Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đóng cửa tuần trước ở trên mức 4.30% - mức đỉnh kể từ năm 2007. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm hiện ở 4.35%.
Những nhà đầu tư trái phiếu đang tiếp tục gặp khó khăn trong việc chống lại lực bán trong vài tháng qua. Nếu lợi suất trái phiếu không giảm xuống thấp hơn, thì cổ phiếu sẽ chịu áp lực nặng nề và điều đó sẽ khiến USD tiếp tục ở vị thế khá vững chắc như hiện tại.
Vàng tăng trở lại trên mức 1,900 USD nhưng nếu đà tăng của lợi suất trái phiếu tiếp tục được duy trì thì những nhà đầu cơ giá vàng lên cần cẩn trọng.
JPY mạnh nhất, GBP dẫn đầu đà giảm trong số các tiền tệ chính
Chứng khoán châu Âu suy yếu; Hợp đồng tương lai S&P 500 -0.5%
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm -5.7 bp xuống 4.223%
Vàng +0.2% lên 1,892.90 USD
Dầu thô WTI -0.5% xuống $79.98/thùng
Bitcoin -4.2% xuống quanh vùng 26.4K
Trái phiếu đã tăng cao hơn khi những người đầu cơ giá lên được ủng hộ bởi mức lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm chạm mốc 4.30% và tiến tới kiểm tra mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái (tại 4.335%) trong phiên thứ Năm hôm qua. Tuy nhiên, đến hôm nay, lợi suất đã giảm trở lại 4.22% trong phiên Âu.
Dù vậy, diễn biến trên thị trường trái phiếu lại không tạo ra nhiều động thái đáng kể trên các thị trường từ đầu ngày, dù mọi thứ đang dần trở nên tích cực trong giờ mở cửa phiên Mỹ.
Khẩu vị rủi ro trên thị trường chứng khoán tiếp tục suy yếu. HĐTL Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng mức giảm, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu công nghệ châu Âu, hiện đang -1% trên diện rộng.
Trên thị trường FX, USD tăng nhẹ so với GBP, CHF và AUD, trong bối cảnh tâm lý rủi ro đang bị xói mòn.
Phần lớn thời gian giao dịch của phiên Âu, USDJPY đã hồi nhẹ nhưng vẫn bị kẹt trong biên độ từ 145.30 - 145.40, bất chấp những diễn biến đáng chú ý từ lợi suất trái phiếu và chứng khoán,
GBP chịu áp lực trước dữ liệu doanh số bán lẻ tại Vương quốc Anh một lần nữa gây thất vọng. GBP/USD hiện đã -0.3% xuống gần mốc 1.27.
Gần đây, chứng khoán liên tục bị bán ra về cuối phiên Mỹ. Câu chuyện tiếp theo là các nhà đầu tư phố Wall sẽ phải làm gì để dịu đi những diễn biến tiêu cực trên thị trường lúc này?
Fed đang chờ các dữ liệu còn lại được công bố trước khi ra quyết định chính sách cho cuộc họp tháng 9. Cho đến hiện tại, các con số ghi nhận đang ủng hộ cho triển vọng hạ cánh mềm. Lạm phát lõi tiếp tục giảm nhưng sức nóng từ thị trường lao động và chi tiêu tiêu dùng vẫn có thể là chất xúc tác khiến lạm phát cao hơn trong thời gian dài hơn. Đây có thể là yếu tố thúc đẩy Fed tiếp tục thắt chặt hoặc lãi suất được giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn. Gần đây, USD được hỗ trợ từ việc lợi suất TPCP Hoa Kỳ dài hạn liên tục mở rộng đà tăng, tuy nhiên nguyên nhân cho sự phục hồi này vẫn còn khá mơ hồ.
Mặt khác, BoJ giữ nguyên chính sách trong khi linh hoạt hơn với việc điều chỉnh YCC. Về cơ bản, việc BoJ ngầm tuyên bố nâng giới hạn phạm vi lợi suất đã hỗ trợ cho biến động của JPY, nhưng giá cũng nhanh chóng giảm ngay sau đó. Cuối cùng, JPY đã chịu áp lực sau hai lần BoJ can thiệp thu hẹp đà tăng lợi suất. Hôm nay, dữ liệu CPI của Nhật Bản đã gây bất ngờ khi cả chỉ số toàn phần và cơ bản đều tăng cao hơn dự kiến.
Phân tích kỹ thuật USDJPY - Khung D1:
Trên biểu đồ D1, USDJPY đã vượt qua mốc 145 và tiếp tục băng lên 150. Cặp tiền đang kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ tại 145.50 (trước đó là kháng cự). Trong trường hợp này, giá sẽ giảm sâu nếu phá xuống dưới vùng 145. Cần lưu ý rằng, BoJ có thể can thiệp ngoại hối trong phạm vi biến động từ 145 - 150.
Phân tích kỹ thuật USDJPY - Khung 4H:
Trên biểu đồ H4, USDJPY gần đây đã giảm xuống dưới đường MA 21(màu đỏ) - một ngưỡng hỗ trợ quan trọng và là dấu hiệu sớm của việc đảo chiều giá. Nếu cặp tiền giảm xuống dưới 145, phe bán có thể kỳ vọng giá sẽ hướng tới mốc 142. Ngoài ra, sự xuất hiện của phân kỳ MACD cũng đang báo hiệu giá sẽ đảo chiều giảm trong thời gian tới.
Phân tích kỹ thuật USDJPY - Khung H1:
Trên biểu đồ H1, giá đã bật lên gần mức hỗ trợ 145 và đang tiến tới ngưỡng kháng cự mạnh tại 145.60 - vùng hợp lưu của Fibo 38.2% và đường MA 21 (màu đỏ). Phe bán có thể thiết lập các vị thế bên trên vùng kháng cự và đẩy giá giảm sâu xuống 142. Ngược lại, phe mua sẽ cần giá vượt qua vùng kháng cự quan trọng nói trên để USDJPY tăng trở lại.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm đã chững lại đà tăng trong tuần sau khi thiết lập mức cao mới tại 4.30% trong phiên giao dịch hôm qua.
Lợi suất tăng từ tuần trước, dù không đáng kể nhưng đã tạo động lực cho các mức cao mới được thiết lập vào thứ Tư và thứ Năm tuần này. Du vậy, có vẻ như lợi suất sẽ không đảo chiều giảm sâu sau khi chạm mốc 4.30% hôm qua.
Các nhà giao dịch trái phiếu đã bỏ quả những lo ngại kéo dài về các nền kinh tế, đặc biệt là tư Trung Quốc trong phiên hôm nay. Nhất là khi vẫn còn nhiều lời bàn tán về làn sóng cung trái phiếu - nhân tố đằng sau thúc đẩy lợi suất tăng cao hơn kể từ tháng trước.
Thị trường trái phiếu vẫn sẽ là tâm điểm chú ý đến gần cuối tuần. Cho đến nay, các thị trường vẫn chưa cho thấy nhiều biến động đáng kể. USD nhìn chung giao dịch trong phạm vi hẹp và diễn biến trái chiều với các tiền tệ chính, trong khi chứng khoán tiếp tục suy yếu. HĐTL Hoa Kỳ giảm trong ngày cũng đã phần nào gây áp lực lên thị trường châu Âu sáng nay.
Lợi suất TPCP tăng cao hơn hôm nay không hỗ trợ nhiều cho USD trong giao dịch buổi sáng ở châu Âu. Đồng bạc xanh tiếp tục giao dịch trong phạm vi hẹp và trái chiều so với hầu hết các tiền tệ chính.
EUR/USD đi ngang tại 1.0870 và chỉ biến động trong phạm vi 28pip khi các hợp đồng quyền chọn đến ngày đáo hạn
USD/JPY -0.4% xuống 145.40 do lợi suất giảm
GBP/USD quay đầu tăng sau khi giảm khoảng 40pip do dữ liệu doanh số bán lẻ tại Anh kém khả quan
USD/CAD và AUD/USD lần lượt duy trì quanh ngưỡng 1.3540 và 0.6400, trong khi NZD/USD +0.1% lên 0.5930 và USD/CHF +0.2% lên 0.8800.
Trong thời gian còn lại của ngày giao dịch, các nhà đầu tư cần chú ý đến thị trường trái phiếu và USD/JPY để có thêm manh mối cho các biến động sắp tới.
Các hoạt động bán ra có xu hướng tăng lên ở phiên Mỹ trong gần hai tuần trở lại đây. HĐTL chỉ số S&P 500 (-0.2%), HĐTL chỉ số Dow Jones (-0.2%) và HĐTL chỉ số Nasdaq (-0.3%) đồng loạt giảm đã gây áp lực lên tâm lý thị trường chứng khoán châu Âu hôm nay.
Ngoài ra, lợi suất TPCP Hoa Kỳ thấp hơn cũng sẽ là một nhân tố chi phối thị trường. Lợi suất 10 năm giảm 7bp xuống 4.235% nhưng chừng đó là chưa đủ để cổ phiếu phục hồi.
Fed đang chờ các dữ liệu còn lại được công bố trước khi ra quyết định chính sách cho cuộc họp tháng 9. Cho đến hiện tại, các con số ghi nhận đang ủng hộ cho triển vọng hạ cánh mềm. Lạm phát lõi tiếp tục giảm nhưng sức nóng từ thị trường lao động và chi tiêu tiêu dùng vẫn có thể là chất xúc tác khiến lạm phát cao hơn trong thời gian dài hơn. Đây có thể là yếu tố thúc đẩy Fed tiếp tục thắt chặt hoặc lãi suất được giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn. Gần đây, USD được hỗ trợ từ việc lợi suất TPCP Hoa Kỳ dài hạn liên tục mở rộng đà tăng, tuy nhiên nguyên nhân cho sự phục hồi này vẫn còn khá mơ hồ.
Mặt khác, RBNZ đã giữ nguyên lãi suất điều hành (OCR) và tuyên bố họ sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong tương lai gần để đảm bảo lạm phát sớm quay trở lại mục tiêu. Dữ liệu việc làm và lạm phát gần đây của New Zealand bất ngờ tăng, nhưng chỉ số PMI đang giảm dần (cụ thể, PMI dịch vụ được công bố trong tuần này đã giảm mạnh). Tốc độ tăng lương cũng thấp hơn kỳ vọng. Bởi vậy, các NHTW vẫn đang theo dõi chặt chẽ tác động vòng hai của lạm phát.
Phân tích kỹ thuật NZDUSD - Khung D1
Trên biểu đồ H1, NZDUSD tiếp tục giảm với những pha đảo chiều tăng không đáng kể. Việc phá vỡ đáy 0.5987 cũng đã mở ra cơ hội hướng tới đáy năm 2022 tại 0.5514. Ta vẫn nên sell on rally vì xu hướng giảm vẫn rõ ràng với các đường MA cắt xuống phía dưới.
Phân tích kỹ thuật NZDUSD - Khung H4:
Trên biểu đồ H4, phân kỳ MACD gần đây cho thấy tín hiệu đảo chiều tăng. Trong trường hợp này, giá có thể tăng lên ngưỡng kháng cự mạnh tại mức Fibo 38.2% và đường xu hướng chính. Tại đây, phe bán sẽ thiết lập vị thế ngay trên đường xu hướng để nhắm mục tiêu cho giá tại mức thấp 0.5514.
Phân tích kỹ thuật NZDUSD - Khung H1:
Trên biểu đồ H1, phân kỳ MACD cũng xuất hiện trong ngắn hạn khi cặp tiền đã tiến vào vùng quá bán. Phe mua sẽ cần vượt qua vùng kháng cự (màu xanh lam) và kéo dài đà phục hồi lên trên đường xu hướng để xác nhận việc giá có thể tăng cao trở lại.
Trên biểu đồ ngày, có thể thấy rằng AUD/USD cuối cùng đã phá vỡ dưới mức đáy 0.6459 và kéo dài đợt bán tháo, đưa cặp tiền về mức 0.6360. Điều này đã mở ra cơ hội cho cặp tiền giảm xuống mức đáy năm 2022 tại 0.6168. Cặp tiền có thể rơi vào vùng quá bán, tuy nhiên đây không phải là lý do để mua vào.
Trên khung 4 giờ, giá đã phân kì với MACD trong một khoảng thời gian. Trong trường hợp này, mức tốt sẽ là mức hỗ trợ chuyển sang kháng cự xung quanh 0.6459, tại đó cặp tiền cũng xuất hiện trendline và Fibonacci thoái lui 38.2%.
Trên khung 1 giờ, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta có một trendline nhỏ khác mà giá đã tuân theo một thời gian. Trên thực tế, chúng ta sẽ thấy phe bán dựa vào nó một lần nữa để hướng đến các mức đáy mới thấp hơn. Nhưng nếu giá break qua mức này, thì chúng ta có thể kỳ vọng giá sẽ hồi phục trở lại mức kháng cự đã đề cập trước đó.
FED đang tiếp tục chờ đợi các dữ liệu công bố trước khi quyết định động thái tiếp theo tại cuộc họp tháng chín. Tính đến thời điểm hiện tại, dữ liệu đang ủng hộ cho việc hạ cánh mềm, khi những thước đo lạm phát cốt lõi có dấu hiệu giảm, nhưng thị trường lao động và tiêu dùng cá nhân có thể khiến lạm phát ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Mặt khác, ECB đã tăng lãi suất thêm 25 bp và có xu hướng dovish hơn. Chủ tịch Lagarde đã không đưa ra gợi ý về những gì chúng ta có thể mong đợi tiếp theo và chỉ khẳng định lại sự phụ thuộc vào dữ liệu của họ. Dữ liệu của Khu vực đồng tiền chung châu Âu liên tục không đạt kỳ vọng, nhưng các báo cáo về tình hình lạm phát và việc làm gần đây vẫn mạnh mẽ, hướng đến một đợt tăng lãi suất tiếp theo vào tháng chín.
Trên biểu đồ ngày, có thể thấy rằng EUR/USD đã phá vỡ trendline, kiểm tra lại đường xu hướng và tiếp tục giảm xuống mức hỗ trợ tiếp theo tại 1.0832. Phe bán đang giữ sự kiểm soát và xu hướng giảm rõ rệt. Các mức quan trọng tiếp theo là các trendline quanh ngưỡng 1.08, khi việc giảm sâu xuống dưới mức này sẽ mở ra khả năng có một đợt bán tháo tại 1.0515.
Trên khung 4 giờ, có thể thấy giá đã phân kỳ với MACD trong một khoảng thời gian. Đây thường là một dấu hiệu của một đợt suy yếu thường được theo sau bởi các đợt hồi giá hoặc đảo chiều. Trong trường hợp này, có thể có các đợt điều chỉnh và mức kháng cự quanh mức 1.0940, nơi xuất hiện trendline và Fibonacci thoái lui 38.2%.
Trên khung 1 giờ, chúng ta có thể thấy rằng hành động giá gần đây đang hình thành một falling wedge. Đây thường là một mô hình đảo chiều khi giá đang phân kì với MACD. Mục tiêu thường là đỉnh của nêm trùng với mức kháng cự đã đề cập trước đó, xung quanh mức 1.0940.
Vàng đã giảm trong bốn ngày cuối của tuần này và có vẻ như sẽ có tuần giảm thứ tư liên tiếp. Hành động giá của vàng không được tốt kể từ giữa tháng trước, khi kiểm tra mức kháng cự quanh 1983 USD. Kể từ đó, giá đã giảm xuống dưới đường MA100 ngày (đường màu đỏ) và sau đó là MA 200 ngày (đường màu xanh) trong tuần này:
Việc giá giảm xuống dưới mức trung bình động hàng ngày quan trọng, khiến phe bán nắm quyền kiểm soát và giá đang đe dọa phá vỡ mức đáy của tháng 6. Nếu giá phá vỡ mức này, khoảng cách giữa mức đáy tháng sáu và vùng hỗ trợ gần 1800 USD là khá lớn.
Ngay bây giờ, với lợi suất trái phiếu tăng cao hơn và có khả năng đe dọa đột phá, đây chưa phải là thời điểm để vàng tỏa sáng. Xoay trục chính sách của các ngân hàng trung ương lớn là động lực chính cho triển vọng dài hạn của vàng. Nhưng hiện tại, trader vẫn cần cẩn trọng khi ra quyết định.
EUR/USD đang giao dịch ở mức 1.0880, ít biến động trong ngày, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình động 100 ngày là 1.0930. Trong khi đó, USD/JPY mặc dù đã giảm xuống 145.40 nhưng vẫn giữ trên mốc 145.00 và điều đó rất quan trọng đối với phe mua mua để duy trì đà tăng.
13:00 - Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 7 của Vương quốc Anh
16:00 - Số liệu CPI chính thức của Eurozone tháng 7
ING kỳ vọng PBOC sẽ cắt giảm lãi suất 15bp đối với cả LPR kỳ hạn 1 và 5 năm:
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã gây bất ngờ cho thị trường vào thứ Ba khi bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay một năm từ 15 điểm cơ bản xuống còn 2.5%. Đây là mức cắt giảm mạnh nhất được thấy trong ba năm. Lãi suất repo 7 ngày cũng giảm 10 điểm cơ bản xuống 1.8%.
LPR kỳ hạn 5 năm và 1 năm có thể sẽ giảm 15 điểm cơ bản.
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm, gây áp lực lên USD:
USDJPY giảm 0.23% trong ngày, hiện ở 145.50
AUDUSD tăng 0.09% lên 0.6408 trong khi NZDUSD tăng 0.07%, hiện ở 0.5929
Trung Quốc một lần nữa trở thành tâm điểm. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thiết lập tham chiếu USDCNY ở mức 7.2006, cao hơn 1000 pip so với ước tính là 7.3047. Đó là khoảng cách ước tính/thực tế lớn nhất kể từ khi cuộc thăm dò được bắt đầu vào năm 2018. Đây là tín hiệu thẳng thắn từ PBOC rằng họ không muốn đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm giá nhanh chóng.
Dữ liệu lạm phát cơ bản tháng 7 của Nhật Bản (CPI không bao gồm thực phẩm và năng lượng, và gần nhất với thước đo lạm phát 'lõi' của Hoa Kỳ) đã tăng cao hơn so với tháng 6 lên 4.3%. BOJ tiếp tục nhấn mạnh rằng tỷ lệ lạm phát cao hiện nay (đối với Nhật Bản) là nhất thời và lạm phát sẽ giảm vào khoảng tháng 9/tháng 10.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều:
Nikkei 225: -0.2%
Shanghai Composite: +0.1%
Hang Seng: -0.6%
KOSPI: -0.4%
S&P/ASX 200: +0.3%
Trong không gian tiền điện tử, ETH biến động mạnh hơn. Bước nhảy vọt xuất hiện khi có tin tức về khả năng phê duyệt ETF trong tương lai.
Bitcoin tiếp tục giảm xuống dưới $26.5K
Vàng tăng vượt $1,894 đầu phiên Á trước khi giảm nhẹ xuống $1,892.23 ở thời điểm hiện tại
Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Lane sẽ có bài phát biểu trên ECB Podcast Summer School với chuyên đề “Vai trò của ngân hàng trong việc chống lạm phát” vào lúc 15:00 chiều nay.
Bitcoin cắm đầu giảm hơn 7% vào tối qua, kết phiên mức $26,593.68. Sự sụt giảm của bitcoin diễn ra vài giờ sau khi Tạp chí Phố Wall báo cáo rằng SpaceX, được điều hành bởi Elon Musk, đã bán toàn bộ số BTC tương đương 373 triệu đô la mà công ty đã sơ hữu vào năm 2021 và 2022.
Ryan Rasmussen, nhà nghiên cứu tại Bitwise Asset Management cho biết: “Đây là một trong những đợt bán tháo lớn nhất mà chúng tôi từng ghi nhận trong lịch sử bitcoin. Suy đoán hiện tại là đây là một đợt bán tháo do Elon Musk/SpaceX thúc đẩy.” Ông cũng lưu ý rằng sự sụt giảm nghiêm trọng này là “thiển cận và phần lớn là do bán lẻ”.
Vào năm 2022, Tesla - một công ty khác của Musk cũng đã thông báo rằng họ đã bán khoảng 75% số bitcoin nắm giữ sau khi đầu tư 1.5 tỷ đô la vào loại tiền điện tử hàng đầu này.
Trong một diễn biến khác, Coinbase tuyên bố hệ thống gặp sự cố và đang cố gắng phục hồi đồng thời trấn an nhà đầu tư rằng tiền của họ vẫn an toàn.
Sau mùa hè, đợt tăng giá dầu hiện tại sẽ kết thúc.
Nhóm nghiên cứu hàng hóa của Citigroup đã cảnh báo các nhà giao dịch rằng nhu cầu dầu toàn cầu thường đạt đỉnh vào tháng 8, bày tỏ nghi ngờ về những dự báo gần đây của các cơ quan bao gồm EIA, IEA và OPEC về việc nguồn cung dầu thô toàn cầu thắt chặt hơn.
Theo các nhà phân tích của Citigroup, thị trường dầu mỏ sẽ dư thừa 200.000 thùng/ngày trong năm nay và thặng dư 1.8 triệu thùng/ngày vào năm tới, với nguồn cung dầu bổ sung đến từ cả trong và ngoài OPEC+.
Ngân hàng cảnh báo rằng dầu thô Brent trong quý hiện tại có thể không đạt được mục tiêu giá trung bình dự kiến là 83 USD/thùng, đồng thời dự đoán giá dầu Brent trung bình là 78 USD/thùng trong Q4 và 68 USD/thùng đến 77 USD/thùng vào năm 2024.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm ngày thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng cao và nỗi lo về nền kinh tế Trung Quốc bao trùm thị trường. Nasdaq dẫn đầu đà giảm giảm khi giảm 1.15%. Chỉ số này đã giảm 2.40% trong tuần và đang trên đà đóng cửa ở mức đáy trong tuần thứ 3 liên tiếp. Trong nửa đầu tháng 8, Dow Jones đã giảm 3.05% - mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5 trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 4.76% và 7.17% - cả hai đều là mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 12/2022.
Dow Jones -0.84%
S&P 500 -0.77%
Nasdaq -1.17%
Trên thị trường FX, USD giảm mạnh sau khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Mỹ thấp hơn dự kiến và Chỉ số sản xuất của Philadelphia Fed tại Hoa Kỳ trong tháng 8 vượt xa dự đoán trước khi hồi phục nhẹ, DXY kết phiên ở 103.43. JPY đóng cửa tăng mạnh nhất nhóm G7 trong khi AUD yếu nhất. USD/JPY giảm từ 146.25 xuống 145.62 sau khi chạm đỉnh năm 2023 ở 146.50 trong phiên Á. Thị trường chờ đợi dữ liệu CPI Nhật Bản được công bố hôm nay. AUD tiếp tục giảm do nỗi lo về nền kinh tế Trung Quốc kết hợp với báo cáo việc làm tháng 7 yếu của Úc.
Chỉ số DXY -0.01%
EURUSD -0.07%
GBPUSD +0.12%
AUDUSD -0.32%
NZDUSD -0.21%
USDJPY -0.35%
USDCHF -0.18%
USDCAD +0.1%
Vàng tiếp tục suy yếu, giảm $3 xuống $1888. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng mạnh trước khi giảm nhẹ vào cuối phiên. Lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng lên 5.002% trước khi quay trở lại kết phiên ở 4.938%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm kết thúc ngày ở 4.28% sau khi đạt mức đỉnh mới vào năm 2023 là 4.328%. Lợi suất kỳ hạn 30 năm tạo đỉnh mới năm 2023 ở 4.426% trước khi kết phiên ở 4.392%. Bitcoin cắm đầu giảm hơn 7%, kết phiên ở $26.7K sau thông tin SpaceX của Elon Musk bán BTC. Giá dầu tăng hơn 1% vào hôm qua sau khi giảm ba phiên liên tiếp trong bối cảnh USD suy yếu nhẹ và PBOC tìm cách thúc đẩy tăng trưởng thị trường bất động sản và nền kinh tế. Dầu thô Brent tăng 41 cent, tương đương 0.49% lên $83.86/ thùng. Dầu thô WTI tăng 74 cent, tương đương 0.93%, kết phiên ở mức $80.13 USD/ thùng.