NZD/USD giảm xuống mức đáy trong phiên sau dự báo về việc cắt giảm lãi suất của BNZ
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
Chỉ số PPI khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng 1.4% so với mức 1.3% tháng trước đó
Trung Quốc tăng cường các biện pháp đối phó với đợt bùng phát COVID-19 mới nhất
Sự lây lan của biến thể delta đang trở thành một vấn đề trên toàn cầu, với Trung Quốc là tên tuổi lớn mới nhất bị ảnh hưởng đáng kể.
SCMP báo cáo rằng một số chuyến bay, xe lửa và xe buýt đến thủ đô của Trung Quốc đã bị hủy bỏ do các nhà chức trách đang cấm bất kỳ ai từ các khu vực có nguy cơ trung bình và cao vào Bắc Kinh để ngăn chặn sự bùng phát của virus trong thành phố.
Số ca nhiễm tại Nhật Bản đã tăng lên mức cao mới trong bối cảnh thế vận hội vẫn đang diễn ra. Nhật Bản hiện chỉ nhận ca nhiễm có biểu hiện nghiêm trọng do các bệnh viện đều đã quá tải.
Giá dầu đạt mức thấp hôm nay là 70.97 đô la trong giờ qua nhưng dầu đang tăng nhẹ trở lại 71.30 USD. Giá dầu đã bị kìm hãm khi nỗi lo lắng biến thể delta sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu di chuyển ngày càng bao trùm các thị trường. Bên cạnh đó, việc OPEC thúc đẩy quả trình tăng nguồn cung trở lại cũng đang tạo áp lực cho giá dầu.
Thượng nghị sĩ Pat Toomey đã gọi các điều khoản báo cáo về thuế tiền mã hoá được đề xuất của dự luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng là “không thể thực hiện được”. Bên cạnh đó thì ông cũng cam kết sẽ sửa đổi chúng.
Theo Toomey, định nghĩa của văn bản về nhà môi giới quá rộng và ảnh hưởng đến các bên dịch vụ phi tài chính. Chẳng hạn như các thợ đào Bitcoin (BTC), đối tượng mà theo ông là nên được miễn trừ. Ngoài ra, các dịch vụ không lưu ký sẽ gặp khó khăn trong việc nộp các biểu mẫu nhận dạng đúng cách với IRS.“Quốc hội không nên vội vàng tiến tới với chế độ báo cáo thuế được thiết kế vội vàng này cho tiền mã hoá, đặc biệt là khi chưa hiểu đầy đủ về hậu quả.” – Thượng nghị sĩ Pat Toomey phát biểu trước cánh truyền thông báo chí.
Các quan chức Ngân hàng Trung ương Anh ủng hộ sự kiên nhẫn trong việc giảm quy mô kích thích có thể sẽ chiếm ưu thế trong cuộc thảo luận chính sách tuần này, với rủi ro đối với sự phục hồi của thị trường lao động lớn hơn sự gia tăng lạm phát.
Với gần 1.9 triệu người vẫn đang nhận trợ cấp việc làm, Ủy ban Chính sách Tiền tệ sẽ báo hiệu vào thứ Năm rằng họ không vội vàng cắt giảm kế hoạch mua trái phiếu trị giá 875 tỷ bảng Anh (1.2 nghìn tỷ USD) của mình. Quyết định của họ cũng không có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự phục hồi kinh tế, dự kiến sẽ là nhanh nhất trong Nhóm G7 trong năm nay.
Thống đốc Andrew Bailey có thể sẽ nhắc lại những gì Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã nói, thừa nhận sự phục hồi nhưng cũng nhấn mạnh rằng nền kinh tế vẫn chưa được chữa lành hoàn toàn. Ông và phần lớn các thành viên MPC khác đã nhiều lần nói rằng lạm phát tăng đột biến sẽ chỉ là tạm thời.
Nhận xét của Toshio Nakagawa:
Tình hình vi rút ở Nhật Bản tiếp tục phản ánh sự căng thẳng trong thời điểm hiện tại, với các quan chức hiện tuyên bố rằng họ sẽ chỉ nhập viện những bệnh nhân đã trở bệnh nặng và những người có nguy cơ trở nặng.
Trong các trường hợp khác, bệnh nhân sẽ được yêu cầu cách ly tại nhà. Đó thường là một dấu hiệu cho thấy số ca nhiễm đang tràn ngập, như đã thấy ở hầu hết các quốc gia khác.
Không có nhiều thông tin chi tiết được cung cấp ngoài việc họ sẽ trừng phạt những nhà phân phôi "phá vỡ quy tắc về giá". Tôi nghĩ rằng họ hơi bối rối trước sự tăng giá cắt cổ của chip ô tô nhưng với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô, rõ ràng có một lý do chính đáng cho điều đó.
Trong bất kỳ trường hợp nào, khi Trung Quốc quyết định một điều gì đó như thế này, thường thì sẽ có một số hoạt động theo sau được thực hiện.
Đồng đô la Úc tăng khi ngân hàng trung ương của quốc gia này giữ nguyên kế hoạch cắt giảm chương trình mua trái phiếu bất chấp lo ngại của thị trường rằng các đợt đóng cửa nghiêm ngặt do virus gây ra tại các vùng của đất nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế. Đồng đô la New Zealand tăng so với tất cả các đồng tiền lớn khi các nhà đầu tư định giá khả năng tăng lãi suất cao hơn trong tháng này.
AUD/USD hiện tăng 0.54%. NZD/USD tăng tới 0.62% lên mức 0.7014. Tỷ giá USD/JPY giảm xuống nhưng vẫn giữ trên mức thấp nhất trong tháng 7 tại 109.07. EUR/USD tăng trong khi GBP/USD tăng trở lại 1.39. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index suy yếu trong ngày thứ hai liên tiếp
Lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm của Mỹ ít thay đổi ở mức 0.17% và 1.18%. Trong phiên giao dịch hôm thứ Hai của Hoa Kỳ, lợi suất 10 năm đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần sau khi sản xuất của Hoa Kỳ yếu hơn dự kiến. Lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm ~ 5 điểm phần trăm trong khi kỳ hạn 30 năm giảm ~ 4 điểm phần trăm.
Vàng và dầu trong khi đó hầu như không thay đổi, giao dịch lần lượt tại $1,810/oz và 71.28 USD/thùng.
AUD/USD tăng từ 0.7365 lên 0.7408 sau quyết định
Một sự thúc đẩy vững chắc với cặp tiền khi RBA thông báo không có thay đổi đối với kế hoạch giảm dần QE trong thời điểm hiện tại, gạt qua đợt bùng phát virus gần đây bằng cách nói rằng nếu nó được kiềm chế thì nền kinh tế sẽ có thể phục hồi nhanh chóng.
GBP/USD đã tăng cao trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Ba. Cặp tiền này đã đạt mức cao gần 1.3935 trong phiên trước nhưng không giữ được mức tăng do đồng bạc Xanh tăng cao với chỉ số DXY hiện ở trên 92 trong bối cảnh thị trường giảm đầu tư vào các tài sản rủi ro. Hiện tại, GBP/USD đang giao dịch ở mức 1.3891, tăng 0.08% trong ngày.
Ngân hàng lớn thứ 6 toàn cầu vốn dĩ không có góc nhìn thiện cảm với tiền mã hóa trước đây. Vào tháng 4,HSBC đã đưa cổ phiếu MicroStrategy vào danh sách đen vì “cả gan” đầu tư vào Bitcoin, thậm chí ngân hàng còn tuyên bố sẽ tuyệt đối sẽ không tham gia vào "cuộc chơi Bitcoin"
Và những sự kiện liên quan đến pháp lý của Binance gần đây càng khiến cho HSBC có thêm lý do để sẵn sàng “nâng cao” quan điểm của mình. Theo nguồn thông tin được đăng tải trên cộng đồng, đã xuất hiện ảnh chụp văn bản của HSBC về việc cấm khách hàng của họ cho tất cả các khoản thanh toán đến từ Binance.
Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Nadia Calviño hôm thứ Ba cho biết, nền kinh tế sẽ trải qua đợt tăng trưởng lớn nhhất so với các quốc gia tiên tiến trong năm tới, mặc dù dự kiến sẽ diễn ra
“Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng trưởng 6/5% vào năm 2021 và 7% vào năm 2022, phù hợp với các dự báo trước đó”.
“Vào năm 2022, Tây Ban Nha sẽ phục hồi hoạt động trước đại dịch và vào năm 2023, nước này sẽ trở lại con đường tăng trưởng mà chúng ta đã có trước đại dịch".
“Chính phủ sẽ xem xét việc tăng lương tối thiểu, tùy thuộc vào diễn biến của thị trường lao động sau mùa Hè.”
Phản ứng EUR/USD
EUR / USD đang giữ mức cao hơn trong giao dịch châu Á hôm thứ Ba, hiện đã tăng 0.07% trong ngày để giao dịch ở mức 1.1875.
Chánh văn phòng Nhật Bản, ông Kato đã yêu cầu các bệnh nhân COVID-19 với các triệu chứng nhẹ sẽ được chuyển về nhà để điều trị, để nhường chỗ cho các bệnh nhân nặng hơn.
Trong 24 giờ qua, bang NSW của Úc ghi nhận thêm 199 ca nhiễm mới, trong đó có 50 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Số ca nhiễm mới tại bang này đã giảm so với ngày hôm qua (207 ca).
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm nhẹ khi các nhà đầu tư không chắc chắn về sự phục hồi kinh tế nước Mỹ. Chỉ số PMI của viện ISM đã bất ngờ giảm từ 60.6 xuống 59.5 trong tháng 7, cho thấy niềm tin của người dân về nền kinh tế đang bị tổn thương sâu sắc. Dow Jones giảm 0.28%, S&P 500 giảm 0.18% và Nasdaq đi ngang. Dòng tiền được đổ vào trái phiếu chính phủ, lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 4,9 điểm cơ bản xuống 1.177%.
Trên thị trường FX, không ngạc nhiên khi JPY tăng mạnh nhất nhóm G-7 nhờ nhu cầu trú ẩn tăng cao, USD/JPY giảm 0.35% xuống 109.30. AUD/USD tăng 0.21% lên 0.7358 trước thềm cuộc họp chính sách quan trọng của RBA. USD/CAD tăng mạnh lên 1.25 khi giá dầu WTI bất ngờ lao dốc giảm 3.64% về $71.26/thùng, khi triển vọng nhu cầu dầu bị hạ thấp khi biến chủng Delta của COVID-19 hoành hành.
Vàng đi ngang ở mức $1,813/oz.
Gần như tất cả các chỉ số lớn tại châu Âu đều tăng điểm phiên hôm nay:
Sau phiên thứ Năm tạm thời vượt đường MA 200 ngày, vàng đã giảm sâu trong phiên thứ Sáu và kiểm tra thất bại kháng cự quan trọng này. Tuy vậy, vàng đã hồi phục nhẹ trong phiên hôm nay và xóa toàn bộ mức giảm ngày hôm trước, hiện đang giao dịch quanh mức 1,815.
Trước việc thiếu đi dữ liệu vĩ mô, khả năng bứt phá của vàng lúc này là rất thấp, và thị trường sẽ cần thêm xúc tác để kim loại này xác định hướng đi cho mình. Sự kiện đáng mong chờ nhất cho vàng sẽ là báo cáo NFP vào cuối tuần này. Trong lúc đó, nhiều khả năng vàng sẽ kẹt giữa đường MA 100 và 200 ngày.
Dầu WTI đang giảm hơn 3% trong ngày xuống mức hơn $71/thùng. Cùng với đà giảm này, dầu đã đánh mất hai hỗ trợ quan trọng là đường MA 100 giờ (màu xanh) và 200 giờ (màu cam). Mất hai hỗ trợ này sẽ đưa hỗ trợ tiếp theo của dầu xuống $70.72, trùng với đường Fibonacci 38.2% từ đà tăng ngày 20/7, và dưới đó là $70.55.
Cặp tiền này đã chuyển hướng tăng trong ngày 0.17% khi dầu đang giảm hơn 3% về vùng giá $71/thùng. Ngoài ra, USDCAD cũng đã rất gần tới 1.25 khi đạt đỉnh ngày tại 1.2496.
Cặp tiền này hiện đang giảm 0.4% trong ngày, và lập đáy ngày mới tại 109.23. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 20/7. Cùng lúc đó, USDJPY tiếp tục giảm sâu hơn xuống dưới đường MA 100 ngày. Phe bán sẽ tiếp tục chiếm ưu thế nếu giá không thể vượt lại khỏi đường này.
RBA sẽ công bố chính sách tiền tệ của mình vào thứ Ba ngày 3/8/2021. Sau đây là nhận định của 7 ngân hàng lớn về chính sách sắp tới của RBA:
Theo ISM, chỉ số PMI cho tháng Bảy đạt 59.5 điểm so với kỳ vọng ban đầu 60.8 điểm. Đây là mức giảm 1.1 điểm so với tháng trước, và cũng là tháng thứ hai chỉ số này không đạt kỳ vọng.
Dù tăng trưởng quý II thua xa kỳ vọng ban đầu, chuyên gia kinh tế cao cấp Alvin Liew tại UOB vẫn khá tích cực với kinh tế Mỹ, dù lo ngại về sự trì trệ do dịch Covid tái bùng phát vẫn là vấn đề. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng vẫn rất khó đoán, nhưng UOB vẫn kỳ vọng GDP Mỹ tăng trưởng nhanh hơn vào nửa cuối năm nay. Còn về cả năm 2021, UOB vẫn kỳ vọng mức tăng 6.8%, thấp hơn dự báo đã điều chỉnh xuống của IMF là 7%.
Chỉ số PMI ngành sản xuất của Markit tháng Bảy đạt 63.4 điểm, cao hơn dự báo ban đầu 63.1 điểm. Đây là mức tăng 1.3 điểm so với tháng Sáu.
Cả 3 chỉ số tại Mỹ đều đang tăng điểm ngay từ đầu phiên khi báo cáo thu nhập các công ty áp đảo nỗi lo ngại về chủng covid Delta. Chỉ số S&P 500 tăng 0.5%, một khởi đầu thuận lợi khi chỉ số này kết thúc tháng tăng điểm thứ sáu liên tiếp vào tháng Bảy. Chỉ số Nasdaq tăng 0.55%, và chỉ số Dow Jones tăng 0.22%. Tại châu Âu, sắc xanh cũng lan tỏa khắp các chỉ số lớn, và tăng mạnh nhất lúc này là CAC (+1.13%).
Đô la suy yếu khi lợi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống còn 1.21%. Chỉ số DXY giảm 0.15%, tiệm cận vùng 92 điểm. AUD đang là đồng tiền mạnh trong ngày với mức tăng 0.42%, theo sau bởi JPY (+0.22%). NZD cũng đang tăng 0.2%, EUR tăng 0.13%, CAD tăng 0.11%. GBP và USD chưa có nhiều thay đổi.
Vàng giảm 0.24% trong ngày xuống dưới 1,810. Dầu đang giảm 0.6% xuống $73.21/thùng
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng các chỉ số tại Mỹ sẽ phục hồi sau phiên cuối tháng có phần đuối sức. HĐTL chỉ số Nasdaq đang có mức tăng cao nhất 0.46%, theo sau bởi HĐTL chỉ số S&P 500 với mức tăng 0.36%. HĐTL chỉ số Dow Jones đang tăng khiêm tốn 0.24%.
Tại châu Âu, các chỉ số lớn đều đang tăng điểm. Tăng mạnh nhất là CAC (+0.93%) và FTSE (+0.64%). Chỉ số FTSE MIB cũng đang tăng 0.41%.
Dự luật cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng đang được thông qua trong tuần này khi các thượng nghị sĩ đã hoàn thiện văn bản và Chuck Schumer cho biết nó sẽ được thông qua trong vài ngày tới.
Sau khi Thượng viện bỏ phiếu, sẽ không có tiến triển nào cho đến khi Hạ viện trở lại vào tháng 9.
Với việc sự kiện Jackson Hole xuất hiện trong chương trình nghị sự vào cuối tháng, Fed chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của thị trường trong những tuần tới, vì vậy hãy để ý đến điều đó.
Tuần này, chúng ta sẽ có một số sự kiện rủi ro quan trọng khác bao gồm các quyết định cuộc họp chính sách RBA và BOE, và bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thứ Sáu.
Ngoài ra hãy chú ý tới yếu tố thời vụ khi tháng 8 là tháng yếu nhất
Tỷ giá USD/JPY cũng giảm trung bình 1.06% trong 20 năm qua trong tháng 8 này.
Mọi sự tập trung đều đổ dồn vào cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vào thứ Năm, ngày 5 tháng 8. Vì BOE khó có khả năng trở nên hawkish hơn nên các nhà kinh tế tại ING kỳ vọng đồng đồng Bảng Anh sẽ chỉ tăng giá nhẹ và nếu có phá vỡ 1.4000 thì cũng rất yếu.
Đồng Euro đã tiếp tục tăng trong phiên đầu tuần này sau khi có một đợt điều chỉnh khiêm tốn vào cuối tháng trước. Các chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng MUFG nhận định: sức mạnh của sự phục hồi kinh tế khu vực đồng Euro gây bất ngờ với thị trường, điều này sẽ hỗ trợ cho đồng tiền chung châu Âu vững bước.
Chứng khoán châu Âu tăng vào thứ Hai cùng với hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ khi thu nhập doanh nghiệp và dữ liệu kinh tế tích cực bù đắp những lo ngại kéo dài về cuộc siết chặt quy định của Trung Quốc và sự lây lan của biến thể virus delta. S&P 500 tăng 0.5% lên 4,424.7 điểm, Nasdaq 100 tăng 0.49% lên 15,050 điểm.
Vàng bất ngờ yếu đi mặc dù lợi suất TPCP Mỹ vẫn ổn định và đồng USD yếu đi, hiện kim loại quý giảm 0.34% còn $1,808/oz. Dầu thô cùng chìm trong sắc đỏ với dầu WTI mất tới 1.14%, giao dịch quanh mức 73.12 USD/thùng.
Trên thị trường FX, tất cả các đồng tiền chính đều mạnh lên so với USD nhưng biên độ dao động vẫn còn tương đối nhỏ, chỉ quanh mức 0.1% - 0.2%. Các báo cáo PMI tại châu Âu và nước Anh ngày hôm nay nhìn chung đều đạt dự kiến, chỉ có dữ liệu bán lẻ tại Đức là tăng mạnh 4.2% so với ước tính chỉ 2%, EUR/USD hiện tăng 0.13% lên 1.1883. Tối nay sẽ có PMI sản xuất tại Hoa Kỳ và cả các chỉ số khác như ISM lao động, đơn đặt hàng mới và giá sản xuất. Tuy nhiên, tâm điểm tuần này sẽ là các cuộc họp chính sách của RBA và BOE cũng như bảng lương phi nông nghiệp tại Mỹ vào thứ sáu.
Tiền gửi nội địa đạt 636.4 tỷ CHF so với 635.5 tỷ CHF trước đó
Ít thay đổi về tổng tiền gửi do SNB tiếp tục không can thiệp tiền tệ đứng ngoài phần lớn cho đến thời điểm hiện tại.
Không có gì thay đổi so với ước tính ban đầu vì tình trạng thiếu nhân viên và áp lực chi phí/giá cả tăng mạnh (do gián đoạn chuỗi cung ứng) đè nặng lên tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất trong tháng trước.
GBP/USD đang tăng 0.17% lên 1.3926 trong ngày.
Điều này tái khẳng định sự giảm nhẹ trong hoạt động sản xuất của khu vực đồng euro vào tháng trước nhưng điều kiện tổng thể vẫn rất tốt. Vấn đề duy nhất là sự gián đoạn chuỗi cung ứng, gây ra hạn chế về công suất và lạm phát, và điều đó vẫn đang đè nặng lên tâm lý rủi ro.
Tin tốt là các điều kiện việc làm cũng đang tăng lên, với con số đạt mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn đang đè nặng với lượng hàng tồn đọng tăng mạnh và thời gian giao hàng kéo dài.
Đây là con số cao nhất kể từ năm 1995 vì gần một nửa số doanh nghiệp Thụy Sĩ cho biết họ sản xuất trong tháng 7 nhiều hơn so với tháng trước, với chỉ 14% ghi nhận sản lượng giảm. Báo cáo chi tiết cũng chủ yếu vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về các điều kiện tổng thể:
PMI giảm nhẹ so với tháng 6 nhưng vẫn khá cao với sản lượng và đơn đặt hàng mới một lần nữa tăng mạnh. Tuy nhiên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn là một vấn đề và điều đó đang hạn chế tăng trưởng.