Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm dẫn đầu đà tăng
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Tiếp nối đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua, thị trường chứng khoán châu Á đều giảm đêỉm khi các nhà đầu tư lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm cũng như phản ứng với số liệu lạm phát của Trung Quốc, giảm từ 1% xuống 0.8% trong tháng 8.
Janet Yellen cảnh báo rằng Bộ Tài chính có thể sẽ vi phạm giới hạn nợ chính phủ vào tháng 10, và tiếp tục kêu gọi Quốc hội tăng mức trần. Charles Schumer và Nancy Pelosi cho biết có nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề, những người phát ngôn của Hạ viện nói thêm rằng tăng trần nợ chính phủ không nằm trong kế hoạch điều chỉnh ngân sách.
Bang lớn nhất nước Úc tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới ở mức cao. Tình hình tiêm chủng vẫn đang được triển khai tốt, và theo đúng kế hoạch, 35 ngày nữa, tỷ lệ tiêm chủng sẽ đạt 80%.
Trong hôm nay New Zealand ghi nhận 15 ca nhiễm COVID-19 mới. Đối với tiến triển vaccine, họ đang nhập về 250,000 liều. Trong số những người đủ điều kiện, 28% người đã tiêm đủ 2 liều và 54% người dân đã tiêm một liều.
Bloomberg Economics dự báo chương trình mua trái phiếu thông qua PEPP sẽ được duy trì ở "tốc độ cao" trong quý 4. Dự báo lạm phát trung hạn khó có thể bị thay đổi, mặc dù dự báo ngắn hạn nên được nâng lên đáng kể. Morgan Stanley cũng nhận định ECB sẽ duy trì quan điểm dovish trong năm nay, khiến EUR/USD giảm trong quý 4 khi Fed bắt đầu thắt chặt.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ khi các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực do biến chủng Delta của COVID-19. Dow Jones giảm 0.20%, S&P 500 giảm 0.13% còn Nasdaq giảm 0.57%.
Trên thị trường FX, đồng USD tiếp nối đà tăng trong tuần này, nhưng đã phần nào bị suy yếu vào gần cuối phiên khi ông John Williams, một quan chức Fed cho rằng nền kinh tế vẫn cần một tiến bộ đáng kể trước khi có thể tiến hành thắt chặt chính sách. Chỉ số DXY tăng 0.19% lên 92.70 sau khi chạm đỉnh 92.86 trong phiên và lợi suất 10 năm giảm về 1.34%. Điều này kéo theo các đồng tiền khác đều giảm so với USD, trong đó EUR/USD giảm 0.22% xuống 1.1813, GBP/USD giảm 0.08% xuống 1.3771, USD/CAD tăng 0.33% lên 1.2688, sau khi BoC giữ nguyên chính sách tiền tệ của mình trong cuộc họp vừa qua.
Vàng giảm 0.28% xuống $1,789/oz khi đồng USD mạnh lên. Giá dầu tăng lên $69.3/thùng.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu hôm nay tiếp tục đóng cửa giảm điểm:
Tại Mỹ, ba chỉ số lớn cũng đang ảm đạm không kém:
Sau đây là một số bình luận từ các quan chức BoE.
Thống đốc Bailey:
Dave Ramsden:
Không thể cản lại được sức mạnh của đồng đô la trong vài phiên gần đây. Sau khi tăng mạnh trong ngày hôm qua nhờ lợi suất trái phiếu lên hơn 1.38%, hôm nay chỉ số DXY tiếp tục lên đến mức 92.8 điểm, tăng 0.35% trong ngày. Các đồng tiền khác đều kéo dài đà giảm từ đầu phiên Mỹ: EUR và GBP giảm 0.3%. AUD giảm 0.5%. NZD giảm 0.23%. CAD đang chịu nhiều áp lực nhất, giảm tới 0.7% sau quyết định của BoC. Vàng cũng đã xuống vùng 1,787 sau một thời gian đi ngang tại 1,795.
Đà tăng yếu đuối của vàng trong năm này dù lãi suất thấp và lạm phát cao có vẻ đang không tốt cho triển vọng tương lai của kim loại này. Tuy nhiên, các chuyên gia tại SocGen nhận định rằng vàng vẫn có khả năng tăng trong ngắn hạn, và sẽ đạt mức trung bình 1,750 trong năm 2022. Với trường hợp kinh tế suy yếu, vàng được dự báo sẽ lên tới 2,100/oz, tuy nhiên, trong trường hợp kinh tế tiếp tục khởi sắc, khả năng vàng rơi xuống vùng 1,600 là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hiện tại, vàng đang tiếp tục rơi xuống vùng 1,785, tương ứng với mức giảm 0.5% trong ngày.
Quan chức BoC đã có một số bình luận đáng chú ý sau quyết định giữ nguyên lãi suất và QE:
Có vẻ như nỗi sợ tiếp tục bao trùm thị trường, từ nỗi sợ Covid cho tới nỗi sợ Trung Quốc siết chặt quy định. Trước tình hình tâm lý risk-off như vậy, chứng khoán Mỹ đang khởi đầu phiên hôm nay khá ảm đạm khi chỉ số Dow Jones giảm 0.2%, S&P 500 giảm 0.23% và Nasdaq giảm 0.28%. Tại châu Âu, các chỉ số đang giảm sâu hơn rất nhiều: chỉ số DAX giảm 1%, Stoxx 600 giảm 0.7%, FTSE 100, CAC và FTSE MIB đồng loạt giảm 0.5%.
Tình hình hiện tại đang ủng hộ cho đồng bạc xanh, chỉ số DXY chạm mức 92.7 điểm. EUR và GBP giảm 0.2%. CHF giảm 0.24%. JPY chưa có nhiều thay đổi. AUD giảm 0.18%, NZD tăng nhẹ 0.07% và CAD giảm 0.23%. Nhìn chung, thị trường vẫn chưa có nhiều biến động mạnh do thiếu đi xúc tác. Trong hai phiên cuối tuần, báo cáo trợ cấp thất nghiệp lần đầu và PPI tại Mỹ sẽ rất được chú ý.
Vàng tiếp tục chật vật quanh vùng 1,794, hầu như không có thay đổi so với phiên hôm trước. Dầu tăng 1.72% lên $69.5/thùng.
Sau một phiên giảm sâu khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh, vàng hôm nay tiếp tục chật vật khi chưa thể vượt lại lên 1,800. Kim loại này đi ngang quanh vùng 1,795 trong phiên hôm nay, với ba lần vượt được lên 1,800 nhưng đều nhanh chóng giảm xuống. Lợi suất trái phiếu giảm xuống trong phiên hôm nay có thể hạn chế đà giảm của vàng, tuy nhiên với việc đánh mất hỗ trợ tại đường MA 200 ngày, phe bán vẫn sẽ nắm quyền kiểm soát.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,796.
Phó chủ tịch SNB, Fritz Zurbruegg cho rằng đồng Franc đang được thị trường định giá cao ở thời điểm hiện tại.
Đây chỉ là một chút nhắc nhở "thân thiện" của SNB về quan điểm của họ đối với CHF. Ngay cả khi chúng ta sẽ vượt qua đại dịch trong những năm tới, đừng hy vọng điều đó sẽ thay đổi nhiều quan điểm chính sách từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ.
NHK đưa tin Nhật Bản được cho là sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 30 tháng 9.
Trong khi tình hình COVID ở Nhật Bản đang trở nên tốt hơn trong tuần qua, số ca mắc hàng ngày vẫn đang giữ ở mức cao hơn so với hồi tháng Bảy.
Tin tốt là ít nhất việc tiêm chủng đang nhanh dần với khoảng 49% dân số Nhật Bản được tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày hôm qua.
Các ngân hàng lớn từ Morgan Stanley đến Credit Suisse và Citi đều đã cảnh báo các nhà đầu tư về triển vọng thị trường chứng khoán Hoa Kỳ:
Đồng USD tiếp tục thể hiện sức mạnh trong phiên hôm nay.
Những lo lắng tiếp tục gia tăng đối với China Evergrande
Fitch là công ty mới nhất tham gia vào một loạt hạ cấp đối với Evergrande, làm tăng thêm lo lắng cho nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc. Fitch nói rằng:
Việc hạ tín nhiệm phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng một loại vỡ nợ nào đó có thể xảy ra. Chúng tôi cho rằng rủi ro tín dụng cao do thanh khoản eo hẹp, doanh số theo hợp đồng giảm, áp lực giải quyết các khoản thanh toán chậm cho nhà cung cấp và nhà thầu, và tiến độ thanh lý tài sản hạn chế.
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Robert Holzmann
Trong khi đó, ông Vasle, thành viên ECB đưa ra bình luận rằng vẫn cần một lập trường chính sách tiền tệ có tính thích ứng cao và những làn sóng mới của đại dịch có thể làm chậm quá trình phục hồi. Vậy, chính xác thì thông điệp mà họ đang muốn gửi ở đây là gì?
Dữ liệu mới nhất do INSEE phát hành - ngày 8 tháng 9 năm 2021
Thâm hụt thương mại của Pháp mở rộng trong tháng 7 do xuất khẩu giảm 2.0% trong tháng trong khi nhập khẩu cải thiện nhẹ 0.1%. Vẫn còn một số khó khăn trong điều kiện thương mại nhưng nhìn chung, chúng sẽ cho thấy sự cải thiện theo thời gian.
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức đi ngang
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh giảm 0.4%
Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX Tây Ban Nha giảm 0.1%
Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản đang tiếp tục pbứt phá với chỉ số Nikkei đóng cửa tăng 0.9% và trên mốc 30,000 lần đầu tiên kể từ tháng Ba. Trong khi đó, Hang Seng giảm 0.2% và Shanghai Composite giảm 0.1% trong ngày.
Eduardo Abreu, Phó chủ tịch mảng kinh doanh mới của Visa tại Brazil cho biết công ty có kế hoạch phát triển các ứng dụng (API) để hợp nhất các ngân hàng truyền thống với các sản phẩm mật mã. Bằng cách này, khách hàng có thể đầu tư vào tiền mã hóa và ETF trong các nền tảng ngân hàng mà không cần trung gian.
Đồng thời, Visa đang làm việc với một số công ty quốc gia để phát hành thẻ tiền mã hóa. Trong số này có Zro Bank, Alterbank và Rippio, sẽ cho phép người dùng kết nối những tài khoản này với tài khoản ngân hàng.
Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ "nên thúc đẩy kế hoạch thu hẹp gói kích thích đại dịch lớn của mình", thống đốc James Bullard, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times hôm thứ Tư.
“Có rất nhiều nhu cầu về người lao động và có nhiều cơ hội việc làm hơn là số người lao động thất nghiệp”.
Theo số liệu của NFP của Hoa Kỳ, “Khi bạn rơi vào khủng hoảng, bạn phải chuẩn bị cho những bước ngoặt. Những con số này sẽ tăng lên và xuống. "
Phản ứng thị trường
Chỉ số đô la Mỹ giảm nhẹ trước những bình luận hawkish từ Fed’s Bullard, quay trở lại mức cao hàng tuần là 92.57.
Người đứng đầu Cơ quan quản lý tài chính của Vương quốc Anh đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi các quy định chặt chẽ hơn đối với các nền tảng quảng bá tiền mã hóa. Người đứng đầu FCA, ông Charles Randell, đã phát biểu tại Hội nghị chuyên đề quốc tế về tội phạm kinh tế của Cambridge và nói rằng các cơ quan quản lý phải được trao nhiều quyền lực hơn để đảm bảo bảo vệ nhà đầu tư. Điều này phù hợp với những gì Chủ tịch SEC Hoa Kỳ Gary Gensler từng nói.
Bài phát biểu ông Randell đưa ra ba vấn đề chính cần được giải quyết:
Blackrock nhận định:
Thị trường kỳ vọng BoC sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ, tạm thời trì hoãn việc cắt giảm QE. Dữ liệu kinh tế có xu hướng yếu hơn trong tháng qua, và BoC sẽ đánh giá đầy đủ tại cuộc họp trong hôm nay, nhiều khả năng sẽ đưa ra quyết định chính sách trong cuộc họp sau đó (ngày họp tiếp theo là ngày 28 tháng 10).
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 14/7 tại 1.385% khi Bộ Tài chính phát hành 120 tỷ USD trái phiếu trong cuộc đấu giá, và 58 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Đức đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần khi họ cũng đã bán đấu giá trái phiếu vào thứ 4 vừa rồi.Còn tại Anh, lợi suất đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6 sau khi chính phủ bán các trái phiếu 4 và 50 năm trong một cuộc đấu giá.
Bang NSW của Úc ghi nhận 1480 ca nhiễm COVID-19 mới trong 24 giờ qua, tăng mạnh so với ngày hôm qua đạt 1220 ca nhiễm.
Một phiên giao dịch mà các nhà đầu tư mất ăn mất ngủ với thị trường tiền điện tử, khi chúng bất ngờ bị bán tháo vào tối và đêm qua. Bitcoin giảm 11% xuống $46,866, khi El Salvador chính thức hợp pháp hóa đồng tiền này, kéo theo đà bán tháo của một số đồng tiền vốn hóa lớn khác, như XRP giảm hơn 18% xuống $1.129, ETH giảm 12.5% xuống $3,435.
Trên thị trường FX, đồng Dollar đã tăng mạnh trong phiên vừa rồi khi lợi suất tại Mỹ tăng mạnh lên mức 1.38% với kỳ hạn 10 năm, cùng với đó, các nhà đầu tư đóng các vị thế Short USD so với EUR trước thềm cuộc họp ECB cũng đã khiến chỉ số DXY tăng 0.34% lên 92.53. EUR/USD giảm 0.25% xuống 1.1838. CAD giảm mạnh nhất nhóm G-7 với mức giảm 0.94%, còn AUD/USD giảm 0.75% xuống 0.7384, khi RBA vẫn đi theo lập trường dovish của mình trong cuộc họp mới nhất, họ đã giữ nguyên lộ trình cắt giảm QE của họ kéo dài đến tháng 2/2022. GBP/USD cũng giảm 0.34% xuống 1.3782 khi chính phủ Anh có kế hoạch tăng thuế.
Thị trường chứng khoán giảm điểm khi các nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng bởi biến chủng Delta. Goldman Sachs cũng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2021. Dow Jones giảm 0.76%, S&P 500 giảm 0.34%, Nasdaq đi ngang.
Vàng giảm sâu 1.6% xuống $1,794/oz. Giá dầu giảm nhẹ xuống $68.35/thùng.
Các chỉ số châu Âu đều đã ghi nhận giảm điểm trong phiên hôm nay:
Tại Mỹ, ba chỉ số lớn cũng đang trong tình cảnh tương tự:
Đô la tăng mạnh đang gây thêm sức ép cho vàng, đồng thời cả Bitcoin và các đồng tiền ảo khác. Bitcoin đã giảm xuống mức đáy ngày tại 42,830, mức thấp nhất kể từ đầu tháng Tám, hiện tại đã hồi phục lại lên vùng 44,000, nhưng vẫn giảm hơn 15%. ETH cũng đã chạm xuống mức 3,000, nhưng lúc này đã hồi phục lại.
Nhờ việc lợi suất trái phiếu Mỹ tăng lên 1.38%, cùng với việc dầu suy yếu trong phiên hôm nay, USD đang có rất nhiều hỗ trợ trong khi CAD lại đang chịu sức ép từ nhiều phía. Điều này đã đẩy USDCAD tăng lên đỉnh ngày tại 1.2643, xóa toàn bộ đà giảm do NFP. Hiện tại USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2634.
Trong phiên hôm nay, lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ lên đến mức 1.38%. Chỉ số DXY đang sát nút 92.5 điểm trong phiên hôm nay, tăng 0.3%, và USD đang kéo dài khoảng cách với các đồng tiền còn lại. EUR tiếp tục giao dịch gần mức đáy ngày tại 1.1844. GBP cũng đang giảm gần 0.4%. AUD và NZD vẫn là hai đồng tiền yếu nhất phiên, giảm lần lượt 0.8% và 0.53%. Vàng tiếp tục bị đạp mạnh xuống 1,798, trước đó cũng chạm đáy ngày tại 1,796.
Kim loại này hôm nay tiếp tục suy yếu, và đáy ngày hôm nay đã chạm xuống vùng 1,799, nhưng lúc này đã hồi phục trở lại. Hiện tại, vàng đã giảm hơn 1.2% trong ngày. Có vẻ như báo cáo lao động NFP không giúp được gì mấy cho vàng, khi chỉ sau hai ngày, đà tăng đã mất hoàn toàn, thậm chí còn giảm xuống thấp hơn.
Sau một ngày nghỉ lễ lao động, các chỉ số chứng khoán Mỹ bắt đầu mở cửa trở lại từ hôm nay. Tuy nhiên phiên chào tuần lại đang khá ảm đạm. Chỉ số Dow Jones hiện đang giảm 0.48%, chỉ số S&P 500 giảm 0.25% và chỉ số Nasdaq chưa có nhiều thay đổi. Tại châu Âu, sắc đỏ đang bao trùm thị trường sau một phiên tăng mạnh: Chỉ số FTSE MIB giảm 0.65%, DAX giảm 0.33%, FTSE 100 và CAC đều giảm 0.2%.
Đồng bạc xanh hôm nay tiếp tục đà phục hồi. Chỉ số DXY chạm đỉnh ngày tại mức 92.47 điểm. Các đồng tiền khác đều đang suy yếu so với USD: EUR giảm 0.1%, GBP và JPY giảm 0.3%. CHF giảm 0.12%. AUD đang giảm sâu nhất, 0.6% sau quyết định lãi suất của RBA. NZD giảm 0.18%. CAD giảm 0.44%. Giá dầu thô giảm có vẻ đang gây sức ép rất lớn lên đồng loonie.
Vàng kéo dài đà điều chỉnh về mức đáy ngày tại 1,808, tuy nhiên hiện đã hồi phục trở lại lên 1,814. Dầu bất ngờ tăng trở lại, xóa sạch toàn bộ mức giảm hơn 1% ban đầu để về mức $68.6/thùng.
Theo các chuyên gia tại TDS, ECB nhiều khả năng sẽ bắt đầu thắt chặt chương trình mua tài sản PEPP trong quý IV năm nay, khi các điều kiện kinh tế đã ổn định hơn. Các yếu tố khác vẫn chưa có kỳ vọng rõ ràng, riêng lạm phát có thể được chỉnh tăng mạnh trong năm nay và năm tới. Vì vậy TDS kỳ vọng EURUSD sẽ lên mức 1.2 trong năm nay.
Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1845.