![doanh số bán lẻ mua sắm niềm tin của người tiêu dùng](https://images.forexlive.com/images/retail%20sales%20shopping%20consumer%20confidence_id_7830c5cf-86e1-4304-8333-62b5f83dce3c_size900.jpg)
- Trước đó là +0,2%
- Doanh số bán lẻ +0.7%
- Doanh số bán lẻ (trừ xe hơi) +1.0%
- Nhóm kiểm soát +1.0%
- Doanh số bán lẻ (trừ xăng và ô tô) +1.0%
- Tổng doanh số bán lẻ là $696.4 tỷ
Nhóm các nhà điều hành và tổ chức vận động trong ngành công nghiệp tiền điện tử được cho là đang lên kế hoạch gây quỹ tranh cử cho Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris.
Theo Reuters, sự kiện gây quỹ dự kiến diễn ra vào ngày 13/9 tại Washington D.C., với giá vé từ 500 đến 5,000 USD. Động thái này cho thấy một bộ phận trong ngành công nghiệp tiền điện tử đang đặt cược vào bà Harris, bất chấp việc bà chưa đưa ra quan điểm rõ ràng nào về vấn đề này.
Giám đốc điều hành Blockchain Foundation, Cleve Mesidor, cho biết mục tiêu của sự kiện là "gửi đi thông điệp về vai trò của tiền điện tử" trong bối cảnh ứng cử viên của Đảng Dân chủ có thể trở thành tổng thống mới. Giới lãnh đạo ngành hy vọng bà Harris sẽ có cách tiếp cận cởi mở hơn, hỗ trợ ngành phát triển và tạo điều kiện tiếp cận vốn cho cộng đồng.
Khảo sát về mức độ ủng hộ của người dân đối với hai ứng cử viên hàng đầu
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đang siết chặt quản lý ngành công nghiệp tiền điện tử. Trước đó, một số "ông lớn" trong ngành như Coinbase và Ripple đã chi tới 120 triệu USD để vận động tranh cử thông qua các ủy ban hành động chính trị, nhằm gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Bản thân bà Harris cũng đã có hai cuộc gặp với đại diện ngành công nghiệp tiền điện tử vào tháng 7 và tháng 8 vừa qua. Cố vấn cấp cao của bà, Brian Nelson, cho biết bà Harris sẽ "hỗ trợ các chính sách đảm bảo cho công nghệ mới nổi và các ngành công nghiệp tương tự tiếp tục phát triển".
Sự kiện gây quỹ sắp tới diễn ra sau khi một nhóm khác có tên Crypto4Harris cũng đã tổ chức một buổi gặp mặt trực tuyến vào tháng 8 để vận động cho bà Harris.
Có thể thấy, ngành công nghiệp tiền điện tử đang nỗ lực vận động để có được sự ủng hộ từ chính quyền mới. Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem liệu bà Harris có thực sự thay đổi lập trường của mình đối với ngành công nghiệp này hay không, nếu bà đắc cử.
Trung Quốc một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý khi thực hiện ba lần cắt giảm lãi suất trong một ngày để cố gắng hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, điều đó không giúp cải thiện khẩu vị rủi ro. Chứng khoán châu Âu mở cửa ổn định nhưng nhanh chóng lao dốc.
Các con số về tiền lương của Vương Quốc Anh tiếp tục nóng và điều đó đang làm dấy lên nhiều kỳ vọng BoE diều hâu hơn nhưng bản thân các số liệu về thị trường lao động không quá thuyết phục. GBP tăng nhẹ sau tin khi nhích từ 1.2680 lên 1.2720 trước khi dao động quanh mức 1.2700 ở thời điểm hiện tại. Lợi suất trái phiếu của Vương quốc Anh cũng bật tăng sau tin.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp đà tăng. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm hiện lên tới 4.23% - mức đỉnh kể từ tháng 11 năm ngoái.
EUR/USD tăng 0.2% lên 1.0928 trong khi AUD/USD giảm 0.2% xuống 0.6470
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ được công bố lúc 19:30 tối nay.
USDCAD tăng 0.28% trong ngày, hiện ở 1.3497
Dữ liệu CPI tháng 7 của Canada sẽ được công bố lúc 19:30 tối nay
USD hồi phục. DXY hiện ở 103.06
Mọi con mắt hiện đổ dồn vào dữ liệu doanh số bán lẻ Mỹ được công bố lúc 19:30 tối nay.
Một nhà phân tích của Fitch Ratings đã cảnh báo rằng ngành ngân hàng Hoa Kỳ có thể sẽ phải đối mặt với một sự nhiễu loạn lớn - nguy cơ kéo theo việc hạ xếp hạng tín dụng đối với hàng chục ngân hàng Hoa Kỳ, thậm chí có thể bao gồm cả những ngân hàng như JPMorgan Chase.
Giá dầu tiếp tục giảm do lo ngại về sự phục hồi kinh tế đang chững lại của Trung Quốc
Lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng. Thị trường không quá nhạy cảm với lạm phát ở thời điểm hiện tại nên dường như đà tăng của lợi suất trái phiếu mang tính phản ứng cung cầu nhiều hơn.
Đã có một đợt giảm nhẹ vào đầu tháng này khi lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm trở lại mốc 4% nhưng hiện lợi suất kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mốc 4.22% và đó là mức đỉnh kể từ tháng 11 năm ngoái.
Trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng cao, USD mạnh hơn, cổ phiếu bắt đầu chịu áp lực và đặc biệt là vàng lại lao dốc trở lại mức gần 1,900 USD.
Sự sụt giảm của vàng diễn ra trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng, điều này cũng đang vô tình hỗ trợ USD. Rất khó để vàng xoay chuyển tình thế trừ khi trái phiếu ngừng bị bán tháo. Nếu lợi suất tiếp tục kéo dài đà tăng, giá vàng có thể sẽ giảm sâu hơn nữa. Và điều đó xảy ra bất chấp bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn bắt đầu xoay trục chính sách tiền tệ.
Dữ liệu cho thấy chỉ số đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Đây là mức tăng lãi suất khổng lồ 350 bps khi Nga cố gắng ngăn chặn tình trạng chảy máu tiền tệ, vốn đang có xu hướng giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế suy thoái từ cuộc xung đột với Ukraine. Ngân hàng trung ương đã gợi ý về việc tăng lãi suất này, USD/RUB giảm mạnh kể từ thông báo ngày hôm qua và hiện giao dịch ở mức 98.1750.
Sau quyết định cắt giảm lãi suất của PBOC, đồng Nhân dân tệ suy yếu. USDCNH tăng mạnh, hiện đã tăng lên mức đỉnh trong năm 2023, dao động quanh mức 7.31410.
USDCAD tiếp tục tăng trong phiên Âu, hiện đang dao động quanh mức 1.34944.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm tăng 4 điểm cơ bản lên 4.795% và là mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Bên cạnh đó, hợp đồng tương lai của S&P 500 và hợp đồng tương lai của Nasdaq đều tăng 0.1% trong khi hợp đồng tương lai của Dow đi ngang.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ đồng loạt tăng trên mọi kỳ hạn, bên cạnh đó USD suy yếu nhẹ, DXY hiện đang ở mức 103.033.
Đáng chú ý là tiền lương tiếp tục tăng cao ở Vương quốc Anh, ONS lưu ý rằng tháng 6 đã ghi nhận tốc độ tăng tiền lương hàng năm cao nhất kể từ năm 2001. Thêm vào đó, chúng ta hiện đang thấy tiền lương thực tế quay trở lại mức dương lần đầu tiên kể từ cuối năm 2021.
Sau đó, bảng lương tháng 6 cũng được điều chỉnh cao hơn theo hướng tích cực hơn.
Mặc dù mức lương cao hơn chỉ giúp xác nhận một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản khác của BOE sẽ diễn ra vào tháng 9.
Tuy vậy, báo cáo việc làm giảm 66K và tỷ lệ thất nghiệp tăng 0.2% trong tháng thứ hai.
Điều đó chỉ làm tăng thêm mối lo ngại rằng sức ép đối với nền kinh tế đang bắt đầu chuyển sang thị trường lao động. Và thay vào đó, có thể dẫn đến một đợt suy thoái nghiêm trọng hơn trong các quý tới. Xác thực thêm những lo ngại rằng Vương quốc Anh có thể phải đối mặt với rủi ro lạm phát đình trệ và đó chắc chắn không phải là điều mà BOE muốn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, Suzuki, cho biết:
USD đang có xu hướng mở rộng đà tăng từ các mốc gần đây. Đáng chú ý, USD/JPY đang có động thái tăng trên ngưỡng 145 và cách mức 150 mộc khoảng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu chúng ta có nhìn thấy các động thái can thiện ngầm từ quan chức Nhật Bản.
Bên cạnh đó, EUR/USD đang giảm xuống dưới MA100 ngày tại1.0930 và hiện đang giao dịch ở mức 1.0912; bên cạnh đó USD/CNY đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái kể từ sau khi PBOC chuyển sang cắt giảm lãi suất.
AUD/USD vẫn đang tìm kiếm một sốc mức hỗ trợ từ mức đáy trong tháng 5 ở 0.6458 và đang giao dịch gần với mức 0.6500 trong phiên hôm nay. Nhưng thật khó để lạc quan về sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong bối cảnh đáng lo ngại của Trung Quốc.
Binance đã yêu cầu tòa án một lệnh bảo vệ trước động thái của SEC khi tìm kiếm các thông tin nằm ngoài phạm vi của vụ kiện. Trong đó, Binance cho biết SEC đã yêu cầu sàn giao dịch này cung cấp các liên lạc kể từ tháng 12 năm 2022 với "nhiều chủ đề khác nhau và không liên quan đến tài sản của khách hàng.
Dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ được công bố vào lúc 19h30 ngày hôm (theo giờ Việt Nam)
Trong ghi chú của các nhà phân tích tại Bank of America (BOA) Global Research, chỉ số chi tiêu bằng thẻ của hộ gia đình (BAC) tăng 0.1% so với cùng kì năm trước.
Các chuyên gia pháp lý đang mong đợi phán quyết của tòa án có thể được công bố sớm nhất vào thứ Ba tuần này.
Bloomberg cho biết các ngân hàng quốc doanh ở Trung Quốc đã bán USDCNY để hỗ trợ đồng nội tệ trong nước
Sự kiện đáng chú ý đầu tiên trong phiên Á hôm nay là dữ liệu tăng trưởng kinh tế Q2 mạnh mẽ của Nhật Bản. GDP sơ bộ ghi nhận con số tốt hơn nhiều (6% - mức tăng mạnh nhất kể từ Q4 năm 2020 đến nay) so với dự kiến (3%) nhờ xuất khẩu ròng mạnh mẽ, dẫn đầu là các lô hàng ô tô và khách du lịch trong nước. Tuy nhiên, tin xấu là tiêu dùng trong nước và chi tiêu kinh doanh lại thấp hơn ước tính. Tiếp theo là dữ liệu lạm phát. Chỉ số giảm phát đã tăng lên +3.4%, mức cao nhất kể từ Q1 của năm 1981. Như chúng ta đã nghe nhiều lần từ Ngân hàng Nhật Bản, họ cho rằng lạm phát chỉ diễn ra trong ngắn hạn. USD/JPY trong phiên chỉ giao dịch trong phạm vi hẹp, khoảng 145.50
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã bất ngờ cắt giảm lãi suất lần thứ 2 trong ba tháng khi: Hạ lãi suất Cơ sở cho vay trung hạn (MLF) từ 2.65% xuống 2.5% và lãi suất reverse repo từ 1.9% xuống 1.8%. Theo sau đó là loạt dữ liệu kinh tế tháng 7 gây thất vọng, bao gồm: sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ hay tỷ lệ thất nghiệp. USD/CNY và USD/CNH đều tăng vọt sau khi PBOC cắt giảm lãi suất. Các Ngân hàng Quốc doanh Trung Quốc cũng đã can thiệp vào việc bán USD/CNY để hỗ trợ đồng nội tệ.
Tại Úc, RBA cũng đã công bố Biên bản cuộc họp tháng 8 ít diều hâu hơn, sau quyết định giữ nguyên lãi suất lần thứ 2 liên tiếp để có thêm đánh giá. Dữ liệu tiền lương quý 2 tại Úc thấp hơn dự kiến được công bố sáng nay cũng đã phán ánh áp lực lạm phát dường như đã giảm bớt. AUD/USD giảm hơn 25pip sau loạt sự kiện: PBoC giảm lãi suất, RBA ôn hòa hơn và dữ liệu tiền lương yếu kém. Tuy nhiên, hiện cặp tiền đã lấp đầy mức giảm trước đó và tăng trở lại.
Các tiền tệ chính biến động tương đối nhạt nhòa.
Thị trường chứng khoán châu Á: chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông giảm nhẹ.