NZD/USD giảm xuống mức đáy trong phiên sau dự báo về việc cắt giảm lãi suất của BNZ
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
Doanh số sản xuất tháng 6 giảm nhẹ nhưng đã cải thiện so với tháng 5. Thương mại bán buôn sụt giảm và có sự điều chỉnh tiêu cực nhưng cả hai con số vẫn ở mức tích cực.
Theo Fed New York:
Một bất ngờ tương đối sốc. Fed muốn kinh tế chậm lại, chứ không phải là cắm đầu xuống mực như này. Đây là mức thấp nhất kể từ đại dịch.
DXY tăng mạnh lên hơn mức 106.2
Cập nhật các cặp tiền chính:
Sự sụt giảm gần đây của dầu được bảo vệ quanh mức 88 đô la, gần mức thoái lui Fib 61.8 ở mức 88.04 đô la. Hôm nay, dầu đang giảm sút sau đợt tăng gần đây vào cuối tuần trước không vượt qua được mức 95 đô la và MA 200 ngày của nó (đường màu xanh lam).
Những lo lắng về suy thoái và những tin tức mới nhất từ Trung Quốc sẽ đem lại ảnh hưởng tiêu cực với dầu. Các chỉ số kỹ thuật hiện cũng đang dự báo câu chuyện về dầu và nếu chúng ta thấy có sự phá vỡ vững chắc dưới 88 đô la thì dầu sẽ có khả năng tiếp tục giảm xuống còn 80 đô la.
Các dữ liệu mới đây của Trung Quốc:
Giải pháp chủ yếu mà Trung Quốc áp dụng trong việc khắc phục đại dịch là hướng tới PBOC. Tuy nhiên, những dữ liệu đang cho thấy chỉ áp dụng chính sách tiền tệ sẽ không đủ để thúc đẩy nền kinh tế.
Việc cắt giảm lãi suất và bơm thanh khoản có vẻ sẽ không đem lại ích lợi nếu nhu cầu trong nước không có. Và điều đó chỉ ra một số rạn nứt nghiêm trọng trong nền tảng của kinh tế Trung Quốc.
Ngoài trợ cấp và cắt giảm thuế, chính phủ cần phải làm nhiều hơn nữa như trợ giúp tài chính thích hợp để đi kèm với chính sách tiền tệ.
Hơn nữa, chính sách dừng khởi động của chính phủ liên quan đến việc xử lý COVID-19 không chỉ gây ra một số hình thức cộng hưởng xã hội, đồng thời khiến nền kinh tế duy trì trạng thái tĩnh.
Ngân hàng kỹ thuật số Châu Âu Revolut đã được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp (CYSEC) cấp phép cho phép ngân hàng này cung cấp các dịch vụ tiền điện tử trên toàn Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA). Trước quy định về Thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA) của Liên minh Châu Âu, các công ty tiền điện tử đang cố gắng thành lập các tổ chức được quản lý ở các nước EU để đảm bảo họ có thể cung cấp dịch vụ trên toàn khối kinh tế. Với 17 triệu khách hàng đã có trên khắp EEA, Revolut đang tìm cách đảm bảo rằng họ sẽ có thể cung cấp cho người dùng các dịch vụ tiền điện tử khi MiCA trở thành luật.
Gate.io chứa nhiều hệ sinh thái khác nhau, bao gồm các sàn giao dịch tiền điện tử, tài chính phi tập trung và blockchain, đồng thời hiện đang tập trung vào giai đoạn mở rộng toàn cầu. Theo một thông cáo báo chí được chia sẻ vào thứ Hai, Hippo Financial của Gate.io cuối cùng đã có được giấy phép cung cấp dịch vụ lưu ký tài sản ảo tại Hồng Kông. Điều này cũng sẽ giúp token của Gate.io tăng mạnh.
Chỉ số S&P 500 tương lai giảm 0,5%
Sau một loạt các tin tức kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc vào đầu ngày hôm nay đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng về nhu cầu nội địa của Trung Quốc nói chung, khi việc cắt giảm lãi suất và bơm thanh khoản từ PBOC đang không mang lại sự thay đổi trong xu hướng kinh tế.
Dù sao, những dữ liệu ít ỏi cũng đủ để giữ cho thị trường phòng thủ hơn với đồng đô la và đồng yên - hai đồng đang tăng mạnh trong phiên ngày hôm nay. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc thấp hơn với lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 2 bps xuống 2,83%.
Khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư có vẻ đã giảm xuống với chỉ số S&P 500 tương lai giảm 0,5%, và các chỉ số châu Âu hầu như không hoạt động tích cực (do một số đã bắt kịp đà tăng mạnh ở Phố Wall vào thứ Sáu tuần trước).
Biểu đồ S&P 500 cho thấy có một số dư địa để tăng điểm nhưng dư địa khá hạn chế. Các mức kháng cự quan trọng từ mức cao nhất ngày 28 tháng 4 và ngày 4 tháng 5 chỉ trên 4.300 và MA 200 ngày ở mức 4.328 là điềm báo cho thấy người bán sẽ xuất hiện.
Sau khi chạm dải trên của chỉ báo Bolinger Band, ETH đã có nhịp chỉnh sau một thời gian tăng mạnh từ khi CPI của Mỹ được công bố kèm với những tin tức vĩ mô tích cực. Khả năng cao giá của đồng coin này có thể về mức 1800 để sẵn sàng bật tăng cho sự kiện The Merge sắp tới.
Chứng khoán Châu Âu mở cửa phiên giao dịch ngày thứ hai đầu tuần với sắc xanh bao phủ hầu hết các chỉ số chính. Không có bất cứ dữ liệu kinh tế tiêu cực nào được công bố trong ngày hôm nay. Tin tức đáng chú ý nhất trong sáng nay đến từ Trung Quốc, khi mà các số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế nước này đang trong tình trạng tương đối tệ.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY bật tăng mạnh lên mốc 106.13 (vượt qua mốc 105.8) trong phiên Châu Âu, khi mà mà tâm lý risk-off dần bao trùm trở lại. USD là đồng tiền mạnh nhất trong số các động G7, AUD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng chịu áp lực giảm tương đối lớn trong phiên châu Âu sự hồi phục mạnh mẽ của chỉ số DXY. Hiện kim loại quý giảm về mốc 1,783 USD/oz (mất gần 20 USD/oz trong ngày giao dịch hôm nay).
Dầu Brent và dầu WTI đồng thời chịu tác động tiêu cực trước thềm công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 07 của FOMC. HIện cả 2 loại dầu đều giảm hơn 2%, về mốc 95 USD/thùng và 89 USD/thùng.
Tiền gửi của Thụy Sĩ đã tăng lên một chút trong vài tuần qua, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy SNB đang cố gắng tăng sức mạnh CHF, khi mà EURCHF tiếp tục giảm.
Chỉ số DXY bật tăng trở lại lên mốc 105.9 sau khi kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 105.5 - 105.7 trên khung H1.
Hiện USD đang là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng G7, NZD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Đồng aussie và kiwi đang giảm so với đầu ngày sau khi chứng kiến dữ liệu yếu từ Trung Quốc cùng với việc PBOC cắt giảm lãi suất đối với MLF.
HĐTL Mỹ giảm nhẹ 0.2% trong ngày sau đợt phục hồi bùng nổ vào thứ sáu tuần trước. Đối với thị trường trái phiếu, hiện tại vẫn còn cần quan sát nhiều hơn.
Đồng đô la có phần ổn định trong ngày, chỉ giảm nhẹ so với đồng yên Nhật. AUD/USD giảm 0.5% xuống 0.7088. Hành động giá của cặp tiền này vẫn bị giới hạn bởi các đường trung bình động 100 và 200 ngày lần lượt là 0.7077 và 0.7147.
Các sự kiện kinh tế châu Âu trong hôm nay:
Trong khi đồng đô la tự ổn định vào thứ sáu ngay cả khi chứng khoán phục hồi, TPCP Mỹ vẫn chưa thấy nhiều định hướng chắc chắn sau báo cáo việc làm và dữ liệu lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ trong tháng này.
Thoạt nhìn từ góc độ kỹ thuật, lợi suất có vẻ đang giảm nhưng dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp gây bất ngờ đã khiến nó tiếp tục chạm đường trung bình động 100 ngày (đối với lợi suất 10 năm) :
Trong tuần này, doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ sẽ được công bố. Nhưng sẽ phải đợi đến tháng sau cho những thông tin lớn hơn với dữ liệu về việc làm và CPI của quốc gia này. Đây sẽ là những yếu tố quan trọng trong việc xác định Fed sẽ làm gì vào tháng 9 và cung cấp một số dấu hiệu về triển vọng đối với quý 4.
Hôm nay, dữ liệu yếu từ Trung Quốc có vẻ đang đè nặng lên tâm lý thị trường và khiến các phiên sắp tới đáng chú ý hơn.
Theo Wang Jun - chuyên gia kinh tế tại Zhongyuan Bank:
Shiba Inu (SHIB) đã break khỏi mô hình "cốc và tay cầm" vào ngày 14 tháng 8, tăng 27% lên 0.000016 đô la, cú breakout này giúp triển vọng tăng giá sẽ rõ ràng hơn trong thời gian tới
Mô hình cốc và tay cầm xuất hiện khi giá hấp thụ lực bán và tích lũy theo hình chữ U, và sau đó phá qua để tạo thành hình chiếc tay cầm. Đáng chú ý, cả hai pha này đều hình thành dưới duy nhất một mức kháng cự
Thông thường, mẫu hình cốc và tay cầm sẽ được xác nhận sau khi giá vượt qua mức kháng cự
Ngành công nghiệp khai thác Bitcoin (BTC) đã phải chịu đựng căng thẳng tài chính to lớn trong suốt năm 2022 khi thị trường gấu kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các trại đào. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 tháng, doanh thu từ hoạt động khai thác BTC đã tăng 68.63%, từ 13.928 triệu đô la vào ngày 13 tháng 7 lên 23.488 triệu đô la vào ngày 12 tháng 8
Vượt qua những ồn ào, hệ sinh thái Bitcoin đã phục hồi nhờ nhiều yếu tố quyết định, bao gồm doanh thu của thợ đào tính trên USD, độ khó network và tỷ lệ băm.
Giá BTC phá chạm mốc 25,000 USD trước khi thoái lui về 24,955 USD.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ lãi suất đối với Quỹ cho vay trung hạn (MLF) vào ngày hôm nay từ 2.85% xuống 2.75%. Lãi suất repo 7 ngày cũng được giảm từ 2.1% xuống 2%.
Dữ liệu kinh tế tháng bảy tại Trung Quốc gây thất vọng. Lĩnh vực bất động sản đang chìm trong gánh nặng nợ nần chồng chất.
Đối với các tỷ giá hối đoái chính, USD tăng trong phiên giao dịch.
EUR, AUD, NZD, GBP, CAD đều giảm so với đồng đô la. USD/JPY tăng từ mức thấp dưới 133.00 và hiện đang ở mức 133.13.
USD/CNH giảm sau thông báo hạ lãi suất:
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 24 tại Trung Quốc ghi nhận con số 19.9%. Đây cũng là con số cao nhất trong lịch sử của Trung Quốc.
Ngân hàng Nhân dân Trung hoa bất ngờ hạ các lãi suất quan trọng lần đầu tiên kể từ tháng một nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi sau những đợt phong tỏa do dịch bên COVID-19.
Lãi suất cho vay kì hạn một năm giảm 10 điểm cơ bản, về mức 2.75% vào ngày thứ hai. Hai mươi nhà kinh tế học được khảo sát bởi Bloomberg dự báo rằng lãi suất cho vay trung hạn sẽ không đổi tại 2.58%. Lãi suất Repo nghịch đảo cũng được giảm về 2%.
Việc hạ lãi suất cho thấy chính phủ Trung Quốc vẫn còn rất lo ngại về tăng trưởng chậm và nhu cầu tín dụng thấp trong bối cảnh áp lực lạm phát đã giàm bớt
Mức đóng cửa trước đó là 6.7430.
PBOC cũng bơm 2 nghìn ty nhân dân tệ thông qua hợp đồng reverse repo 7 ngày với lãi suất 2% (giảm từ 2.1%).
PBOC đã hạ lãi suất áp dụng đối với khoản cho vay một năm từ 2.85% xuống 2.75%.
Ngân hàng cũng hạ lãi suất repo 7 ngày từ 2.1% xuống 2%.
Christopher Waller, thành viên của Hội đồng FOMC sẽ có bài phát biểu hôm nay trong hội thảo mùa hè 2022 về "Tiền, Ngân hàng, Thanh toán và Tài chính"
Waller đã ủng hộ việc Fed thắt chặt. Và ông có thể nhắc lại quan điểm của mình về nền kinh tế và chính sách tiền tệ tại sự kiện hôm nay.
Ngân hàng ASB nhận định về quyết định lãi suất sẽ được Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) đưa ra vào tuần này:
Chủ nhật vừa qua, Nhật Bản tuyên bố sẽ giữ nguyên giá lúa mì nhập khẩu. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Kishida sẽ hành động để kiềm chế giá nhiên liệu tăng. Bộ trưởng Thương mại cũng trình bày các bước tiếp theo về tăng giá năng lượng và giá điện.
Kể từ báo cáo CPI công bố thứ Tư tuần trước, với lạm phát chỉ đạt 8.5%, thấp hơn kỳ vọng 8.7%, thị trường chứng khoán như được thổi bùng sức sống. Áp lực giá giảm sâu hơn dự kiến đồng nghĩa với việc Fed nhiều khả năng sẽ không thắt chặt mạnh tay nữa, và tài sản rủi ro thăng hoa. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng lạm phát vẫn đang ở mức hơn 8%, và thị trường có thể sẽ sớm nhìn nhận lại vấn đề này, đặc biệt khi các quan chức Fed vẫn đang cực kỳ hawkish với triển vọng lãi suất. Cả 3 chỉ số chính tại Mỹ đều chốt phiên tăng mạnh:
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đã có một phiên hồi phục tương đối ổn sau pha sập mạnh ngày thứ Tư nhờ một số bình luận có phần hawkish của các quan chức Fed, và kỳ vọng tăng lãi suất 75bp trong tháng 9 hồi phục. Tuy vậy, USD vẫn chốt tuần giảm so với hầu hết các đồng tiền chính khác, và các đồng tiền high-beta, tiêu biểu là AUD và NZD, vẫn tăng trong phiên, khi thị trường tin rằng lạm phát hạ nhiệt cũng đồng nghĩa với việc Fed sẽ không cần phải mạnh tay với chính sách trong dài hạn:
Vàng chốt phiên +0.7% (+$12.5/oz) lên $1,802/oz, lần đầu tiên đóng cửa trên $1,800 kể từ đầu tháng 7 và chốt tuần tăng thứ tư liên tiếp, bất chấp USD mạnh lên, nhờ việc lợi suất suy yếu. Lợi suất trái phiếu trung và dài hạn đều giảm (chỉ riêng lợi suất 2 năm tăng), với lợi suất 10 năm giảm 5bp xuống 2.83%. Chênh lệch lợi suất 2-10 năm tiếp tục đảo ngược gần mức sâu nhất kể từ bong bóng dot-com năm 2000, hiện ở mức -41bp. Dầu cũng giảm do lo ngại mùa lái xe không mấy sôi động tại Mỹ và Trung Quốc đóng cửa ảnh hưởng tới nguồn cung; dầu WTI giảm 2.38% ($2.2/thùng) xuống $92.09/thùng, còn dầu Brent giảm 1.46% ($1.45/thùng) xuống $98.15. Giá dầu suy yếu cũng đã phần nào gây thêm sức ép lên CAD.
Hôm nay, lịch kinh tế tương đối nhẹ nhàng với báo cáo doanh số bán lẻ Trung Quốc và số liệu sản xuất Fed New York. Tuy nhiên, tuần này cũng sẽ cực kỳ bận rộn với biên bản cuộc họp RBA và doanh số bán lẻ Canada vào thứ Ba, quyết định lãi suất RBNZ, CPI Anh và doanh số bán lẻ Mỹ vào thứ Tư và biên bản cuộc họp FOMC vào rạng sáng thứ Năm.
Hôm nay là ngày đáo hạn 600 tỷ NDT (tương đương 89 tỷ USD) khoản vay cơ sở cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm tại Trung Quốc.
Nhu cầu vay vốn ở Trung Quốc đang bốc hơi do đợt lây nhiễm Covid-19 mới đang diễn ra, các đợt phong tỏa và lo lắng về an ninh việc làm, và cuộc khủng hoảng tài sản ngày càng sâu sắc khiến những người đi vay cảnh giác với nợ nhiều hơn.
600 tỷ Nhân dân tệ MLF đáo hạn ngày hôm nay dự kiến chỉ được roll-over (chuyển sang kỳ hạn khác) một phần
Thống đốc PBOC Yi Gang
GDP quý hai của Nhật bản +0.5%, thấp hơn so với dự kiến +0.7% được đưa ra
Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand (NZIER) tổ chức một nhóm gồm các nhà phân tích gọi là Shadow Board. Shadow Board độc lập với Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) và không đại diện cho những gì RBNZ thực hiện, thay vào đó họ đưa ra quan điểm về những gì mà RBNZ nên làm.
Đối với cuộc họp tuần này, quan điểm của Shadow Board giống với mức định giá chung của thị trường, chính là mức tăng lãi suất 0.5% từ RBNZ.
Trong các bình luận ngắn từ NZIER, lạm phát tăng cao chính là lý do RBNZ sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt của mình
"Số đông cho rằng OCR tăng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng tám là một mức tăng chắc chắn, chỉ có hai thành viên đưa ra những mức thắt chặt khác (25 bps và 75 bps). Các thành viên của Shadow Board nhấn mạnh rằng áp lực lạm phát gia tăng là lý do cho các khuyến nghị thắt chặt trong năm tới."