Viện Melbourne đã công bố kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng trong 12 tháng tới. Trong đó, kỳ vọng lạm phát giảm từ 5.9% trong tháng 7 xuống 5.4% trong tháng 9.
Họ cho rằng RBA sẽ có tin vui trong tháng 9 bởi Ngân hàng trung ương này không muốn kỳ vọng lạm phát cao tiếp tục duy trì.
Cuộc thăm dò hàng tháng của Reuters Tankan cho thấy:
chỉ số sản xuất tháng 9 giảm xuống 10, tháng 8 là 13 - mức cao nhất trong 7 tháng
chỉ số phi sản xuất giảm xuống 10, tháng 8 là 19 - mức thấp nhất trong 5 tháng
chỉ số sản xuất ở mức 10, lĩnh vực phi sản xuất ở mức 14 trong tháng 12.
Theo báo cáo của Reuters về kết quả khảo sát:
Áp lực chi phí tăng mạnh đã tác động vào khu vực doanh nghiệp, lạm phát bán buôn dao động ở tốc độ gần hai con số, làm giảm tỷ suất lợi nhuận khiến các công ty phải đối mặt với nhóm khách hàng và người tiêu dùng đề phòng lạm phát
Sự sụt giảm gần đây của đồng yên xuống mức thấp nhất trong 24 năm đã làm gia tăng nỗi lo do chi phí nhập khẩu cao hơn đối với các doanh nghiệp trong nước, mặc dù đồng giá yếu hơn có lợi cho một số nhà xuất khẩu.
“Những bất ổn bắt nguồn từ tình hình ở Nga và Ukraine, cùng với giá nguyên liệu thô tăng, đã khiến khách hàng của chúng tôi thận trọng hơn về kế hoạch chi tiêu của họ”, một giám đốc sản xuất máy móc cho biết.
Chỉ số phụ của ngành công nghiệp ô tô chủ lực ở Nhật Bản cải thiện lên mức cao nhất kể từ tháng 3.
"Nhu cầu đang phục hồi kể từ khi Nhật Bản chuyển chính sách kiềm chế COVID sang một chính sách không có giới hạn".
"Các yếu tố đáng lo ngại như tình trạng đóng cửa đô thị ở Trung Quốc và nguy cơ suy thoái quyền lực đang kéo dài."
BOJ sẽ công bố kết quả khảo sát Tankan hàng quý tiếp theo vào ngày 3/10.
PBOC quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay trung hạn (MLF) ở mức 2.85% đối với các khoản vay trong vòng 1 năm, không thay đổi so với tháng Tám như được đã dự đoán.
Trong khi đó, một loạt các khoản vay trị giá 600 tỷ nhân dân tệ sắp đáo hạn.
Thứ Ba tuần sau (20/9) PBOC sẽ thiết lập lãi suất cơ bản LPR đối với các khoản vay một năm và năm năm. Do lãi suất MLF được giữ nguyên, lãi suất LPR dự kiến sẽ không thay đổi vào tuần tới.
Việc làm đã tăng thêm sau khi giảm vào tháng trước nhưng đây không phải con số ấn tượng. Số lượng người tham gia lực lượng đã tăng vọt, báo hiệu một thị trường lao động chặt chẽ.
Việc "rà soát tỷ giá" của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dường như đã có hiệu quả trong việc bảo vệ mức trần USDJPY 145. Điều này sẽ ổn định tiền tệ, ít nhất là tạm thời. Thị trường hiện đang dần tiêu hóa kỳ vọng Fed thắt chặt tại cuộc họp tháng 9. Việc rà soát tỷ giá và tăng cường can thiệp bằng lời nói của các cơ quan có thể sẽ có tác động lớn hơn đến kỳ vọng của thị trường về khả năng can thiệp.
Nhưng chúng tôi vẫn cho rằng xác suất can thiệp thực tế là thấp bởi vì trừ khi chính sách tiền tệ của BoJ thay đổi, việc can thiệp sẽ không hiệu quả. Chúng tôi cho rằng thị trường sẽ cố gắng kiểm tra 145 một lần nữa vì chênh lệch lợi suất có thể sẽ gia tăng với các đợt thắt chặt mạnh hơn của Fed (thị trường đang định giá lãi suất dài hạn của Fed là 4.25%).
PPI Hoa Kỳ giảm tháng thứ 2 liên tiếp khiến cho tâm lý nhà đầu tư cải thiện. Hôm qua là một phiên có khá nhiều biến động song các chỉ số chính đã có thể chốt phiên tăng điểm. Đây là kết quả khả quan sau những pha giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020 của Dow Jones, Nasdaq và S&P 500. Nhóm cổ phiếu năng lượng, tiêu dùng không thiết yếu, và tiện ích dẫn đầu đà tăng trong rổ S&P 500, trong khi nhóm ngành bất động sản, vật liệu, và tài chính giảm.
Dow Jones tăng 30.12 điểm lên mốc 31,135.08
S&P 500 tăng 13.34 điểm lên mốc 3,946.02
NASDAQ tăng 86.11 điểm lên mốc 11,719.69
Thị trường tiền tệ đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" sau cú sốc mà CPI Hoa Kỳ mang lại. PPI tháng 8 của Mỹ tăng 8.7% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến +8.8%), PPI lõi tăng 7.3% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến +7.0%) dường như không gây quá nhiều biến động cho thị trường. Động thái của USD đặc biệt được chú ý khi chỉ số DXY chịu áp lực giảm do chứng khoán cải thiện và chỉ hồi phục nhẹ vào cuối phiên.
EU đã công bố đề xuất ngăn chặn khủng hoảng năng lượng, đồng Euro đã có một ngày xoay quanh mức ngang giá và kết thúc phiên giảm xuống dưới 1.0000. Bảng Anh đã không thể duy trì đà tăng trong ngày sau báo cáo CPI giảm còn 9.9%. Tại Nhật, việc BoJ rà soát tỷ giá đồng Yen và tạo tiền đề cho động thái can thiệp đã đè nặng lên tỷ giá USD/JPY và thúc đẩy đồng yên tăng trên diện rộng. Cặp tiền này đã chạm mức thấp nhất trong phiên là 142.56 trước khi tăng lên 143.20 vào cuối phiên.
Dầu thô WTI tăng mạnh vào đầu phiên, chạm giá $89.8, mức cao nhất trong ngày trước khi chốt phiên giảm gần $1 xuống $88.43. Dầu Brent tăng 1% lên mức $94.10/thùng. Vàng đi ngang trong ngày quanh $1,704 và giảm mạnh trong phiên Mỹ, giảm hơn $10/oz xuống mức $1,697.6/oz.
Tâm điểm tin tức ngày hôm nay tiếp tục là Hoa Kỳ với các báo cáo doanh số bán lẻ, chỉ số sản xuất New York; bên cạnh đó là báo cáo thất nghiệp của Úc.
Cuộc đình công đường sắt của Hoa Kỳ có thể kích hoạt một đợt tăng giá lương thực khác.
Hơn 90,000 công nhân tại các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa của Mỹ có thể đình công nếu các công ty đường sắt không đạt được thỏa thuận với các công đoàn vào thứ Sáu, ngày 16/9.
30% vận chuyển hàng hóa của Mỹ có thể tạm dừng vì cuộc đình công này.
Goldman Sachs không lo lắng, cho rằng cuộc đình công không phải 'thiên nga đen'.
Bình luận từ một quan chức Nhà Trắng:
Sẽ làm việc với các phương thức vận tải khác để xem cách họ có thể tham gia và giữ cho hàng hóa lưu chuyển, trong trường hợp đường sắt ngừng hoạt động.
Đang làm việc với các cơ quan liên quan để đánh giá chuỗi cung ứng và hàng hóa có nhiều khả năng gặp phải sự gián đoạn nghiêm trọng nhất và các cơ quan có thẩm quyền sẵn sàng duy trì vận chuyển hàng hóa.
Giá năng lượng tăng cao vẫn là "yếu tố chi phối của lạm phát" trong khu vực đồng euro.
"Chính sách tiền tệ rõ ràng vẫn phù hợp với khu vực đồng euro nên cú sốc năng lượng sẽ tiếp tục là động lực chi phối lạm phát"
ECB lặp lại việc tiếp tục tăng lãi suất, công thêm các mức tăng sẽ lớn hơn, khoảng cách chênh lệch giữa các mức lãi suất càng rộng thì rủi ro đối với mục tiêu lạm phát càng sai lệch."
GDP toàn cầu sẽ tăng 2.4% vào năm 2022 - giảm 0.5% so với dự báo từ tháng 6 - và tăng 1.7% vào năm 2023, giảm 1%
Eurozone và Vương quốc Anh sẽ bước vào suy thoái cuối năm nay
Mỹ sẽ bị suy thoái nhẹ vào giữa năm 2023
"Chúng ta đang có một cơn bão hoàn hảo với nền kinh tế toàn cầu trong những tháng gần đây, với cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu, tốc độ tăng lãi suất mạnh và thị trường bất động sản ngày càng đi xuống ở Trung Quốc"
Dự báo hiện tại giả định rằng đường ống dẫn khí đốt của Nga tới châu Âu đã bị cắt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện của Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Chính sách Đài Loan với tỷ lệ bỏ phiếu 17/5.
Đạo luật này cho phép Mỹ hỗ trợ 4.5 tỷ USD về an ninh và củng cố thêm mối quan hệ song phương 2 nước. Sự chấp thuận của ủy ban Thượng viện này là bước đầu tiên để đưa viện trợ quân sự cho Đài Loan. Tất nhiên, Trung Quốc đại lục không đồng ý.
Cuộc khảo sát các CEO Hoa Kỳ của Business Roundtable kém lạc quan hơn trong quý này nhưng vẫn chưa báo hiệu một cuộc suy thoái.
Chỉ số giảm 12 điểm nhưng vẫn bằng với trung bình dài hạn và cao hơn mức suy thoái. Đó có phải là do nền kinh tế ổn không? Hay đó là bởi vì hầu như mọi CEO ngày nay đều chưa từng chứng kiến một cuộc suy thoái do lạm phát gây ra?
65% kỳ vọng doanh số sẽ tăng, so với 72% trong quý 2.
43% có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư so với 47% trong quý 2
BlackRock đã có một nhận định về sự cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. Họ ước tính sẽ cần một cuộc suy thoái sâu ở Mỹ và 3 triệu người mất việc làm để đưa lạm phát nhanh chóng trở lại 2% và nó sẽ còn tồi tệ hơn ở châu Âu.
Họ nói rằng đã đến lúc các ngân hàng trung ương phải đối mặt với điều đó và tranh luận công khai về sự đánh đổi, Jean Boivin và Alex Brazier viết.
Bằng cách chỉ tập trung vào lý thuyết giảm kỳ vọng lạm phát và bỏ qua chi phí tăng trưởng thực tế, cả Fed và ECB đang chuyển sang một cuộc tranh luận quan trọng cần phải có: các nhà hoạch định chính sách nên đánh đổi lạm phát/tăng trưởng rao sao và tốc độ thắt chặt thích hợp để lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% là bao nhiêu?
Thay vào đó, các ngân hàng trung ương đang ngày càng dựa vào ngôn ngữ khô cứng, không linh hoạt trong nỗ lực tạo ra tín nhiệm ảo trong khi khẳng định có thể hạ cánh mềm.
Họ cho rằng con đường đúng đắn cho các ngân hàng trung ương là giảm tác động đến tăng trưởng bằng cách mất nhiều thời gian hơn để đưa lạm phát trở lại mục tiêu. Điều đó sẽ cho phép năng lực sản xuất bình thường hóa mà không bị ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng.
Vấn đề là các ngân hàng trung ương đã trói buộc với ý tưởng rằng lời nói của họ điều hướng kỳ vọng lạm phát. Vì vậy, thay vì có một cuộc tranh luận cởi mở và đi theo lời hứa về sự minh bạch của họ, họ sẽ chơi một trò chơi ẩn chứa thông điệp và có những cuộc tranh cãi bí mật.
Blackrock cũng nhấn mạnh rằng chủ tịch Fed huyền thoại Paul Volcker và gây áp lực lên các quan chức ngân hàng trung ương toàn cầu, những người có vẻ quan tâm đến di sản cá nhân của họ hơn là những gì tốt nhất cho xã hội.
"Từ góc độ cá nhân của các quan chức ngân hàng trung ương, trường hợp xấu nhất là họ trở thành Arthur Burns tiếp theo. Ông ấy đi vào lịch sử với tư cách là người để lạm phát Mỹ lên tới gần 15% và kỳ vọng lạm phát tăng vọt. Từ góc độ đó, suy thoái không phải là một kết quả tồi tệ, nhất là khi có thể đổ lỗi cho điều gì đó khác hoặc hoặc làm như ông Volcker, tăng lãi suất lên gần 20%."
Bà Andersson là lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển (cánh tả/thiên tả) và là Thủ tướng từ năm 2021. Đảng của bà đã nắm giữ 100 trong số 349 ghế trước cuộc bầu cử và sẽ có nhiều ghế nhất nhưng có thể sẽ không đủ để thành lập một liên minh. Thay vào đó, đảng Dân chủ Thụy Điển với tư tưởng chống tội phạm, chống nhập cư do Jimmie Akesson lãnh đạo sẽ có cơ hội làm việc với các chính phủ cánh hữu để tạo thành một liên minh.
Chứng khoán Mỹ nỗ lực hồi phục sau cú rơi mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Sự bình tĩnh quay trở lại với thị trường sau đợt bán tháo ồ ạt khi thông tin về lạm phát tăng cao được công bố. Hai trong số ba chỉ số chứng khoán Mỹ chuyển sang sắc đỏ sau sự hồi phục nhẹ tại đầu phiên.
S&P 500 -0.24%
Dow Jones -0.30%
Nasdaq +0.33%
Đồng bạc xanh tiếp tục chịu áp lực sau khi thông tin PPI tháng tám được công bố cao hơn so với dự kiến. USD/JPY ghi nhận mức giảm nhiều nhất trong phiên.
EUR/USD +0.04%
GBP/USD +0.45%
AUD/USD -0.07%
NZD/USD +0.04%
USD/JPY -1.24%
USD/CAD +0.11%
USD/CHF +0.01%
Giá vàng hồi phục nhẹ sau khi giảm sâu, ở ngưỡng 1,703.07 USD/oz.
BTC cũng không mấy khả quan khi giảm về ngưỡng 20,151 USD.
Giá dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng, lần lượt tại 88.27 USD/thùng và 93.93 USD/thùng.
Khoảng 125,000 nhân viên đường sắt sẽ rời bỏ công việc nếu không đạt được thỏa thuận vào thứ sáu với các công ty đường sắt. Đây sẽ là cuộc đình công lớn nhất kể từ năm 1992 và sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, từ thực phẩm tới các linh kiện máy móc. Nhà Trắng đang cân nhắc một sắc lệnh nhằm giữ việc lưu thông các hàng hóa quan trọng được thông suốt
Cuộc đình công gia tăng gánh nặng lên chuỗi cung ứng của Mỹ cũng như giá cả, thứ vốn được làm xoa dịu không được như kì vọng của các nhà dự báo.
"Đây cũng là một rủi ro khác trong việc kiềm chế lạm phát" Sarah House, nhà kinh tế kì cựu tại Wells Fargo & Co. cho biết "Lạm phát giá thực phẩm nên là thứ được thấy rõ tác dụng của việc xoa dịu nhất"
Mức trần 180 triệu euro sẽ áp dụng cho năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo.
Thuế bạo lợi sẽ làm thặng dư lợi nhuận của các công ti dầu, khí đốt và than thu hẹp lại 33%, so với ba năm trước năm 2019
Điều này sẽ được áp dụng cho các công ty nhiên liệu hóa thạch có nghĩa vụ thuế ở các nước EU.
Đề xuất này hướng tới việc giảm 5% lượng tiêu thụ điện trong mùa cao điểm.
Đề xuất này cũng nhắm tới việc tự nguyện cắt giảm lượng tiêu thụ điện xuống 10% hàng tháng so với cùng kì những năm gần đây.
Không có gì đáng ngạc nhiên ở đây, câu hỏi thực sự bây giờ là: Điều này có thể nhận được sự ủng hộ rộng rãi không? Nếu vậy, nó sẽ không làm được gì để kích thích việc nghiên cứu và phát triển năng lượng ở châu Âu.
Doanh số sản xuất Canada tháng bảy -0.9%, tháng trước ghi nhận -0.8%.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này sụt giảm.
12 trong số 21 ngành ghi nhận sự giảm sút, dẫn đầu là ngành công nghiệp kim loại -9,9%, sản phẩm xăng dầu và than -5.3%, sản phẩm nội thất và sản phẩm có liên quan -11.2%.
Thực phẩm +2.5%, phụ tùng xe cơ giới +10.7%, sản phảm giấy +8.1%
Chỉ số giá sản phẩm công nghiệp -2.1% trong tháng, tổng sản phẩm tồn kho +1.2% do tồn kho cao hơn tại 14 trên 21 ngành. Giá tăng cao là nguyên nhân chính làm tăng mức tồn kho kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 4.3 bps lên 3.466%
Vàng cố định ở mức $ 1,702.13
Dầu thô WTI giảm 0.7% xuống 86.72 USD
Bitcoin giảm 0.1% xuống 20,210 USD
Đồng đô la đang có xu hướng trái chiều so với hôm qua nhưng vẫn ở trong mức giá khá tốt, chứng khoán bất ngờ giảm sau khi duy trì ổn định vào đầu phiên.
Đáng chú ý là USD/JPY lao dốc khi các quan chức Nhật Bản có những phát biểu về việc can thiệp thị trường FX, các báo cáo cũng chỉ ra rằng BOJ đang tiến hành kiểm tra lãi suất khi cặp tiền này đạt 144.90 trước đó trong phiên Á. USD/JPY tiến gần tới 145.00 trước khi rút xuống dưới 143.00 một thời gian ngắn và hiện ở mức 143.20.
Đồng euro và bảng Anh đã tự ổn định sau khi giảm mạnh vào ngày hôm qua với lạm phát hàng năm ở Anh giảm khỏi mức hai con số nhưng lạm phát cơ bản tiếp tục tăng cao hơn. Tỷ giá EUR/USD bị mắc kẹt trong khoảng 0.9980-0.1010, đối mặt với nguy cơ giảm sâu hơn sau PPI Hoa Kỳ.
Các loại tiền tệ hàng hóa suy yếu khi tâm lý rủi ro dao động cùng chỉ số HĐTL S&P 500 giảm 0.1% sau khi tăng 0.6%. USD/CAD tăng 0.2%, kiểm tra lại 1.3200 trong khi AUD/USD giảm 0.3% xuống 0.6710 gần mức thấp nhất trong ngày.
Thị trường dành nhiều chú ý vào triển vọng của Fed trong tuần tới và câu hỏi đối với các thị trường bây giờ là định giá tăng lãi suất thêm 100 bps. Tuy nhiên, trước mắt, PPI Hoa Kỳ vẫn đang là tâm điểm của mọi thị trường trong tối nay.
Kinh tế trưởng Philip Lane của ECB cho biết hôm thứ Tư rằng quá trình chuyển đổi hiện tại sẽ yêu cầu ECB tiếp tục tăng lãi suất trong một số cuộc họp tiếp theo.
Khuyến khích trung gian thị trường tiền gửi của chính phủ vẫn là mong muốn trong dài hạn.
Hầu hết các thước đo về kỳ vọng lạm phát dài hạn hiện đang ở mức khoảng 2%.
Nếu chi phí năng lượng giảm hoặc nhu cầu suy yếu trong trung hạn, áp lực lên giá cũng sẽ giảm.
Tỷ giá EUR/USD đang chật vật duy trì đà phục hồi sau tin tức này và giao dịch ở mức 0.9995.
Nỗ lực duy trì trên mức ngang giá của EUR/USD đã không thể kéo dài, cặp tiền vừa giảm 13 pip xuống mức 0.9994 khi mọi con mắt đang hướng tới PPI Hoa Kỳ cuối ngày hôm nay.
Euro đang phải đối mặt với áp lực giảm giá hơn nữa khi thị trường kỳ vọng dữ liệu PPI có thể hỗ trợ cho USD tăng giá trở lại.
Việc tăng lãi suất đã có ảnh hưởng tốt đến thị trường tiền tệ.
Chính sách tiền tệ phù hợp cần tính đến rằng cú sốc năng lượng vẫn là một yếu tố chi phối.
Các yếu tố thúc đẩy lạm phát ở Eurozone khác biệt so với động lực tăng nóng do nhu cầu chi phối.
Động lực lạm phát liên quan đến yếu tố sốc năng lượng là những gì chúng ta đang phải đối mặt.
Đây là những luận điểm hợp lý nhưng miễn là giá năng lượng tăng cao và các vấn đề từ phía cung chưa trở lại như trước đại dịch, sẽ xuất hiện tác động lan tỏa đến giá cơ bản khiến lạm phát tiếp tục gia tăng trong nền kinh tế.