PMI sản xuất chính thức của Úc trong tháng 8 không thay đổi ở mức 49.6 - mức cao nhất kể từ tháng 2 và cho thấy sự phục hồi trong những tháng gần đây.
Nhu cầu về nhân viên trên toàn lĩnh vực sản xuất của Úc không hề giảm mặc dù hoạt động hồi đầu năm chậm lại. Cho đến nay, chỉ số việc làm chưa bao giờ giảm xuống dưới 50 vào năm 2023 và hiện đang tăng cao.
Các nhà sản xuất của Australia không sa thải lao động ở mức độ lớn và dự kiến sẽ bổ sung thêm số lượng nhân sự nếu kinh tế thực sự phục hồi vào năm 2024.
Thật khó để dự báo sự suy thoái lớn đối với một nền kinh tế vẫn tiếp tục tạo ra việc làm. Mặc dù lĩnh vực sản xuất của Úc đang gặp khó khăn vào năm 2023, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy sự suy thoái lớn trong hoạt động tổng thể, điều này cho thấy rất ít khả năng nền kinh tế sẽ suy thoái trong sáu tháng tới.
Niềm tin người tiêu dùng New Zealand tháng 8 tăng 1.6% m/m lên 85.0
Trước đó: 83.7
ANZ lưu ý hai điểm chính:
Niềm tin của người tiêu dùng đã tăng 1 điểm trong tháng 8 lên 85.0, với mức tăng được thúc đẩy bởi sự gia tăng câu hỏi liệu đây có phải là thời điểm tốt để mua một mặt hàng gia dụng lớn hay không, vốn đã tăng từ -39% lên -31%.
Kỳ vọng lạm phát hầu như không thay đổi ở mức 4.6%.
Thông tin thêm về kỳ vọng lạm phát trong cuộc khảo sát:
Kỳ vọng lạm phát vẫn bị kẹt ở mức cao hơn với mục tiêu lạm phát, nhưng ít nhất đang đi đúng hướng.
Kỳ vọng của người tiêu dùng cũng sẽ quan trọng đối với tiền lương, mặc dù mức độ nào còn phụ thuộc vào sự thắt chặt của thị trường lao động.
Nhìn chung, kỳ vọng về lạm phát của người tiêu dùng phù hợp với niềm tin của chúng tôi rằng mặc dù việc lạm phát giảm xuống 4-5% là có thể xảy ra nhưng để giảm xuống mức mục tiêu thì vẫn còn khó.
JP Morgan nâng dự báo GDP quý 3 của Hoa Kỳ lên 3.5% từ 2.5% trước đó:
Các chi tiết chính của báo cáo thu nhập và chi tiêu cá nhân tháng 7 khá gần với kỳ vọng của chúng tôi.
Tiêu dùng thực tế tăng 0.6% trong tháng 7, thu nhập danh nghĩa tăng 0.2% và chỉ số giá PCE toàn phần tăng 0.2% trong khi chỉ số giá PCE cốt lõi tăng 0.2%
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Cục Quản lý Tài chính Quốc gia tuyến bố rằng khoản thanh toán trả trước tối thiểu của người mua nhà sẽ giảm và các ngân hàng sẽ được phép giảm lãi suất đối với các khoản thế chấp hiện có:
Khoản trả trước tối thiểu của người mua nhà lần đầu sẽ là 20%
Người mua lần thứ hai ít nhất là 30%
Lãi suất thế chấp đối với người mua lần đầu không được thấp hơn mức 20 bps so với lãi suất cho vay cơ bản (LPR)
Giới hạn lãi suất thế chấp thấp nhất đối với người mua nhà lần thứ hai không được thấp hơn 20 bps so với LPR
Phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết:
Quyết định trên nhằm mục đích phù hợp với những thay đổi lớn về cung và cầu trên thị trường nhà ở Trung Quốc, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở không co giãn và thúc đẩy sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường bất động sản.
Đất nước đang kiên định với quan điểm nhà là để ở chứ không phải để đầu cơ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố hạ lãi suất thế chấp hiện tại đối với người mua nhà lần đầu cũng như tỷ lệ trả trước ở một số thành phố.
Ngoài PBOC, hai thành phố lớn khác ở Trung Quốc là Quảng Châu và Thâm Quyến cho biết họ sẽ cho phép người dân vay vốn ưu đãi để mua nhà lần đầu bất kể hồ sơ tín dụng.
Goldman Sachs đánh giá rằng sẽ có thêm nhiều thành phố lớn đưa ra quyết định tương tự và rằng nếu động thái này được thực hiện rộng rãi ở các thành phố lớn, nó "có thể tạo ra động lực tăng trưởng khiêm tốn cho thị trường bất động sản"
Truyền thông nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, đưa tin Hội đồng Nhà nước đã ra tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm thuế thu nhập cá nhân đối với những người phải nuôi con hoặc có người già phải chăm sóc.
Bộ Tài chính và Cục Quản lý Thuế Nhà nước cho biết thêm rằng các khoản khấu trừ sẽ "giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình nuôi con và chăm sóc người già, cải thiện sinh kế và nâng cao năng lực tiêu dùng của người dân".
Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc cho biết họ sẽ cắt giảm lãi suất tiền gửi nhân dân tệ 10-25 điểm cơ bản, có hiệu lực từ thứ Sáu, ngày 1 tháng 9 năm 2023:
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm sẽ giảm 10 điểm cơ bản xuống 1.75%
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn hai năm sẽ giảm 20 điểm cơ bản xuống 2.00%
Lãi suất kỳ hạn 3 và 5 năm sẽ giảm 25 điểm cơ bản xuống lần lượt là 2.25% và 2.30%.
Các thành viên đồng tình rằng chính sách đang ảnh hưởng tới các điều kiện tài chính trên diện rộng bao gồm lãi suất cho vay ngân hàng, dòng tiền và tín dụng
Tuy nhiên, sự suy giảm trong hoạt động kinh tế ít đáng kể hơn so với dự đoán về tác động của chính sách tiền tệ trong thời gian qua
Các thành viên nhất trí rằng đảm bảo việc thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua tăng lãi suất
Các thành viên nhìn chung đồng tình rằng nhìn chung diễn biến lạm phát phù hợp với dự báo hồi tháng sáu
Các thành viên nhất trí rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn rất không chắc chắn
Câu hỏi về mức độ suy giảm triển vọng tăng trưởng ngắn hạn có liên quan đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ của ECB được đặt ra trong cuộc họp.
Trên biểu đồ ngày, EUR/USD ngày hôm qua đã breakout trendline giảm nhưng lại xuất hiện lực bán mạnh quanh MA 21 (màu đỏ). Giá hiện đang giảm xuống dưới trendline, phe mua sẽ cần thêm một lần break out khác để giúp cặp tiền thoát khỏi đà giảm.
Trên biểu đồ 4 giờ, giá đã phân kì với MACD trong một khoảng thời gian. Cặp tiền đã vượt lên trên trendline, điều này sẽ dẫn đến một đợt thoái lui lớn hơn về mức 1.1033. Hiện tại, giá đang kiểm tra đường MA 21 (màu đỏ). Phe mua có thể xuất hiện vào mức này, nhưng nếu giá tiếp tục giảm thì phe bán sẽ tiếp tục kiểm soát và đẩy giá xuống sâu hơn.
Trên khung 1 giờ, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta có vùng hỗ trợ ở mức đáy cao hơn, nơi cũng đồng thời xuất hiện Fibonacci thoái lui 50% cho điểm hợp lưu. Nếu giá vượt qua đó, nó sẽ tạo ra một mức đáy mới thấp hơn và chuyển cặp tiền sang xu hướng giảm. Phe bán sẽ muốn thấy giá tiếp tục giảm xuống và mở rộng đà bán tháo
Các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc đã bán USD trên thị trường giao ngay ngày hôm nay để mua vào nhân dân tệ.
Điều này đã diễn ra trong suốt phiên giao dịch tháng 8 và không quá ngạc nhiên khi thấy PBOC định hướng các ngân hàng trong nước can thiệp ngoại hồi trở lại.
Nửa đầu tuần đã trôi qua với loạt dữ liệu kinh tế gây thất vọng tại Hoa Kỳ như báo cáo Cơ hôi việc làm JOLTS, báo cáo Niềm tin tiêu dùng và dữ liệu Thay đổi việc làm ADP. Thị trường lao động bắt đầu suy yếu là những tín hiệu đầu tiên cho thấy một cuộc suy thoái đang đến gần. Trên thực tế, thị trường có thể tin chắc rằng Fed sẽ không tăng lãi suất trong tháng 9 và 11, đồng thời dấy lên kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất đến sớm hơn. Tuy nhiên, bất cháp các số liệu đáng lo ngại, chỉ số Dow Jones vẫn tăng mạnh như không có chuyện gì xấu xảy ra. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía, như là việc các nhà đầu tư thả lỏng tâm lý do kỳ vọng chính sách ôn hòa và lợi suất giảm mạnh. Đôi khi các nhà giao dịch cũng đánh giá rằng thị trường lao động nới lỏng sẽ là tin tốt cho lạm phát trong tương lai. Cho đến khi có thêm nhiều dữ liệu hơn được công bố, phân tích kỹ thuật sẽ giúp các traders quản lý rủi ro và xác định các xu hướng biến động giá khả thi nhất.
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, nỗ lực phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của Dow Jones đã biến hỗ trợ trước đó trở thành kháng cự mới dù không được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế nào. Nguyên nhân có thể là do đây đơn giản là một động thái kỹ thuật và xu hướng giảm giá sẽ được giữ nguyên. Tuy nhiên, giá hiện đang giao động trong vùng kháng cự có đường MA 21 (đường màu đỏ). Đây là vị trí mà phe bán sẽ hướng đến và mục tiêu sau đó là mức hỗ trợ 33,805.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, sự xuất hiện của phân kỳ MACD trước đó đã báo hiệu việc giá đảo chiều tăng. Thực tế, giá đã tăng trở lại lên vùng kháng cự gần nhất nếu nó tiếp tục phục hồi thì sẽ xác nhận mạnh mẽ xu hướng tăng giá. Đồng thời, phe mua sẽ nhắm lên mức cao nhất mọi thời đại.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, phân kỳ MACD đã xuất hiện ngay kháng cự gần nhất, báo hiệu một đợt giá đảo chiều giảm sắp diễn ra. Nếu giá phá vỡ xuống dưới đường xu hướng tăng, phe bán sẽ mua vào mạnh hơn nữa vì khả năng giá sẽ giảm sâu hơn. Đồng thời, phe bán sẽ lấy lại được quyền kiểm soát sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ quanh mức 34,700.
Sự kiện sắp tới
Tâm điểm chú ý trong tuần này là loạt báo cáo về thị trường lao động tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, hôm nay thị trường sẽ hướng sự tập trung vào Báo cáo trợ cấp thất nghiệp và dữ liệu PCE Hoa Kỳ trong phiên Mỹ tối nay. Đến ngày mai, tuần giao dịch sẽ kết thúc với báo cáo PMI sản xuất ISM và dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp NFP. Thật khó để thấy Dow Jones tăng ngay cả khi dữ liệu kém kỳ vọng phản ánh tín hiệu suy thoái đang ngày càng rõ ràng. Dù vậy, thị trường chứng khoán sẽ luôn gây bất ngờ ngay cả khi phải đổi mặt với các triển vọng kinh tế kém lạc quan.
Chứng khoán châu Âu ban đầu mở cửa trái chiều là do đã có một số thay đổi trong kỳ vọng lạm phát của ECB. Bất chấp báo cáo lạm phát sơ bộ nóng hơn dự kiến tại Pháp trong tháng 8, thị trường định giá xác suất tăng lãi suất đã giảm từ 58% trước đó trong ngày xuống còn 51%. EUR cũng đã suy yếu trong phiên Âu, và thậm chí các thị trường sẽ còn biến động nhiều hơn nữa sau loạt dữ liệu lạm phát Eurozone sau đó.