Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm dẫn đầu đà tăng
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Nasdaq đã tăng 4.1% trong tuần trước và tiếp tục tăng 1.1% ngày hôm nay. Bên cạnh đó, S&P 500 cũng tăng 1.1%.
Khẩu vị rủi ro của thị trường đang khá tích cực nhưng tất cả đều sẽ bị ảnh hưởng bởi CPI của ngày mai. Thị trường kỳ vọng lạm phát sẽ giảm từ 8.5% xuống 8.1% so với cùng kỳ năm trước nhưng CPI lõi sẽ tăng từ 5.9% lên 6.1% .
Về mặt kỹ thuật, S&P 500 đang nỗ lực để quay trở lại mức 4,200 nhưng cần phải kiểm tra lại đường MA 200 - nơi chỉ số đình trệ vào tháng trước.
Sau khi suy yếu mạnh vào đầu phiên Âu, chỉ số DXY đã cho thấy tín hiệu tích cực hơn.
USD phần nào cải thiện từ mức đáy 107.83 trong ngày lên mức 108.19 ở hiện tại. Chỉ riêng hôm nay USD đã giảm 0.70%.
Hiện mọi sự chú ý của thị trường đang đổ dồn vào dữ liệu lạm phát quan trọng trong tuần để có thêm manh mối về tốc độ tăng lãi suất của Fed.
Credit Agricole CIB Research định giá 85% khả năng BOE tăng lãi suất thêm 75 bp trong cuộc họp tới (đã hoãn sang ngày 22/9 do Nữ hoàng Anh qua đời) và kỳ vọng lãi suất sẽ đạt đỉnh ở mức 4.25% trong năm tới.
"Chúng tôi cho rằng Ủy ban Chính sách Tiền tệ sẽ cố gắng đáp ứng và thậm chí vượt quá kỳ vọng tăng lãi suất của thị trường. Chúng tôi lo ngại rằng các nhà hoạch định chính sách có thể vẫn bị chia rẽ trong vấn đề tăng lãi suất mạnh hơn hơn nữa.", CACIB lưu ý.
Hiện GBP/USD giao dịch ở 1.1702 - mức cao nhất trong gần 2 tuần qua.
Đồng tiền điện tử lớn nhất đang có một ngày đầu tuần tích cực khi liên tục cải thiện, tăng gần 3% trong ngày.
BTC/USD hiện giao dịch ở mức $22,455 - cao nhất kể từ đầu tháng 9 đến nay.
Sắc xanh bao trùm lên các chỉ số chứng khoán chính ngay khi mở cửa, đánh dấu ngày thứ 4 tăng liên tiếp. Cả S&P 500 và Nasdaq 100 đều tăng ít nhất 1%, củng cố đà tăng tuần trước. Khẩu vị rủi ro được cải thiện trong khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ công bố vào ngày mai để có thêm manh mối về tốc độ tăng lãi suất của Fed. Trader hiện kỳ vọng hoàn toàn vào một đợt tăng lãi suất quy mô lớn vào tuần tới, sau hai lần tăng 75bp trước đó của Fed.
Đô la Mỹ tiếp tục giảm trong bối cảnh lạm phát đầu cơ gần đạt đỉnh ngay cả khi Fed giữ vững luận điệu diều hâu. Tất cả các đồng tiền chính của các nước G-10 đều tăng giá so với USD ngoại trừ Yên Nhật. Thống đốc Fed Waller tuần trước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với một đợt tăng lãi suất 'đáng kể', đồng thời Chủ tịch Fed St. Louis cũng nghiêng về đợt tăng lãi suất lần thứ ba. Đồng euro tăng mạnh nhất trong 6 tháng sau khi Chủ tịch Bundesbank ra tín hiệu ủng hộ các đợt tăng lãi suất tiếp theo ở châu Âu.
Thị trường hàng hóa cũng được hưởng lợi nhờ USD. Dầu thô và kim loại công nghiệp tăng giá khi USD giảm chống lại những lo ngại về nhu cầu. Dầu WTI tăng $1.72, tương đương 2%, lên mức $88.5/thùng. Dầu Brent tăng $1.69, tương đương 4.14%, lên mức $92.84/thùng. Vàng cũng đã có một ngày thăng hoa khi liên tục tăng, hiện giao dịch ở giá %1,727/oz. Trước đó giá vàng đã chạm mức cao nhất tháng 9.
Sau nhiều ngày 'lạc trôi', BTC cũng đã có thể tìm lại sức sống, kéo dài đà tăng 6 ngày liên tiếp. Bitcoin hiện có giá $22,368 - mức cao được thấy lần cuối vào ngày 19/8. Ngược lại, ETH giảm 1.59% trong ngày xuống mức $1,738.7.
Trong khi đó, các thị trường cũng phải hiểu rõ tác động của cuộc phản công của Ukraine, sau khi các lực lượng của họ tiếp tục tiến công nhanh chóng ở khu vực Kharkiv, khai thác sự rút lui của hệ thống phòng thủ Nga.
Nga tuyên bố sẽ giành lại thế chủ động trong cuộc tấn công Ukraine sau khi đánh vào các nhà máy điện gây mất điện trên khắp miền đông bắc Ukraine. Trước đó, một cuộc tiến công chớp nhoáng của lực lượng Kyiv đã đảo ngược lợi ích của Moscow.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết hơn 30 khu định cư đã hứng chịu các cuộc không kích và tên lửa của Nga trong ngày qua. Kharkiv, một trong ít nhất hai nhà máy điện bị tên lửa tấn công, đã được khôi phục điện nhưng lại sập điện một lần nữa vào cuối ngày thứ Hai sau khi bị pháo kích liên tục.
Phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ không dừng lại cho đến khi chiến thắng trong cuộc xâm lược quốc gia láng giềng, hiện đã ở tuần thứ 29. Tuy nhiên, những tổn thất đánh dấu một bước lùi chiến lược lớn và bất ngờ ở Ukraine, có khả năng tạo ra bước ngoặt cho cuộc xung đột.
Vàng đã có một ngày đầu tuần hết sức khả quan khi tăng hơn $13/oz, chạm $1,730/oz - mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 9 đến nay.
Đà tăng trong phiên Âu của XAU/USD tiếp tục được củng cố, kéo dài không ngừng.
USD/CHF hiện giao dịch ở 0.9534 - mức thấp được thấy lần cuối vào ngày 21/8. Áp lực bán trên diện rộng của USD phần nào giúp CHF cải thiện.
Cặp USD/CHF đã suy yếu khoảng 65 pip, tương đương -0.66%, trong ngày hôm nay.
Dữ liệu về các chuyến bay, phòng vé, khách sạn và nhu cầu xăng dầu cho thấy nhiều điều thú vị về người tiêu dùng Mỹ.
Bất chấp việc các sân bay gặp nhiều khó khăn vào đầu mùa hè, con số vẫn thấp hơn mức năm 2019 - vấn đề chủ yếu đến từ nhân viên và vé đặt quá nhiều. Nhưng trong vài tuần lễ, các chuyến bay và khách sạn cơ bản đã 'trở lại bình thường'.
Số liệu ngành khách sạn nhấn mạnh ngày 3/9 là lần đầu tiên công suất trở lại mức cao của 2019.
Chính quyền Biden đã có kế hoạch vào tháng tới nhằm hạn chế hơn nữa các lô hàng chất bán dẫn sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất chip từ Mỹ đến Trung Quốc.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự định công bố các quy định mới dựa trên các hạn chế được thông báo trong thư đầu năm nay cho ba công ty Hoa Kỳ - KLA Corp, Lam Research Corp, và Applied Materials Inc.
Một vài nguồn tin cho biết các quy định có thể sẽ bao gồm các hành động bổ sung chống lại Trung Quốc. Các hạn chế cũng có thể được thay đổi và các quy tắc sẽ công bố muộn hơn dự kiến. Các quy tắc này khả năng sẽ áp đặt yêu cầu về giấy phép đối với những chuyến hàng đến Trung Quốc của sản phẩm có chứa chip nhắm mục tiêu.
Ngày đầu tuần, đô la đã chịu áp lực bán trên diện rộng, GBP/USD có động lực tăng giá và leo lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 tại 1.1700.
Phe bò nỗ lực kéo dài đà tăng của thứ Sáu tuần trước, dù vẫn còn nhiều khó khăn song GBP/USD đã cố gắng tạo ra những tín hiệu tăng giá ban đầu khi vượt lên trên đường DMA 10 tại 1.1568.
Tâm lý nhà đầu tư cải thiện được cho là nguyên nhân chính giúp bảng Anh tăng nhưng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Các mốc kỹ thuật vẫn còn khá mong manh khi chỉ báo xung lượng vẫn đang ở mức tiêu cực và stochastic đang tiến đến vùng quá mua.
Các quan chức lớn từ FED và ECB liên tục bày tỏ quan điểm ủng hộ các đợt tăng lãi suất tiếp theo nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu đã đề ra. Thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đưa ra nhận định rằng mức tăng 75 bp là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Hai quan chức khác từ FED, Waller và George cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Những bình luận trên đã phần nào giúp đồng euro hồi phục và gây áp lực lên đồng bạc xanh.
Dữ liệu CPI của Hoa Kỳ vào ngày mai sẽ là thông tin quan trọng có thể gây tác động lớn đến thị trường.
Thị trường đang không có nhiều thông tin gây biến động lớn, chứng khoán Âu duy trì sắc xanh, các chỉ số chính tăng hơn 1%. Cùng lúc đó, đồng Euro cũng đang chiếm ưu thế, tăng 1.10%, ở mức 1.01542.
Ngân hàng Hoa Kỳ cho biết: "Lượng dữ liệu đến nhiều hơn đã khiến chúng tôi phải xem xét lại tầm nhìn của mình đối với nền kinh tế Mỹ theo hướng rộng hơn". Dưới đây là dự báo của BofA về thị trường lao động trong 6 tháng đầu năm 2023:
Liên minh châu Âu chuẩn bị công bố một gói các biện pháp khẩn cấp được đề xuất trong tuần này bao gồm thuế lợi nhuận thu được đối với các công ty năng lượng, đặt trần giá khí đốt. Tuy nhiên, các quốc gia vẫn đang bất đồng quan điểm về việc giới hạn giá khí đốt chung.
Tại cuộc họp hôm thứ Sáu, các bộ trưởng năng lượng của các nước EU đã yêu cầu Ủy ban châu Âu soạn thảo các biện pháp để cắt giảm nguồn thu dư thừa từ các máy phát điện không dùng khí đốt, cắt giảm sử dụng điện trên toàn EU và hỗ trợ các công ty điện lực đang cần thanh khoản khẩn cấp. Để giảm các hóa đơn năng lượng tăng cao cho người dân và doanh nghiệp trước mùa đông, các bộ trưởng cũng yêu cầu Brussels đề xuất mức trần giá khí đốt, theo bản tóm tắt cuộc họp của Cộng hòa Séc.
Pháp vẫn đang đặt mục tiêu thâm hụt công là 5% mặc dù đất nước này phải tăng chi tiêu để bảo vệ các hộ gia đình khỏi lạm phát gia tăng, Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Bruno Le Maire cho biết.
Le Maire cũng phát biểu trong cuộc phỏng vấn rằng chính phủ Pháp nhìn thấy sự tăng trưởng "tích cực" trong năm tới, nhưng ông từ chối đưa ra một con số chính xác.
Chứng khoán Mỹ cũng đang tương đối tích cực cùng chứng khoán châu Âu. Hiện tại các chỉ số châu Âu đều tăng trên 1%.
Trong tháng 7, Đức đã nhập khẩu hàng hóa từ Nga với tổng trị giá 2.9 tỷ euro, do chi phí năng lượng tăng cao làm nản nỗ lực của Đức trong việc giảm thương mại với Nga. Con số này thậm chí còn cao hơn 10.2% so với giá trị nhập khẩu vào tháng 7 năm 2021. Cục Thống kê Liên bang cho biết sự gia tăng chủ yếu là do giá cao hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, khi việc cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga làm tăng hóa đơn năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Cụ thể, trong tháng 7, Đức đã nhập khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên từ Nga trị giá 1.4 tỷ euro, tăng 1.6% so với năm trước.
Nhập khẩu than cốc và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trị giá 0.5 tỷ euro, tăng 72.5%.
Trong khi đó, giá trị xuất khẩu của Đức sang Nga giảm 56.8% do Đức tăng cường kinh doanh xuất khẩu với Hoa Kỳ và các nước láng giềng Pháp và Hà Lan.
Đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới tiếp tục tăng cùng cổ phiếu, nhờ khẩu vị rủi ro được cải thiện. BTC hiện đã tăng trở lại trên $22,000 sau khi vượt vùng kháng cự $21,500.
Theo Goldman Sachs, những công ty Mỹ tập trung kinh doanh tại quê nhà sẽ hoạt động tốt hơn những công ty có liên quan mật thiết đến châu Âu, khi suy thoái tại đây gần như là chắc chắn.
Dù kinh tế Mỹ cũng khó đoán, tình hình vẫn đang tốt hơn châu Âu rất nhiều.
Goldman Sachs cho rằng bất chấp những lo ngại xoay quanh cổ phiếu Mỹ, tỷ suất sinh lời tuyệt đối và đã điều chỉnh theo rủi ro đều cao hơn châu Âu.
Từ tháng 7, GBPUSD chưa có 2 phiên liên tiếp nào tăng, nhưng có tới 6 phiên giảm liên tiếp.
Cặp tiền đang tăng 0.9% trong ngày lên gần 1.1700, kéo dài đà hồi phục từ đáy 1.1400. Đà tăng lúc đầu gặp chướng ngại quanh 1.1600/10 (Fibo 23.6% của pha giảm từ tháng 8), nhưng sau khi mở cửa gap lên hôm nay, GBPUSD đã phá qua mức này rất dứt khoát.
Do vậy, GBP có dư địa phục hồi khi USD điều chỉnh và Bảng Anh nhận hỗ trợ từ gói cứu trợ năng lượng của chính phủ.
Tuy vậy, khó mà nghĩ đến việc GBP xoay chuyển cục diện, trừ khi chính phủ thực sự từ bỏ nghĩa vụ tài khóa của họ. Vấn đề ở đây là trong thời kỳ đại dịch, chính sách tiền tệ hoạt động song song cùng chính sách tài khóa với lãi suất thấp, hiện tại, ta đang chứng kiến điều ngược lại.
Đây sẽ là một yếu tố đáng cân nhắc, nhất là vấn đề nợ công và cán cân vãng lai của Anh.
Open interest trên thị trường HĐTL dầu WTI giảm 12 nghìn hợp đồng, còn khối lượng giao dịch cũng giảm tiếp 58.3 nghìn hợp đồng, theo số liệu từ CME.
Giá khí đốt tăng trong phiên thứ Sáu giữa tình hình OI và khối lượng giao dịch giảm, cho thấy tăng đà tăng trong ngắn hạn đang không bền vững. Hỗ trợ tiếp theo của dầu nằm tại $81.20.
Open interest trên thị trường HĐTL khí đốt tăng 2.7 nghìn hợp đồng, còn khối lượng giao dịch giảm 71.6 nghìn hợp đồng, theo số liệu từ CME.
Giá khí đốt tăng cùng OI trong phiên thứ Sáu, cho thấy dư địa tăng vẫn đang còn nhiều, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khả năng bứt phá lâu dài có vẻ khó, do khối lượng giao dịch đã giảm 3 phiên liên tiếp.
Open interest trên thị trường HĐTL vàng tăng nhẹ 270 hợp đồng, còn khối lượng giao dịch giảm 26.8 nghìn hợp đồng, theo số liệu từ CME.
Vàng tăng lên kiểm tra kháng cự 1,730, tuy nhiên sau đó thoái lui và chốt phiên tăng nhẹ. Pha tăng của vàng diễn ra giữa tình hình OI tăng rất nhẹ nhưng khối lượng giao dịch giảm, cho thấy viễn cảnh khả dĩ nhất sẽ là tích lũy trong ngắn hạn. 1,680 vẫn sẽ là hỗ trợ quan trọng trước mắt, còn kháng cự sẽ là 1,730.
Nhìn chung, lượng tiền gửi từ thị trường đang tăng trở lại nhưng mức tăng sau mỗi tuần không quá mạnh, do đó SNB chưa có nhiều can thiệp.
Theo ông Luis de Guindos:
Dù USD đang suy yếu, USDJPY vẫn đang tăng (nhưng đã thoái lui từ đỉnh). Cặp tiền thiết lập đỉnh intraday tại 143.49 nhưng hiện đã thoái lui về 142.79.
Đồng Yên vẫn đang ở một vị thế không tốt dù đã giữ được kháng cự 145 tuần trước. BOJ tiếp tục là ngân hàng trung ương lớn duy nhất không đoái hoài thắt chặt, gây sức ép lên nội tệ.
Nhưng hiện tại, USDJPY có vẻ cũng đang giảm do gặp kháng cự MA 100 giờ. MA 50 giờ cũng đang chặn đà tăng.
Cặp tiền nhiều khả năng sẽ kẹt giữa 3 đường MA này trong thời gian tới. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo CPI Mỹ và cuộc họp Fed để có thêm xúc tác.
Dầu Brent đảo chiều tăng trở lại sau khi giảm tới 1.8% trong ngày, sau khi USD suy yếu. Chỉ số DXY hiện đang giảm gần 1%. EUR là đồng tiền tăng mạnh nhất hiện tại.
Dầu WTI cũng đang hồi phục, tiến sát $87/thùng.
(Biểu đồ M15 - HĐTL dầu WTI)
Nhìn chung, hôm nay không có hợp đồng lớn nào đáo hạn, nên ta sẽ quan sát phân tích kỹ thuật nhiều hơn.
Đáng chú ý nhất, EURUSD đang tăng hơn 1%, nên hãy lưu ý các hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý gần các mức đáo hạn hơn đồng.
EURUSD đang tiếp tục tăng sau khi mở cửa tạo gap lên trước tình hình USD suy yếu trên diện rộng. Cặp tiền hiện đang tăng hơn 1%.
Cặp tiền phá qua vùng 1.0090/1.0100 rất dứt khoát, đồng thời phá qua MA 50 ngày, một hỗ trợ rất khó chịu từ đầu năm nay. Sắp tới, các kháng cự đáng chú ý sẽ là 1.0250/60 và đường MA 100 ngày tại 1.0338. Khu vực đường MA này cũng đang trùng với vùng đỉnh tháng 8/2022.
Các nhà hoạch định chính sách ECB đưa ra bình luận diều hâu vào cuối tuần qua có thể là tác động chính.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu chào phiên thứ Hai đầu tuần tràn ngập sắc xanh sau tuần trước khởi sắc, tiếp tục hồi phục cùng chứng khoán Mỹ. Trong thời gian tới, giới đầu tư sẽ theo dõi báo cáo lạm phát Mỹ & Anh để có thêm xúc tác, đặc biệt khi chỉ còn hơn một tuần nữa là đến cuộc họp Fed.
Trên thị trường tiền tệ, USD tiếp tục suy yếu bất chấp các động thái đẩy mạnh kỳ vọng tăng lãi suất từ Fed. Đồng bạc xanh hiện chỉ đang tăng so với JPY. Có vẻ như câu chuyện hiện tại đang dịch chuyển dần sang ECB, sau đợt tăng lãi suất 75bp tuần trước, đồng thời đánh tiếng nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới. Câu chuyện BoJ can thiệp cũng đã có chút ảnh hưởng khi đưa USDJPY từ 145 về 142, nhưng cặp tiền lại đang tăng trở lại. Quyết định lãi suất của Fed sẽ được công bố vào ngày 21/9, và thị trường hiện định giá 90% khả năng tăng 75bp.
Vàng tăng nhẹ 0.4% lên $1,722.7/oz, không thể tận dụng được đà giảm của USD. Dầu WTI hiện chưa có nhiều thay đổi quanh mức $86.4/thùng. Trên thị trường crypto, BTC chưa biến động mạnh, giao dịch gần mức $22K.
Nhìn chung, các HĐTL chứng khoán châu Âu đều đang tăng điểm, trừ MIB giảm nhẹ. Các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ hiện chưa biến động nhiều.
Ông Le Maire cho rằng chính phủ sẽ công bố chi tiết về việc áp trần giá năng lượng trong những ngày tới. Ông cũng nói thêm rằng điều này sẽ giúp bảo vệ người dân Pháp khỏi chi phí cắt cổ. Đây là một thông báo đáng hoan nghênh nhưng sẽ có những hậu quả trong tài khóa, đặc biệt khi chính sách tiền tệ đang thắt chặt hơn.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB nhận thấy khả năng tăng lãi suất lên 2% hoặc cao hơn nữa để kiềm chế lạm phát. Đây có lẽ là điều đã giúp đồng euro tăng cao vào sáng sớm khi thị trường mở cửa hôm nay.
Mức lãi suất sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế mà các nhà hoạch định chính sách của ECB thấy là ở mức không thấp hơn 2%.
Đồng bạc xanh đang giảm so với đồng euro và bảng Anh nhưng cao hơn so với đồng yên. So với các đồng tiền chính còn lại, USD không có nhiều thay đổi.
Tỷ giá EUR/USD đã tăng đáng kể lên khoảng 1.0104 trước khi giữ gần mức 1.0089 hiện tại - tăng 0.4% trong ngày. Vùng kháng cự xung quanh 1.0075-90 vẫn cần theo dõi thêm:
Mức tăng của đồng euro có thể là do một số thông tin từ ECB nói rằng các nhà hoạch định chính sách đang nhìn thấy nguy cơ tăng lãi suất chạm mức 2% để kiềm chế lạm phát.
GBP/USD cũng tăng cao ở khoảng 1.1640 trước khi trở lại quanh 1.1620 vào thời điểm hiện tại. Mức cao nhất ngày 6 tháng 9 tại 1.1609 sẽ là một ngưỡng kháng cự nhỏ trên biểu đồ ngày cần theo dõi.
Tỷ giá USD/JPY tăng lên gần 143.00, mở ra khả năng kiểm tra mức trung bình động 100 giờ tại 143.19. Hành động giá hiện đang nằm giữa mức đó và đường trung bình động 200 giờ tại 141.47.
Khi Nhật Bản dần mở cửa trở lại với du khách nước ngoài, những quy định chặt chẽ đã được đưa ra như chỉ được phép đi theo các tour du lịch có tổ chức.
Điều này có vẻ sắp được thay đổi. Theo Fuji News Network, chính phủ Nhật Bản đang tiến hành xem xét cho phép du khách tự do đi lại trong nước.
Đây sẽ là một động lực cho lĩnh vực du lịch - khách sạn và có thể hỗ trợ đồng yên nếu số lượng du khách tăng lên.