Theo Wired, nhân viên OpenAI được cho là đe dọa sẽ nghỉ việc nếu hội đồng quản trị không từ chức;
550 nhân viên đe dọa sẽ rời OpenAI và gia nhập bộ phận AI của Microsoft (MSFT) do Sam Altman điều hành nếu hội đồng quản trị không từ chức và khôi phục chức vị của Altman và Brockman
Cổ phiếu Microsoft, vốn đang tăng trước giờ mở cửa, hiện đã quay đầu giảm 2.56 đô la tương đương 0.69% xuống còn 367.29 đô la.
Microsoft sở hữu 49% cổ phần của OpenAI nhưng không có bất kỳ ghế ngồi nào trong hội đồng quản trị.
USDJPY tiếp tục tăng cao hơn và liên tiếp bứt phá nhiều mức đỉnh quan trọng, tỷ giá hiện đã chạm tới mốc 148.86 - đỉnh cũ của tháng 10 năm 2022.
Trên khung Daily mục tiêu tiếp theo có thể là cạnh trên của kênh giá tăng tại 149.10. Nếu break qua đây, cặp tiền có thể hướng tới 150.20.
Trên khung m5, trong phiên Á và Âu hôm nay, giá tạo nền quanh khung vực đường MA200 (màu xanh hình dưới) trước khi tăng vọt. Vùng giá 148.65 sẽ là vùng Fibo truy hồi 38.2% của sóng tăng này, ngoài ra đường MA100 tại 148.58 cũng đang hướng lên, khẳng định xu hướng tăng. Phe bán chỉ có thể quay lại nếu giá break được xuống dưới các mốc quan trọng nói trên. Nếu không, xu hướng tăng vẫn sẽ chiếm ưu thế.
Đây là tuần cuối cùng của tháng 9 và trái phiếu ngày càng bị bán nhiều. Hành động giá hôm nay đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 8.1 điểm cơ bản lên 4.52% - đỉnh mới kể từ năm 2007.
Đà tăng đó cũng đang lan sang USD/JPY, tăng 37 pip lên 148.75.
Nguyên nhân hôm nay dường như là do trái phiếu Đức với lợi suất tăng 7.5 điểm cơ bản lên 2.81%- cao nhất kể từ năm 2011 dẫn đến đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán châu Âu. Hiện tại, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm 0.4%.
BMO nhấn mạnh đây không phải dấu hiệu tốt cho cổ phiếu.
Có một cách để ngăn chặn động thái đó sẽ là giọng điệu nhẹ nhàng hơn của Fed nhưng điều đó thật khó xảy ra khi giá dầu ngày càng tăng cao.
Với mức lợi suất 4.50% hiện đã bị phá vỡ, mốc 5% sẽ được chú ý tiếp theo.
Các chỉ số chính của Hoa Kỳ đang mở cửa ở mức thấp đầu tuần giao dịch.
Dow Jones -115.66 điểm hay -0.34% xuống 3,3848.19
S&P -13.59 điểm hay -0,31% xuống 4,306.46
NASDAQ -48.08 điểm hay -0.38% xuống 13,163.73
Về mặt kỹ thuật, các chỉ số chính đều nằm xa dưới mức trung bình động 100 ngày.
Đối với chỉ số Dow Jones, đường trung bình động 100 ngày ở mức 34,269.34. Chỉ số đang tiến đến mức trung bình động 200 ngày tại 33,809.45
Đối với chỉ số S&P, đường trung bình động 100 ngày ở mức 4,378.75. Chỉ số đang kiểm tra mức thoái lui 38.2% của đà tăng từ mức đáy ngày 13 tháng 3 tại 4,302.45. Đường trung bình động 200 ngày giảm xuống 4,192.74. Có nhiều dự báo về việc chỉ số S&P hướng tới đường trung bình động 200 ngày trong động thái điều chỉnh này.
Đối với chỉ số NASDAQ, đường trung bình động 100 ngày tăng lên 13,480.68. Giá đang tiến tới mức thoái lui 38.2% của đà tăng từ đáy ngày 13 tháng 3 tại 13,123.
Sự co lại bất thường trong tổng lượng tiền tệ khó có thể phản ánh sự tái cân bằng đáng kể của danh mục đầu tư chứ không giống như báo trước một cuộc suy thoái.
Quan chức ECB, Scholz cho biết việc ECB hành động chống lạm phát là đúng nhưng điều này lại cản trở việc xây dựng nhà ở.
Trước đó, một báo cáo cho biết Đức sẽ trì hoãn vô thời hạn quy định nghiêm ngặt hơn về nhà, đòi hỏi nhà ở phải cách nhiệt nhiều hơn. Đức đang đặt mục tiêu xây dựng 400,000 ngôi nhà mới mỗi năm nhưng số giấy phép xây dựng và giá nhà đang giảm mạnh.
Morgan Stanley nói rằng việc chính phủ đóng cửa hoàn toàn sẽ ngăn chặn luồng dữ liệu kinh tế, khiến Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) không có thêm thông tin kinh tế nào
“Trong hoạch định chính sách tiền tệ, sự không chắc chắn có xu hướng dẫn đến tê liệt chính sách,”
“Nếu chính phủ đóng cửa hoàn toàn thì bạn sẽ không thực sự nhận được bất kỳ dữ liệu nào của chính phủ,”
“Và vì vậy, nếu chúng ta thiếu dữ liệu để Fed có thể chính thức nghiên cứu, thì điều đó sẽ dẫn đến việc không thể đưa ra quyết định về hướng đi của lãi suất. Con đường của Fed trở nên mờ mịt.”
Quốc hội sẽ đóng cửa vào cuối tuần tới và một thỏa thuận không được thực hiện. Đảng Cộng hòa theo đường lối cứng rắn đang kêu gọi kiểm soát chi tiêu chặt chẽ hơn, một trở ngại đáng kể trong việc đạt được thỏa thuận để luật được thông qua.
Các nhà phân tích tại S&P cảnh báo về sự suy thoái tại thị trường lao động trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Họ cho biết những suy thoái tại thị trường này có thể đẩy khu vực đồng tiền chung châu Âu chìm sâu vào suy thoái.
Thủ tướng Nhật Bản, Kishida cho biết gói này sẽ bao gồm các biện pháp chống lạm phát và các biện pháp xã hội để chống lại tình trạng dân số giảm. Đồng thời, ông cũng nhắc lại việc gói này sẽ giúp người dân đối mặt với tình trạng giá cả leo cao.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida đã đưa ra hành động can thiệp bằng lời nói. Chính quyền Nhật Bản bày tỏ lo ngại về việc đồng yên quá yếu. Trong lúc đó, các nhà xuất khẩu không hài lòng khi điều này đã đẩy giá năng lượng nhập khẩu và các nguyên liệu nhập khẩu khác lên cao. Trích phát biểu của Kishida:
Thị trường ngoại hối biến động mạnh là điều không mong muốn
Sẽ tiếp tục theo dõi các biến động của FX một cách chặt chẽ với mức độ khẩn cấp cao
USD mạnh nhất, AUD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính:
DXY tăng 0.14% lên 105.72
AUDUSD giảm 0.34%, hiện ở 0.6416 trong khi NZDUSD giảm 0.16% xuống 0.5950
USDJPY tăng 0.11% trong ngày lên 148.52. JPY tiếp tục suy yếu do chênh lệch lợi suất trái phiếu giữa Mỹ và Nhật Bản, bất chấp những can thiệp bằng lời nói của thống đốc và phó thống đốc BOJ
EURUSD giảm 0.16% xuống 1.0627. Các quan chức ECB Villeroy và De Cos tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc cần duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài để kiềm chế lạm phát.
Chính phủ Nga được cho là chấp nhận điều chỉnh lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu khi đang xem xét loại một số sản phẩm dầu, nhiên liệu hầm và xăng ra khỏi danh sách các sản phẩm cấm xuất khẩu
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu khi các nhà đầu tư phản ứng với một loạt quyết định chính sách của các ngân hàng trung ương được công bố vào tuần trước và triển vọng lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn:
Thống đốc NHTW Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết:
Nếu có thể đạt được mục tiêu lạm phát cùng với hạ cánh mềm thay vì hạ cánh cứng thì sẽ tốt hơn nhiều
Theo đánh giá của tôi, rủi ro thắt chặt không đủ và thắt chặt quá mức hiện đang cân bằng
Nếu nguy cơ thắt chặt quá mức trở nên mạnh hơn trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát giảm mạnh, chúng ta sẽ phải nhanh chóng đảo ngược tiến trình
Duy trì mức lãi suất hiện tại sẽ làm giảm lạm phát
Phải theo dõi sự phục hồi của giá dầu hiện tại để biết những tác động có thể xảy ra đối với kỳ vọng lạm phát, tiền lương
Nếu thị trường hiểu chiến lược của chúng tôi, họ sẽ không mong đợi việc cắt giảm trước một thời gian đủ dài
Ông Villeroy cũng đã phát biểu vào cuối tuần trước với thông điệp tương tự:
ECB đang đi đúng hướng, dự báo hiện tại là lạm phát sẽ giữ ở mức trên 3% vào năm tới và chỉ ở dưới mục tiêu 2% trong quý cuối cùng của năm 2025.
Thống đốc BOJ Ueda cho biết BOJ sẽ không trực tiếp nhắm vào tỷ giá trong việc hướng dẫn chính sách tiền tệ. Nếu BOJ trực tiếp nhắm vào việc điều chỉnh tỷ giá thì họ sẽ vi phạm tất cả các thỏa thuận mà Nhật Bản có với G7:
Có thể kết thúc kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) khi đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách ổn định và bền vững
Chưa có gì rõ ràng về cách điều chỉnh YCC
Đừng mong đợi một chu kỳ tiền lương tích cực sẽ xuất hiện khi tiêu dùng và vốn đầu tư chậm lại
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Uchida nhắc lại một số nhận xét trước đó của Thống đốc BOJ Ueda:
Ngân hàng cần tiếp tục nới lỏng tiền tệ
Quyết định của Ngân hàng vào tháng 7 về việc linh hoạt mục tiêu lợi nhuận 10 năm của trái phiếu chính phủ Nhật Bản nhằm mục đích linh hoạt trong việc ứng phó với các rủi ro
Lập trường cơ bản của chúng tôi là phải kiên nhẫn duy trì việc nới lỏng tiền tệ.
Khung chính sách hiện nay có tác dụng kích thích lớn đối với nền kinh tế nhưng đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ lớn
Động thái vào tháng 7 của BOJ đã giúp nâng cao tính bền vững của chính sách nới lỏng tiền tệ của chúng tôi
Kịch bản cơ bản của chúng tôi là để động lực chính gây ra lạm phát chuyển đổi dần dần, củng cố chu kỳ lạm phát tiền lương dương
Ảnh hưởng của việc tăng giá nhập khẩu có thể sẽ dần dần tiêu tan
Có nhiều khả năng tăng trưởng tiền lương sẽ tăng tốc khi cạnh tranh giành nhân tài ngày càng gay gắt
Những thay đổi trong hành vi của doanh nghiệp có thể nhanh hơn dự kiến
Mặt khác, tiền lương, giá cả có thể khó tăng nếu nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi những cú sốc tiêu cực từ bên ngoài hoặc bên trong.
Nhiều công ty vẫn chưa quyết định có nên tăng lương đáng kể hay không, vì vậy chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng xem liệu những thay đổi trong hành vi ấn định lương của công ty có thể được duy trì hay không
Vẫn chưa được đạt được mức lạm phát mục tiêu 2%
Nền kinh tế Nhật Bản đang ở giai đoạn quan trọng về việc liệu có thể đạt được chu kỳ lạm phát tiền lương dương hay không
Phải tiếp tục cảnh giác vì có thể việc tăng lãi suất mạnh trong quá khứ của Mỹ có thể có độ trễ trong ảnh hưởng đến nền kinh tế, hệ thống tài chính
Tốc độ phục hồi chậm của nền kinh tế Trung Quốc cũng đáng lo ngại
Các công ty Nhật Bản đang thay đổi giá cả thường xuyên hơn so với trước đây, đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy tiền lương và lạm phát có thể biến động song song
Chủ tịch Ngân hàng Pháp Francois Villeroy de Galhau có bài phát biểu lúc 14:00 trong hội nghị "Những thách thức về chính sách tiền tệ đối với các nền kinh tế vĩ mô châu Âu" tại Paris, Pháp
Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Isabel Schnabel phát biểu lúc 20:00 tại Johann-Heinrich-von-Thünen-Lecture ở Regensburg, Đức
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde tham gia phiên điều trần trước Ủy ban về các vấn đề Kinh tế và Tiền tệ (ECON) của Nghị viện Châu Âu vào lúc 20:00