Chỉ số Dow Jones mất 175 điểm, tương đương 0.4%, chỉ số S&P 500 giảm 0.2%, trong khi chỉ số Nasdaq gần như đi ngang.
Nhà đầu tư đnag chờ đợi loạt báo cáo kết quả kinh doanh quan trọng của những gã khổng lồ công nghệ như Meta Platforms và Microsoft - dự kiến công bố vào thứ Tư, và Apple vào thứ năm.
Một ngày trầm lắng. Có vẻ thị trường vẫn đang chờ dữ liệu CPI Mỹ.
USDJPY lại về dưới 135 với đáy phiên 134.70. Biên độ dao động không quá nhiều, tương tự như tất cả các đồng tiền lớn khác.
Tỷ giá USD / JPY giảm chủ yếu đã kéo đồng yên giảm một chút trong phiên.
Dữ liệu niềm tin và điều kiện kinh doanh Úc đều được cải thiện, nhưng áp lực lạm phát vẫn rất lớn. Tiền lương, chi phí đầu vào và giá bán lẻ đều tăng, cũng như việc sử dụng công suất. Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ hopk tiếp vào ngày 6 tháng 9 và với dữ liệu này, gần như chắc chắn sẽ có một lần tăng lãi suất 50bp nữa.
Ngoài ra, tư gia của cựu tổng thống Mỹ Trump cũng đã được khám bởi FBI. Nhìn chung, địa chính trị sẽ có ảnh hưởng phần nào trong thời gian tới.
"Sau đợt tăng lãi suất vào tuần trước, chúng tôi nhận thấy USDJPY có dư địa tăng rất lớn do lợi suất thực tại Mỹ vẫn còn có thể tăng, gây sức ép lên đồng Yên, thay vì JPY hưởng lợi từ rủi ro suy thoái, và mô hình của chúng tôi cho thấy USDJPY có thể tăng trở lại gần 140 theo kịch bản cơ sở là lợi suất 10 năm tăng lên 3.3% vào cuối năm, "
"Về lâu dài, chúng tôi vẫn cho rằng JPY vẫn có thể tăng do suy thoái đáng kể ở Mỹ khiến lợi suất giảm hoặc sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của BoJ
Theo các hãng tin truyền thông tài chính do nhà nước bảo trợ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không có khả năng giảm lãi suất hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Cả 3 chỉ số chứng khoán tại Mỹ đều đã thoái lui vào cuối phiên khi giới đầu tư tiếp tục chờ đợi báo cáo lạm phát tiếp theo và cách Fed sẽ phản ứng. Ngoài ra, tâm lý tiêu cực cũng lấn át sau khi Nvidia, công ty chuyên sản xuất card màn hình máy tính, cảnh báo rằng doanh thu quý II sẽ giảm 19% do sự suy yếu của mảng gaming của mình. S&P 500 và Nasdaq chốt phiên giảm nhẹ, Dow Jones tuy tăng nhưng mức tăng cũng không nhiều:
Chỉ số Dow Jones tăng 0.09% (đỉnh phiên tăng 0.92%)
Chỉ số S&P 500 giảm 0.12% (đỉnh phiên tăng 1%)
Chỉ số Nasdaq giảm 0.1% (đỉnh phiên tăng 1.53%)
Hôm qua là một phiên khá trầm lắng trên thị trường tiền tệ, nếu chỉ nhìn vào chỉ số DXY. Mặc dù USD suy yếu nhẹ (DXY giảm 0.19%), diễn biến chính lại nằm ở các đồng tiền high-beta. Các đồng tiền hàng hóa đều tăng rất mạnh so với đồng bạc xanh, một phần cũng nhờ khẩu vị rủi ro được cải thiện:
EURUSD +0.11%
GBPUSD +0.07% (đỉnh ngày tăng 0.6%, tuy nhiên sau đó thoái lui toàn bộ)
AUDUSD +1.02%
NZDUSD +0.67%
USDJPY -0.06%
USDCHF -0.74%
USDCAD -0.63%
Vàng cũng đã hồi phục hầu như toàn bộ những gì đã mất từ phiên thứ Sáu, tăng $14/oz (+0.79%) lên $1,788.14/oz. Dầu WTI đến cuối phiên cũng đã hồi phục, tăng 2% và vượt trở lại mức $90/thùng.
Trong hôm nay và ngày mai, sẽ không có nhiều sự kiện gì đáng chú ý trên lịch kinh tế, ngoài báo cáo lạm phát tại Mỹ.
Cuộc khảo sát của British Retail Consortium báo cáo về doanh số bán hàng tăng vọt vào tháng 7.
Tổng doanh thu tăng 2.3% so với cùng kỳ sau khi giảm trong 3 tháng trước đó
Doanh số bán hàng like for like (điều chỉnh theo những thay đổi về diện tích sàn và cửa hàng đóng cửa do lệnh cách ly toàn xã hội) + 1.6% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giảm trong bốn tháng trước
Kết quả bán hàng của Barclaycard cũng được công bố:
Chi tiêu tiêu dùng trong tháng 7 tăng 7.7% so với cùng kỳ năm trước
Theo Reuters, Goldman Sachs cho biết khả năng cao giá dầu vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung cao hơn nhiều so với dự báo của họ trong những tháng gần đây.
Thị trường sẽ vẫn thâm hụt không bền vững theo giá hiện hành và việc cân bằng cần "sự phá hủy nhu cầu do kinh tế trì trệ."
Sự chênh lệch giữa giá dầu Brent chuẩn, trung bình 110 USD/thùng trong tháng 6 và tháng 7, và giá thành phẩm dầu Brent tại 160 USD/thùng là chưa đủ để gây ra phá hủy nhu cầu
Các nhà phân tích tại ngân hàng cho rằng 1.01 vẫn là ngưỡng hỗ trợ quan trọng với EURUSD nhưng cặp tiền sẽ về ngang giá một lần nữa trong 3 tháng tới. Và để xuống dưới ngang giá cần:
USD phải mạnh lên cùng một loạt tin tức tiêu cực mới về EUR
Ngoài ra:
USD sẽ ổn định cho đến khi khẩu vị rủi ro được cải thiện và các đồng high-beta trở lại. USD sẽ tiếp tục mạnh lên trong năm 2023
"Rủi ro về việc ngừng cung cấp khí đốt tại Eurozone tiếp tục gia tăng, đè nặng lên tăng trưởng khu vực, trong khi các chính sách của Covid-19 của Trung Quốc có thể tiếp tục hạn chế phục hồi. Đây là điều tích cực với USD. Đối với các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn, vua USD vẫn là lựa chọn số 1."
"Giả sử một nhà đầu tư đang tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn và ông ấy đang phân vân giữa USD hoặc trái phiếu kho bạc. Cả hai đều được coi là tài sản trú ẩn, nhưng cần nhớ rằng USD có tỷ suất sinh lời cao hơn trái phiếu khi lãi suất tăng."
Bank of America Global Research dự báo biến động tỷ giá cao hơn trong thời gian dài hơn.
"Một số ngân hàng trung ương gần đây đã nhấn mạnh rằng chính sách tiền tệ sẽ phụ thuộc vào dữ liệu và không theo một lộ trình định sẵn. Đây là hệ quả tự nhiên của việc lãi suất gần mức trung lập và sự không chắc chắn xung quanh triển vọng tăng trưởng-lạm phát. Điều đó cũng có nghĩa sẽ có mối tương quan chặt chẽ hơn giữa những bất ngờ về dữ liệu kinh tế và thị trường, như đã thấy trong những tháng gần đây."
"Sự nhạy cảm này kết hợp vớisự phân kỳ kinh tế xuyên quốc gia sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ cũng đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá mạnh hơn trong thời gian dài hơn.Đồng USD sẽ vẫn mạnh cho đến khi Fed chuyển từ lạm phát sang quan tâm đến tăng trưởng hơn."
Credit Agricole CIB Research nhận định về các đồng tiền G10:
"USD là đồng tiền được mua vào nhiều nhất, đặc biệt sau tuần trước. Credit Agricole ghi nhận các doanh nghiệp và quỹ tiền thật mua ròng, còn các ngân hàng và quỹ phòng hộ bán ròng."
"AUD đã trở thành đồng tiền bị short mạnh nhất, với các quỹ tiền thực bán ròng, còn các quỹ phòng hộ, doanh nghiệp và ngân hàng mua ròng."
Chứng khoán Mỹ đang quay trở lại mức tháng 6 trong khi Dax còn một chặng đường dài phía trước. Điều đáng lưu ý là châu Âu đang trả nhiều hơn gấp 10 lần trên thị trường điện kỳ hạn
Một bước đột phá bất ngờ trong các cuộc đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran có thể được đưa ra. Sau năm ngày đàm phán gián tiếp ở Vienna, một văn bản dự thảo 'cuối cùng' sẽ được gửi tới các quốc gia.
Điều này đã được diễn ra trong một thời gian, nhưng thị trường vẫn hoài nghi vì những thất bại liên tục trước đó. Hiện tại, việc thông qua một thỏa thuận là điều khó khăn về mặt chính trị đối với các nhà lãnh đạo Iran và Mỹ cũng chỉ có thể thừa nhận điều đó.
"Có một cơ hội thực sự cho một thỏa thuận nhưng vẫn có một số điểm không chắc chắn như mọi khi." Một quan chức cấp cao phương Tây trả lời Politico.
Đối với thị trường dầu mỏ, câu hỏi lớn được đặt ra là lượng dầu sản xuất thêm là bao nhiêu. Iran chính thức tăng thêm 1 triệu thùng/ngày cho xuất khẩu nhưng nhiều người tin rằng họ đang sử dụng tàu ma để xuất khẩu một phần trong số này - cũng có thể là tất cả. Mỹ nới lỏng việc thực thi mạnh mẽ các lệnh trừng phạt khi giá dầu tăng và Trung Quốc cũng tiến hành mua dầu từ Iran.
Một thỏa thuận sẽ giúp giải thích sự suy yếu gần đây của dầu thô. Giá dầu hôm nay có thời điểm giảm 47 cent xuống 88,54 USD/thùng, gần mức thấp nhất kể từ cuộc chiến tại Ukraine.
Về phần mình, các nhà phân tích tại Goldman Sachs nhắc lại quan điểm về việc giá dầu tăng khi nguồn cung dự kiện là 2 triệu thùng/ngày vào năm nay và năm tới. Họ nhận thấy nhu cầu tăng 1.2 triều thùng/ngày vào quý hai và 3 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Hiện họ vẫn dữ nguyên mức dự báo 125 USD/ thùng vào năm 2023.
Dù cho nhu cầu về năng lượng thường giảm vào các tháng mùa hè, tuy nhiên việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cũng như Pháp cắt giảm năng lượng đầu ra đã khiến giá năng lượng tại Đức thiết lập kỉ lục thứ tư chỉ trong năm ngày giao dịch. Chi phí thắp sáng tại thị trường lớn nhất châu Âu đang ngày trở nên cắt cổ.
Giá năng lượng tăng càng khiến cho khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại châu Âu thêm trầm trọng, thúc giục các chính phủ phải hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp. Một vài quốc gia đã tiến hành trợ giá ngắn hạn, trong khi các quốc gia khác lại hướng tới những giải pháp dài hạn hơn, chẳng hạn như hạn chế tác động của khí đốt lên thị trường năng lượng.
Các nhóm chỉ số chính tại thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt khởi sắc sau những biến động trái chiều tại đầu phiên. Dữ liệu việc làm khả quan làm giảm bớt nỗi lo suy thoái, đồng thời cũng chỉ ra rằng thị trường có thể tiếp tục chịu được mức tăng lãi suất cao hơn từ FED. Sự chú ý của nhà đầu tư sẽ tiếp tục hướng về báo cáo lạm phát vào tuần này.
S&P500 +0.81%
Dow Jones +0.76%
Nasdaq +1.37%
Đồng USD suy yếu. Thị trường FX biến động trái chiều với sự giằng co tại các cặp tiền lớn. AUD/USD là cặp tiền ghi nhận mức tăng cao nhất, trong khi ở chiều ngược lại, USD/CHF là cặp tiền ghi nhận mức giảm nhiều nhất
EUR/USD +0.22%
GBP/USD +0.50%
AUD/USD +1.20%
NZD/USD +0.87%
USD/JPY -0.35%
USD/CAD -0.70%
USD/CHF -0.94%
Trái phiếu chính phủ các kì hạn đồng loạt suy giảm. Trái phiếu kì hạn hai năm ghi nhận mức giảm nhiều nhất với 12 bps.
Vàng bật tăng, có thời điểm vượt trên ngưỡng 1,786 USD/oz.
Dầu WTI và dầu Brent lần lượt giao dịch tại 88.96 USD/thùng và 95.06 USD/ thùng.
Các chỉ số lớn chứng khoán Mỹ biến động trái chiều ngay khi phiên giao dịch bắt đầu.
S&P500 đã tăng liên tục trong ba tuần liên tiếp, ghi nhận mức tăng 0.68% tại đầu phiên. Ở chiều ngược lại, Nasdaq ghi nhận mức giảm 0.50% khi phiên giao dịch bắt đầu ít lâu
Trung Quốc và Hoa Kỳ công bố con số lạm phát vào ngày thứ tư. Đối với Hoa Kỳ, dữ liệu CPI lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho quyết định của FED tại cuộc họp vào tháng chín tới đây. Ai Cập và Ấn Độ cũng sẽ công bố báo cáo CPI vào tuần này.
Báo cáo GDP quý hai tại Nga công bố vào thứ sáu tới đây cũng sẽ thể hiện tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế lên Nga sau khi bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine.
Ngoại trưởng Hoa kỳ Antony Blinken có chuyến ghé thăm châu Phi trong tuần này, dừng chân ở Nam Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda.
Chính phủ Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tuyên bố trong một phát biểu vào ngày thứ hai rằng các công ty bất động sản phải báo cáo các giao dịch mua bán bằng tiền điện tử với các cơ quan chống rửa tiền.
Một số nhà phát triển bất động sản tại UAE đã chấp nhận thanh toán qua BTC và ETH khi các công ty như Bybit, Kraken, Binance và Crypto.com đang tìm cách thiếp lập các trung tâm tiền điện tử tại Dubai và Abu Dhabi.
Chính phủ UAE giờ đây bắt đầu thắt chặt việc kiểm soát để đảm bảo rằng bất kì giao dịch bất động sản nào đều được báo cáo lại với các cơ quan giám sát rửa tiền, nếu chúng sử dụng các tài sản điện tử, hoặc các quỹ từ tài sản điện tử, dù chỉ một phần nhỏ giá trị của căn nhà,
Các môi giới, công ty bất động sản và công ty luật cũng được yêu cầu gửi những báo cáo tới Cơ quan Tình báo Tài chính - cơ quan chịu trách nhiệm cho việc theo dõi tiền bẩn và điều này cũng áp dụng ới những người mua thanh toán bằng tiền mặt trị giá trên 55,000 AED (khoảng 15,000 USD). Chính phủ cũng không xác định bất kì ngưỡng nào cho tiền ảo, ngụ ý rằng ngay cả những giao dịch BTC với giá trị thấp cũng sẽ bị ảnh hưởng
Chứng khoán châu Âu tăng điểm; HĐTL S&P 500 tăng 0.5%
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 3 bps xuống 2.80%
Vàng tăng 0.5% lên 1.783 USD
Dầu WTI giảm 1% xuống 88.2 USD
Bitcoin tăng 5.3% lên 24.171 USD
Tuần mới khởi động dù chậm nhưng chứng khoán châu Âu cũng đang rất khởi sắc. AUD và NZD tăng mạnh trong phiên nhờ tâm lý risk-on.
Đổi lại, USD suy yếu cùng lợi suất trái phiếu khi thị trường ổn định trước thềm dữ liệu CPI của Mỹ vào thứ Tư.
Tâm lý thị trường chứng khoán đang rất tích cực với các chỉ số châu Âu tăng từ 0.5% đến 0.9%, còn hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng khoảng 0.5% trước phiên New York.
EURUSD cũng đang tăng nhẹ lên quanh mức 1.0200 và GBPUSD vượt lại 1.2100 nhưng cả 2 đều đang tăng khiêm tốn.
USDJPY cũng rất đáng chú ý khi cặp tiền giảm từ 135.20 xuống 134.60 do phe mua không thể giữ vững 135.00 trước tình hình lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
Có vẻ ta đang bước vào giai đoạn thị trường trầm ngâm hơn trước thềm CPI Mỹ vào thứ Tư.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã dần tiệm cận với con số trước khi Nga tấn công Ukraine. Sự phục hồi thương mại này đã giúp hạ nhiệt đợt tăng lịch sử của đồng rúp.
Cụ thể, trong tháng 7, Nga đã nhập 6.7 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, tăng 1/3 so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, nhập khẩu từ Nga sang Trung Quốc chỉ tăng nhẹ sau khi bứt phá trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 5.
Hodlnaut - công ty cho vay tiền điện tử hoạt động ở châu Á, cho biết đã ngừng cho rút tiền, trở thành công ty mới nhất trong lĩnh vực tiền điện tử bị ảnh hưởng bởi một loạt vụ vỡ nợ.
Trong một tuyên bố vào thứ Hai, công ty đã thông báo rằng họ "cho tạm dừng rút tiền, swap token và tiền gửi có hiệu lực ngay lập tức" do "điều kiện thị trường gần đây". Công ty cũng cho biết họ đã rút đơn đăng ký giấy phép với ngân hàng trung ương của Singapore.
Đồng đô la tăng vọt sau khi báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vào thứ Sáu vượt kỳ vọng nhưng vẫn còn cần nhiều hơn nữa để đồng bạc xanh có thể trở lại đỉnh năm nay. Hiện tại, hành động giá ngày hôm nay cho thấy rằng những người chơi trên thị trường chưa bị thuyết phục và việc USD/JPY quay trở lại dưới 135.00 là một minh chứng cho điều đó.
Trong khi phe mua đã phục hồi tốt sau khi giảm xuống 130.00 vào tuần trước, cặp tiền vẫn khó quay trở lại mức 140.00. Để đạt được điều đó, trái phiếu phải dậy sóng một lần nữa, nhưng điều đó khó mà xảy ra lúc này. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 4bps hôm nay xuống gần 2.79%.
Sắp tới trong tuần này, mọi sự tập trung sẽ đổ dồn vào dữ liệu CPI của Hoa Kỳ vào thứ Tư và thị trường khó mà kiểm tra được các mốc kỹ thuật quan trọng cho tới lúc đó.
Theo CIBC, dù BoC sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay, CAD sẽ không được hưởng lợi nếu nhận thấy rằng chu kỳ thắt chặt của BoC sắp kết thúc.
CIBC dự báo USDCAD sẽ chạm 1.33 vào đầu năm 2023, do thâm hụt thương mại giá tăng và giá hàng hóa hạ nhiệt. Tuy nhiên, khi Fed bắt đầu tạm dừng tăng lãi suất vào năm đó, CAD sẽ không suy yếu thêm. Về cơ bản, CAD sẽ tiếp tục kẹt trong biên độ.
Đây không phải là tin mới, nhưng một lần nữa nó tái khẳng định rằng một cuộc khủng hoảng khí đốt đang ngay trước ngưỡng cửa châu Âu, và chính châu Âu đã tự rước họa vào thân. Nga cho biết đường ống có thể vận chuyển thêm 55 tỷ mét khối khí đốt sang Đức mỗi năm.
Niềm tin các nhà đầu tư khu vực đồng Euro tăng lên so với tháng 7 nhưng vẫn không loại bỏ được lo ngại rằng một cuộc suy thoái gần như chắc chắn sẽ xảy ra trong khu vực.