không chứng kiến mức giảm 26% so với đô la trong năm nay, vậy liệu sự so sánh này có đang khập khiễng hay không?
USD/JPY đã chính thức phá qua 145.00 cách đây ít phút.
Việc USD/JPY vươn lên các mốc cao hơn nữa sau quyết định chính sách của Fed và BoJ là điều hoàn toàn có thể.
Cặp tỷ giá này đã tăng lên mức quan trọng trong hai tuần nay và chúng ta sẽ thấy được sự đột phá trong hôm nay. Mức cao nhất năm 1998 ở khoảng 146.79-147.67 sẽ là kháng cự quan trọng tiếp theo nhưng tỷ giá cũng có thể tăng lên gần mức 150.00.
Các quan chức Nhật Bản nhìn nhận về đồng tiền yên là kết quả không phải vấn đề, mà quan trọng là hành trình. Nói cách khác, họ cảm thấy ổn khi đồng yên giảm hơn nữa và tốc độ suy yếu mới là điều quan trọng nhất đối với họ ở giai đoạn này.
Schnabel, thành viên Ban điều hành của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết:
Trong ngắn hạn, lạm phát có thể sẽ cao hơn nữa bất chấp việc tăng lãi suất
Kinh tế Đức có thể khó tránh khỏi suy thoái
Nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang phải đối mặt với những căng thẳng đáng kể khi bước vào mùa đông, hơn nữa rủi ro suy thoái ngày càng hiện hữu và có thể trở thành sự thật ở khu vực này.
Một thông cáo quan trọng từ Powell ngay trước phiên hỏi đáp dành cho các phóng viên, ông nói rằng "Thông điệp chính của tôi không thay đổi kể từ Jackson Hole". Minh chứng cho điều đó của Fed là một dự báo về dot plots diều hâu hơn. Biểu đồ Dot Plot của FOMC rõ ràng báo hiệu các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn cho đến cuối năm 2023 trước khi có bất kỳ đợt cắt giảm nào, cao hơn mức thị trường đang định giá. Các quan chức dự báo rằng lãi suất sẽ đạt 4.4% vào cuối năm nay và 4.6% vào cuối năm 2023, một sự thay đổi diều hâu hơn dự kiến. Điều này có nghĩa là một đợt tăng 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp có thể được đưa ra vào tháng 11 - khoảng một tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ.
Hôm nay là một ngày náo nhiệt với thị trường khi mà quyết định tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương đang làm chao đảo các chỉ số chính của Forex và chứng khoán.
Chứng khoán châu Á giảm điểm, HĐTL S&P500 giảm gần 0.5% do chịu ảnh hưởng tâm lý một phần từ chứng khoán Mỹ và dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn trong khu vực là Trung Quốc bị cắt giảm. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất, không tham gia vào làn sóng thắt chặt chính sách toàn cầu và khiến đồng yên trượt xuống mức thấp nhất trong 24 năm.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã đưa ra tín hiệu rõ ràng rằng họ sẵn sàng chấp nhận suy thoái kinh tế như một sự đánh đổi cần thiết để kiểm soát lạm phát. Sau tin, DXY tăng ổn định trong phiên, giữ ở mức trên 111.000.
Theo Bloomberg, nguồn cung đến từ khai thác mỏ sẽ đạt đỉnh vào năm 2024. S&P Global dự đoán kịch bản thế giới vào năm 2035 sẽ thiếu hụt 10 triệu tấn đồng, cao nhất trong lịch sử. Goldman Sach ước tính các đơn vị khai thác đồng sẽ phải chi 150 tỷ USD trong thập kỷ tới để giải quyết bài toán thiếu hụt 8 triệu tấn kim loại này, theo thông tin từ báo cáo tháng gần nhất. BloombergNEF cho rằng vào năm 2040, nguồn cung đến từ khai thác có thể thiếu hụt 14 triệu tấn so với nhu cầu và sẽ phải bù đắp bằng cách tái chế kim loại.