Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm dẫn đầu đà tăng
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Một báo cáo kém khả quan và sẽ tiếp tục gây áp lực lên EUR. Báo cáo tiếp tục cho thấy tình hình kinh tế ảm đạm tại châu Âu, với lạm phát cao kỷ lục cùng mùa đông lạnh giá đang chờ đợi.
Không có nhiều điều để nói về bình luận này.
Về cơ bản, việc BoJ bơm thanh khoản (đưa JPY ra ngoài thị trường) và Bộ Tài chính mua JPY triệt tiêu nhau, nên tác động có thể coi như bằng 0.
USDJPY chart H1:
Phát hành cả trăm tỷ trái phiếu lúc BoE tăng lãi suất và bán trái phiếu rõ ràng sẽ có nhiều hậu quả. Bảng Anh yếu, thâm hụt ngân sách/tài khoản vãng lai trầm trọng và BoE thắt chặt đang gây áp lực rất lớn lên kinh tế Anh.
Đây rất có thể là dấu hiệu của sự sụp đổ của một thị trường không thể đáp ứng được nguồn cung trong bối cảnh thắt chặt định lượng. Về bản chất, thị trường đang phản ánh nỗi sợ hãi và bất an rất lớn về sự ổn định tài chính ở Anh. Lợi suất trái phiếu Anh 2 năm đã tăng hơn 100bp kể từ thứ Năm đến nay lên 4.50%. Nhiều khi ta phải nhìn mới tin được.
Lợi suất 10 năm cũng đã tăng hơn 70bp lên 4.20%
Nhìn chung, việc USD suy yếu so với đầu phiên đã hỗ trợ khẩu vị rủi ro phần nào. Đa phần các chỉ số chứng khoán châu Á đang mở cửa tăng điểm. Thị trường sẽ tiếp tục đánh giá triển vọng chính sách và câu chuyện thâm hụt tài khoản vãng lai/ngân sách tại Anh sau khi gói ngân sách trăm tỷ được công bố. Hiện tại, cổ phiếu tại Ý đang tăng mạnh nhất sau cuộc bầu cử thủ tướng:
Hiện tại, USD đã thoái lui gần như toàn bộ đà tăng từ sáng nay, nhưng vẫn đang tăng nhẹ trong phiên Âu. GBP vẫn đang giảm hơn 1% trước câu chuyện tại Anh. Vấn đề của nước Anh là lấy đâu ra tiền để mà làm, ngoài phát hành nợ, họ đâu thể đi làm phụ bếp, bồi bàn để tích cóp đủ hơn 100 tỷ Bảng, thậm chí còn giảm thuế? Nhưng ai sẽ là người mua đống trái phiếu đó của họ? BoE đang tăng lãi suất, thì sau đó chính phủ tính sao? Rất nhiều câu hỏi, nhưng không biết trả lời ra sao:
Vàng tăng 0.2% lên $1,646/oz, chủ yếu nhờ USD thoái lui. Dầu chưa có nhiều thay đổi quanh mức $78.4/thùng.
Thị trường vẫn đang không ngần ngại xả sạch tài sản Anh sau khi gói ngân sách không biết lần đâu ra tiền được công bố. 100 tỷ bảng không hề nhỏ (bằng khoảng 1/3 GDP Việt Nam), và thị trường trái phiếu sẽ không hấp thụ nếu Anh phát hành nợ, trừ khi được hưởng lợi suất cao hơn.
Hiện tại lợi suất 10 năm Anh đang ở mức 4.2%, tăng 37bp trong phiên.
Open interest và khối lượng giao dịch trên thị trường HĐTL vàng lần lượt tăng 1.6 nghìn và 16.6 nghìn hợp đồng trong phiên trước, theo số liệu từ CME.
Vàng giảm mạnh trong phiên thứ Sáu giữa tình hình cả OI và volume đều tăng, cho thấy dư địa giảm đang còn nhiều. Phe bán sẽ tiếp tục nhắm tới mức $1,600.
Nhìn chung, tâm lý hiện tại vẫn đang là risk-off khi thị trường trong tình trạng bán mọi thứ. Duy nhất có HĐTL FTSE 100 tăng nhẹ sau khi chính sách tài khóa được công bố, nhưng có lẽ cũng sẽ không kéo dài lâu.
Có một hợp đồng AUDUSD tại 0.6550 khối lượng 1.1 tỷ AUD đáo hạn hôm nay.
Mức này không có nhiều ý nghĩa kỹ thuật hiện tại. Hỗ trợ 0.6500 có lẽ sẽ là mức đáng chú ý hơn nếu nhìn vào khẩu vị rủi ro lúc này, nhưng dù sao ta cũng cần chú ý tới hành động giá bất ngờ.
Đồng đô la tiếp tục tăng nóng trong tuần mới. Động thái bất ngờ nhất sáng nay là GBP/USD khi tỷ giá này giảm 3% xuống 1.0535 sau khi chạm mức thấp nhất 1.0357.
Đồng bảng Anh đã phải chịu áp lực nặng nề sau khi nước này kêu gọi cắt giảm thuế vào cuối tuần trước.
EUR/USD đã giảm 0.6% xuống 0.9630 trong khi USD/JPY một lần nữa tăng 0.6% lên 144.20 khi sự can thiệp của Nhật Bản bắt đầu thoái lui. Các loại tiền tệ hàng hóa cũng chịu áp lực với tâm lý risk-off sau đợt bán tháo cuối tuần trước. S&P 500 tương lai giảm 0.7% thời điểm hiện tại.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay không có nhiều điều đáng chú ý:
Theo Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda:
USD/JPY đã tăng thêm 0.6% lên 144.20 trong ngày, khi các traders đang dần kỳ vọng mốc 145.00.
Với việc đồng bảng Anh đang rơi tự do cần sự giải cứu của Ngân hàng Trung ương Anh. Câu hỏi đặt ra là, ngân hàng trung ương thực sự có thể làm gì?
Can thiệp bằng lời nói là một nhưng ở giai đoạn này, BoE có thể cần gửi một thông điệp lớn hơn tới thị trường.
Tăng lãi suất khẩn cấp có vẻ là công cụ hợp lý nhất nhưng đó sẽ chỉ là một giải pháp tạm thời.
Đây là hoàn cảnh khó khăn đối với Bailey & co. và điều đó thực sự đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều sau thông báo ngân sách của Truss và Kwarteng vào cuối tuần trước.
Đồng bảng Anh đã phải đối mặt với một chặng đường khó khăn sau khi GBP/USD phá vỡ mức thấp nhất của đại dịch dưới 1.1400 nhưng tốc độ giảm trong hai phiên vừa qua khá đáng kinh ngạc. Vẫn có các điểm dừng trên đà giảm khi tỷ giá này phá vỡ dưới 1.1200 và sau đó là 1.1000 trước một đợt lao dốc khác trong phiên Á sáng nay khi giao dịch xuống mức thấp nhất là khoảng 1.0357.
Từ góc độ kỹ thuật, không có bất kỳ hỗ trợ thực sự nào cho GBP/USD khi nó giao dịch ở mức thấp nhất kể từ năm 1985. Mức thấp sau đó là khoảng 1.0520-45. Cặp tiền này đang hướng tới một sự phá vỡ ngay cả khi có một chút phục hồi trở lại mức 1.0540 vào thời điểm hiện tại.
Đây có thể coi là sự suy tàn của nền kinh tế Anh bất chấp thực tế là chính phủ đang cố gắng củng cố các điều kiện tăng trưởng. Cắt giảm thuế là rất tốt, nhưng không nên quá nhiều khi quốc gia đang cố gắng kích thích một nền kinh tế đang gặp vấn đề. Anh đang bị định nghĩa như một thị trường mới nổi.
Liên minh cánh hữu của Ý dường như đã giành được rõ ràng đa số sự ủng hộ ở cả hai viện của quốc hội, đánh dấu một sự thay đổi khá lớn trong lịch sử của đất nước. Dù thế nào đi nữa, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp kỷ lục mang đến tâm lý không thực sự yên tâm với kết quả này.
Bà Meloni, với tư cách là lãnh đạo của đảng liên minh lớn nhất, cũng có khả năng trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Ý. Nếu vậy, đây cũng là lần đầu tiên sau Thế chiến 2, Ý có một chính phủ cánh hữu lãnh đạo. Đây sẽ đánh dấu một sự thay đổi lớn so với chính phủ của Draghi trong 18 tháng qua và sẽ rất đáng trông chờ phản ứng sắp tới của Ý đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine .
Ý cũng đang gặp phải những vấn đề chung mà châu Âu phải chịu như giá năng lượng tăng vọt, cuộc khủng hoảng khí đốt, tình hình đang diễn ra ở Ukraine và nguy cơ suy thoái gia tăng trong khu vực.
Các nhà đầu tư đồng đang bán ra vì lo ngại rằng suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu đối với kim loại này. Vài ngày trước, tập đoàn khai thác mỏ khổng lồ Newmont đã tạm hoãn kế hoạch cho một dự án đồng trị giá 2 tỷ đô la ở Peru. Freeport-McMoRan Inc., nhà cung cấp đồng lớn nhất thế giới, đã cảnh báo rằng giá hiện nay không đủ để hỗ trợ các khoản đầu tư mới.
Các chuyên gia hàng hóa đã cảnh báo về khả năng suy thoái đồng trong nhiều tháng. Và sự suy thoái có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về nguồn cung trong tương lai, có thể gây ra lạm phát do chi phí sản xuất tăng. Phải mất ít nhất 10 năm để phát triển một mỏ mới và đưa nó vào hoạt động, điều đó có nghĩa là các quyết định mà các nhà sản xuất đưa ra ngày hôm nay sẽ giúp xác định nguồn cung trong ít nhất một thập kỷ.
Theo Bộ trưởng Tài chính Suzuki:
Hôm nay là một phiên thứ Hai với thanh khoản tương đối mỏng tại Châu Á với New Zealand nghỉ lễ. Nhưng điều đó cũng không ngăn Bảng Anh bị đạp ngay từ rất sớm.
Cặp cable (tên lóng của GBPUSD, dịch thô là cáp) chạm đáy quanh 1.0390 trước khi hồi phục nhẹ. Ta có thể nhận được một số giải thích như "fat finger" hay "flash crash" nhưng không. Dù pha sập diễn ra rất nhanh, đây đều đến từ phân tích cơ bản (do tuyên bố ngân sách từ thứ Sáu, không biết Anh lấy đâu ra tiền để làm) và bán hoảng loạn để thoát vị thế.
Nói đơn giản, USD lại là vua.
Chỉ số Hang Seng và SSE là chỉ số duy nhất tăng lúc này, sau tin các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc nhận được lệnh mua cổ phiếu. Các chỉ số còn lại đều đang chìm trong sắc đỏ.
Hàn Quốc cho biết Interpol đã yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật toàn thế giới xác định vị trí và bắt giữ người đồng sáng lập Terraform Labs, Do Kwon, người phải đối mặt với cáo buộc liên quan tới việc 60 tỷ USD thị trường tiền điện tử bốc hơi sau lùm xùm Terra/Luna.
Suzuki cho biết chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chia sẻ quan điểm về những lo ngại về sự suy yếu của đồng Yên
Phiên London sẽ sớm mở cửa, và BoE sẽ phải bắt đầu tính toán ngay từ lúc này.
Có một số cuộc bàn tán cho rằng BoE sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất khẩn cấp để kìm hãm đà giảm của GBP.
Đây sẽ là hồi chuông cảnh báo cho nền kinh tế Vương quốc Anh.
Chỉ số Hang Seng hiện đang đi ngược sóng khi tăng 0.4%. Phần còn lại của thị trường hầu như chìm trong sắc đỏ.
Bảng Anh sập ngay từ sáng sớm phiên Á cũng đang tạo thêm động lực cho USD. Đồng bạc xanh đang mạnh lên so với đa số các đồng tiền G10 và châu Á khác.
Các NHTW châu Á có thể tiếp tục can thiệp bằng lời nói nhưng sẽ không muốn đụng tới dự trữ ngoại hối của mình như trong năm 1997. Phản ứng của Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng tương đối tới các quốc gia châu Á khác.
GBP tiếp tục sập rất mạnh ngay từ đầu phiên Á. Bảng Anh có lúc đã giảm tới 500 pip về 1.03, nhưng hiện tại đã hồi phục lại về quanh 1.05.
Có vẻ như thị trường vẫn đang rất thiếu niềm tin vào kế hoạch tài khóa của tân thủ tướng và tân bộ trưởng tài chính, cần tới hơn 100 tỷ Bảng nhưng không biết lấy tiền đâu ra, đặc biệt khi họ còn tuyên bố cắt giảm thuế.
Đây là đáy mới của cặp tiền.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đặt tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ (CNY) trong nước cho phiên giao dịch sắp tới ở mức 7.0298
PBOC đang muốn giảm tốc độ suy yếu của CNY:
EUR và GBP tiếp tục dẫn đầu đà giảm, với GBP lại giảm thêm hơn 300 pip nữa. Trước đó, GBPUSD cũng đã về 1.03, nhưng sau đó hồi phục về mức hiện tại.
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á Masatsugu Asakawa phát biểu vào thứ Sáu tuần trước.
Thêm vào đó, ông cho rằng việc can thiệp ngoại hối là những công cụ mà các nhà chức trách châu Á có thể sử dụng trong cuộc chiến chống lại đồng đô la Mỹ đang tăng mạnh.
Ta đã thấy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản can thiệp ngoại hối vào tuần trước và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể sẽ là nước tiếp theo tiến hành việc này.
Theo ông Naoyuki Shinohara:
Reuters ước tính tỷ giá tham chiếu USD/CNY của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là 7.0019
PMI sơ bộ tháng 9 của Nhật Bản:
Đồng đô la Mỹ đang tiếp tục tăng cao hơn.
GBP đang giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985, ở ngưỡng 1.0750
Cả ba chỉ số chứng khoán chính tại Mỹ đều chốt phiên thứ Sáu giảm sâu, khi giới đầu tư tiếp tục đánh giá lo ngại rằng Fed sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng để kìm hãm lạm phát trước những bình luận của chủ tịch Powell trong buổi họp báo sau cuộc họp thứ Tư. Chỉ số Dow Jones chạm đáy năm 2022 mới, đóng cửa ngay gần ngưỡng thị trường gấu (giảm 20% từ đỉnh), đồng thời cũng phá qua mức 30,000. Các chỉ số khác cũng đang tiến gần đáy tháng 6 năm nay:
Dù khẩu vị rủi ro ảm đạm và tâm lý với USD vẫn đang là yếu tố chi phối, một câu chuyện mới đang bắt đầu tại Anh. Tân Bộ trường Tài chính Kwasi Kwarteng đã công bố gói ngân sách của mình, trị giá tới 162 tỷ Bảng, nhằm giảm thuế và hỗ trợ giá năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp tại Anh.
Chính phủ Anh đang muốn chi tiêu rất nhiều, nhưng lại tuyên bố giảm thuế; không khó hiểu khi thị trường băn khoăn rằng “bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà làm?” Và Chính phủ không thể chỉ đơn giản giơ hai bàn tay trắng ra, làm đủ nghề từ phụ bếp đến bồi bàn, mà sẽ phải phát hành thêm nợ - hơn 100 tỷ Bảng trái phiếu chính phủ. Hơn nữa, việc BoE tiếp tục tăng lãi suất đang cực kỳ xung đột với kế hoạch này, khi chi phí thực tế có thể tiếp tục phình to lên.
Phản ứng dễ hiểu của thị trường là đem bán sạch GBP và trái phiếu chính phủ Anh với niềm tin rất thấp vào tính khả thi của kế hoạch này. Bảng Anh giảm hơn 400 pip so với USD, còn lợi suất trái phiếu chính phủ Anh 10 năm tăng gần 32 điểm cơ bản lên 3.81%, mức cao nhất kể từ tháng 5/2010. USD cũng tăng mạnh so với các đồng tiền khác và thiết lập đỉnh 2022 mới do tâm lý risk-off bao trùm toàn thị trường.
Vàng giảm gần $28/oz xuống $1,643 trước sức ép quá lớn từ USD và lợi suất tăng. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 2 năm tiếp tục tăng lên 4.2% trong phiên thứ Sáu. Ngoài ra, lợi suất 10 năm cũng lần đầu tiên chạm mức 3.8% trong 11 năm trở lại đây, trước khi thoái lui về mức 3.69%. Giá dầu cũng sập mạnh, giảm gần $5/thùng xuống $78.7/thùng trước lo ngại suy thoái.
Tâm điểm của tuần tới sẽ là rất nhiều phát biểu từ các quan chức ngân hàng trung ương, trong đó có chủ tịch Fed Jerome Powell, chủ tịch ECB Christine Lagarde, thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda. Ngoài ra, báo cáo tâm lý người tiêu dùng và số liệu lạm phát PCE Mỹ cũng sẽ được công bố.
Chỉ số giá nhà Rightmove ở Anh cho tháng 9 tăng 07% so với tháng trước (tháng 8 giảm 1.3%)